Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Ý-Kiến Về “I” (i-ngắn) Và “Y” (i-dài)
Tác giả: Lê Xuân NHuận

Ý-Kiến Về  “I” (i-ngắn)   “Y” (i-dài)

Lê Xuân Nhuận

          Trước hết, tiết-mục này nằm trong đề-tài “cải-mệnh”*  Tiếng Việt (phần “Chữ Viết”).  Vì thế, vị nào đã tự bằng lòng với hình-dạng chữ viết tiếng Việt hiện có, không muốn thay đổi gì nữa, thì xin vui lòng bỏ qua bài này.  Tôi chỉ trình-bày với những vị nào chấp-nhận có sự “đổi mới” nào đó [ở đây là trong cách viết] của tiếng Việt.

          (*“Cải-Mệnh” là chữ/từ của Lê Xuân Nhuận, có nghĩa là đổi mới, cải-tiến, canh-tân – cốt tránh sử-dụng từ-ngữ “cách-mạng” vốn có nghĩa là “cắt mạng”)

          A/  Nguồn gốc (origin) của “i” và “y” :

          Điều này thì ai cũng biết là “i” và “y” vốn thuộc 26 mẫu-tự trong bộ mẫu-tự (bảng chữ cái) La-Tin căn-bản hiện-đại (Modern Basic Latin Alphabet).

          B/  Âm-loại (part of sounds) của “i” và “y” :

          Âm-loại nguyên-thủy của “i” (i-ngắn) là nguyên-âm (vowel) là điều rõ-ràng, không ai bàn-cãi ; nhưng của “y” (i-dài) thì vì ít người chú ý nên đã xảy ra nhiều cuộc tranh-luận trong thời-gian qua.

          Như đã nói trên, tôi xin trích dẫn tài-liệu về âm-loại nguyên-thuỷ của “y” (i-dài) như sau :

          B1)  Theo “Merriam-Webster’s Collegiate Dictionary, Eleventh Edition”, trang 266, thì :

          “consonant ... a letter representing a consonant – usu. used in English of any letter except a,e,i,o, and u”

          Nghĩa là :  “Phụ-Âm là một mẫu-tự miêu-tả một phụ-âm – thường được dùng trong tiếng Anh – của bất-cứ mẫu-tự nào, ngoại-trừ các mẫu-tự a, e, i, o và u.”  Do đó, chỉ có các mẫu-tự a, e, i, o và u là nguyên-âm (vowel), còn các mẫu-tự khác (trong đó có y) thì đều là phụ-âm (consonant). 

          Tóm lại, y (i-dài) là một phụ-âm.

          B2)  Theo “Merriam-Webster’s Collegiate Dictionary, Eleventh Edition”, trang 1403, thì :

          “vowel ... 2: a letter or other symbol representing a vowel – usu. used in English of a, e, i, o, u, and sometimes y.”

          Nghĩa là :  “Nguyên-âm là một mẫu-tự hoặc ký-hiệu khác biểu-thị một nguyên-âm – thường được dùng trong tiếng Anh – của a, e, i, o, u, và đôi khi của y.”  Thế thì mẫu-tự y (i-dài) chỉ được dùng như nguyên-âm trong một số ít trường-hợp mà thôi. 

          Tóm lại, y (i-dài) chỉ là một kiêm-nguyên-âm (không hoàn-toàn là nguyên-âm), vì nó vốn là một phụ-âm.

          B3)  Theo “The American Heritage Dictionary of the English Language, Third Edition”, trang 2004, thì :

          “vowel ... A letter such as a, e, i, o, u, and sometimes y in the English alphabet, that represents a vowel.”

          Nghĩa là :  “Nguyên-âm là một mẫu-tự miêu-tả một nguyên-âm, tỷ như a, e, i, o, u, và đôi khi là y, trong bộ chữ cái tiếng Anh.”  Bởi vậy, y (i-dài) chỉ là một kiêm-nguyên-âm (không luôn luôn là nguyên-âm), vì nó vốn là một phụ-âm.

          B4)  Theo “Wikipedia, the Free Encyclopedia”, mục vowel (nguyên-âm), thì:

          “The phonetic values vary by language, and some languages use I and Y for the consonant, e.g. initial I in Romanian and initial Y in English.

          In the case of English, the five primary vowel letters can represent a variety of vowel sounds, while the letters W and Y can represent both vowels and consonants.”

          Nghĩa là :  “Tiêu-chuẩn ngữ-âm của mỗi ngôn-ngữ một khác; có một số ngôn-ngữ dùng I và Y như là phụ-âm, thí-dụ trong tiếng Lỗ-Mã-Ni thì I là phụ-âm, trong tiếng Anh thì Y là phụ-âm.

          Trong trường-hợp tiếng Anh, 5 mẫu-tự nguyên-âm khởi-thủy (a, e, i, o, u) có thể tượng-trưng cho các tiếng nguyên-âm, trong khi đó thì các mẫu-tự W và Y lại có thể biểu-thị cho cả nguyên-âm lẫn phụ-âm.  Bởi thế, Y có thể vừa là nguyên-âm vừa là phụ-âm. 

          B5)  Cũng theo bách-khoa từ-điển nói trên, mục consonant (phụ-âm), thì:

          “The word consonant is also used to refer to a letter of an alphabet that denotes a consonant sound. Consonant letters in the English alphabet are B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, X, Z, and usually W and Y.”

          Nghĩa là :  “Chữ phụ-âm cũng được dùng để chỉ một mẫu-tự nào trong bảng chữ cái mà biểu-thị một tiếng phụ-âm.  Các chữ phụ-âm trong bộ mẫu-tự tiếng Anh là: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, X, Z, và thường thường là W và Y.”  Cho nên Y thường thường là phụ-âm (chỉ trong một số ít trường-hợp mới kiêm-nguyên-âm).

          Phụ-chú cho Phần B này :

          a-  Tôi sử-dụng tài-liệu tiếng Anh, nhưng tôi không nghĩ rằng các nguyên-tắc ghi trên chỉ là đặc-tính riêng của tiếng Anh, mà ngôn-ngữ nào có hệ-thống chữ viết sử-dụng bộ chữ cái La Tin – mặc dù thay đổi cách nào (như chữ quốc-ngữ Việt-Nam lâu nay) – cũng không thể phủ-nhận các nguyên-tắc gốc của các mẫu-tự La Tin.

          b-  Nhiều người nói đến “bán-nguyên-âm”.  Đó là nói về ngữ-âm (cách phát-âm).  Đằng này, tôi nói về âm-loại (cách phân-biệt loại âm); mà khi diễn-tả chữ “y” vốn là phụ-âm mà cũng được dùng như nguyên-âm, tức “y” chỉ là “nguyên-âm một phần”, và tôi định gọi nó là bán-nguyên-âm, thì chữ “bán-nguyên-âm” lại đã được dùng về mặt ngữ-âm rồi; nên tôi tạm dùng chữ “kiêm-nguyên-âm” để nói về mặt âm-loại của nó.

          C/  Âm-loại* của “Y” trong bộ mẫu-tự tiếng Việt hiện nay :

          (*“âm-loại” tức “part of sounds” là chữ/từ do Lê Xuân Nhuận đặt ra)

          Các nhà sáng-chế chữ Việt đầu tiên đã dùng mẫu-tự y (i-dài) với tư-cách của một nguyên-âm hoàn-toàn (vowel), không cho nó có một vai trò phụ-âm nào cả.  Cho nên, ít ai thấy nó là một phụ-âm (mặc dù người Việt vẫn đọc và viết các chữ nước ngoài trong đó “y” (i-dài) là một phụ-âm, thí-dụ:  Yahoo, Yahweh, yam, Yankee, yard, year, yellow, yes, yesterday, yet, yield, yoga, yoke, you, young, v.v. và v.v...)

          Tóm lại, ta tái-xác-định âm-loại của mẫu-tự Y, bỏ nó ra khỏi nhóm mẫu-tự thuộc loại nguyên-âm (vowel), kể cả “kiêm-nguyên-âm”, và liệt hẳn nó vào nhóm mẫu-tự thuộc loại phụ-âm (consonant) giống như tất cả các phụ-âm khác.

          D/  Cách phát-âm mẫu-tự phụ-âm Y :

          Trong tinh-thần “Cải-Mệnh Tiếng Việt (Tiếng Nói và Chữ Viết)”, các mẫu-tự phụ-âm như B, C, D… được phát-âm là bơ, cơ, đơ, v.v… [chứ không phải là bờ, cờ, dờ…] nên mẫu-tự phụ-âm Y được phát-âm là “Giơ”, ngắn-gọn và giản-dị vô-cùng – không còn điểm nào để bị chống+chê.

          Cách đánh vần :

          ya= giơ+a là gia ;    yang= giơ+ang là giang ; ay= a+giơ là ay ;     uy= u+giơ là uy

          E/  Quá-Trình Dùng I Thay Y:

          * Từ cuối thế-kỷ 19, nhà biên-khảo và soạn từ-điển chữ Việt đầu tiên trong văn-học-sử Việt-Nam, tác-giả bộ “Đại Nam quấc âm tự vị” (1895), đã tự viết tên mình là Huình Tịnh Của [thay cho Huỳnh Tịnh Của];

          * Vào đầu năm 1957, trên báo “Bách Khoa”, có một số ký-giả đã dùng mẫu-tự I thay cho Y, trong đó có một nhà văn đã viết tên mình là Nguyễn Ngu Í [thay cho Nguyễn Ngu Ý];

          * Năm 1970, cụ Trúc Thiên đã xuất-bản Tập I Bộ “Thiền Luận”, trong đó, theo nhà biên-khảo Minh Di, có cả trên/dưới ngàn chữ mà mẫu-tự “Y” được thay-thế bằng mẫu-tự “I”.

          * Vào thập-niên 1970, nhà ngôn-ngữ-học Nguyễn Đình Hòa tại Hàn-Lâm-Viện Illinois (USA); cũng như vào năm 2002, Giáo-Sư Đoàn Xuân Kiên (Anh) trong bài-viết “Nói Thêm về Chữ I và Chữ Y trong Chính Tả Tiếng Việt” (Tạp-Chí Định Hướng); và vào năm 2014, nhà văn Bạch Diện Thư Sinh (Hoa Kỳ) trong tác-phẩm “Mặt Trận Đại Học” (Tủ Sách Hoàng Sa); v.v…, đã từng chủ-trương thay mẫu-tự “Y” bằng mẫu-tự “i”.

          * Năm 1996, Giáo-Sư Lê Hữu Mục, tác-giả một bài-viết trong tác-phẩm “Trần Lục” (Canada), đã đổi tất cả các mẫu-tự y “y” (i-dài) ra thành “i” (i-ngắn)…

          F/  Kết-Luận :

          I đọc là I, thuộc về nguyên-âm.

          Y đọc là Giơ, thuộc về phụ-âm.

          Cách đánh vần :

          Ai= a+i là Ai     Ay=a+giơ là Ay

          Hai= hơ+ai là Hai (hơ+a là ha + i + ai là Hai)

          Hay= hơ+ay là Hay (hơ+a là ha + giơ + ay là Hay)

          Ui= u+i là Ui           Uy= u+giơ là Uy

          Tui= tơ+ui là Tui (tơ+u=tu, u+i=ui là Tui)

          Tuy=tơ+uy là Tuy (tơ+u=tu, u+giơ=uy là Tuy)

          Thay Y bằng I:

          Trong lúc ta viết :

          Bi, Chi, Di, Đi, Ghi, Khi, Mi, Ni, Nghi, Nhi, Phi, Ri, Si, Thi, Tri, Vi, Xi, với mẫu-tự “i” sau các phụ-âm liên-hệ,

          Tại sao ta lại phải viết :

          Hy (sinh), Ký (sự), Ly (cách), Mỹ (thuật), Ty (sở), với mẫu-tự “y” sau các phụ-âm liên-hệ, mà đọc lên thì chẳng khác gì với các chữ tận-cùng bằng “i”?

          Vậy ta hãy viết :

          Hi (sinh), Kí (sự), Li (cách), Mĩ (thuật), Ti (sở), cùng một âm+thanh giống nhau, mà lại gọn-gàng và thống-nhất với đồng-bọn của chúng ở cuối các chữ khác.

          Lê Xuân Nhuận

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Quan Điểm Của Một Phật Tử Trước Vấn Đề Ăn Thịt Chó
Đọc sách Pháp Môn Tịnh Độ của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến
Văn Bằng Dại Học Thật Hay Giả
Trung Hiếu Là Nền Tảng Đạo Đức Của Dân Tộc
Tại Sao Vũ Hoàng Chương Bị Bắt Vào Nhà Tù Khám Lớn ?
Người Quảng Khơi Dòng Cho Nhạc Bolero Việt Nam
Trung Hiếu Là Nền Tảng Đạo Đức Của Dân Tộc
Khỏa Lấp Lịch Sử
Hiện tượng “hát nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa” ở trong nước
Bệnh Tiểu đường ngày nay là một đại dịch toàn cầu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3942741
Có 0 Khách Đang Online