Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<October 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
293012345
6789101112
13141516171819
20212223242526
272829303112
3456789
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Bài thơ Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác
Tác giả: Nguyễn Thị Mắt Nâu

Bài thơ Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác

Nỗi Uất Hận Lưu Vong

Nguyễn Thị Mắt Nâu

          Sức mạnh thơ văn thật diệu kỳ

          Hào khí trong như ngọc lưu ly

          Mênh mang khí phách người thi sỹ

          Lướt gió tung mây chẳng sợ gì.

          Và quả là như thế. Sức mạnh của thơ văn thật kỳ diệu. Ví như bài Hịch Tướng sỹ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đã nung nấu ý chí ba quân tướng sỹ, quyết đánh đuổi quân Nguyên.

          Hay là bài “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiêt, đã cổ võ tinh thần binh sỹ trên dòng sông Như Nguyệt, đã đánh lui quân Tống, lấy lại non sông “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư/ Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”, hịch này đuợc coi như bản tuyên bố độc lập của nước Việt Nam.

          Hay như áng thi văn của Hàn Thuyên dưới thời Trần Nhân Tông năm 1282 cũng vậy, làm bài văn tế vứt xuống dòng sông, đuổi con ngạc ngư đi mất

          Thơ văn trác tuyệt, khí thế hào hùng

          Sơn hà mệnh nước ấy của chung

          Gặp khi quốc biến cùng gìn giữ

          Bảo vệ giang sơn thỏa tấc lòng

          Nguời ta bảo sức mạnh của ngòi bút có khi hơn cả một đoàn quân dũng mãnh “Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”.

          Hay là uy thế của “Thề vung gươm tiến ra sa trường” . . .

          Những áng thơ đã từng làm nức lòng kẻ hào kiệt. Cái điều này đuợc thốt ra từ miệng kẻ thất phu, thì người ta bảo đó là NGÔNG. Nhưng nguời xưa có câu “Quốc gia hưng vong/ Thất phu hữu trách” Có nghĩa là ai ai cũng phải có trách nhiệm khi đất nước lâm nguy.

          Trong hội nghị Diên Hồng âm thanh dõng dạc hô lên “Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến/ Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến ! ! ?  Và các bô lão đồng loạt hô to trong Hội nghi Diên Hồng “Quyết Chiến”. Đó là khí thế dũng mãnh và lòng yêu nước dâng cao trong lòng cả sĩ phu lẫn thất phu

          Trong các tuồng tích cổ, hình ảnh tráng sĩ kiêu hùng lặng lẽ mài gươm dưới trăng, hay vung gươm hào sảng thốt lên mà rằng Anh hùng tử khí hùng nào tử - Là hình ảnh tráng sĩ hiên ngang, uỡn ngực, biểu lộ ý chí không bao giờ chịu khuất phục dù đứng trước lằn tên mũi đạn và cả trước cái chết. Xem cái chết tựa nhẹ lông hồng

          “Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao/ Giã nhà đeo bức chiến bào/ Thét roi Cầu vị ào ào gió thu”.

          Than ôi thế sự đổi dời. Ngày nay có phải vì đời sống của thế kỷ hiện đại có quá nhiều phương tiện và tiện nghi huởng thụ, mà chí khí đã hao mòn, hay vì quen huởng thụ, mà đôi khi chỉ cần một miếng đỉnh chung, hoặc chỉ là lời phủ dụ lợi danh, dù chỉ là danh tiếng hão huyền, cũng đủ làm ý chí nam nhi thời văn minh nghiêng ngả, vong quốc, vong thân, vong bản, và dễ dàng gục ngã trước những hứa hẹn vinh hoa hư ảo. - Lòng người lắm trớ trêu: Đói thì thèm ăn. No thì thèm danh

          Tiện nghi vật chất với bạc tiền

          Lòng nguời xoay chuyển hoá đảo điên

          Vinh hoa phủ dụ nguời tham tiếng

          Mờ cả lương tri trước bạc tiền

          Một miếng đỉnh chung là quay quắt

          Khuất phục ươn hèn trước tổ tiên

          Quên cả giang sơn, quên nòi giống

          Mờ cả lương trisống ươn hèn

          Vậy thì, Ai bảo là ngông thì cứ bảo. Nhưng bài thơ Hồ Trường, một thi phẩm nổi tiếng của danh sỹ Nguyễn Bá Trác, đuợc sáng tác vào đầu thập niên 20. Là bài thơ tác giả đã muợn rượu, để ngất ngưởng nói lên tâm sự uất hận của chính mình và của nhiều người khác cùng có chung tâm trạng và hoàn cảnh

          Bài thơ ra đời lúc tác giả lưu lạc ở Trung Hoa, đang đi tìm ý hướng cứu nước, lại vừa khi đứng trước hoàn cảnh trớ trêu giữa bản thân và đất nước. Đúng lúc như thế, nguời chí sĩ đã bắt gặp bài Nam Phương ca khúc, sao mà phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng bi thương đến vậy . . . mà thành ra ý thơ.

          ** Bài thơ Hồ Trường và Nam Phương ca khúc, cho đến nay, đã có ít nhất năm bản in, các bản in không giống nhau. Nhưng vẫn giữ đuợc hào khí trong thơ.

          Và nguời ta bảo bài thơ Hồ Trường nổi tiếng này, đuợc lưu truyền tính tới nay đã trên 88 năm. Để trong những buổi hội họp, nhiều hội đoàn đã đem ra diễn ngâm, khiến nhiều người Việt tị nạn xúc động buồn đau xé ruột. Thậm chí còn có người phẫn kích, la hét và vớ lấy cây gậy của người già, vờ giả làm gươm và ngông nghênh quay cuồng như tráng sĩ nước Yên sắp lên yên ngựa đi thích khách vua Tần.

          Uất hận lưu vong nổi sóng cuồng

          Của người kiếm khách ở bốn phương

          Ngông nghênh khí phách anh hùng tử

          Thịnh nộ uy hùng vọng cố hương

          Người ta bảo NGÔNG là một phong thái quyến rũ trong cuộc sống, và nhất là trong văn học. Nó khẳng định cá tính sắc xảo, độc đáo, qua phong thái ngông cuồng mang tính kiêu hùng bất chấp.

          Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng, vẫn muốn mình ngông hơn nữa, để tự nhận biết mình là ngông mà cuời sảng khoái lên rằng “Lão ngông tự tiếu thái sơ cuồng”, nghĩa là “Tuổi già, tự cười mình cuồng ngông”. Hoặc trong câu :  “Bàng nhân mạc tiếu cuồng si khách”, nghĩa là :  “Nguời bên cạnh chớ cười khách cuồng si” - Ngông chính là thái độ bất mãn của kẻ có tài không đuợc thu dụng và sử dụng.

          Tâm lý Ngông, là muốn vuợt thực tế, để thỏa mãn một nhu cầu giải thoát - Nguyễn Công Trứ cũng ngông nghênh. Một chút rượu vào, là phẫn chí để từ hàng đại tướng xuống làm ông lính trơn. Ông ngang tàng đem ví cái đít con bò cái, với cái miệng của thế gian qua câu thơ “Xuống ngựa lên xe lọ tưởng nhàn/ Lợm mùi giáng tước với thăng quan/ Điền viên đạp đít con bò cái/ Sẵn tấm mo cày bưng miệng thế gian”.

          Trong văn học cận đại, người ngông nhất có lẽ vẫn là ông Tản Đà. Khi rượu vào, ông đã biến cái ngông của ông thành phong cách văn chương “Thơ lưng chất nặng tay buồn rỗi/ Bán áo mà mua giấy viết cuồng” - Tản Đà còn nổi giận khi bị người đời khinh khi, ông ngông nghênh đến độ viết thư đi hỏi con gái của Ngọc Hoàng làm vợ, đến nỗi Trời sai Nam Tào xuống điều tra xem xem lý lịch hư thực thế nào :  “Nam tào tra sổ xét vừa xong/ Sổ đệ trình lên Thượng đế trông/ Bẩm, quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu/ Đày xuống hạ giới vì tội Ngông” - Rồi ông ngang nhiên tung tăng đem rao bán hết Giấc Mộng Lớn, đến Giấc Mộng Con.

          Ông Tú Xương thì ngông kiểu khác, thế này mới khiếp chứ “Lúc túng toan lên bán cả trời/ Trời cười thằng bé nó hay chơi”.

          Còn cái ngông của bài thơ Hồ Trường đuợc thể hiện trong hình tượng, trong thân thế sự nghiệp của tác giả và trong cả điệu thơ. Nó ngông cuồng như hình ảnh của một Lý Bạch, ngất nga ngất ngưởng nhảy ùm xuống nước ôm trăng chết đuối. Cũng như Lưu Linh, đã say khướt say nhè, lột bỏ cả quần áo, trần truồng mà la toáng lên rằng “Trời đất là nhà/ Nhà là quần áo/ Sao các người chui hết vào quần áo của ta”.

          * Và tác giả của bài thơ Hồ Trường là ai ?

          - Là Nguyễn Bá Trác, bút hiệu Tiêu Đẩu, sinh năm Tân tỵ 1881, làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (cùng quê với nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn). Miền đất nhiều tự hào vì mang lại niềm tự hào cho quê hương, phát sinh nhiều tài hoa văn học. Thuở nhỏ Bá Trác học ở Quảng Nam

          Cái đất Quảng Nam lắm người tài

          Người tài nhưng cũng khổ trần ai

          Mênh mang xứ khổ sinh hào kiệt

          Địa linh nhân kiệt lắm nhân tài

          Năm 1906, Bá Trác thi đỗ cử nhân, khoa Bính Ngọ ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du. Ông ra Hà Nội học tiếng Pháp. Và năm 1908, ông sang Nhật du học. Nhưng cũng năm ấy dưới sức ép của Pháp, chính phủ Nhật giải tán phong trào Đông Du. Ông phải sang Trung Quốc, rồi trở về Hà Nội Việt Nam.

          Năm 1914, làm ở phòng báo chí, phủ toàn quyền Đông Dương, và làm chủ bút phần Hán văn, cho tờ Cộng Thị cho đến năm 1916. Ông đã từng theo cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh và Kỳ ngoại hầu Cường Để chống Pháp.

          Ngày 10/7/1907, Pháp Nhật ký hiệp ước thương mại. Nhật vay 300 triệu quan Pháp, để có nhiều quyền lợi khác, và trục xuất các thanh niên Việt Nam đi theo phong tào Đông Du buộc phải về nước. Rồi cũng ngay năm ấy, chính phủ Nhật giải tán phong trào Đông Du

          Biết ông có tài, năm 1916 Pháp cho ông làm nhà biên khảo ở phòng báo chí Phủ Toàn Quyền Đông Dương. Với mục đích kêu gọi thanh niên trí thức Việt Nam hợp tác với Pháp

          Phủ dụ thanh niên chống quốc gia

          Lênh đênh hải ngoại sống xa nhà

          Long đong hết Nhật rồi Trung Quốc

          Trở về Hà Nội với xót xa

          Chống Pháp Đông Du quay cuồng mãi

          Trí thức Việt Nam nhiều bôn ba.

          Năm 1917, dưới sự bảo trợ của trùm mật thám đông dương Louis Marty. Phạm Quỳnh sáng lập tờ Nam Phong tạp chí, Nguyễn Bá Trác đảm nhận làm chủ bút phần Hán Văn.

          Sau khi thôi việc ở báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá Lý Bộ Học, qua các chức vụ :  Tuần Vũ Quảng Ngãi, Thị Lang Bộ Binh, Tổng Đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định

          Tháng 8/1945, thì Việt Minh nắm chính quyền, đem ra xử bắn công khai ở Quy Nhơn, Bình Định

          Ngoài nhiều bài viết trên tờ Nam Phong tạp chí từ 1917 đến 1932. Nguyễn Bá Trác biên sọan khá nhiều tác phẩm như :

          - 1/ Cổ Học Viện Thư Tịch, gồm 11 quyển, soạn cùng Nguyễn Tiên Khiêm.

          - 2/ Hoàng Việt Giáp Tí niên biểu (1925).

          - 3/ Bàn về học thuật nước Tầu 1918.

          - 4 /Hạn Mạn Du Ký 1920 và 1921. Đông Kinh Ấn Quán, Hà Nội in lại.

          - 5/ Bàn về Hán học 1920.

          - 6/ Hương Giang mộng 1920.

          - 7/ Ngã An Nam Dân tộc Nam Tiến Chí 1921.

          - 8/ Mấy lời chung cáo của các nhà nho 1921.

          - 9/ Nguyễn Bá Học Tiên Sinh Chi Luợc Sử Cập Kỳ Di Ngôn (1921).

          - 10/ Du Thanh Hoà ký (1921).

          - 11/ Hán học Văn học Khảo lựơc (1932)

          - Tuy ông biên sọan nhiều như vây, nhưng tuyển tập đựợc nhiều người biết tới là Hạn Mạn Du Ký (Đi chơi phiếm). Một thiên ký sự bằng chữ Hán gồm 14 chương, về sau ông dịch sang Việt văn rồi cho đăng trên báo Nam Phong tạp chí từ số 38 đến số 43 vào năm 1920.

          * Bài thơ Hồ Trường đã đăng trên Nam Phong Tạp Chí năm 1920. Một bài thơ mà trước đây những thanh thiếu niên có lòng yêu nước, đã ngâm diễn để chia sẻ nỗi lòng sầu hận về thế thái nhân tình, về tình thế nhiễu nhương trong thời lòng dân xôn xao với hiện tình đất nước.

          Ngày xưa Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách. Ngày nay Quốc gia lâm nguy, sĩ phu duờng như còn đâu đó còn lơ mơ chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Nếu có như vậy, âu có lẽ cũng là cái khác biệt của nguời thời xưa với nguời đời nay vậy ! !

          * Nguyên nhân sáng tác ở những lời mở đầu, Nguyễn Bá Trác cho biết như sau :  “Tôi về nước đã 5 năm nay. Kể từ năm bước chân đi 1908, đến khi trở về Saigon giữa tháng 8/1914. Tính đốt ngón tay, một dạo phiếm du, thoáng chốc đã sáu năm có lẻ. Loanh quanh trong nước một năm. Tạm trọ ở Xiêm La muời ngày làm khách. Qua Nhật Bản một tháng. Rồi lại sang Trung Hoa. Bao nhiêu thương nhớ, qua tỉnh lớn như Ba Thục miền tây, U Uyên đất bắc, Quế Việt cõi nam . . . đều là chỗ mà mình đã lưu lại ít nhiều dấu xe dấu ngựa. Nay, chỉ là đem những đuờng lối phong cảnh đã đi qua trên đất khách, chép nhặt vài nơi thế thôi. Còn những chuyện chi chi thì không nói đến”.

          Đất khách soi mòn gót lãng du

          Nhật Bản Xiêm La bước mịt mù

          Ngày tháng phiêu du nơi Trung Quốc

          Uất hận lưu vong sầu âm u

          Khao khát dừng chân về đất nước

          Xứ sở xa khơi khói mịt mù

          Khi đề cập đến tác phẩm này, nhà nghiên cứu văn học Phạm Thế Ngũ đã viết rằng :  “Câu Việt văn khá mạch lạc, đôi chỗ đăng đối du dương. Những tình tiết ly kỳ cuả cuộc phiêu lưu trên đất lạ, đã đem lại cho sự việc nhiều điều hấp dẫn. Nhất là với các nhà nho của nước ta thời ấy, cũng từng mơ cái mộng Đông Du. Nếu không phát tiết, thì trí não cũng chứa đầy những kỷ niệm về danh nhân, và danh lam thắng cảnh Trung Hoa”.

          Ngày xưa rõ ràng Trung Hoa là thần tượng của các cụ nhà mình. Cả nữ giới cũng vậy. Cho nên đọc Hạn Mạn Du Ký thật là thú vị.

          Bà Tương Phố cũng từng gối đầu trên Nam Phong tạp chí kê ở đầu giường để đọc du ký của ông Quỳnh (tức Phạm Quỳnh), và ông Trác (Nguyễn Bá Trác), để mộng du đất Pháp, đất Tàu.

          Ông Dương Quảng Hàm khi làm sách Quốc Văn Trích Diễm 1925, dành hẳn cho thiên du ký của Nguyễn Bá Trác hai bài trích dẫn. Đó là bài Đuờng Đi Hương Cảng và Điếu Kim Lăng . . . đủ thấy đọc giả đương thời yêu thích thuởng thức văn chương đến duờng nào

          Một thuở thời nào rất hiếm hoi

          Đọc giả hân hoan cất dành coi

          Ngày nay thừa thãi không còn quý

          Vương vãi cho nên hóa thành giòi

          Và trong tập quốc văn này có khúc ca phương Nam do ông dịch, giúp ông thêm nổi danh.

          Sau đây là bản phiên âm Hán Việt trích từ Nam Phong tạp chí của Dương Bá Trạc do nhà biên khảo Phạm Hoàng Quân sao chép lại

          “Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thuờng/ Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương/ Hối đầu nam vọng mạc vô cực /hề/ thiên vân nhất sắc đồ thương thương/ Lập công bất thành, học bất tựu, thiết tráng hữu cơ thời, hề, toại thị bách niên thân thế khu âm dương/ Phủ chuởng cuồng ca vấn tư thế/ Mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư thương// . . . Còn nữa nhưng tạm dịch nghĩa của đoạn này cái đã = Kẻ truợng phu, sống mà không vạch gan, bẻ cột, lo giềng mối cho đời/ Rong chơi 4 biển, quê hương ở nơi đâu/ Quay đầu trông về Nam, mịt mù vậy hỉ ?/ Trời mây nổi màu xanh ngắt/ Lập công chẳng đuợc, học không xong/ Trai trẻ có bao lâu/ Ngồi ngó trăm năm đuổi cuộc sớm chiều/ Ta quăng chén ruợuđầy vào mưa núi tây một trận sao lênh láng/ Ta quăng chén ruợu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác/ Ta quăng chén ruợu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có nguời há miệng điềm nhiên say tràn/ Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm/ Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng/ Cớ gì sụt sùi sầu cố hương// - Khí phách nam nhi chí ở 4 phương "Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái/Cái công danh là cái nợ nần” . . .  Nhưng rồi hầu như ai cũng thích mang nợ vào thân. Để thi hào Nguyễn Du lại thì thầm mà bảo “Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần hay xa”

          Nam nhi bốn bể là nhà

          Cũng như con bướm la đà ngoài sân

          Giang tay trời đất hóa gần

          Rồi như cánh bướm phù vân là đà

          * Hồ Trường (nghĩa đen chỉ là chiếc nậm rượu) được trích từ phiên bản Hán Việt trong tuyển tập Hạn Mạn Du Ký (còn nghĩa bóng là ký sự của cuộc đi chơi phiếm) đuợc phát hành vào năm 1920 do dịch gỉả Dương Bá Trạc chuyển dịch, đăng trên Nam Phong tạp chí số 41. Mà cho đến ngày nay, bài thơ này đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các văn nhân, thi sỹ, của các học giả, và cả các nhà nghiên cứu lịch sử văn học, để mà diễn bàn và khảo cứu về nguyên bản của bài thơ. Cái tên Hồ Trường, cũng là do người đọc đã trích chữ trong lời ca mà gọi, chứ không phải do Nguyễn Bá Trác đặt ra. Bài này nằm ở chương 10 tập Hạn Mạn Du Ký.

          Trong chương 10 này, tác giả cho biết đó là ở thời điểm khoảng năm 1912, câu chuyện kể rằng, khi ông lưu lạc đến Thượng Hải, ông gặp người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát thật hay (giọng Quảng Đông).

          Thế rồi vào đêm nọ, hai người đi uống rượu, khi rượu đã ngà ngà. Nguời khách Nguyên Quân ấy, đứng dậy mà hát, sau này khúc hát ấy đuợc gọi là Nam Phương Ca Khúc.

          Vô tình ở bàn bên cạnh, có võ quan họ Lưu, nguời Trực Lệ, nghe hát, chạy sang hỏi bài hát ấy điệu gì, và đuợc Nguyên Quân trả lời rằng “Ấy là 1 điệu hát đặc biệt ở phương nam”. Người họ Lưu mới sảng khoái thốt lên :  “Ồ. Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái. Nam Phương mà có điệu hát hay đến thế hay sao ?”. Và nguời họ Lưu kia, xin đuợc chép ra giấy lời ca ấy để giữ mà xem.

          Câu chuyện trong quán rượu với tâm sự khảng khái qua lời ca, sảng khái qua chung rượu, của người bi sỹ tha hương, khiến chúng ta mang mang hình dung hình ảnh trong các truyện kiếm hiệp của Kim Dung, đã một thời làm say đắm lòng người trước 75.

          Ta tráng sỹ hề đường xa mờ bụi

          Chí khí quật cường ngang dọc xá ngại chi

          Nhìn quê hương xa cách nỗi sầu bi

          Mang chí cả dấn thân vì sông núi

          Chí nam nhi là non sông ngóng đợi

          Trường giang kia dậy sóng ầm ầm

          Ta mơ ngày thấy lại ánh quang vinh

          Trời cao xanh quên nỗi bất bình

          Ta sẽ hát trong ánh trăng huyền diệu.

          Khi giới thiệu bản dịch Nam Phương ca khúc, Phạm Thế Ngũ đã viết :  Trong Hạn Mạn Du Ký, đặc biệt nhất là có một bài ca dao do chính người bạn là tác giả đã gặp ở Thụơng Hải, cũng cùng trong cảnh đào vong vì quốc sự, nên thường hay nghêu ngao hát những khúc ca muợn chén tiêu sầu nơi lữ điếm. Bài ca ấy khiến độc giả thời đó, nhất là những người thuộc lớp người cách mạng, ai cũng ưa thích và học thuộc để ngâm nga.

          * Và sau đây là bản phiên âm Hán Việt trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Bản dịch của Dương Bá Trạc do nhà biên khảo, Phạm Hoàng Quân sao chép, Nguyễn Bá Trác dịch từ bài Nam Phương ca khúc :  “Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường/ Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha phương/ Trời nam nghìn dặm thẳm/ mây nước một màu sương/ Học không thành/ Danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc/ Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường/ Hồ trường !  Hồ Trường !  ta biết rót về đâu/ Rót về đông phương, nước bể đông chảy xiết sinh cuồng loạn/ Rót về tây phương, mưa tây sơn từng trận chứa chan/ Rót về bắc phưong, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương/ Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có nguời quá chén như điên như cuồng / Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta ta hay/ Nam nhi sự nghiệp nơi hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

          * Theo ông Vũ Ngọc Phan trong cuốn nhà văn hiện đại, thì đến nay vẫn có lầm lẫn giữa Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác và Tuyết Huy Dương Bá Trạc (Dương Bá Trạc là bào huynh của giáo sư Dương Quảng Hàm) cũng là nhà văn có tác phẩm ấn hành khoảng giữa thập niên 20 và cũng viết trên tờ Nam Phong Tạp Chí

          Rắc rối linh tinh cái bản quyền

          Trùng tên khác dấu lại truy nguyên

          An Nam tên chữ là như vậy/

          Rắc rối nhưng rồi vẫn y nguyên

          Bài thơ Hồ Truờng đang lưu hành hiện nay là nghe trau chuốt nhất, và đuợc nhiều nguời ưa chuộng, đó là bản trong cuốn băng cassette do chính ái nữ của tác giả thực hiện, qua giọng ngâm của Lệ Ba và Tôn Thất Hanh ở Canada phổ biến. Trong cuốn băng đó có lời của ái nữ nhắn nhủ hai con là :  “Bài thơ Hồ Truờng là bài thơ chí khí của ông ngoại, nhưng đó cũng là chí khí muôn đời của thanh niên”. Khi soạn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, Dương Quảng Hàm có trích một bài nữa trong Hạn Mạn Du Ký của Nguyễn Bá Trác, đó là tập “Quanh Đuờng Vuợt Ra Khơi” do nhà xuất bản Trung tâm Học liệu Saigon, ấn bản lần thứ muời vào năm 1968.

          Chí khí can truờng vuợt biển khơi

          Truờng giang sóng vỗ ngời ngời biển xanh

          Nam nhi chí cả tan tành

          Tung mây lướt gió trời xanh nắng vàng.

          - Qua bài thơ Hồ Truờng, chúng ta thấy lời thơ lập đi lập lại, nhắc nhiều đến người phương nam. Nguời phương nam ở đây là chỉ người miền Lĩnh Nam Trung Quốc. Còn chữ “Chiết hạm” trong lời thơ có nghĩa là “Bẻ cột”.

          Điển tích “Bẻ Cột” xuất phát từ sách Hán Thư, truyện Chu Vân thời Hán Thành Đế như sau :  Chu Vân tâu vua đòi giết An Xương Hầu Trương Vũ, vua nổi giận giết Chu Vân. Khi bị bắt lôi đi, Chu Vân uất ức bám tay vào cột điện, đến nỗi cung cột điện bị cong vòng vặn gãy. Thế mà khi cho sửa sang lại cung điện, ông vua đã ra lệnh giữ nguyên dạng phần cột bị gãy, nhằm mục đích giữ lại hình ảnh đó, để biểu dương 1 lời nói ngay thẳng và thẳng thắn. Và đời về sau đã dùng chữ “chiết hạm” để chỉ hành vi dũng cảm trong việc dám dùng lời lẽ can gián vua

          Chơi với vua như là chơi với cọp

          Chẳng biết lúc nào cọp quào cấu nhe răng

          Có lúc hiền lại có lúc hung hăng

          Tâm sinh biến động lăng xăng khó luờng

          Còn chữ cương thuờng thì ai cũng biết là do chữ tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ). Và ngũ thường (là :  nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) ghép lại

          Chúng ta chưa có Hàn Lâm Viện nên từ ngữ tiếng Việt không biết lấy đâu làm chuẩn. Nên tuỳ địa phương, nương theo thông thường mà xử dụng

          Chữ Nôm, chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ La  tinh, đã phát sinh nhiều lầm lẫn, ví dụ như lúc đầu là “Thoi vật ông vải” từ lúc nào biến thành “ma vật ông vải” . . . rồi cứ thế thành “thành văn” của đại chúng

          Dù thế nào bài thơ Hồ Truờng đã tạo đuợc cái hào hùng khí phách trong văn thơ giữa cánh đồng văn chương ủy mị than mây khóc gió của một thời lãng mạn chỉ viết tràn ra những lời rỗng tuếch ủ ê vô bổ, ví như lời trong bài Hành Phương Nam của Nguyễn Bính “Nguời ơi buồn lắm mà không khóc/ Mà vẫn cuời qua chén ruợu đầy/ Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén/ Ta với nhà ngươi cả tiếng cuời/ Dằn chén hắt cao đầu cỏ dại/ Hát rằng phương nam ta với nguời” . . .

          Ngày nay, có nguời vẫn phân vân Nguyễn Bá Trác có phải là tác giả của bài Hồ Trường không ?

          Nhưng mặc kệ, sau 1975, trên bàn nhậu sơ sài của những người thất chí, và của ai say sưa đâu đó, vẫn xuất hiện bài thơ mang tên Hồ Trường, dù bài thơ đựơc ngâm lên với đủ chất giọng. Lời thơ kiêu bạc, pha lẫn hùng tráng, lại bi ai, khiến những ai thất cơ lỡ vận cũng một phen ngậm ngùi nghĩ đến phận mình. Ví dụ lớp nguời buông tay súng về quê làm ruộng. Những sĩ quan mãn hạn tù trở về đạp xích lô, ba bánh . . . vv... Nghe bài thơ Hồ Truờng, cũng cảm khái và thấy gần gũi với mình sao sao đó. Họ biết đến tên Nguyễn Bá Trác, nhưng thân thế nguời tác giả này thì không biết gì mấy. Nhưng những lời thơ chí khí và hùng tráng =Hồ Trương, Hồ Truờng Ta biết rót về đâu / Chí ta ta biết lòng ta ta hay/ Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ/ Hà tất cùng sầu đối cỏ cây// . . .  Tâm can kẻ nam nhi lại bừng bừng rúng động, điên cuồng. Để hết chén này đến chén khác. Ruợu rót vào lòng. Ruợu chảy ra môi, cho tan nỗi nhục nhằn bi thiết. Tan nỗi buồn lưu vong vất vuởng

          Chí khí nam nhi đến lạ lùng

          Lạnh lùng như gió thổi qua song

          Thoáng đâu chùng nhão mềm như lụa

          Ấm áp tột cùng trong long đong

          Thê lương đứt quãng tơ chùng nhão

          Nắn phím buông dây khẽ động lòng

          - Nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng bi thiết kêu lên “Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ/ Một đôi người u uất nỗi chơ vơ/ Đời phiêu bạt không dung hồn giản dị/ Thuyền thuyền ơi, xin ghé bến hoang sơ/ Men đã ngấm bọn ta chờ tắt nắng/ Treo buồm cao, cùng cất tiếng hò khoan/ Gió đã thổi nhịp trăng chiều hiu hắt/ Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan”.

          Thi nhân, chí sỹ, hào sảng hơi men. Ngất nguởng trong hồn thơ, đau thương hiện tình đất nước, u hoài kiếp sống tha hương . . . tất cả là chí khí.

          Người xưa chí khí vun cao

          Ngất nga ngất ngưởng tự hào trào dâng

          Tình yêu tổ quốc xa gần

          Tha hương viễn xứ bâng khuâng đáy lòng

          Yêu người yêu cả non sông

          Quyết không tha hóa, chờ mong một ngày

          Chờ mong một ngày quê hương đẹp tươi trở lại để cùng chung tay đắp xây nền văn hóa, như câu chuyện yêu văn hóa của một nhà văn hóa. Đó là chủ nhân nhà sách Khai Trí trên đuờng Lê Lợi của Saigon trước 1975.

          ----> Ông Nguyễn Hùng Trương, mà nguời Saigon thời đó quen gọi ông là ông Khai Trí - Một nguời quảng bác, ít nói về bản thân mình, nên ít nguời biết ông là tấm gương sống động. Từ 2 bàn tay trắng mà thành nhà kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền nam trước 1975.

          Ông Nguyễn Hùng Trương sinh 1926 tại Thủ Đức. Mất 11/3/2005. Sau 2 tuần nằm bệnh viện. Thọ 80 tuổi - Thân thế như sau :  Thuở nhỏ ông thường nhịn ăn sáng, dành 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc - Ông học truờng Pétrus Ký Saigon, và đuợc sắm một cái xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà (Saigon Thủ Đức 12 cây số). Sách báo ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài. Đầu năm 1940, ông đã lập đuợc 1 tủ sách có giá trị. Bạn bè thấy ông có nhiều sách báo, nên hay nhờ ông mua giúp. Có lần có 5 nguời bạn nhờ mua sách, ông mua hẳn 10 cuốn để đuợc huởng qui định 30% hoa hồng của quán sách cho. Số sách dư lại, ông ký gửi ở quán sách, 3 hôm sau chủ quán hỏi loại sách đó còn không, thì đem tới tiếp, vì số sách gửi đã bán hết

          = Ham đọc sách từ khi còn trẻ/

          Ý tưởng nhiều mới mẻ trẻ trung/

          Kiến thức du nhập thung dung/

          Tiết kiệm để dùng vào việc kinh doanh//

          - Từ sự việc nho nhỏ đó, từ khi còn là học trò, ông nảy ra ý định mua sách báo nước ngoài về gửi nhà sách bán. Sách ông chọn là sách có giá trị và quý hiếm. Lúc đầu mua ít, sau bán chạy, ông mua tăng lên tới vài chục cuốn.

          - Nhờ tiết kiệm, năm 1952, ông Khai Trí đủ vốn mở hiệu sách nho nhỏ ở số 62 đường Bonard (Lê Lợi), đó chính là nhà sách Khai Trí, mà ngày nay gọi là nhà sách Saigon.

          - Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ mà không phải mua. Các nữ nhân viên ăn mặc đồng phục, vui vẻ ân cần, đứng rải rác quan sát trông nom lịch sự kín đáo

          - Vào thời ấy, đó là cách phục vụ khá mới mẻ, văn minh và đuợc khách hàng ủng hộ. Nhờ vậy nhà sách đuợc mở rộng thêm hai căn liền kề nhau với nhiều tầng lầu

          = Phục vụ khách hàng khá văn minh/

          Đầu tư suy nghĩ của riêng mình/

          Mở mang khai trí là khai mở/

          Con đuờng Lê Lợi càng thêm xinh/

          Khai phóng tư duy về văn hóa/

          Nhờ thế Saigon càng văn minh//

          - Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản với những đầu sách đuợc chọn kỹ càng và phong phú - Một thú chơi nũa của ông HùngTương là sưu tầm sách báo. Chỉ riêng tờ Le Monde bằng Pháp ngữ, ông đã có từ số đầu tiên cho tới số báo 30/4/1975. - Ông cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương tờ báo thiếu nhi và soạn giả của nhiều sách giá trị --Trong 10 năm, từ 1993-2003, ông biên soạn 15 cuốn sách :

          > Thơ tình Việt Nam.

          > Thế Giới chọn lọc.

          > Quê em mến yêu.

          > Làm con nên nhớ.

          > Chánh tả cho nguời miền nam.

          > Huế mến yêu.

          > Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam . . .

          - Nhà văn Nguyễn Thụy Long, (tác giả cuốn Loan Mắt Nhung, cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền bắc sau 1975, hết lời ca ngợi) - Có bài viết có nhan đề “Vĩnh biệt ông Khai Trí”, trong đó nhắc đến cảnh buồn thương của ông sau 75.

          = Văn hóa khác miền nên khác nhau/

          Nhân sinh vì thế bị đổi màu/

          Nhưng văn là đẹp là trong sáng/

          Vì thế phải cùng nhau nâng cao/

          Oan oan tương báo chiều hiu quạnh/

          Sự nghiệp tiêu tan gió nghẹn ngào//

          --- Ông Khai Trí qua đời vì sức già lực kiệt. Sau nhiều năm cố gắng xin lại tiệm sách đã bị tịch thu trong đợt bài trừ văn hoá 1976. Nhiều tác phẩm bị đốt. Nhiều văn nghệ sĩ bị bắt. Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm vì kinh doanh văn hóa.

          Ngày nay nhà sách Khai Trí của ông mang tên Phahasa giữa thành phố Saigon hoa lệ.

          = Thế thái nhân tình cuộc đắng cay/

          Nhân sinh phù phiếm giữa ban ngày/

          Lý tưởng tiêu tan mang hờn tủi/

          Nước mắt nhạt nhòe trong mi cay/

          Xót thương một kiếp người tích cực/

          Thấp thoáng mộng chiều như mây bay/

          Đam mê sách báo đời mơ ảo/

          Thời thể xoay vần bỗng trắng tay//

          - Trong khung cảnh của một buổi chiều bâng khuâng nơi hải ngoại, khi dừng chân ở góc đuờng nào đó, chúng ta thử hình dung hình ảnh một nguời đàn ông đứng lặng câm, nhìn đăm đăm vào cửa tiệm sách Khai Trí. Đấy là nguời đàn ông đam mê sách báo. Cả một đời ham mê, và đóng góp tích cực cho nền văn hóa của một xã hội, tạm gọi là vàng son ngày cũ

          - Cái bóng âm thầm lặng lẽ ấy, chắp tay sau lưng đứng nhìn đăm đăm vào cửa tiệm sách báo của chính mình... nay trở thành quá vãng. Rồi vài nguời bước đến gật đầu chào, khe khẽ hỏi

          - “Tiệm sách ra sao rồi ?”.

          Cái bóng xiêu vẹo ấy cuời rất nhạt, thở ra rất nhẹ và chép miệng thật mơ hồ :

          - “Chắc phải đến năm 3000 thì may ra”.

          Ồ, ông ơi

          = Sao ông không cố đợi nguời ta/

          Hoàn trả ông trong kiếp sa bà/

          Chưa chi đã vội sang bên kia thế giới/

          Lủi thủi than phiền với hồn ma/

          Cảm thương chủ sách nhà Khai Trí/

          Xin kính dâng người một vòng hoa/

          Tưởng niệm vong linh người quá cố/

          Mong ông vĩnh viễn được an hòa/

          Một chút nhớ nhung con đường cũ/

          Lê Lợi hôm xưa về cùng ta/

          Lệ dâng nước mắt chan hòa/

          Ép dòng dư lệ nhạt nhòa cố nhân/

          Văn chương văn học ân cần/

          Nam nhi nhỏ lệ thế nhân vẫy chào/

          Hồ truờng một thuở bay cao/

          Lưu vong u uất lệ trào bờ mi/

          Cao xanh thăm thẳm còn ghi /

          Ruợu kia rót chén sầu bi ngàn trùng//

          “Hồ truờng Hồ truờng ta biết rót về đâu/

          Nào ai tỉnh nào ai say/

          Chí ta ta biết lòng ta ta hay/

          Nam nhi sự nghiệp nơi hồ thỉ/

          Hà tất cùng sầu với cỏ cây” . . .

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Quan Điểm Của Một Phật Tử Trước Vấn Đề Ăn Thịt Chó
Đọc sách Pháp Môn Tịnh Độ của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến
Văn Bằng Dại Học Thật Hay Giả
Trung Hiếu Là Nền Tảng Đạo Đức Của Dân Tộc
Tại Sao Vũ Hoàng Chương Bị Bắt Vào Nhà Tù Khám Lớn ?
Người Quảng Khơi Dòng Cho Nhạc Bolero Việt Nam
Trung Hiếu Là Nền Tảng Đạo Đức Của Dân Tộc
Khỏa Lấp Lịch Sử
Hiện tượng “hát nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa” ở trong nước
Bệnh Tiểu đường ngày nay là một đại dịch toàn cầu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3640543
Có 0 Khách Đang Online