Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Chủ Trương Chiếm Đoạt Toàn Bộ Quyền Lực Của Đảng Dân Chủ
Tác giả: Kim Nguyễn

 

Chủ Trương Chiếm Đoạt Toàn Bộ Quyền Lực Của Đảng Dân Chủ

Kim Nguyễn  -  April 16-2021

April 18, 2021 Lương Trương Bình Luận

          Kim Nguyễn : Người dân đã hoang mang từ khi chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của đảng Dân Chủ và tân Tổng Thống Joe Biden đã ào ạt tấn công . . . sau gần ba tháng nhậm chức. Không hiểu rồi đây Hoa Kỳ sẽ ra sao !

          Vấn đề khủng hoảng biên giới đã xảy ra từ cuối tháng Giêng tới nay vẫn chưa được giải quyết và còn tồi tệ thêm mỗi ngày.  Một nguồn tin của Lực Lượng Bảo Vệ Biên Giới cho hay 3 tháng qua đã có khoảng 155 ngàn di dân trốn thoát mà không bị bắt giữ ở biên giới.  Trong một trung tâm tạm giữ trẻ em tại Texas đã xảy ra vụ 2 em gái bị lạm dụng tình dục.  Thứ Tư vừa qua, nhiều tổ chức tư nhân đã nhận được hợp đồng của chính phủ trị giá tới 1 tỷ 600 triệu dollars nhằm giúp trẻ em di dân tạm cư tại Hoa Kỳ.

          Bộ Y Tế và Xã Hội cần 35 ngàn người tình nguyện làm việc giúp các trung tâm tạm giữ trẻ em.  Nhân viên của chính phủ liên bang sẽ được lãnh lương trong 4 tháng nếu đồng ý nghỉ làm để tới làm việc tại các trung tâm này, hiện đã có hơn 2,700 nhân viên chính phủ tình nguyện đi làm (theo New York Times).  Một số lớn nhân viên chính phủ nghỉ làm trong 4 tháng mà hoạt động của chính phủ không bị gián đoạn thì công việc của họ không cần thiết nữa, có thể cho nghỉ việc luôn để tiết kiệm ngân quỹ quốc gia.  Ngoài những chi phí trực tiếp như vấn đề cho di dân có cơm ăn chỗ ở tạm thời, chính quyền còn có nhiều chi phí khác như cung cấp giáo dục, bảo hiểm sức khỏe và an sinh phúc lợi, . . .  Theo tài liệu của Federation for Immigration Reform, tốn phí cho di dân lên tới 115 tỷ 900 triệu mỗi năm, thật là thêm một gánh nặng đè lên vai người dân Hoa Kỳ.

          Gia tăng nhân số di dân sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt đời sống và chính trị của người dân địa phương.  Đây là chủ trương của đảng Dân Chủ nhằm củng cố sức mạnh của đảng.  Những tiểu bang có nhiều di dân là những tiểu bang sẽ ngả theo Dân Chủ.  Thí dụ điển hình là tiểu bang California, thời Tổng Thống George H. W. Bush còn là một tiểu bang Cộng Hòa, dân chúng hiền hòa, giầu có, thịnh vượng, là một nơi lý tưởng để tạo dựng cuộc sống.  Sau nhiều thập niên, California đã trở thành tiểu bang cấp tiến, có nhiều di dân nhất, và tầng lớp cử tri mới này đa số bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ.  Vì dân bản xứ bỏ đi và di dân gia tăng nên California đã trở thành tiểu bang Dân Chủ.  Texas cũng như California, có chiều hướng theo Dân Chủ không phải vì cử tri thay đổi lập trường mà vì di dân đổ tới Texas trong nhiều năm nay.

          Di dân chỉ là một trong nhiều vấn đề gây xáo trộn đất nước.  Nghiêm trọng là Dự Luật Bầu Cử HR-1, Dự Luật Bồi Thường Cho Nô Lệ HR-40, và mới đây là Dự Luật Tư Pháp 2021 – Mở Rộng Tối Cao Pháp Viện.

          Dự Luật Tư Pháp 2021  

          Trong lịch sử Hoa Kỳ, gia tăng thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) là đề tài gây nhiều tranh cãi.  Sau 6 lần thay đổi, tới năm 1869, thời gian trước nội chiến, Quốc Hội đã ấn định con số chính thức cho Tối Cao Pháp Viện là 9 Thẩm Phán.  Mùa hè năm 1937, sau khi nhiều quyết định của Tổng Thống Franklin Roosevelt bị Tối Cao Pháp Viện lên án là vi hiến, Tổng Thống Dân Chủ này đã yêu cầu tăng thêm 6 Thẩm Phán nhưng bị thất bại.

          Khi còn là Thượng Nghị Sĩ (TNS), năm 2005 Joe Biden đã phát biểu rằng “tăng Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện (Court Packing) là âm mưu chiếm đoạt quyền lực”.  Joe Biden đề cập tới sự kiện xảy ra năm 1937, ông ta nói “Tổng Thống Franklin Roosevelt có đủ thành viên Quốc Hội và Thượng Viện là Dân Chủ nhưng chính đảng của ông ta đã đứng lên chống lại một lệnh hành pháp quá đáng, đòi gia tăng Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện. Quyết định của Thượng Viện trong thời gian này có tính cách hướng dẫn cho những cuộc tranh luận ngày nay về quan điểm mở rộng Tối Cao Pháp Viện”.  Vậy mà giờ đây ông ta lại ra lệnh thành lập ủy ban Nghiên Cứu và Cải Tổ Tối Cao Pháp Viện.  Joe Biden không còn nghĩ tới quyền lợi của đất nước nữa mà ông ta chỉ nhắm vào việc củng cố quyền lực cá nhân và phe đảng.

          Ngày 15/4,  Dự Luật Tư Pháp 2021 đã được giới thiệu trước thềm Tối Cao Pháp Viện.  Đảng Dân Chủ đã hành động quá nhanh, chỉ cách 6 ngày sau khi Joe Biden ra lệnh thành lập ủy ban Nghiên Cứu và Cải Tổ Tối Cao Pháp Viện.  Những người bảo trợ dự luật này:  Thượng nghị sĩ Ed Markey, Dân biểu Mondaire Jones, Dân biểu Hank Johnson và Dân biểu Jerrold Nadler đã lập luận rằng mở rộng Tối Cao Pháp Viện là để bảo vệ công lý và bình đẳng cho người dân, Tối Cao Pháp Viện cần được gia tăng từ 9 tới 13 Thẩm Phán.  Bằng cách nào có thể bảo vệ công lý và bình đẳng khi một Tổng Thống Dân Chủ có cơ hội bổ nhiệm thêm 4 thẩm phán cấp tiến vào tòa án cao nhất của ngành tư pháp ?

          Là tòa án cao nhất trong hệ thống tư pháp, Tối Cao Pháp Viện là hy vọng cuối cùng dành cho những người đi tìm công lý.  Tối Cao Pháp Viện đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm rằng mỗi ngành của chính phủ chỉ hoạt động trong phạm vi quyền lực đã được dự liệu trong hiến pháp và luật lệ.   Và các quyền dân sự cũng như tự do của người dân được bảo đảm.   Trên nguyên tắc, thẩm phán phải quyết định theo Hiến Pháp và Luật Pháp.  Tuy nhiên, thời gian gần đây một số thẩm phán đã đưa ra những phán quyết theo chiều hướng có lợi cho phe đảng.

          Nhiều tiểu bang như Arizona, Texas, Florida, Alabama, Arkansas, Georgia, Indiana, Louisiana, . . . tổng cộng 21 tiểu bang đã làm thủ tục kiện Joe Biden vì những sắc lệnh tệ hại, vi hiến của ông ta.  Đây là một trong những lý do mà đảng Dân Chủ đã nhanh chóng tiến hành việc bổ nhiệm thêm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện nhằm bảo vệ Joe Biden.

          Trật tự pháp lý và xã hội sẽ bị sụp đổ

          Quyết định của Tối Cao Pháp Viện sẽ gây ảnh hưởng quan trọng tới xã hội.  Đã có những vụ kiện trở thành biến cố lịch sử như vụ kiện Roe vs Wade năm 1973 cho phép phụ nữ có quyền phá thai.  Theo tài liệu của CDC do một tổ chức lớn hoạt động trên toàn quốc “Ủng Hộ Quyền Được Sống” phổ biến thì kể từ năm 1973 tới 2020 đã có hơn 62 triệu thai nhi bị tước đoạt quyền sống.  Một vụ kiện khác trong năm 1969 : khu học chánh Tinker vs Des Moines, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện cho phép học sinh có quyền tự do ngôn luận, không thể bị trừng phạt vì đeo băng đen tới trường học để phản đối chiến tranh Việt Nam.  Phong trào phản chiến đã áp lực Hoa Kỳ bỏ rơi miền nam Việt Nam, gây biết bao nhiêu là cảnh tang thương cho đất nước này.

          Trước năm 1962, nhiều hệ thống trường học công lập cho phép học sinh đọc lời cầu nguyện trước giờ học.  Vụ kiện Engle vs Vitale đã đảo ngược tất cả.  Cầu nguyện đã bị cấm vì Tối Cao Pháp Viện cho rằng chính phủ không thể tài trợ cho những hoạt động tôn giáo.  Đôi phút cầu nguyện trước giờ học là cần thiết.  Thời khắc thinh lặng này sẽ giúp học sinh lắng đọng, suy tư về bản thân mình, các em tự nhủ sẽ siêng năng học tập và đối xử tốt với bạn bè để sau này trở thành người hữu ích cho chính bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

          Trách nhiệm của Tối Cao Pháp Viện là bảo vệ Hiến Pháp, khi Tối Cao Pháp Viện có quá bán thẩm phán khuynh hữu thì những quyền cơ bản như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, . . . sẽ được bảo vệ.  Điển hình là ngày 25 tháng 11 năm vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra phán quyết chống lệnh của Thống Đốc Gavin Newsom của California, lấy lý do vì đại dịch, ông ta đã cấm tôn giáo tự do sinh hoạt . Tối Cao Pháp Viện đã cho phép nhà thờ của Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo được mở cửa hoạt động do lệnh cấm của Thống Đốc Gavin Newsom là vi hiến, là kỳ thị tôn giáo.  Cũng trong năm 2020, đầu tháng 7, Tối Cao Pháp Viện đã ra phán quyết bảo vệ niềm tin tôn giáo của các nữ tu dòng Tiểu Muội tại quận Los Angeles, California.  Các nữ tu này đã phải theo kiện trong gần 10 năm vì tội không đồng ý trả chi phí bảo hiểm thuốc ngừa thai và phá thai cho nhân viên.

          Tháng Giêng năm nay, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đã cấm các loại thuốc phá thai được chuyển qua đường bưu điện trong thời gian còn đại dịch nhưng án lệnh này đã bị Joe Biden đảo ngược.  Đây là món quà cho tổ chức phá thai Planned Parenthood vì tổ chức này đã đóng góp tài chánh và vận động cho Joe Biden.  Tháng Sáu năm 2020, tạp chí tài chánh Forbes đã đưa tin :  “Những chi nhánh vận động của Planned Parenthood đã tuyên bố ủng hộ Joe Biden và cam kết sẽ chi 45 triệu dollars cho chiến dịch vận động bầu cử.  Tổ chức này thường xuyên chống đối đảng Cộng Hòa, đã chi tiền tới 98% cho ứng cử viên Dân Chủ và zero cho Cộng Hòa”.  Gỡ bỏ lệnh cấm gởi thuốc phá thai qua đường bưu điện là một hình thức trả nợ chính trị cho tổ chức Planned Parenthood.

          Đảng Dân Chủ đã nắm Tổng Thống, Hạ Viện và Thượng Viện, đa số các tòa án cấp tiểu bang và liên bang. Giờ đây còn muốn nắm luôn Tối Cao Pháp Viện nữa.  Đây là âm mưu chiếm đoạt toàn bộ quyền lực của đảng Dân Chủ.

          Kim Nguyễn  -  April 16-2021

 

 

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Kamala Harris Sẽ Là Một Thảm Họa Cho Hoa Kỳ
Đối Chiếu Kế Hoạch Kinh Tế giữa Donald Trump và Kamala Harris
Những Yếu Tố Nào Giúp Cựu Tổng Thống Trump . . . .
Cuộc Chiến Khó Khăn Của Trump
Sến ơi là sến !
Tại sao gọi là Ba Tàu ?
Con Rối Biden và Chủ Trương Xã Nghĩa Hóa
Nói có chứng có mách và FBI đã nhận tội giàn dựng có thật
Joe Biden : Đồng Minh Không Đáng Tin cậy
Cựu Tổng Thống Trump Có Cơ Hội Đắc Cử Trở Lại ?
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3918797
Có 0 Khách Đang Online