Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Sự Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Bich-Ti

Sinh Khí Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam

ĐẠi HỘi HỘi ThẢo

Cư Sĩ PhẬt Giáo ViỆt Nam HẢi NgoẠi – Hoa Kỳ

TẠi TỔ Đình TỪ Đàm Ở DallAs 

 

                                         HOÀNG THỊ BÍCH TI  ghi    

 

          Phật Giáo từng là quốc giáo của Việt Nam và đã tạo ra những thời đại huy hoàng cho lịch sử dân tộc. Trải qua những mùa Pháp nạn, trong hàng Tứ Chúng đã rất nhiều người tri hành trọn vẹn tinh thần Vô Úy và Bi Trí Dũng để hoằng huy Phật Pháp.  

          Biến cố tháng Tư - 1975, hàng Tứ Chúng của Phật Giáo Việt Nam phân tán người đi kẻ ở. Những Tăng già và Phật tử cư sĩ ở lại trong nước phải gánh chịu sự trấn bức, đàn áp của chính quyền Đảng Cộng Sản. Những Tăng già và Phật tử chọn ra đi thì lạc loài tha phương tìm con đường sinh tồn nơi đất lạ. 

          Nhưng Phật Giáo Việt Nam đã không ngừng sinh động và lớn mạnh, dù dưới bất cứ tình huống nào và bất cứ ở chân trời nào.    

          Sau 28 năm lưu xứ, lần đầu tiên Tổng Vụ Cư Sĩ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại – Hoa Kỳ đã triệu tập một Đại Hội quy mô với tiêu đề “Đại Hội Hội Thảo Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại 

          Đại Hội kéo dài 3 ngày liên tục từ 25, 26 và 27 tháng 04 năm 2003 tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại, tọa lạc ở số 615    North Gilbert Road, Irving, Texas.  

          Chúng tôi tới phi trường Dallas thì đã hơn 10 giờ đêm. Theo lời dặn dò của thầy Thích Tín Nghĩa, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ, chúng tôi đi thẳng tới chỗ Bagage Claim, mặc dù cả hai đều chẳng ai có hành lý gửi đi. Tại đây, chúng tôi nhận ra ngay người tới đón mình qua bộ đồ và nón nâu của Gia đình Phật tử, là anh Hải đã đứng chờ sẵn. Hai chúng tôi về tới Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại lúc hơn 10 giờ đêm  ngày 25 tháng 4 – 03. Trước và sau chúng tôi, chư Tôn đức và Đại biểu Cư sĩ Phật tử từ các nơi tấp nập đổ về. Thầy Tín Nghĩa và sư cô Hạnh Thanh cùng không biết bao nhiêu nhân sự tất bật với những công việc như đưa đón các đại biểu từ xa về, lo chỗ ở, ăn uống v.v... 

          Buổi tối 25 tháng 4 là buổi họp Tiền Hội Thảo. Sáng hôm sau, 26 tháng 4, sau buổi điểm tâm tại sân trước của Tổ Đình dưới những nhà rạp được che trên những dãy bàn dài, Đại Hội Hội Thảo Cư Sĩ Phật Tử Việt Nam chính th ức bắt đầu lúc 8 giờ 30. Sau nghi thức khai mạc đơn giản là lời chào mừng đầy nhiệt tình và cảm động của thầy Tín Nghĩa, trưởng Ban Tổ Chức. Rồi Thư chào mừng Đại Hội của Thượng Tọa Tuệ Sỹ từ trong nước gửi ra được tuyên đọc. Tiếp theo, Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN – Hoa Kỳ ban Đạo từ.... 

          Bắt đầu buổi Hội Thảo, trong chủ đề I :  Vấn Đề Tu Học Và Phát Triển Tín Tâm Của Giới Cư Sĩ, gồm các thuyết trình viên :

          -. Bác sĩ Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng :  Ý Kiến Về Hiện Tình Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hải Ngoại.

          -. Thượng tọa Viên Lý :  Vai Trò Tác Nhân Của Những Cư Sĩ Thời Đại. 

          -. Thượng tọa Thích Nguyên Siêu :  Một Vài Nét Biểu trưng Của Người Cư Sĩ Phật Tử Nơi Hải Ngoại. 

          Cần phải nói là buổi Hội Thảo đã được bắt đầu và xúc tiến một cách lớp lang, xuôi thuận. Tuy nhiên, lại chẳng kém phần hào hứng với những phát biểu của nhiều người sau mỗi bài thuyết trình của các thuyết trình viên. Phần đúc kết đại ý của từng bài thuyết trình và từng chủ đề được ông Trần Quang Thuận và ông Bùi Ngọc Đường đảm trách, với sự góp sức của Thượng Tọa Thích Giác Đẳng. 

          Sau thời gian giải lao và đúc kết chủ đề I và thọ trai, buổi chiều là phần thuyết trình chủ đề II :  Vai Trò Của Giới Cư Sĩ Trong Sứ Mạng Bảo Vệ, Duy Trì Và Phát Triển Đạo Pháp  gồm các thuyết trình viên : 

          -. Thượng Tọa Minh Dung :  Phật Chất Của Người Cư Sĩ Phật Tử. 

          -. Bình luận gia Lý Đại Nguyên :  Cư Sĩ Của Phật Giáo :  Sức Sống Của Đạo Pháp, Nội Lực Của Dân Tộc.

          -. Giáo sư Trần Kiêm Đoàn :  Vai Trò Hộ Đạo Của Người Cư Sĩ. 

          Sau khi giải lao 15 phút, Chủ đề II được đúc kết và rồi thọ trai. 

          Chủ đề III :  Cách Ứng Xử Của Người Phật Tử Thế Nào Để Vừa Giữ Được Tín Tâm, Vừa Phát Huy Đạo Pháp, Vừa Xây Dựng Đất Nước được bắt đầu sau bữa cơm chiều lúc 8 giờ 30 tối. Các thuyết trình viên gồm :

          -. Pháp sư Giác Đức :  Cách Ứng Xử Của Người Phật Tử.

          -. Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả :  Người Cư Sĩ Hải Ngoại Trong Thời Đại Mới.

          -. Bác sĩ Minh Phước Trần Nguơn Phiêu :  Xin Hãy Nghĩ Đến Người Phật Tử Bình Dân.

          -. Cựu trung tướng Tôn Thất Đính :  Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân Về Vai Trò Người Cư Sĩ.

          -. Và sau hết là Cư sĩ Đức Hạnh với chủ đề :  Vai Trò Người Cư Sĩ Đối Với Giáo Hội. 

          Sau khi thảo luận và đúc kết chủ đề III, mọi người chia tay về nơi trọ của mình trong sự mệt mỏi nhưng đầy tin tưởng, hẹn gặp nhau ngày hôm sau. 

          Ngày cuối :  27 tháng 4 – 03, mọi người điểm tâm lúc 7 giời 30, Đại Hội liên tục với chủ đề IV: Tổ Chức và Định Chế Cần Thiết Để Giới Cư Sĩ Có Thể Thi Hành Sứ Mạng Của Mình Một Cách Hữu Hiệu, có 3 thuyết trình viên :  

          -. Thượng tọa Giác Đẳng :  Mô Thức Sinh Hoạt Tu Học Của Giới Cư Sĩ.

          -. Cư sĩ Trần Nghi Hoàng :  Tương Lai Phật Giáo Việt Nam: Phóng Nhìn Từ Hiện Tại.

          -. Cuối cùng là Giáo sư Trần Quang Thuận :  Cơ Cấu Tổ Chức Và Định Chế Sinh Hoạt Của Hàng Phật Tử Tại Gia Trong Các Cộng Đồng Phật Giáo. 

         Chủ đề IV được thảo luận và đúc kết từ 10 giờ đến 12 giờ. Tổng Đúc Kết Hội Thảo bắt đầu từ 1 giờ đến 2 giờ 30.  

          Đại Hội Hội Thảo Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại – Hoa Kỳ bế mạc lúc 4 giờ chiều ngày 27 tháng 4 tại chánh điện Tổ Đình Từ Đàm, sau đó là tiệc trà thân mật.

          Đại Hội Hội Thảo Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại đã diễn ra ba ngày một cách hoàn hảo với rất nhiều công sức của quý thầy và các Phật tử Cư sĩ. Từ việc đưa đón đến ăn uống nghỉ ngơi của quý thầy và các đại biểu từ xa về. Từ tính chất nghiêm túc trật tự trong Phòng Hội Thảo, Ban Kiểm Sát làm việc tích cực. Các thuyết trình viên tôn trọng thời gian tính. Nghị Sự Đoàn năng động và giải quyết mọi gút mắc rất nhanh chóng, hợp lý... Hơn 40 Đại biểu và gần 20 Thầy chia tay mỗi người về lại địa phương hay tu viện của mình với rất nhiều những lưu luyến và bịn rịn. Nhưng tôi tin rằng, trong lòng mỗi người đều mang theo hình ảnh của ngôi Tổ Đình mà ba ngày qua, gần ba trăm người Việt Nam có đủ hàng tứ chúng Tăng, Ni, Nam Phật Tử, Nữ Phật Tử đã cùng nhau đem tấm lòng của mình chia sẻ về những đề tài của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Và tôi cũng tin rằng cũng với hình ảnh của ngôi Tổ Đình thân yêu, là một niềm tin vững mạnh cho Phật Giáo Việt Nam, chờ đợi Bản Tổng Đúc Kết được soạn thảo, như chờ đợi một tương lai tốt đẹp... 

 

BẢN TỔNG ĐÚC KẾT

HỘI THẢO CƯ SĨ PHẬT TỬ VIỆT NAM 

          Do Tổng Vụ Cư Sĩ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ,Văn Phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức ngày 25 đến 27 tháng 4, 2003 tại Từ Đàm Cổ Tự, Dallas, Texas, Hoa Kỳ. 

                             (Phần Tổng Đúc Kết này do Giáo sư Trần Quang Thuận và Giáo sư Bùi Ngọc Đường thực hiện) 

          Bản Đúc Kết này gồm có hai phần :  

         PHẦN I :  Tóm tắt những ý chính dựa vào tài liệu thuyết trình, vào ý kiến phát biểu, theo diễn tiến Hội Thảo.  

          PHẦN II :   Đúc kết ý kiến. Rút tỉa giáo nghĩa, ý kiến trình bày, để đưa ra :  

1/ Vị thế của hàng Cư Sĩ Phật Tử trong tổ chức Phật Giáo và trong xã hội,

2/ Vai trò của người Cư Sĩ Phật Tử trong nhiệm vụ hộ đạo, giúp đời,

3/ Nhận định tình hình, nghịch duyên, thuận duyên .

4/ Đề nghị chương trình hoạt động.  

          PHẦN I :  TÓM TẮT Ý KIẾN THUYẾT TRÌNH, PHÁT BIỂU THEO CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

          Phần Mở Đầu  Mở đầu là Diễn Văn Khai Mạc Hội Thảo của Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ chào mừng, tiếp đón chư Tôn đức giáo phẩm, quí Thiện hữu Tri thức, trình bày  mục tiêu Hội Thảo; Lời Chào Mừng của Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN từ Việt Nam gửi sang; Đạo Từ của Hòa Thượng Hộ Giác, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, GHPGVNTNHNHK/ VPIIVHĐ, nêu ra những điểm chính sau : 

1/ Tăng Già và Cư Sĩ đều là con Phật, cùng đi chung trong Thánh Đạo, cùng có một mục đích giác ngộ và giải thoát  

2/ Tăng Già và Cư Sĩ như hai cánh của con Chim Đại Bàng Phật Giáo. 

          3/ Người tại gia hành đạo khó hơn người xuất gia, vì phải sống giữa cuộc đời ô trược, bị hoàn cảnh chung quanh lôi cuốn, bị gánh nặng gia đình đè trĩu. 

4/ Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bi và trí tuệ. Làm sao có thể vận hành ? 

5/ Người Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại hai vai gánh nặng nhiệm vụ với quốc gia cư trú và nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

6/ Tu đạo phải chăng cách ly và mâu thuẫn với đời ? 

7/ Giáo lý của Phật cao siêu như vậy tại sao đệ tử Phật sống chẳng cao siêu tí nào ? 

8/ Bố Thí là Ba La Mật đầu tiên trong 6 Ba La Mật. 

9/ Trong nhiệm vụ duy trì và phát triển đạo, vai trò củaTăng già và cư sĩ khác nhau. 

          Chủ đề :  Vấn đề tu học và phát triển tín tâm của giới Cư sĩ, tham dự viên được đọc tài liệu của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan : Bổn Phận của Phật Tử Tại Gia, nghe bài tham luận của Bác sĩ Nguyễn Mậu Hưng về Hiện Tình Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại, bài tham luận Vai Trò Tác Nhân của Những Cư Sĩ Thời Đại của Thượng Tọa Thích Viên Lý, bài Một Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải Ngoại của Thượng Tọa Nguyên Siêu. Những điểm chính của các bài tham luận được tóm tắt như sau : 

1/ Khẳng định tín tâm đối với Tam Bảo. Phật Tử tại gia phải qui y Tam Bảo, thọ trì Ngũ Giới, tham gia lễ Bố Tát. 

2/ Hợp tác chặt chẽ với hàng Tăng Ni xây dựng cơ sở, yểm trợ công tác Phật sư. 

         3/ Kiên trì, năng động, dấn thân, thích nghi với hoàn cảnh. Không đánh trống bỏ dùi, không ỷ lại, thắt chặt hàng ngũ, học Phật, tu Phật, thường xuyên tham dự các lớp huấn luyện, nghe băng giảng, đọc sách, đọc kinh, đến chùa, thăm Tăng Ni. Chú trọng phẩm chất hơn số lượng. Nội dung sinh hoạt phong phú hơn: sinh động hóa hoạt động Phật sự. 

4/ Qui tụ chất xám, khai dụng đúng mức. Xác định vị trí của các phong trào cư sĩ đối với Giáo Hội. 

5/ Đường lối thống nhất, không tùy theo cảm tính của cá nhân.

6/ Thiết lập cơ quan truyền thông, Web sites, Internet. Lượng định phẩm chất các băng thuyết giảng và tài liệu Phật học. 

7/ Góp sức giải trừ pháp nạn, xây dựng tự do, dân chủ. 

8/ Tạo dựng niềm tin cho giới trẻ, thế hệ kế thừa. 

9/ Thắt chặt giây liên hệ mật thiết giữa hàng Tu sĩ xuất gia và hàng Cư sĩ tại gia. 

10/ Mở rộng hoạt động ra ngoài cọng đồng. 

          Chủ đề :  Vai trò của người cư sĩ trong sứ mạng bảo vệ, duy trì và phát triển Đạo pháp. Đóng góp vào chủ đề này là bài thuyết trình của Thượng Tọa Minh Dung, Cư sĩ Lý Đại Nguyên trong bài Cư Sĩ Phật Giáo :  Sự Sống của Đạo Pháp, Nội Lực của Dân Tộc, Cư Sĩ Trần Kiêm Đoàn với bài :  Vai Trò Hộ Đạo của Người Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam. Sau đây là những ý chính của các bài thuyết trình : 

          1/ Hàm dưỡng Phật chất. Nuôi dưỡng và triển khai Bồ Tát tâm, Bồ Tát hạnh, làm sáng viên ngọc quí sẵn có. Bớt thị phi. Dấn thân vào trách nhiệm, không chần chờ, thời giờ không chờ đợi. 

          2/ Xác định, khẳng định tầm quan trọng của Bồ Tát Hạnh : Tinh thần Lập Cứ. Lợi tha là tự lợi. Vị thế người Cư Sĩ là vị thế tốt để thực hiện Bồ Tát hạnh. Nếp sống của hàng cư sĩ thuận lợi cho việc hoằng hóa: không xa cách dân. Cách hành xử không nên cực đoan: bỏ toàn thì giờ không màn gia đình, thế sự hay chỉ thỉnh thoảng đến chùa, ngụy biện cho Phật tức tâm, tu đâu cho bằng tu nhà . . .  

          3/ Một tôn giáo hoàn chỉnh phải hội đủ các yếu tố: Giáo Chủ, Giáo Lý, Tu Sĩ, Đền Thờ, Tín Đồ, Giáo Hội. Một tôn giáo dù có vị Giáo Chủ cao cả, Giáo Lý uyên áo, mà không có tín đồ thì sẽ không tồn tại và phát triển. Không có tín đồ, không có Tu sĩ truyền thừa.

          4/ Vị thế đã rõ, thì trách nhiệm lại nhiều. Không nên oán trời, trách đất mà phải biết tự chủ, tự giác. Đừng sợ đạo Phật sẽ bị mai một, chỉ sợ tâm không kiên trì, không phát huy tinh thần chủ động, nội lực của dân tộc. Chủng tử Phật không thể mất.  

          5/ Nếu con người không gặp khổ đau thì tôn giáo không có lý do gì cần xuất hiện. 

          6/ Chính quyền và tôn giáo luôn luôn là nhu cầu của cuộc sống xã hội loài người. Làm thế nào để thăng bằng hai lực lượng này. Tinh thần chính giáo phân ly. 

          7/ Người Cư Sĩ có hai nghĩa vụ đối với Dân Tộc và Đạo Pháp, nói một cách khác đối với Đạo và đối với Đời. Làm thế nào để khỏi lẫn lộn hai nghĩa vụ này. Gánh vác việc đời hay rút lui ẩn dật không phải là hai trạng thái tách rời nhau. Làm thế nào để duy trì tinh thần Văn Hiến Dung Hóa của Phật Giáo. Chiến tranh triền miên từ thế kỷ thứ 16 đến nay tại Việt Nam là sản phẩm của tư tưởng cực đoan. 

          8/ Người Cư Sĩ Phật Tử là chiếc cầu giữa Tam Bảo và cuộc đời thường, giữa hàng xuất gia và quần chúng. Cư sĩ không phải là một giai cấp: quần chúng tính trong cọng đồng Phật Giáo. 

          9/ Vai trò của hàng Phật Tử thay đổi theo hoàn cảnh, thời đại : xây dựng cơ sở nhưng đừng lấy phương tiện làm mục đích. Vai trò đem đạo vào đời, nhưng đừng để đời khuynh loát. Vai trò hộ trì Tam Bảo, đừng quá bảo thủ, đừng quá cấp tiến mà phải hành xử thế trung dung: bảo vệ và phát huy những giá trị chính đáng. Vai trò giáo dục, không những chỉ khẩu giáo mà còn thân giáo: mỗi người cư sĩ là một đại sứ của Phật Giáo. Vai trò đối với lớp trẻ cần tích cực hơn nữa. 

          Chủ đề :  Cách Ứng Xử của người Phật Tử như thế nào để vừa giữ được tín tâm, vừa phát huy Đạo pháp, vừa xây đựng đất nước. Pháp Sư Thích Giác Đức trong đề tài Cách Ứng Xử của người Phật Tử, Cư sĩ Mật Nghiêm trong tài liệu: Người Cư Sĩ Hải Ngoại trong thời đại mới, Cư Sĩ Tâm Tràng trong tài liệu Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật, cư sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang trong tài liệu Sứ Mệnh Chuyển Hoa Con Người và Xã Hội của Đạo Phật qua người Cư Sĩ, Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu qua bài thuyết trình Xin hãy nghĩ đến người Phật tử bình dân, Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính qua bài thuyết trình Về Vai Trò Người Cư Sĩ,  Cư sĩ Đức Hạnh qua bài thuyết trình Vai Trò người Cư Sĩ đối với Giáo Hội, đưa ra những ý chính sau : 

          1/ Cần nuôi dưỡng tiềm năng hay chủng tử Phật bằng Tam Qui, Ngũ Giới, rồi khai triển tiềm năng ấy, áp dụng vào đời sống hàng ngày, qua phương thức chuyên ngành. 

          2/ Nỗ lực hộ pháp của hàng Phật Tử đã đem lại kết quả rất khích lệ: nhiều cơ sở chùa chiền được tạo dựng, nhưng làm sao có thể duy trì những cơ sở này trong tương lai ? Cơ sở vật chất có, nhưng nội dung tinh thần không mấy tương xứng. Có nên phân công phân nhiệm: chư Tăng Ni lo việc hoằng pháp, đào tạo, thành lập giảng sư đoàn, Cư sĩ lo việc xây dựng, bảo trì cơ sở ? 

          3/ Cần khế lý khế cơ trong việc ứng xử của hàng Phật tử tại gia. 

          4/ Quan niệm cho các nuớc theo Phật Giáo kém mở mang cần được phân tích và cải thiện. Là một phần tử của xã hội, hành xử của một người liên quan đến những người khác trong đạo lý Nhân Duyên. Có người cho rằng người Phật Tử không tích cực trong sứ mạng chuyển hóa, vì cho cuộc đời là vô thường đáng nhàm chán, hay vì chưa tin vào đạo lực của chính mình. Vì thế trên phương diện cá nhân phải biểu dương ánh sáng của người Phật tử gương mẫu, trong lãnh vực xã hội dấn thân làm việc, theo tinh thần của Mâu Tử trong Lý Hoặc Luận :  “Con đường đó (đạo Phật) ở nhà thì có thể thờ cha mẹ, làm chủ nước thì có thể trị dân, ở một mình thì có thể trị thân 

          5/ Thấy thật, Nhận thật, Nói thật, Làm thật, Sống thật hay thực hành Bát Chánh Đạo, bỏ ích kỷ nhỏ hẹp, mở rộng lòng từ bi . . . đó là cách ứng xử tốt đẹp của người Phật Tử. 

          6/ Thân giáo, khẩu giáo cần kiện toàn. Phật tử hoang mang, bỏ đạo. Cần có bộ sách Phật Học Cơ Bản trình bày giản dị, dễ hiểu liên quan đến đạo lý và đời sống hằng ngày cho hàng Phật tử tại gia. 

          7/ Cách hành xử chịu ảnh hưởng truyền thống, giáo dục, hoàn cảnh xã hội. Vì vậy phải bồi bổ truyền thống, trưởng dưỡng đức tin, tạo bối cảnh thuận lợi : Học chữ Việt, học lịch sử, văn hóa Việt, ngôi chùa là nơi thanh tịnh, thoải mái cho những người đến lễ Phật, học Phật, tu Phật. 

          8/ Vai trò của Phật Tử ngày càng phức tạp, chức năng ngày càng phức tạp, tuy nhiên cần phải kiên trì, khi nhân duyên hội tụ thì vạn sự thành. Phải đặt trọn vẹn niềm tin vào Giáo Hội. 

          Chủ đề : Dự kiện cần thiết cho hàng cư sĩ tại gia có thể đóng góp hiệu quả công trình hộ đạo và phát triển đạo.  Thượng Tọa Giác Đẳng trong đề tài thuyết trình  Mô Thức sinh hoạt tu học của giới cư sĩ,  Cư sĩ Trần Nghi Hoàng trong bài thuyết trình Tương Lai Phật Giáo Việt Nam phóng nhìn từ hiện tại, cư sĩ Trần Quang Thuận trong bài thuyết trình  Sự đóng góp của hàng Phật tử tại gia trong nhiệm vụ hộ đạo và hoằng đạo qua quá trình phát triển Phật Giáo, đã đưa ra những ý chính sau : 

          1/  Trong bốn mô hình tu học: Dưới chân Thầy, Truyền thống đại học, Tông phái chuyên ngành, y chỉ vào Tăng già, Phật Tử Việt Nam dung hòa cả bốn phương thức, nhưng ngôi chùa trở thành nơi hội tụ, dẫn đạo chủ lực. Phật giáo không muốn đóng khung vào một mô thức nào. 

          2/ Chư Tăng thích nghi rất chậm, thay đổi rất chậm. Khả năng thích nghi ở hàng Cư sĩ. Vai trò của chư Tăng thiên về duy trì, vai trò Phật tử về phát triển. Nếu thích nghi quá đà có thể làm mất bản sắc, có thể là nguyên nhân suy thoái. Nếu thích ứng quá chậm, không thể phát triển, lần lần tiêu mòn. 

          3/ Phải bỏ hình ảnh Phật tử tránh né việc đời, ai làm gì mặc ai. Phải đặt lai vấn đề bổn phận. Phật đâu có bắt Phật Tử phải tụng kinh ngày mấy lần, thắp nhang bao nhiêu cây trên bàn Phật. Tại sao đạo Phật có chiều dài lịch sử với Việt Nam mà Phật Tử Việt Nam đến giờ đây vẫn còn những quan niệm như vậy ? 

          4/ Trước đà tiến của thế giới vào thế kỷ 21, hình ảnh của những nhà sư cầm cờ đi biểu tình theo lệnh của Ban Tôn Giáo trong Mặt Trận Tổ Quốc có phải là hình ảnh gây tín tâm cho Phật Tử, đóng góp xây dựng đất nước ? Trước xu thế thời đại Phật Giáo Việt Nam phải hành hoạt ra làm sao ? 

          5/ Làm sao đem đạo vào đời sống bình thường ? Các chùa nên tổ chức Gia đình Phật tử. Tại nơi không có chùa, nên tập trung tại nhà cùng nhau sinh hoạt. Nếu Tăng Ni, Phật Tử còn bất hòa thì làm sao duy trì và phát triển đạo cho được. Chúng ta đã nhìn rõ mặt nhau chưa ? Hàng rào ngăn cách còn nặng nề ?  Thành trì phe phái có giúp cho việc duy trì và phát triển đạo pháp ? 

          6/ Phật tử tiếp tục đóng vai trò cư sĩ truyền thống, có nghĩa là Tứ Sự Cúng Dường, đến chùa nghe pháp, tri ân báo đức, làm lành lánh dữ, y cứ vào Tăng Ni và tự viện trên đường tu đạo và hành đạo. 

          7/ Vai trò của hàng cư sĩ tại gia thay đổi qua thời gian, đặc biệt khi Phật Giáo lan tràn đến những xã hội có nền văn hóa khác. 

          8/ Sự hợp tác giữa Tăng già và Cư sĩ là điều tối quan trọng trong việc duy trì và phát triển Đạo pháp.

           9/ Hiểu vấn đề không có nghĩa là giải quyết vấn đề, cần có những định chế cần thiết để có thể thực hiện. Cần củng cố nhân sự ở cấp trung ương và địa phương. Cần tinh thần kỷ luật và hệ thống tổ chức. 

          10/ Lòng phụng thờ Tam Bảo (worship) để có thể hy sinh cho đạo, trước đó cần có đức tin (Belief), trước khi có đức tin phải xây dựng tín cẩn (Trust). Thử hỏi nếu không có lòng tín cẩn, làm sao tin tưởng, làm sao phụng thờ ? 

         11/ Không tránh né vấn đề. Phải trực diện và thành khẩn giải quyết. Tăng Ni, Cư Sĩ đóng đúng vai trò của mình. 

          12/ Cập nhật hóa phương thức điều hành : Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu, ước vọng.

Phải có cái nhìn xa, có viễn tượng, rồi mới soạn thảo chương trình hoạt động, qua bốn giai đoạn : thâu thập dự kiện, kế hoạch hóa, thực hiện chương đỉnh, định lượng thành quả. Nếu thành quả chưa đạt được lại phải tìm hiểu dự kiện, trở lại giai đoạn bắt đầu. 

          PHẦN II : ĐÚC KẾT 

          Về Phần Đúc Kết không dựa vào những quan điểm được trình bày theo diễn tiến tuần tự của Hội Thảo, mà được sắp xếp theo dạng thức sau: 

1.- Vị thế của hàng Cư sĩ Phât tử trong tổ chức Phật Giáo.

2.- Vai trò của hàng Cư sĩ Phật tử trong nhiệm vụ hộ đạo, giúp đời.

3.- Hiện tình Phật Giáo, thuận duyên, nghịch duyên

4.- Đề nghị. 

VỊ THẾ

CỦA HÀNG CƯ SĨ PHẬT TỬ TRONG ĐẠO, NGOÀI ĐỜI

          Đây là những tư tưởng có tính cách hướng dẫn, chỉ đạo cho hàng Cư sĩ Phật tử biết rõ vị thế của mình trong tổ chức Phật Giáo, cũng như trong cọng đồng xã hội 

1/ Hai chúng Tăng già và Cư sĩ là cánh mặt và cánh trái của “chim Đại Bàng Phật Giáo”. 

2/ Yếu tính của Phật Pháp là sự vận hành diệu dụng của Từ Bi và Trí Tuệ. 

3/ Phật tử hành đạo giữa đời mà không thấy mình cách ly và mâu thuẫn với người đời. Bỏ hình ảnh Phật tử tránh né việc đời. 

          4/ Chư Tăng thích nghi chậm. Vai trò của chư Tăng thiên về duy trì, vai trò Phật tử về phát triển. Nếu thích nghi quá đà có thể làm mất bản sắc, thích nghi quá chậm, không thể phát triển. 

          VAI TRÒ CỦA HÀNG CƯ SĨ PHẬT TỬ TRONG NHIỆM VỤ HỘ ĐẠO, GIÚP ĐỜI TƯ LƯƠNG CẦN THIẾT ĐỂ CÓ THỂ ĐÓNG ĐÚNG VAI TRÒ : 

1/ Lòng tin sắt son đối với Tam Bảo, qui y Tam Bảo, thọ trì Ngũ Giới. 

2/ Kiên trì không thối chuyển. Sẵn sàng phục vụ, dấn thân. 

3/Thường xuyên trau dồi đức hạnh và khả năng trí tuệ. 

4/ Tôn trọng kỷ luật, thực hành đối đa tinh thần hợp tác, không chia rẽ, không bè phái. 

          HÀNH HOẠT HỘ ĐẠO, GIÚP ĐỜI 

1/ Thực hiện lý tưởng Bồ Tát. Đảm trách công tác thế sự. Đảm trách duy trì cơ sở.

2/ Thường xuyên tiếp xúc với Tăng Ni, thường xuyên đi chùa, thắt chặt giây liên hệ mật thiết giữa hàng Tăng Ni và Cư Sĩ Phật Tử.

3/ Giúp đỡ đào tạo Tăng tài. 

4/ Đóng góp nhân lực vật lực thực hiện chương trình, kế hoạch và thực thi công tác. 

5/ Qui tụ chất xám. 

6/ Giúp kiện toàn tổ chức. 

7/ Giúp hoạt động hoằng pháp. 

         NHẬN ĐỊNH HIỆN TÌNH PHẬT GIÁO : 

Thuận Duyên : 

1/ Chùa chiền cơ sở nhiều. 

2/ Nhiều phương tiện học hỏi, tu tập. 

3/ Nhiều cơ hội tiếp xúc với các bậc cao Tăng, với các truyền thống Phật Giáo. 

4/ Chất xám nhiều. Khả năng tài chánh khá. 

Nghịch Duyên : 

1/ Hàng ngũ Cư Sĩ chưa được tổ chức chặt chẽ. 

2/ Chưa hội nhập đúng mức với các nền văn hóa nơi định cư. 

3/ Chưa trang bị đúng mức ngôn ngữ thời đại. 

4/ Chưa có chương trình huấn luyện lãnh đạo cư sĩ. 

         5/ Sinh họat chùa chiền chưa được phong phú, còn nhiều trục trặc, giữa Tăng Ni và Tăng Ni, giữa Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử, giữa Phật tử và Phật tử. Tinh thần tập thể, sinh hoạt tập thể vẫn chưa được phát huy đúng mức. Làm việc theo cá tính, cảm tính. 

6/ Giới trẻ chưa được quan tâm đúng mức. 

7/ Mức độ người cải đạo, lơ là với đạo ngày càng cao

8/ Chưa áp dụng đúng mức phương thức điều hành tổ chức. 

9/ Chưa lắng nghe đầy đủ tâm tình, bức xúc, ước vọng của quần chúng. 

10/ Lơ là với số phận Phật Giáo, số phận đất nước. 

         ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 

1/ Kiện toàn cơ cấu và nhân sự của Tổng vụ Cư sĩ và đơn vị Phật Giáo địa phương. Đặt nặng tinh thần tập thể trong sinh hoạt chung.  

2/ Soạn thảo chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho Tổng vụ Cư sĩ. 

3/ Mở lớp huấn luyện đào tạo Cán bộ Cư sĩ. 

4/ Tiếp tục tổ chức Hội Thảo về các chuyên đề. 

5/ Tìm cách giải quyết những khó khăn địa phương, đặc biệt quan tâm đến Đoàn Phật Tử tại Orlando

6/ Đề nghị với Giáo Hội soạn tập Phật học Cơ bản. 

7/ Đề nghị với Giáo Hội thành lập tổ chức qui tụ chất xám (Brain trust) 

8/ Đề nghị Giáo Hội gửi văn thư đến đơn vị cơ sở xúc tiến kiện toàn tổ chức, trong đó có Đặc ủy Cư sĩ. 

9/ Đề nghị Giáo Hội lập Ban thẩm định băng học Phật, thuyết giảng.  

        Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại, ngày 27 tháng 04 năm 2003. 

*

*   * 

Chư Tôn Đức và Quý Phái Đoàn,

Quý Chùa Tham Dự Đại Hội Cư Sĩ Của Tổng Vụ 

 

1. Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN-Hoa kỳ,

2.  Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Phó chủ tịch Nội vụ GHPGVNTNNH-Hoa kỳ,

3.  Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Phó chủ tịch Đặc trách liên lạc các châu,

4.  Hòa thượng Thích Trí Chơn, Phó chủ tịch Ngoại vụ,

5.  Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, Phó chủ tịch đặc trách Nghiên cứu Kế hoạch,

6.  Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành,

7.  Thượng tọa Thích Minh Dung, Phó Tổng Thư ký,

8.  Thượng tọa Thích Nguyên An, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự,

9.  Thượng tọa Thích Tín Nghĩa, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ, kiêm Trưởng ban Tổ chức Đại hội

10.  Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa,

11.  Thượng tọa Thích Huyền Việt, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên và Gia đình Phật tử,

12.  Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông,

13.  Giáo sư Trần Quang Thuận, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Nghiên cứu Kế hoạch,

14.  Giáo sư Bùi Ngọc Đường, Tổng vụ phó Tổng vụ Truyền thông,

15.  Giáo sư Nguyễn Long, Tổng vụ phó Tổng vụ Cư sĩ,

16.  Cựu Trung tướng Tôn Thất Đính, Nhân sĩ Phật giáo vùng Orange County, CA.

17.  Bác sĩ Minh Phước Trần Nguơn Phiêu, Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo chùa Giác Hoa vùng Bắc Texas,

18.  Bà giáo sư Phạm Thị Vân, Nhân sĩ Phật giáo vùng Bắc Texas,

19.  Bình luận gia Lý Đại Nguyên, Nhân sĩ Phật giáo vùng Santa Ana,

20.  Bác sĩ và Phu nhân Nguyễn Mậu Hưng, Trưởng đoàn Đoàn Cư sĩ vùng Orlando, FL,

21.  Bác sĩ Tường Quang Nguyễn Minh Vân, Nhân sĩ Phật giáo vùng Orlando, FL.

22.  Giáo sư Trần Kiêm Đoàn, Đh. Đặng thị Hậu, Đh. Hoàng Trọng Được và Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo vùng Sacramento, CA.

23.  Nhà văn, Trần Nghi Hoàng, về từ Thủ đô Hoa Thịnh đốn,

24.  Nhà văn Hoàng Thị Bích Ti, Tổng thư ký toà soạn báo Lẽ Phải cùng Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo vùng Washinbgton DC.

25.  Quý đạo hữu Nguyễn Xuân Đấu, Đặng Duy Đề và Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo hội Học Phật Tịnh Tâm vùng Lincohn, NE.

26.  Cô Diệu Anh, Nhân sĩ Phật giáo và Phái đoàn vùng Houston, Texas,

27.  Đạo hữu Đức Hạnh, Nhân sĩ Phật giáo và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử chùa Phật Đà và Tu viện Pháp vương, San Diego, CA.

28.  Đạo hữu Lam Nguyên, Nhân sĩ Phật giáo và Phái đoàn chùa Cổ lâm, vùng Seattle, WA.

29.  Quý đạo hữu Tâm Lộc Lê Lợi, Hà Phú Dự, Trần Minh Hào và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử thuộc chùa Từ Ân, KY.

30.  Quý đạo hữu Quảng Kim Postma, Lâm Thành Xuân, Trần Văn Hào và Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo Louisville, KY.

31.  Quý đạo hữu Trần Văn Vinh, Trần Nguyên Hùng và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử chùa Phổ Minh, Fort Smith, AR,

32.  Quý đạo hữu Nguyên Trung Võ Xuân và Tâm Hảo Trương thị Ngọc Giao cùng Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo vùng Fort Mith, AR.

33.  Đạo hữu Nguyên Hoàng Vĩnh Kim và Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo vùng Los Angeles, CA.

34.  Quý đạo hữu Minh Hạnh Nguyễn Lạc, Diệu Hoa Hầu Diễm Hoàng Nhân sĩ Phật giáo vùng Covina, CA.

35.  Đạo hữu Minh Kiến, Nhân sĩ Phật giáo vùng North Hills, CA.

36.  Quý đạo hữu Minh Thành, Diệu Phước và Phái đoàn chùa Quang Minh, Chicago,

37.  Đạo hữu Quảng Đạo Phan Huy Lịch, Quảng Ngộ Đỗ Thị Hội và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử vùng Wichita, KS.

          38.  Quý đạo hữu Nguyên Phúc Nguyễn Trần Kim Thuận, Đh. Nguyễn Minh Thu, Đh. Trần thị Đào và Phái đoàn chùa Diệu Đế tại Pensacola, Fl.

39.  Quý đạo hữu Cao Phước Lái, Nguyễn Thanh Ca và Phái đoàn chùa Tịnh Độ, Lafayette, LA.

40.  Quý đạo hữu Nguyễn Văn Tùng, Trần Thị Diệm, Nguyễn Thị Đền và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử vùng LaFayette, LA.

41.  Ob. Bác sĩ Lê Đức Chương, Hội trưởng hội Phật giáo chùa Phổ Quang, tiểu bang Kansas,

42.  Ob. Phạm Thanh Ngôn đơn vị chùa Như lai, Denver.

          43.  Quý đạo hữu Quảng Luận Nguyễn văn Tường (Chủ tịch Cộng đồng), Quảng Cơ Phạm Thanh Long, Quảng Trí Hoàng Ngọc Dũng (Kim Ngọc), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Phúc Thạch, Minh Bản và Phái đoàn Nhân sĩ Phật giáo vùng Dallas, tiểu bang TX.

          44.  Quý đạo hữu Nguyên Mai Lê Xuân, Quảng Huy Huỳnh Thanh Minh, Quảng Khánh Trần Thị Mỹ Xuân và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử vùng Fort Worth, TX,

         45.  Quý đạo hữu Trần Quang Miễn, Thái Còn, Thị Anh Nguyễn Đức, BS. Nha khoa Nguyễn Lương Kiên, BS. Nha khoa Trịnh Bích Hường, Trịnh Ngọc Bằng, Đỗ Trọng Nho và Phái đoàn Cư sĩ Phật tử thuộc Tổ đình Từ Đàm Hải ngoại, 

Đặc biệt :

Trưởng ban Tổ chức :  Thượng tọa Thích Tín Nghĩa,

Đệ nhất Phó trưởng ban : Đh. Quảng Luận Nguyễn Văn Tường, đặc trách điều hợp tổng quát,

Đệ nhị Phó trưởng ban :  Quảng Hằng Nguyễn Thị Bông, đặc trách chương trình vận chuyển, di trú,

Tổng thư ký : Quảng Anh Nguyễn Đình Tuấn Kiệt,

Thủ quy :  Sư cô Thích nữ Hạnh Thanh,

Phó thủ quỹ :  Quảng Kim Nguyễn Kim Phượng, 

Ban Phân phối In ấn Phù hiệu và Tài liệu :  

Huynh trưởng :   Quảng Thành Phan Đình Khanh,

Huynh trưởng :  Quảng Phúc Nguyễn Đình Minh Thịnh,

Huynh trưởng :  Quảng Hương Phan Phương Thảo.           

Ban Trang trí : 

Huynh trưởng :  Quảng Dũng Hồ Chí Cường,

Huynh trưởng :  Tâm Lộc Nguyễn Hải,

Huynh trưởng :  Quảng Cẩm Trần Chí Thạnh,

Huynh trưởng :  Quảng Tuệ Lương Phúc Trí, 

Ban vận chuyển : 

Đạo hữu :  Quảng Huy Huỳnh Thanh Minh,

Đạo hữu :  Nguyên Hỷ Lê Văn Hữu,

Đạo hữu :  Quảng Anh Nguyễn Đình Tuấn Kiệt,

Huynh trưởng :  Nguyên Anh Phan thị Quỳnh Trâm, 

Và toàn Ban Huynh Trưởng cùng Gia đình Phật tử Từ Đàm Hải Ngoại 

Nhóm Chuyên viên đăng tãi đưa chương trình Đại hội : 

Phật Tử   Diệu Anh từ Houston,

Đệ tử     Quảng từ Võ Văn Hiếu, 

Ban Âm Thanh và Ánh sáng : 

Đạo hữu :  Lê Hữu Quỳnh,

Ban Phim ảnh : 

Đạo hữu :  Thị Anh Nguyễn Đức,

Đệ tử :  Như Thảo Lê Anh Thi,

Đệ tử :  Quảng Nguyện Lê Đắc Lân,

Đệ tử :  Nguyên Minh Nguyễn Tấn Quang,

Đệ tử :  Quảng Tuệ Huỳnh Đức, 

Ban tiếp tân : 

Đh. Quảng Bích Ngô thị Như Ý,

Đh. Quảng Hạnh Phước Võ Ngọc Hạnh,

Đh. Minh Bản Phạm thị Hồng Phúc,

Đh. Quảng Duyên Võ Ngọc Hồng,

Đh. Quảng Thục Trần Thị Phương Nhi,

Đh. Quảng Tâm Trần Hồng Hoa,

Đh. Quảng Tĩnh Nguyễn Phương Thanh Trầm

Đh. Quảng Thọ Dương Ngọc Vân Trúc,

Đh. Dương Ngọc Vân Trinh,

Đh. Dương Ngọc Trâm,

Đh. Dương Ngọc Bích, 

Ban Ẩm thực : 

Đh. Quảng Đài Mạch Kim Xuyến,

Đh. Quảng Ý Nguyễn thị Kim Mỹ,

Đh. Diệu Bạch Phan Thị Trắng,

Đh. Diệu Thanh Hồ Bích Liên,

Đh. Tâm Lực Trần thị Xuân,

Đh. Nguyên Phương Trần thị Xuân,

Đh. Nguyên Đào Hồ Đăng Khác,

Đh. Như Hợp Trần thị Diệu Hiền,

Đh. Quảng Hiếu Lê Thị Cang,

Bà Trịnh thị Tùng Lan,

Đh. Diệu Hạnh Bùi Thị Dung

Đh. Quảng Viễn Hồ thị Ngộ,

Đh. Quảng Ngộ Nguyễn Thị Nghi,

Đh.Quảng Hiệp Tôn Nữ Liên,

Đh. Quảng Huệ Hoàng thị Thanh Lan,

Đh. Tâm Hiền Trương Thị Hoa, 

Ban Trật tự : 

Đh. Quảng Quyền Đỗ Trọng Nho,

Đh. Quảng Duyệt Nguyễn Anh Hải,

Đh. Tâm Thảo Trần Ngọc Hiếu,

Đh. Quảng Chính Phạm Dũng,

Đh. Quảng Vân Trần Bùi Huy Phong, 

Ban Vệ sinh : 

Đệ tử :  Quảng Tín Nguyễn Vũ Tâm,

Đệ tử :  Quảng Văn Trần Văn Hóa,

Đạo hữu Trần A Nhi.

01 Lời Nói Đầu
02 Diễn Văn Khai Mạc
03 Đạo Từ Của Hòa Thượng Chủ Tịch
04 Người Cư Sĩ Tại Gia (H.T. Trí Quang:)
05 Thư Gởi Chúc Mừng Đại Hội (T.T. Tuệ Sỹ)
06 Học Phật và Nuôi Dưỡng Tín Tâm (T.T. Tịnh Từ)
07 Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia (H.T. Thắng Hoan)
08 Lối Nhìn Phấn Toái (G.S. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)
09 Hộ Trì Tam Bảo (T.T. Minh Đạt)
10 Tham Luận - Một Vài Nét Biểu Trưng Của Người Cư Sĩ Nơi Hải Ngoại (T.T. Nguyên Siêu )
11 Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật (G.S. Tâm Tràng Ngô Trọng Anh)
12 Người Cư Sĩ Hải Ngoại (Đ.H. Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả)
13 Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân (Trung Tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính)
14 Tham Luận Vai Trò Tác Nhân Của Người Cư Sĩ Thời Đại (T.T. Viên Lý)
15 Bổn Phận Của Người Phật Tử Đối Với Giáo Hội (T.T. Như Điển)
16 Xin Hãy Nghĩ Đến Người PT Bình Dân (BS. Minh Phước Trần Nguơn Phiêu)
17 Một Số Ý Kiến Về Hiện Tình ... (BS. Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng)
18 Tham Luận – Vai trò Giáo Hội (Đ.H. Đức Hạnh)
19 Cư Sĩ Phật Giáo (Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên)
20 Sự Đóng Góp Của Hàng Cư Sĩ Tại Gia (G.S. Trần Quang Thuận)
21 Cư Sĩ và Các Thầy Ngoài Giáo Hội (Đ.H. Nguyễn Xuân Đấu)
22 Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người (G.S. Tâm Huy và Nhà văn Tâm Quang)
23 Đọc Sách Tuệ Sỹ của Nguyên Siêu (Đ.H. Trần Văn Kha)
24 Tham Luận – Vai Trò Hộ Đạo (G.S. Trần Kiêm Đoàn)
25 Tín Tâm Đối Với Giới Cư Sĩ (G.S. Bùi Ngọc Đường)
26 Tương Lai Phật Giáo Việt Nam (Nhà Văn Thiền Quán Trần Nghi Hoàng)
27 Sinh Khi Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam (Nhà báo Hoàng Bích Ti)

Sự Thật Về Vùng Đất La Vang

1 Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
2 Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
3 Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
4 Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
5 Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
6 Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
7 Tản Mạn Ngoài Lề

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Mục Lục Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ
Lời Mở Đầu
Tản Mạn Ngoài Lề
Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3943041
Có 0 Khách Đang Online