Nhân Quyền Của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096
Trần Chung Ngọc
31 tháng 10, 2007
Đã nhiều lần, Hạ Viện Mỹ đưa lên những dự luật về nhân quyền cho Việt Nam, một hình thức can thiệp trịch thượng vào nội bộ Việt Nam. Thêm một lần nữa, những tay chống “Cộng Việt Nam” chứ không dám chống “Cộng Trung Quốc” có tiếng trong Hạ Viện như Smith, Wolf, Royce, Ms. Lofgren, Green, Sali, Rohrabacher, Ms. Sanchez, và Davis năm nay lại đề nghị một dự luật mới về nhân quyền cho Việt Nam trong năm 2007, mang số H.R. 3096. Và một lần nữa, những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc tân thời ở hải ngoại lại lên tiếng cám ơn nước Mỹ đã xen vào nội bộ Việt Nam. Tôi cho rằng, dự luật này, cũng như những đạo luật trước, dù có được thượng viện thông qua và phê chuẩn, đều vô giá trị, chẳng có ảnh hưởng gì đến Việt Nam. Tại sao ? Vì một lẽ rất đơn giản : Mỹ có một hồ sơ vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới.
Hơn nữa, chúng ta nhận thấy cũng cùng những dân biểu này như Smith, Lofgren, Sanchez, Davis v.. v.., năm 2003, đã đưa ra nghị quyết 427 trong đó lấy thông tin láo của Võ Văn Ái và viết láo lếu : “xét rằng Thích Trí Lực bị Cộng Sản bắt cóc ở Cambốt blah.. blah.. blah . . .”. [Whereas Thich Tri Luc was kidnapped in Cambodia by Vietnamese authorities after being given refugee status by the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), forcibly repatriated, and held incommunicado for a year etc . . .] trong khi sự thực thì Thích trí Lực đã hoàn tục, trốn đi ngoại quốc, rồi khi trở về Việt Nam thăm vợ thì bị bắt. Một chuyện khôi hài khác trong Nghị Quyết 427 của Hạ Viện Mỹ là có một câu “Chúc Tụng hàng Giáo Phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được công cử” [Congratulates the new leadership of the United Buddhist Church of Việt Nam] trong khi chẳng biết ai công cử và cũng chẳng biết là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, về phương diện pháp lý, là một tổ chức bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam đã làm ngơ vì không muốn mang tiếng là đàn áp tôn giáo và để cho dân tình được yên. Vậy rõ ràng là Hạ Viện Mỹ muốn nhúng mũi vào chính trị Việt Nam, duy trì nuôi dưỡng tổ chức của tay sai Võ Văn Ái, nhưng không biết rằng những việc làm phi lý như vậy chỉ đưa đến những hậu quả không tốt cho sự liên lạc ngoại giao giữa hai nước Việt, Mỹ . . .
Như vậy giá trị những nghị quyết hay dự luật của Hạ Viện Mỹ về vấn đề nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam có bao nhiêu giá trị, vì phần lớn dựa theo những thông tin sai lạc của đám tay sai chống Cộng ở ngoại quốc.. Việt Nam nên ném nó vào sọt rác thay vì lên tiếng phản đối, hay áp dụng tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của kẻ sĩ Việt Nam, đưa ra bản tố cáo những vi phạm của Mỹ trên thế giới như Trung Quốc đã từng làm để bịt miệng Mỹ mà trong phần tài liệu tôi sẽ nêu sau.
Chuyện Hạ Viện Mỹ đưa ra dự luật về nhân quyền cho Việt Nam là một trong những chuyện ruồi bu mà ký giả Victor Davis Hanson viết trên tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 10, 2007, là : Hạ Viện Nhúng Mũi Vào Những Chuyện Không Phải Nhiệm Vụ Của Họ [Congress Sticks Its Nose Where It Doesn’t Belong] . Ký giả Hanson viết rằng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ thì Tổng Thống quyết định đường lối ngoại giao, và Hạ Viện, ngoài nhiệm vụ phê chuẩn các hiệp ước hay chấp thuận quyền phát động chiến tranh, chỉ có nhiệm vụ duyệt chính sách của Tổng Thống để hoặc chấp thuận hoặc bác bỏ ngân quỹ để thi hành chính sách đó [The president establishes American foreign policy.. Then Congress oversees the president’s policies by either granting or withholding money to carry them out – in addition to approving treaties and authorizing war] Đưa ra dự luật về nhân quyền cho Việt Nam cũng như những chính sách thuộc lãnh vực ngoại giao là “nhúng mũi vào những việc không thuộc thẩm quyền của Hạ Viện”. Ký giả Hanson than phiền là “gần đây cả trăm dân biểu trong Hạ Viện đã quyết định là họ thích hợp đối phó với những vấn đề ngoại giao quốc tế hơn là Bộ Ngoại Giao” [But recently hundreds in Congress have decided that they’re better suited to handle international affairs than the State Department]. Và ký giả Hanson kết luận là những việc “nhúng mũi” của Hạ Viện này đã gây bất lợi cho chính sách ngoại giao của Mỹ, nhưng lại không có trách nhiệm gì về những rắc rối sinh ra bởi những hành động nhúng mũi này. [So they pass resolutions (thông qua các Nghị Quyết) and pontificates a lot [lên mặt phán làm như cái gì mình biết đúng (như giáo hoàng)], but rarely have to clean up the ensuing mess of their own freelancing of American foreign policy]. Cũng vì vậy mà những nghị quyết thuộc loại “nhúng mũi” của hạ Viện Mỹ thường chỉ có mặt trên giấy tờ, không có một tác dụng thực tế nào, vì Bộ Ngoại Giao Mỹ đâu có để cho Hạ Viện tiếm quyền. Điều hiển nhiên này đã được chứng tỏ qua sự kiện là Mỹ đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách làm vì CPC, coi dự luật về tôn giáo cho Việt Nam của Hạ Viện như mớ giấy lộn.
Hạ Viện Mỹ quả nhiên gồm một số dân biểu không biết ngượng, chưa bao giờ chịu sờ lên gáy xem xa hay gần. Dư luận thế giới về những vi phạm nhân quyền của Mỹ trong nước cũng như ở ngoài nước tràn ngập trên sách vở và Internet, nhưng có vẻ như mấy ông dân biểu này tin rằng vì Mỹ có loại bom “áp nhiệt” của Dương Nguyệt Ánh nên muốn xía vào nước nào mà Mỹ có thể ăn hiếp được thì xía. Trong bài này, tôi không quan tâm đến dự luật H. R. 3096 của Hạ Viện Mỹ mà chỉ trình bày một số tài liệu về nhân quyền của Mỹ xem Mỹ có đủ tư cách nói về nhân quyền ở Việt Nam hay không.
Trở thành công dân Mỹ từ 27 năm nay, tôi cảm thấy bức xức vì chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ là một cường quốc bậc nhất trên thế giới về quân sự và kinh tế. Là một công dân yêu nước Mỹ, miền đất mà tôi đã chọn làm quốc gia thứ hai để sống từ năm 1975, điều mà tôi muốn cho nước Mỹ của tôi là : Mỹ cũng phải là một nước nhân đạo và đạo đức nhất trên thế giới. Tất cả những bài trong đó tôi viết về nước Mỹ là nhằm mục đích này. Nhưng càng đọc về nước Mỹ tôi càng thấy những chính sách đối ngoại và can thiệp của Mỹ trên thế giới thật là phi nhân đạo và vô đạo đức. Đó là điều đáng buồn không những chỉ đối với tôi mà còn đối với vô số bậc thức giả khác trong nước Mỹ, nếu chúng ta chỉ điểm qua một phần những ý kiến và sách vở viết về nước Mỹ trên sách vở và trên Internet của chính người Mỹ.
Điều khó hiểu đối với tôi là vài ông dân biểu cắc ké ở Hạ Viện Mỹ không có chuyện gì làm khác ngay trong nước Mỹ và đối với chính sách can thiệp của Mỹ ở ngoại quốc bất chấp Liên Hiệp Quốc và thế giới hay sao mà lại cứ xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam, một nước nhỏ, tương đối nghèo, và đang ở trên đà phát triển. Tại sao mấy ông, sống do tiền thuế của những công dân như tôi, lại cứ đi làm những chuyện ruồi bu, trong khi trên chính trường quốc tế còn vô số những chuyện đáng làm để tăng uy tín của nước Mỹ. Trái lại, mấy ông lại đi làm cái chuyện “cường quyền thắng công lý”, chuyên việc đi ăn hiếp người của các tên Anh Chị. Phải chăng mấy ông vẫn còn hậm hực vì Mỹ đã thua ở Việt Nam, hay nói cách khác, không thể thắng được ở Việt Nam trước đây. Hay là ăn không ngồi rồi, nặn ra vài việc để ve vuốt dân Việt di cư chống Cộng ? Mà thật ra Mỹ có quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không, hay đúng như nhận định của Giáo Sư Noam Chomsky :
“Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan gì đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương”
(James Speck, Editor, The Chomsky Reader, p. 331 : U.S. foreign policy is in fact based on the principle that human rights are irrelevant, but that improving the climate for foreign business operations is highly relevant.)
Vì những quyền lợi này nọ của Mỹ, Mỹ đã giúp Việt Nam gia nhập WTO, đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách [danh sách chỉ là một danh sách trên giấy tờ] các nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo [CPC], nhưng mặt khác, vài ông bà dân biểu lại nhúng mũi vào những chuyện không phải của họ, làm luật này nọ về nhân quyền để hùa theo một thiểu số dân tỵ nạn chống phá Việt Nam, làm như quan niệm về nhân quyền và dân chủ của Mỹ là những khuôn vàng thước ngọc, phải được áp dụng trên toàn thế giới, không thử sờ lên gáy để thấy nền dân chủ và quan niệm về nhân quyền đã tạo nên một nước Mỹ như thế nào về các tệ đoan và các tội ác mà các thống kê của chính nước Mỹ đã tỏ rõ là đứng đầu thế giới về tỷ lệ trên dân số.
Như vậy, quan niệm về nhân quyền của Mỹ có thể áp dụng cho Việt Nam nói riêng, các nước khác nói chung hay không. Chúng ta hãy duyệt qua quan niệm về nhân quyền của một số chính khách trên thế giới :
- Một số lãnh tụ ở Á Châu, thí dụ như Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương [không hiểu gì về các xã hội Đông phương], chỉ là sự xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này.
- Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore cũng cho rằng “Những bài thuyết giảng về nhân quyền [của Mỹ] chỉ là những vận dụng của thái độ kiêu căng Tây phương, sẽ không có ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh” (Newsweek, Nov. 29, 1993 : “Human-rights lectures, says Lee, are exercices in Western arrogance that will not influence Beijing.”)
- Và Thủ Tướng Nhật Hosokawa cũng tuyên bố “Những quan niệm về nhân quyền của Tây Phương không thể áp dụng một cách mù quáng vào Á Châu” (New York Times, May 2, 1994 : Japan’s Prime Minister Hosokawa : “Western human rights concepts could not be “blindly applied” to Asia”).
- Cách đây ít năm, những quốc gia Á Châu đã họp ở Bangkok và chấp thuận một bản tuyên ngôn nhấn mạnh rằng nhân quyền phải được xét đến “trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau” (human rights must be considered in the context of national and regional particularities and various historical religious and cultural backgrounds), và rằng “theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia” (that human rights monitoring violated state sovereignty) và sau cùng “viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền [trong khi thực sự không quan tâm đến nhân quyền, theo như nhận định của Noam Chomsky] là đối ngược với quyền phát triển” (and that conditioning economic assistance on human rights performance was contrary to the right of development).
Tôi không hiểu mấy dân biểu Mỹ như Smith, Lofgren, Sanchez, Davis v..v.. có biết đến những điều này hay không ? Họ có biết rằng ngày nay, nhiều quốc gia không còn thuộc quyền thống trị của thế giới Tây phương, cho nên những quan niệm về nhân quyền của Tây phương không còn khả năng để áp đặt trên toàn thể thế giới. Nhất là đối với Việt Nam, Mỹ đã thua ở Việt Nam vì không biết đến lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam, không biết đến tinh thần yêu nước sâu đậm của người dân Việt Nam, rất nhạy cảm trước mọi hành động có tính cách xen vào nội bộ Việt Nam.. Vậy với vài cái nghị quyết ấm ớ, họ tin rằng có thể ảnh hưởng đến chính quyền Việt Nam hay sao ? Hay chỉ làm cho người dân Việt Nam oán ghét thêm về sự can thiệp trịch thượng vào nội bộ của nước họ, khơi lại niềm oán ghét mà Mỹ đã gây ra trong cuộc chiến ở Việt Nam. Họ không thể hiểu được rằng Á Đông không bao giờ chấp nhận quan niệm về nhân quyền mà Tây phương cho rằng đó là “God given”.
Tại sao Á Đông không chấp nhận quan niệm về nhân quyền của Tây phương ? Ngoài những bất đồng về văn hóa, xã hội, nhân sinh v..v.. giữa những nền văn minh khác nhau, Á Đông còn coi sách lược lưỡng chuẩn (double standard) về nhân quyền của Tây phương như là một sự áp đặt để đạt những mục đích kinh tế, tôn giáo. Tây phương, với bản chất đế quốc, chưa bao giờ tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới.
Muốn hiểu rõ vấn đề nhân quyền trong cộng đồng thế giới có lẽ chúng ta không thể nào bỏ qua cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order) của Samuel P. Huntington. Huntington là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ. Giáo sư Huntington giải thích, trang 92 :
Vì quyền lực Tây phương suy thoái, khả năng áp đặt những quan niệm về nhân quyền, tự do, và dân chủ của Tây phương trên các nền văn minh khác cũng như sự hấp dẫn của những giá trị Tây phương cũng suy thoái theo. Điều này đả xảy ra.
(As Western power declines, the ability of the West to impose Western concepts of human rights, liberalism, and democracy on other civilizations also declines and so does the attractiveness of those values to other civilizations. It already has . . .)
Giới thức giả Âu Mỹ đã nhiều lần vạch ra cái mặt trái của bình phong Nhân Quyền. Báo Chicago Tribune ngày 16 tháng 8, 1999, có đăng bài bình luận của Salim Muwakhil về chủ đề “Hoa Kỳ xuất cảng: bom, súng và đạo đức giả” (U.S exports : Bombs, guns and hypocrisy) trong đó tác giả viết :
“Hoa Kỳ đứng đầu trong số lượng bán vũ khí trên hoàn cầu, chiếm hơn 55% thị trường. Hoa Kỳ bán vũ khí cho những quốc gia đối đầu nhau như Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea và Ethiopia, Saudi Arabia và Israel, India và Pakistan ; đưa vũ khí vào các điểm nóng trên thế giới như Sri Lanka, Indonesia, Columbia, Trung Đông và Đông Phi.”
(The US is by far the leading exporter of weapons, with more than 55% of the worldwide market . . . The US sells weapons to antagonists like Greece and Turkey, Eritrea and Ethiopia, Saudi Arabia and Israel, even India and Pakistan. We peddle arms into global hotspots like Sri Lanka, Indonesia, Colombia, the Middle East and East Africa.)
Bán võ khí cho các dân tộc giết nhau để kiếm lời phải chăng là những hành động đạo đức tôn trọng nhân quyền ? Tác giả Salim Muwakhil, đã kết luận bằng câu :
“Trong sự tìm kiếm giải pháp cho sự bạo hành đang lan tràn trong xã hội của chúng ta, chúng ta đừng có loại phần còn lại của thế giới”.
(In our search for solutions to the violence that plagues us, let's not exclude the rest of the world).
Câu này có nghĩa : Trong khi chúng ta tìm cách bảo vệ nhân quyền trong xã hội của chúng ta, chúng ta cũng phải nghĩ đến nhân quyền trong phần còn lại của thế giới. Một mặt tìm cách bảo vệ nhân quyền trong xã hội của chúng ta, mặt khác lại chà đạp lên nhân quyền ở những nơi khác trên thế giới là một hành động phi luân (amoral), đạo đức giả. Ngày nay, Mỹ vẫn mang hành động phi luân và đạo đức giả của mình ra để ép những nước nhỏ không chịu khuất phục Mỹ, điển hình là dự luật 3096 đối với Việt Nam.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp khai mạc cuối tháng 3, 1999, Tổng Thư Ký Hội Ân Xá Quốc Tế, Pierre Sane, thay vì thường tố cáo Trung Quốc, đã tố cáo Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách đại quy mô đối với các dân thiểu số ngay trong nước Mỹ (As the UN Human Rights Commission opened its annual session Monday, Amnesty International departed from its traditional criticism of China and instead denounced the US : “Human Rights violations in the US of America are persistent, widespread and appear to disproportionately affect people of racial or ethnic minority backgrounds”, said Amnesty's secretary general, Pierre Sane.), và khuyến cáo Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc hãy chú ý đến những vi phạm nhân quyền ở Sudan, Turkey, Algeria, Cambodia, Rwanda, Burundi, và Congo (Không có Việt Nam trong danh sách này).
Về sự “quan tâm” (sic) của Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau :
“Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền [ở Việt Nam] thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người . . .”.
(Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous. We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other. We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war. Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people.)
Thật vậy, nhiều sự kiện trên khắp thế giới, thí dụ như những hành động của Mỹ ở Việt Nam, Indonesia, Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v... (Xin đọc cuốn 9-11 , Seven Stories Press, New York, 2001, của Noam Chomsky) đã chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Mỹ, tạo thuận lợi cho Mỹ bành trướng văn hóa và tôn giáo của Mỹ.
Và Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times :
“Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử “diệt chủng” hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện ?”.
(Don't we have our own history of “ethnic cleansing”, first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone ?).
Thực chất cái mà Mỹ gọi là tôn trọng nhân quyền là như vậy,
Bộ mặt thực về “nhân quyền” của Mỹ đã được chứng minh trong biến cố sau đây. Đầu tháng 5, 2001, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu hất Mỹ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế trong đó Mỹ liên tục là một thành viên từ năm 1948, trong khi Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đều được bầu làm thành viên. Điều này cho thấy, Mỹ chỉ có thể dựa vào ưu thế kinh tế và quân sự chứ không thể dựa vào chiêu bài “nhân quyền”. Nếu Mỹ thực sự tôn trọng nhân quyền trên nước Mỹ cũng như trên thế giới thì tại sao Mỹ lại bị hất ra khỏi Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền ? Nhưng đồng tiền của Mỹ rất mạnh, có thể mua dễ dàng những tay sai chính hiệu như Võ Văn Ái để tranh đấu cho “nhân quyền” ở Việt Nam, một sách lược của Mỹ để ép Việt Nam phải tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương của Mỹ.
Qua biến cố loại Mỹ ra khỏi Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền, Vince Hayner đã viết một bài với nhan đề “Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ” (US Violations) trong đó có đoạn như sau :
“Sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một bất ngờ cần được hoan nghênh. Trong khi các chính trị gia, ký giả và dân thường hỏi tại sao, câu trả lời ở ngay trước mắt chúng ta.
Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền. Ngoài chuyện hàng ngày áp bức chính dân của mình, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền ở các nơi như Vieques (Porto Rico) bằng Hải Quân Hoa Kỳ, và ở quanh thế giới trong những xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ (sweatshops) cho những xí nghiệp Hoa Kỳ, và điều có lẽ đáng lo ngại nhất là, giết hại hơn 1 triệu dân Iraq trong chiêu bài trừng phạt, đó là chỉ kể vài sự kiện.
Hi vọng rằng sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một dấu hiệu mà các thành viên khác của Liên Hiệp Quốc sẽ không dung dưỡng cho những hành động không hề thay đổi, đơn phương tấn công nhân cách con người của Hoa Kỳ.”
(The ejection of the US from the UN Human Rights Committee is a welcome surprise. While politicians, journalists and everyday people ask why, the answer is right in front of us.
The US has a horrible human rights record. Besides the daily oppression of its own citizens, the US continues to violate human rights in place like Vieques with the US Navy, around the world in sweatshops for US corporations and, perhaps most alarming, with the killing of more than 1 million Iraqi people via sanctions, just to name a few.
It is hoped that this ejection comes as a sign that the other members of the UN will not tolerate the consistent unilateral assaults on human dignity by the US.)
Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm là năm 1986, Mỹ là quốc gia duy nhất đã bị Tòa Án Quốc tế (World Court) kết án là khủng bố quốc tế - dùng võ lực bất hợp pháp, cho những mục tiêu chính trị (Noam Chomsky, Ibid. p. 84: In 1986, the U.S. was the only country comdemned by the World Court for international terrorism – for “unlawful use of force” for political ends) và Mỹ đã phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Cường quyền đã thắng công lý. Tại sao Mỹ không dám công nhận quyền của Tòa Án Quốc Tế Le Hague ? Vì nếu công nhận thì Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên bị đưa ra Tòa Án Quốc tế về những tội ác chiến tranh (war crimes) trong đó có những tội ác ở Việt Nam.
Trong cuốn Giới Thiệu Noam Chomsky (Introducing Noam Chomsky) của John Maher và Judy Groves, Totem Books, New York, 1997, có ghi một nhận định thời danh của Giáo sư Noam Chomsky, trang 156:
“Nếu những luật của Nuremberg (tòa án xử tội phạm chiến tranh) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.”
(If the Nuremberg laws were applied, then every post-war American president would have been hanged)
Đó là những bộ mặt thực của Mỹ trong vấn đề nhân quyền, của cái Quốc Hội đã dùng tiền thuế của dân để lập ra cơ quan NED, một cánh tay khác của CIA, mà vô thượng thiên tài chống Cộng Võ Văn Ái nấp sau, tung ra những thông tin bịa đặt để tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, theo đúng chỉ thị của NED như tôi đã chứng minh trong bài “Quê Mẹ ! Nhưng Mẹ Nào” trước đây.
Với thành tích vi phạm nhân quyền như vậy, tôi nghĩ rằng Mỹ không đủ tư cách nói về nhân quyền, và quốc hội Mỹ không đủ tư cách hay quyền hạn để ra một đạo luật nhân quyền cho bất cứ quốc gia nào khác với mục đích ép quốc gia này phải theo quan niệm lưỡng chuẩn (double standard) và đạo đức giả của Mỹ về nhân quyền. Đây chính là quan điểm của Trung Quốc đã được phổ biến rộng rãi trên Internet. Và lẽ dĩ nhiên, những đầy tớ lãnh tiền của Mỹ như Võ Văn Ái lại càng không có tư cách gì để nói về nhân quyền nói chung, nhân quyền ở Việt Nam nói riêng.
Điều hiển nhiên là Mỹ chỉ có thể ép được nhưng nước nhỏ mà Mỹ có thể ép được. Đụng đến anh Ba là Mỹ phải rút lui có trật tự. Còn nhớ, khi Mỹ chỉ trích vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, thì Trung Quốc phản ứng bằng cách, trong hai năm liền, 2003 và 2004, đưa ra những bản hồ sơ dài về những vi phạm nhân quyền của Mỹ trong nước Mỹ cũng như trên thế giới, dựa trên những tài liệu của chính Mỹ, của Liên Hiệp Quốc, của các cơ quan Nhân Quyền và Ân Xá trên thế giới. Và Mỹ đã hoàn toàn im lặng trước phản ứng này. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bản nhận định về nhân quyền của Mỹ.
Trung Quốc Nhìn Hồ Sơ Nhân Quyền Của Mỹ Như Thế Nào ?
(Nhân Dân Nhật Bán, Bắc Kinh, 1 Tháng 3, 2004)
Căn cứ phần lớn trên những nguồn tài liệu và thống kê của Mỹ, Trung Quốc đã tung ra bản hồ sơ về nhân quyền của Mỹ trong những năm 2003, 2004 để đáp lại bản Phúc Trình Về Nhân Quyền của các nước mà Mỹ tung ra.
Mỹ xét đoán về nhân quyền của các nước khác mà không tự đánh giá về hồ sơ nhân quyền của chính Mỹ, trên nước Mỹ và trên khắp thế giới.
“Trong nhiều năm, hàng năm Bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn xuất bản “Những phúc trình về nhân quyền của các nước khác.” Mỹ tự cho mình cái quyền “Xét xử vấn đề nhân quyền trên thế giới” và, bất kể những sự khác biệt và chênh lệch về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa và phát triển xã hội giữa các quốc gia khác nhau, và bất kể sự chống đối của các nước khác, lên án các nước khác một cách phi lý về tình trạng nhân quyền không theo đúng lý tưởng, giá trị và mẫu mực nhân quyền của Mỹ. Trong khi đó thì Mỹ lại như mù, không thấy những vấn nạn về nhân quyền của chính nước Mỹ. Điều này cho chúng ta thấy rõ chính sách lưỡng chuẩn của Mỹ về nhân quyền, và chủ trương bá quyền của Mỹ. Hồ sơ nhân quyền của Mỹ tuyệt đối không phù hợp với vị thế của Mỹ như là một cường quốc, và thật là quá lố bịch đối với cái nhãn hiệu tự phong của một nước lớn về nhân quyền. Mỹ hãy nghiêm chỉnh coi xét những vấn nạn nhân quyền của chính mình, hãy suy nghĩ về vị thế sai lầm và cách xử sự của Mỹ về nhân quyền, và ngưng mọi chuyện thất nhân tâm, xía vào những vấn đề nội bộ của các quốc gia khác với cái cớ là đẩy mạnh vấn đề nhân quyền.
Một lần nữa, Mỹ lại “bỏ quên” những hành động phi pháp lâu đời và những vấn nạn về nhân quyền của mình trong những “Phúc trình” [của Mỹ]. Cho nên, như trước đây, chúng tôi phải giúp Mỹ giữ hồ sơ nhân quyền của Mỹ.”
[How China's views the Human Rights Record of the US
Peoples' Daily, Beijing, 1 March 2004
Based largely on US sources and statistics, China has issued the Human Rights Record of the United States in 2003 in response to the Country Reports on Human Rights Practices for 2003 issued by the US.
The US passes judgments on the human rights record of foreign countries, it does not assess its own human rights record, in the US and around the World.
“For a long time, the US State Department has been publishing “Country Reports on Human Rights Practices” every year. It presumes to be the “Judge of Human Rights in the World” and, regardless of the differences and disparities among different countries in politics, economy, history, culture and social development and strong opposition from other countries, denounces other countries unreasonably for their human rights status in compliance with its own ideology, value and human rights model. Meanwhile, it has turned a blind eye to its own human rights problems. This fully exposed the dual standards of the U.S. on human rights and its hegemonism. The human rights record of the U.S. is absolutely not in accord with its position as a world power, which constitutes a strong irony against its self-granted title of a big power in human rights. The United States should take its own human rights problems seriously, reflect on its erroneous position and behavior on human rights, and stop its unpopular interference with other countries' internal affairs under the pretext of promoting human rights.
The United States once again “omitted” its own long-standing malpractice and problems of human rights in the “reports”. Therefore, we have to, as before, help the United States keep its human rights record”.
Và trong 2 năm liền, 2003 và 2004, Trung Quốc đã phổ biến một bản Hồ Sơ dài về những vi phạm nhân quyền của Mỹ, trong nước Mỹ cũng như trên thế giới. Quý độc giả muốn đọc “full text” của những bản hồ sơ này, chỉ cần vào Internet, đánh dòng chữ “The US and Human Rights” là có thể đọc được tất cả những gì về nhân quyền của Mỹ ngoài những bản hồ sơ của Trung Quốc đưa lên.
Để kết luận, tôi xin trích dẫn nhận định của Giáo sư Noam Chomsky trong cuộc phỏng vấn của David Barsamian trong cuốn “Class Warfare, Common Courage Press, 1996, trang 71”, khi được hỏi về một ý kiến của McNamara trong cuốn In retrospect là : “Những quyết định hành động ở Việt Nam của các chính quyền Kennedy và Johnson là theo những nguyên tắc và truyền thống của Mỹ. Chúng tôi quyết định trong ánh sáng của những tiêu chuẩn xã hội đó. Tuy nhiên chúng tôi đã lầm, lầm một cách tệ hại.” [We of the Kennedy and Johnson administrations who participated in the decisions on Vietnam acted according to what we thought were the principles and traditions of this nation. We made our decisions in light of those values. Yet we were wrong, terribly wrong.] Và Giáo sư Noam Chomsky đã nhận định như sau:
Đúng vậy, ông ta đã nói đúng về những tiêu chuẩn xã hội của Mỹ. Nếu có những người nào toan tính không tuân phục chúng ta, thì những tiêu chuẩn của chúng ta là phải nghiền nát và tàn sát họ. Đó là những tiêu chuẩn của chúng ta. Những tiêu chuẩn này có từ nhiều trăm năm trước, và đó đúng là những tiêu chuẩn đạo đức xã hội mà họ (chính quyền Kennedy và Johnson) đã dựa trên đó để hành động.
(Actually, he's correct about the values. If somebody tries to disobey us, our values are that they have to be crushed and massacred. Those are our values. They go back hundreds of years, and those are exactly the values they acted upon.)