Cải Đạo ?
Trần Chung Ngọc
Gần đây, trên một số trang nhà Phật Giáo trong và ngoài nước, vấn đề Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, tăng gia nỗ lực cải đạo những người ngoại đạo, đã làm một số tác giả, tăng sĩ cũng như cư sĩ, quan tâm, và một số tỏ vẻ lo ngại.
Đó là mối quan tâm và lo ngại chính đáng khi chúng ta nhìn vào một số Phật-tử cải đạo sang Ki Tô Giáo. Nhưng đi sâu vào vấn đề cải đạo, chúng ta thấy rõ là vấn đề này không có gì đáng để cho chúng ta phải lo ngại.
Một số người lo ngại có lẽ vì đánh giá sai lầm Ki Tô Giáo, không biết rõ về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là Ca-tô Rô-ma Giáo nói riêng, nhất là về lịch sử truyền đạo của Ki Tô Giáo ở Á Châu.
Bài viết này sẽ trình bày cùng độc giả những lý do và sự kiện chính yếu khiến cho Ki Tô Giáo không thể thành công ở Á Châu, nhất là ở Việt Nam. Nếu có chăng thì cũng chỉ là những trường hợp lẻ tẻ nhất thời, không đáng kể, và trong tương lai, Ki Tô Giáo ở Á Châu cũng sẽ chịu chung số phận như Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ ngày nay.
Lý do chính để Ki Tô Giáo không thể thành công là sách lược cải đạo của Ki Tô Giáo đã đi ngược lại lịch sử, và nhất là, đã đi ngược lại đà tiến hóa của nhân loại. Thời đại của đức tin đã qua lâu rồi, nay là thời đại của sự hiểu biết chân chính.
Hiện nay, tình trạng suy thoái trầm trọng của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Vậy tại sao Ki Tô Giáo không tìm cách phục hồi những “giá trị” của Ki Tô Giáo ở những miền đất này, trước là cái nôi của Ki Tô Giáo, mà lại đi kiếm ăn ở nơi khác, và có thể kiếm ăn được hay không ?.
Hai nguyên nhân suy thoái trầm trọng của Ki Tô Giáo
Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, sự tiến bộ trí thức và đời sống vật chất tương đối thoải mái đã khiến cho con người Tây phương thức tỉnh, không còn mê đắm trong những ước vọng hão huyền vào những điều hoang đường, mê tín của Ki Tô Giáo, nay đã không còn giá trị trước sự hiểu biết chân chính của con người, và nhất là trước những thành quả bất khả phủ bác của khoa học.
Ảnh hưởng của Ki Tô Giáo trên con người Tây phương đang dần dần suy thoái, Ki Tô Giáo không thể đi ngược lại lịch sử, trở lại thời đại Trung Cổ hay thời đại man rợ và đen tối trí thức, cho nên Ki Tô Giáo phải tìm kiếm những miền đất mầu mỡ khác, nơi đây xã hội chưa được phát triển đúng mức vì hoàn cảnh lịch sử, và dân trí chưa được mở mang đúng mức cho nên dễ rơi vào vòng mê tín. Ki Tô Giáo lợi dụng những hoàn cảnh kinh tế và xã hội đặc biệt ở những nơi đây, dùng bả vật chất để khuyến dụ con người vào Ki Tô Giáo, với những hứa hẹn hoang đường mà người Tây phương ngày nay không còn muốn nghe.
Thứ nhì, Tây phương càng ngày càng biết nhiều đến những giá trị nhân bản của các tôn giáo Đông phương, nhất là Phật Giáo. Điều này đã khiến cho Ki Tô Giáo lo sợ và do đó tìm cách đối phó với những tôn giáo này ở ngay trong nội địa Á Châu qua những sách lược xuyên tạc, bịa đặt, bôi đen, hạ thấp các tôn giáo Á Châu, nhất là Phật Giáo, đồng thời tô hồng quảng cáo cho Ki Tô Giáo, dùng bả vật chất kiếm thêm tín đồ để duy trì quyền lực tâm linh và vật chất trên đám tín đồ thấp kém, và để làm hậu thuẫn cho những mưu đồ chính trị đen tối của Ki Tô Giáo..
Nhưng sách lược tà đạo này làm sao có thể thành công ở Á Châu, nơi đây các nền văn hóa nhân bản Thích, Nho, Lão cao hơn văn hóa mê tín quy thần của Ki Tô Giáo rất nhiều.
Ngày nay, trong thế giới Âu Mỹ, cái nôi của Ki Tô Giáo nói chung, cái mà Ki Tô Giáo gọi là “Tin Mừng Phúc Âm” của Giê-su đã đang rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe, và các tôn giáo Á Châu, nhất là Phật Giáo, càng ngày càng được các dân tộc Âu Mỹ biết đến vì đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, những giá trị nhân bản vượt xa giá trị thần học của Ki Tô Giáo. Âu Châu đang phế thải dần dần những “giá trị tâm linh Ki Tô Giáo”.
Vậy Á Châu đâu có cần đến đồ phế thải của Âu Mỹ ? Phế thải vì những lời thú nhận của giáo hoàng John Paul II cũng như của Giáo hoàng Benedict XVI gần đây về nguồn gốc vũ trụ (Big Bang), về thuyết tiến hóa, về thiên đường và hỏa ngục v.v... đã đương nhiên bác bỏ thuyết sáng tạo, huyền thoại con người sa ngã nên cần đến sự chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su, cuộc sống đời đời trên thiên đường v.v... Vậy thì Á Châu cần đến Giê-su để làm gì, và Tin Mừng của Giê-su là tin mừng như thế nào? Tin mừng đối với ai ? Đó chẳng qua chỉ là, theo Mục sư Ernie Bringas, “một cái bánh vẽ trên trời” (A-pie-in-the-sky) cho những kẻ không theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, còn đứng ở phía sau xa với đầu óc cũ kỹ thuộc thế kỷ 17 (An astrolabe mind) . . .
Sau đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là Ca-tô Rô-ma Giáo, và thử xem sách lược cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo sẽ có thể thành đạt tới mức nào.
Không phải là vô căn cứ mà khi xưa ông cha chúng ta và các Vua quan triều Nguyễn đã coi Ca-tô Giáo là một “tà đạo”. Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là “đạo chích” (Thiên Hồ, Đế Hồ), nghĩa là đạo của những kẻ cắp, kẻ cướp. Và Charlie Nguyễn, alias Thẩm Phán Bùi Văn Chấn, một tín đồ Ca-tô Giáo đạo gốc đã lên án đạo của mình chỉ là “đạo bịp”. Đây không phải là những nhận định vô trách nhiệm mà dựa trên bản chất cùng những sự kiện lịch sử của Ca-tô Rô-ma giáo, xuyên qua hàng núi tài liệu đã thành văn, kết quả nghiên cứu của rất nhiều học giả, giáo sư đại học chuyên ngành, cùng một số bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo. Những nhận định trên cũng đúng với Tin Lành. Sau đây là phần chứng minh.
Ki Tô Giáo có phải là Tà Đạo không ?
Trước hết, chúng ta chỉ cần đọc cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, so sánh nội dung trong đó với nội dung trong thiên kinh vạn quyển của Phật Giáo thì chúng ta thấy rõ đâu là chánh và đâu là tà. Kinh Thánh và Kinh Phật là căn bản tạo niềm tin trong Ki Tô Giáo và trong Phật Giáo. Tôi sẽ bàn chi tiết hơn về Kinh Thánh trong một phần sau.
Thứ đến, muốn phân biệt rõ ràng thế nào là “tà” và “chánh”, chúng ta hãy đọc : http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN56a..php
để biết 100 danh nhân trí thức trên thế giới đã nhận định và phê phán về Gót (God) của Ki Tô Giáo và bản chất hiếu chiến của Ki Tô Giáo như thế nào, và đọc :
http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN56b.php
để biết 100 danh nhân trí thức trên thế giới đã nhận định và ca tụng Đức Phật và bản chất hòa bình của Phật Giáo như thế nào.
Chuyển pháp luân
Từ đây, chúng ta cần nhận thức là, dù chỉ có 1 người theo, hay không có ai theo, thì “Chánh Pháp” vẫn là “Chánh Pháp”. Và dù có cả tỷ người theo, “Tà đạo” vẫn chỉ là “Tà đạo”. “Tà” có thể lừa dối con người một thời nhưng không thể lừa dối được con người mãi mãi. Nếu bản chất Ki Tô Giáo chỉ là một “tà đạo” thì “tà’ làm sao có thể thắng được “chánh”. Có thể một thời, “tà” đã ở vị thế thượng phong, làm mưa làm gió, nhưng cuối cùng thì bao giờ “chánh” cũng thắng “tà”. Đó là chân lý ngàn đời của nhân loại. Sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ, khiến cho Ki Tô Giáo phải đi kiếm ăn ở các lục địa khác, và sự nở rộ của Phật Giáo ở Tây phương đã thể nghiệm hơn gì hết chân lý ngàn đời trên.
Và thứ ba, một đạo giáo mà có một lịch sử ô nhục đẫm máu qua những cuộc Thập Tự Chinh, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng , tra tấn và thiêu sống những người mà Giáo hội cho họ là phủ thủy, thiêu sống cả khoa học gia chân chính, theo gót thực dân cưỡng bách cải đạo v.v… giết hại tổng cộng lên đến cả trăm triệu người vô tội, gồm cả già, trẻ, nam, nữ vô tội, thì có từ nào khác ngoài từ “tà đạo” để mô tả tôn giáo đó. Ai bảo một tôn giáo như vậy là “thánh thiện” là “bác ái” v…v… xin mời lên tiếng.
Ca-tô Rô-ma Giáo có phải là “đạo chích” không ?
Tài liệu của một Linh mục và tài liệu của chính Vatican đã chứng minh rõ ràng hơn gì hết.
Trước hết, chúng ta hãy đọc một tài liệu của Linh Mục Kirati Boonchua, giáo sư triết tại đại học Chulalongkorn, Thái Lan :
Niềm Hãnh Diện Của Ki Tô Giáo : Sao Chép Và Mô Phỏng
“Cho đến nay, không ai thật sự biết đúng ngày sinh và ngày chết của Giê-su.. Tất cả chỉ là đoán mò. [Ngô Triệu Lịch đã gọi nền thần học Ki Tô Giáo là nền thần học đoán mò]. Ngày sinh vào 25 tháng 12 là lấy của người La Mã. Người La mã ăn mừng ngày sinh của Thần Mặt Trời vào ngày 25 tháng 12. [Thật ra, dây không phải là ngày lễ riêng của dân La Mã mà là ngày mà nhiều nơi trong dân gian cổ xưa ăn mừng ngày bắt đầu lại dài ra sau một mùa Đông mà họ thấy ngày cứ ngắn dần và lo sợ không còn ánh sáng mặt trời nữa]. Ki Tô Giáo không có cái gì là của mình cả. Ki Tô Giáo chỉ có thể sao chép và mô phỏng các tôn giáo khác. Điều này có đáng xấu hổ không? Tại sao Ki Tô Giáo lại phải xấu hổ ? . . .
Hơn nữa, Giê-su cũng không có một hệ thống giáo lý của chính mình . . . Giê-su mô phỏng những điều trong Cựu Ước. Giê-su không thiết lập một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức cho Ki Tô Giáo. Do đó, Ki Tô Giáo không hề có một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của Ki Tô Giáo để có thể phô trương trước các tôn giáo khác. Chưa bao giờ có được một cái gì thực sự là của chính mình, đó là điều duy nhất mà Ki Tô Giáo có thể phô trương. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, hân hoan chấp nhận là triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của chúng ta ngày nay đều là sao chép và mô phỏng từ ngôn ngữ và văn hóa của những miền đất mà Ki Tô Giáo nảy nở trong đó. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, là những chuyên gia về kỹ thuật xảo trá . . .”.
Chùa Phra Kaeo, Bangkok, Thailan
The Proud of Christianity : Borrowing and Imitation
[. . . Up to now, no one actually knows the exact date of birth and date of death of Jesus Christ. Everything is merely the matter of guess. Christmas on 25 December was borrowed from Roman. Roman celebrated the Birth of Sun God on 25 December. Christianity possesses nothing of its own . . . Christianity can only borrow and imitate others. Is it shameful ? Why Christianity have to shame ? . . .
Moreover, Jesus Christ also had no own syatem of teaching. Jesus imitated those of the Old Testament . . . Jesus did not establish philosophical syatem, school of art and official language for Christianity. Therefore, Christianity possesses no Christian philosophy, art and official language in order to show to others. Never having any authentic thing of its own is the only thing Catholics can show off. We, Catholics, delightfully accept that our present philosophy, art and official language are borrowed and imitated from the language and culture of the lands where Christianity has grown. We, Catholics, are experts in manipulatio . . .]
(Lecture of Father Kirati Boonchua, Professor of philosophy at the Faculty of Arts, Chulalongkorn University) in “Life Review” a Catholic program in Bangkok, broadcasting on 8 December 1985)
Thứ đến, Bản Tin mật số 10 (Bulletin No 10, p. 27) của Vatican, huấn thị cho các giám mục địa phương ở Á Châu phải đi ăn cắp những điều hay trong Phật Giáo với thủ đoạn sau đây:
“Trong những xứ Phật Giáo, để khoác bộ áo văn hóa bản địa, giáo hội có thể và phải lấy những điều hay trong truyền thống Phật giáo và biến đổi chúng, cho chúng một ý nghĩa của Ki Tô Giáo để có thể áp dụng chúng vào đời sống của những tín đồ của Ki-Tô.”
(In the Buddhist countries, in order to make its own cultural garnment, the Church can and must take on the good elements of the Buddhist tradition and transform them giving them a Christian meaning so as to adapt them to the life of the followers of Christ.)
Như vậy có phải rõ ràng là Ca-tô Rô-ma Giáo chỉ là “đạo chích” hay không? Ai nói không phải xin mời lên tiếng . . . Cuối cùng, Charlie Nguyễn lên án đạo của mình chỉ là “đạo bịp”. Có đúng hay không và bịp như thế nào.
Ca-tô Rô-ma Giáo có phải là Đạo Bịp không ?
Charlie Nguyễn nhận định không sai . . . Thủ đoạn lừa bịp của Giáo hội Ca-tô Rô-ma thật không có tổ chức nào trên thế gian có thể sánh kịp. Bịp từ đầu đến cuối. Nhờ cái bịp đó mà Giáo hội cũng mê hoặc được đông đảo số tín đồ mà tuyệt đại đa số ngu muội, còn một phần nhỏ thuộc giới trí thức chăn chiên thì duy trì sự bịp cho những quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của mình. Cấu trúc của Ki Tô Giáo là cấu trúc Kim Tự Tháp. Một số nhỏ bịp bợm ngồi trên đầu trên cổ đám đông ngu muội ở dưới. Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn “Tiếng Kêu Than Của Người Dân” (Cry of the People) của Penny Lernoux : Link:http://en.wikipedia.org/wiki/PennyLernoux
“Từ lúc đầu, xã hội Mỹ La Tinh (Latin America) được xây dựng giống như một Kim Tự Tháp, với vài người Âu Châu da trắng đến truyền giáo và định cư và hưởng mọi quyền lợi đế quốc, và quần chúng thổ dân, da đen, giai cấp thấp, không có một quyền nào . . . Giống như những kẻ chiến thắng Tây Ban Nha trong thế kỷ 16, hầu hết các nhà truyền giáo Âu Châu tới châu Mỹ La Tinh tự coi là những kẻ mang những văn hóa cao hơn nền văn hóa của dân bản xứ nhiều . . . Những nhà truyền giáo ít quan tâm đến việc hòa nhập với các thổ dân hay dân Phi châu mà chỉ muốn chinh phục họ vào cấu trúc của tôn giáo Âu Châu . . .”.
[From the beginning, Latin-American society was constructed like a pyramid, with a few Europeans settlers enjoying all the privileges of empire and a mas of Indians, blacks, and half-castes having no rights at all . . . Like the conquistadors, most of the European missionaries who came to Latin . . . America saw themselves as bearers of cultures vastly superior to those of the natives. The missionaries were less interested in integrating the Indians and Africans than on subjugating them to the European religious structures]
Kinh nghiệm Việt Nam cho chúng ta thấy rõ tình trạng này cũng xảy ra ở Việt Nam, nhưng may mắn thay, chỉ xảy ra trong những ốc đảo ngu dốt (từ của Linh mục Trần Tam Tĩnh), trong đó giáo dân Ca-tô và ngay cả các bề trên người Việt của họ cũng phải khúm núm hầu hạ thiểu số thừa sai ngoại quốc như thế nào.
Sau đây chúng ta hãy đọc về thủ đoạn bịp bợm để mê hoặc đám dân Việt ngu muội của Giáo hội qua tên thừa sai thực dân Alexandre de Rhodes. Rhodes là sản phẩm của nền văn hóa cao của Âu Châu.
Trong cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo, bản dịch cuốn “Les Divers Voyages et Missions du Père Alexandre de Rhodes, năm 1653”, nguyên bản bằng tiếng Pháp ở phần sau, của Hồng Nhuệ, do Tủ sách Đại Kết, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994..
Trong Lời Dịch Giả, Hồng Nhuệ viết : “Chúng tôi để cho độc giả thưởng thức nguyên văn của giáo sĩ với những cảm tưởng và nhận xét khi đọc bản này. Chúng tôi thiết nghĩ ngưởi Việt Nam không thể dửng dưng trước những gì có hệ (? ?) tới đất nước (trg. XII)” và “Chúng tôi không viết nhiều. Cũng như khi nói về Hành trình, thì ở mục Truyền Giáo, chúng tôi để độc giả thưởng thức những trang sử liên quan đến Giáo hội và đất nước Việt Nam” (trg. XIV)
. . . . . ..
Message clipped View entire message