Có Những Cái Chết
Điều ngự tử Tín Nghĩa
Nói đến cái chết là nói đến sự vĩnh biệt cõi đời, vĩnh biệt tất cả những gì trên thế gian nầy đối với cá nhân đón nhận cái chết . . .
Có những cái chết âm thầm không một ai biết đến, có những cái chết oai hùng ở ngoài trận mạc hay trong cung cấm. Nó diễn ra thiên hình vạn trạng mà con người chúng ta trên cõi đời nầy không ai có thế tránh khỏi. Chết một mình, chết tập thể, chết tức tưởi, chết tự nhiên, . . . thôi thì vô số cách chết khác nhau. Theo nhà Phật có biệt nghiệp, nhưng cũng vẫn có cọng nghiệp. Tuy thế, trong cọng nghiệp lại cũng có biệt nghiệp.
Ví dụ cùng một chuyến du lịch bằng một chuyến xe, hay tàu, . . . Khi ngộ nạn, có người chết tại chỗ, có người chết sau đó vài phút giây, hoặc đưa đến nhà thương rồi mới chết, . . . Hoặc giả, trong chuyến du lịch ấy một đôi khi có hai ba người chết, nhưng, người thì chết bể đầu, máu me chảy lung tung ; có người chết thấy không thương tích bên ngoài, nhưng nội tạng bị trầm trọng, . . . Đó gọi là trong cọng nghiệp còn có biệt nghiệp là vậy. Cái chết đứng hàng thứ tư trong tứ mà trong nhà Phật đã hướng dẫn về cái khổ đó là : Sanh, lão, bệnh và tử.
Khi nói về chết là không còn bàn luận đến nữa, dù như thế nào rồi cũng qua đi ; nếu còn chăng là những thanh âm của những bậc vĩ nhân đã đem hết mạng sống của mình để đổi lấy hạnh phúc cho muôn người, đem tấm thân để che chở cho nhân loại được sống còn thì hậu thế còn ghi khắc công ơn dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì chết tức là hết, là chấm dứt cuộc sống với trần gian, . . . Đặc biệt trong Phật giáo, những vị tu hành đắc đạo khi xả báo thân (chết) một cách nhẹ nhàng ; biết trước giờ chết và có thể lưu lại một cái gì đó (thường gọi là xá lợi), . . . mà chúng ta đã từng nghe, từng thấy qua nhiều hình thức khác nhau, . . . Các vị Lạt Ma muốn tái thế độ sanh, đến ngày xả báo thân cũng có những lời nguyện.
Luận về cái chết thật rất khó. Chết có nhiều loại khác nhau. Cụ Sào Nam Phan Bội Châu đã ca tụng : “Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết bởi Đông Chu hồi thất quốc,
Chết vì Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.”.
Nhà thơ Cù Huy Cận thì quan niệm về cái chết như sau :
“Chân quấn quít rồi đến ngày nghỉ bước ;
Miệng trao lời rồi đến buổi làm thinh ;
Thân có đôi chờ lúc ngủ một mình,
Không bạn lứa cũng không mền ấm nóng ;
Tai dưới đất để nghe chừng tiếng sống
Ở trên đời ; - đầu ấy ngửng lên cao
Sẽ nằm im ! Ôi đau đớn chừng nào :
Thân bay nhảy giam trong mồ nhỏ tí,
Một dáng điệu suốt trăm nghìn thế kỷ !
Ngày sẽ về, gió sẽ mát, hoa tươi,
Muôn trai tơ đi hái vạn môi cười,
Làn nắng ấm vào khua trong lá sắc ;
Nhưng mắt đóng trong đêm câm dằng dặc
Còn biết gì trời đất ở bên kia ;
Bướm bay chi ! tay nhậy đã chia lìa ;
Tình gọi đó, nhưng lòng thôi bắt mộng.
Bỏ chung chạ để nằm khô một bóng ;
Chẳng ai vào an ủi nắm bàn tay :
Khổ bao nhiêu cho một kẻ hằng ngày
Tìm thế giới để làm khuây lẻ chiếc !.”
Nguồn : Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, 1940
Tác giả Đinh Kim Chung kết thúc cái chết bằng hai câu thơ :
. . . “Ô kìa ! Tình chết ô kìa !
Chôn tình ai đắp mộ bia chôn tình !” . . .
Tác giả “Trái Tim Hóa Đá” của Phạm Thái Vinh thì mở đầu qua bài “Ân Tình Chết Lặng” :
“Ân tình chết lặng giữa triền sông,
Gãy thệ sầu duyên nát cả lòng,” . . .
Rồi thì, có một tác giả kết thúc về cái chết :
Kết thúc cuộc đời
Ta không gọi cái chết là kết thúc cuộc đời,
Đó là sự chia tay với cuộc đời,
Giữa chúng ta sự vĩnh hằng chẳng có,
Mà chỉ là ly biệt tạm thời thôi.
Vua Lê Thánh Tông khi đi tham quan, đi đến bờ sông Hoàng Giang, thuộc làng Vũ Điện, huyện Nam Xương (nay thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh hà Nam), thấy miếu vợ chàng Trương trên bờ sông, nhà vua hỏi lại lịch của miếu thờ. Vua Lê Thánh Tông cảm kích tấm lòng trinh tiết của bà, nên đề thơ tặng đế tán dương tấm lòng của bà như sau :
Miếu Vợ Chàng Trương
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng ?
Qua đây mới rõ nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Nói về Chết thì sử liệu, Thi ca đều có ca tụng hoặc là thương tiếc, hoặc có những lời bình luận khác nhau tùy theo góc độ của cái chết và tùy theo sự nhận thúc của mỗi người, . . . không thể đồng nhất. Tuy nhiên, ở dây, tác giả cũng ghi lại một cái chết có vẽ hài hước, tiếu lâm, được đọc và còn nhớ lại để ghi vào đây đọc giả tường lãm cho vui.
Số là, có một chàng thanh niên độ tuổi 40, có gia đình bà con hẵn hoi. Sống vào thời quân chủ nên cũng chịu nhiều luật lệ khắc khe của triều đình
Cậu ta được chọn vào làm một chức nhỏ trong triều đình như chức “Chấp Kích Lang” của Hàn Tín ngày xưa.
Làm việc chấp lao phục dịch được vài năm. Một hôm vì duyên nghiệp như thế nào, bị phạm húy án tru diệt. Luật triều đình, luật tru diệt có nhiều loại :
Xử trãm, tức chém đầu,
Lăng trì, tức bị nhúng vào nước dầu sôi,
Voi chà, tức là tội nhân nằm xuống rồi cho voi chà xác, dậm đạp lên thân thể,
Ngựa kéo, tức là tội nhân nằm xuống tứ chi bị buộc dây bằng bống con ngựa, nghe hiệu lệnh thì cho ngựa chạy ra bốn hướng (xé xác).
Đó là những tội cực hình, còn những tội nhỏ chắc nhiều lắm, nhưng không thấy nhắc đến. Nhà vua trị nước đương thời cũng có chút lòng nhân. Nên khi vị chuyên trách luật hình sự của tội nhân trình tấu nhà vua, nhà vua đọc bản án liền cho tội nhân vào quỳ trước điện để nghe lệnh.
Nhà vua phán :
Nay ngươi bị tội như thế, bệ hạ lấy lòng từ cho về quê quán thăm vợ con, làng nước, họ hàng, . . . Sau một tháng trở lại triều đình để chịu tội và cho nhà ngươi tự chọn cái chết . . .
Tội nhơn đứng dậy tung hộ vạn tuế nhà vua và triều đình, rồi thối lui.
Trên đường về, ông ta suy nghĩ miên man và phá lên cười òa. Về nhà gặp vợ con, làng nước ông cũng cười và làm một bữa tiệc để giả biệt tất cả. Trong bữa tiệc, ông đứng dậy nói cùng vợ con làng xóm cũng pha lên cười, mọi người kể cả người thân cũng không biết chuyện gì mà từ khi trở về nhà lúc nào cũng cười.
Trước bữa tiệc, ông ta nói :
- Tôi sắp bị chết vì phạm tội với triều đình. Nhà vua gia hạn trong một tháng về quê thăm rồi trở lại nhận cái chết. Ông vừa nói vừa cười mà cà bàn tiệc người thân đều ngơ ngác, khóc lóc, . . . Bà con ai nầy bùi ngùi, lo lắng và nói lên câu giả biệt ; riêng ông ta thì tỉnh táo xem như không có chuyện gì.
Đến ngày từ giả lên đường, ông ta còn mang theo một chiếc quan tài.
Ngày từ giả vợ con cùng bằng hữu đi theo đưa tiễn.
Ngày đón nhận cái chết bắt đầu. Ông vào gặp vị chuyên trách hình sự để trình diện.
Tất cả đều đã soạn sẵn những cực hình cho tội nhân như đã nói trên.
Tội nhơn quỳ trước điện tiền, ba hồi trống vang lên và được chấm dứt sau tiếng trống.
Nhà vua phán :
- Nhà ngươi đã sẵn sàng chưa ?
Muôn tâu bệ nhạ :
- Hạ thần đã sẵn sàng.
- Thế thì tất cả các cái chết, nhà ngươi nhận cái chết nào :
- Dạ, muôn tâu thánh thượng, trong tất cả các cái chết hạ thần xin chọn cái “Chết Già”, . . .
Nhà vua ngẫn ngơ, vì trong các tội hành hình làm gì có tội chết già ? Nhưng ta đã phán một cách Dân chủ là : Trong tất cả các cái chết, nhà ngươi chọn cái chết nào ? Thật sự, chết già trong luật lại không ghi rõ, bởi vậy ông đã chọn và ta cũng áp dụng tinh thần dân chủ để ông được sống còn.
Câu chuyện chỉ có thế. Chúng tôi chỉ kể ra để quý đọc giả tùy duyên lượng định của những câu chuyện như trên câu chuyện.
Mạnh thu Canh tý, July, 10 2020