Đọc bài
"Vụ Chùa và Tháp Báo Thiên"
Của Lữ Giang
Trần Chung Ngọc
Eh ! Lữ Giang, alias Tú Gàn, alias Nguyễn Cần ! Here we go again !
Vào Vietcatholic [đã Việt (a particular) thì không thể catholic (universal) ] tôi thấy bài "Vụ Chùa và Tháp Báo Thiên" của Lữ Giang. Lữ Giang lại viết bậy như thường lệ nhưng tôi không có nhiều thì giờ nên không viết hẳn một bài phê bình, chỉ có vài comments màu xanh để trong dấu ngoặc […. ] bên cạnh những câu viết tầm bậy của Lữ Giang,
Lữ Giang : Trong khi Giáo Phận Hà Nội và nhà cầm quyềm Hà Nội đang thảo luận về việc trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ ở số 42 phố Nhà Chung, Hà Nội [Đây là vấn đề làm loạn của giáo dân do TGM Ngô Quang Kiệt xách động, và Nhà Nước đã ra văn thư cảnh cáo, không làm gì có chuyện "đang thảo luận để trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ ở số 42 phố Nhà Chung, Hà Nội", vốn là đất đi ăn cướp của Phật Giáo ]
Lữ Giang : Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc đã huy động hai cơ quan tôn giáo vận của Đảng và Nhà Nước là tờ Công Giáo và Dân Tộc của nhóm Công Giáo quốc doanh và trang nhà phattuvietnam.net, cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) , thường được gọi là Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh hay Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước, bày trò phá rối. [Quốc doanh thì sao? Làm việc cho "quốc" chẳng hơn là làm nô lệ cho Vatican hay sao? Thật là không biết nhục còn mở miệng nói "quốc doanh" làm như "quốc doanh" là có tội. Tội với ai, với quốc gia hay với đám nô lệ Vatican? Đưa ra những sự thật lịch sử về từ đâu mà Chùa Báo Thiên trở thành đất nhà chung không phải là bày trò phá rối, đó là để người Ca-Tô hãy nhìn lại lịch sử của giáo hội Ca-Tô trong thời thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. ]
Lữ Giang : Ngày 15.2.2008, tờ "Công Giáo và Dân Tộc" số 1644 do Linh Mục Trương Bá Cần, một cán bộ tôn giáo vận quản lý, đã chạy tít lớn đăng một bài loan truyền tin đồn thất thiệt về mâu thuẫn giữa Công Giáo và Phật Giáo hải ngoại, xuyên tạc lịch sử về vấn đề chủ quyền Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, bênh vực cơ chế tôn giáo tại Việt Nam hiện nay, phê phán cuộc đấu tranh của giáo dân Hà Nội, và xuyên tạc lá thư của Đức Hồng Y Bertone gởi cho Giáo Phận Hà Nội. [Có mâu thuẫn giữa Ca-Tô Giáo và Phật Giáo hải ngoại không ? Ca-Tô Giáo làm tàng, Phật Giáo lên tiếng phản đối, Ca-Tô Giáo bám chân ngoại quốc, Phật Giáo luôn hướng về dân tộc, chuyện mâu thuẫn là chuyện tất nhiên mà. LM Trương Bá Cần xuyên tạc về vấn đề chủ quyền Tòa Khâm Sứ như thế nào, sao không vạch rõ ra. Nhưng rõ ràng là LM Thiện Cẩm cũng như Giám Mục Nguyễn Văn Sang đã xuyên tạc lịch sử về vấn đề này ].
Lữ Giang : Tiếp theo, ngầy 17.1.2008, báo điện tử "phattuvietnam.net" cho đăng "Thư ngỏ gửi ngài Ngô Quang Kiệt Tổng Giám Mục Địa Phận Hà Nội nhân vụ việc Toà Khâm Sứ" của một người ở trong nước dấu tên cho rằng khu Tòa Giám Mục Hà Nội và Tòa Khâm Sứ hiện nay trước đây là chùa và tháp Báo Thiên của Phật Giáo, bị Pháp chiếm đoạt và đập phá đi rồi giao cho Công Giáo xây Tòa Giám Mục và nhà thờ lớn Hà Nội. [Chùa Báo Thiên là do tên Việt gian Ca-Tô Nguyễn Hữu Độ, cậy quyền cậy thế có được trong hoàn cảnh nước mất nhà tan vì làm tay sai cho Pháp, đem dâng cho Giám Mục Puginier (vào thời đó thì con chiên Nguyễn Hữu Độ chỉ có thể đem dâng cho Giám Mục mà thôi) để làm nhà thờ trên đó. Pháp đâu có cần chiếm đoạt, Pháp muốn gì thì con chiên dâng liền, đó là truyền thống của giáo dân Ca-tô vào thời đó mà. Linh mục Việt Nam già còn phải cúi đầu lạy trước Cố Tây trẻ, Lữ Giang không biết sao. ]
Lữ Giang : Các websites thân cộng ở hải ngoại hoặc các thành phần theo "Nhóm Thân Hữu Già Lam" đều ủng hộ lập luận này. Chúng ta nhớ lại, trong buổi thuyết pháp trong chương trình "Tiếng Từ Bi" vào lúc 8 giờ tối ngày 8.11.2007 trên đài phát thanh Little Saigon, Hòa Thượng Thích Chơn Thành ở Chùa Liên Hoa, Garden Grove, California, đã từng tuyên bố : "Thiên Chúa Giáo Việt Nam cũng như vậy. Dưới thời thực dân Pháp, họ dựa vào Pháp chiếm các chùa rồi xây dựng nhà thờ trên nền chùa, như nhà thờ Đức Bà Hà Nội nguyên là tháp Báo Thiên, được xây dựng từ thời nhà Lý. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây trên nền chùa. Nhà thờ Cây Mai trước kia cũng là ngôi chùa. Nhà thờ La Vang trước kia cũng là ngôi chùa tên là chùa Lá Vằng, vân vân." [Hòa Thượng Thích Chơn Thánh nói sai điều gì. Lữ Giang chuyên phịa sử nên không biết chính sử. Tất cả những điều Hòa Thượng Chơn Thành nói đều là sự thật, đều là những sử kiện lịch sử bất khả phủ bác, và đó là những vết nhơ của Ca-tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam]
Lữ Giang : Ai cũng biết, GHPGVN ở trong nước chỉ là một cơ quan ngoại vi của Đảng CSVN, đặt trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Trong Đại Hội VI được tổ chức năm 2007 vừa qua, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, vốn trực thuộc Giáo Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây, được tái bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự nhiệm kỳ 2007 – 2012. Nhưng ông chỉ đóng vai trò bù nhìn. Người lãnh đạo thật sự của giáo hội này là Hòa Thượng Thích Thanh Tứ, một đảng viên Đảng CSVN, giữ vai trò Phó Chủ Tịch.
[Đoạn này irrelevant với vấn đề đất Chùa Báo Thiên đã bị cưỡng chiếm và trở thành nhà thờ của Ca-Tô Giáo. Đây chỉ là thủ đoạn quy kết chống Cộng lạc đề và vu vơ một cách ấu trĩ đã lỗi thời. Đâu có phải là bất cứ việc làm gì của GHPGVN hay Mặt Trận Tổ Quốc hay Ban Tôn Giáo Chính Phủ cũng không đúng, hoặc cũng phải phù hợp với ý nghĩ của những người Ca-Tô Giáo như Lữ Giang mà bản chất chỉ là một nô lệ của Chúa, đúng ra là của Vatican ? ]
Lữ Giang : Trên nguyên tắc, hai cơ quan ngoại vi nói trên không thể nói, viết hay làm gì mà không có sự chỉ đạo hay chấp thuận trước của Mặt Trận Tổ Quốc hoặc Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Do đó, chúng tôi tin rằng đây là một trò xảo thuật của Đảng CSVN. [Vấn đề không phải là cơ quan ngoại vi hay nội vi, mà là những điều hai cơ quan này nói, viết có giá trị, có đúng với lịch sử hay không. Lịch sử là lịch sử, bất kể người viết sử là ai ]
Lữ Giang : Những sự kiện và những lập luận do các bài nói trên đưa ra đều hoàn toàn trái với lịch sử và pháp lý, nhưng chúng tôi không trả lời ngay, vì tin rằng đây chỉ mới là những bước thăm dò: Nếu thấy có những phản ứng bất lợi, Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo Chính Phủ sẽ tuyên bố rằng đó chỉ là ý kiến riêng của độc giả hay quan điểm riêng của cơ quan ngôn luận đã phổ biến. Nếu thấy không có phản ứng gì đáng kể và được nhóm thân cộng ở hải ngoại tiếp ứng, họ sẽ cho đưa ra tiếng nói chính thức. [Chuyên viên phịa sử Lữ Giang biết gì về sử mà nói bậy. Ông đã đọc bao nhiêu ý kiến và bài về vụ tòa Khâm sứ. Ngoài những tín đồ Ca-tô ra, có người dân nào ủng hộ việc xách động giáo dân làm càn của TGM Ngô Quang Kiệt không ? Trái với Pháp lý nào ? Pháp lý nhận đồ ăn cướp là của mình ? ]
Lữ Giang : Sự tiên đoán của chúng tôi đã đúng. Ngày 18.2.2008, Website phattuvietnam.net đã công bố văn thư của Hòa Thượng Thích Trung Hậu, hiện là Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương của GHPGVN, đã thừa ủy nhiệm Ban Thường Trực Hội Đồng Trị Sự của Giáo Hội này, gởi đến Thủ Tướng Nguyễn Tiến Dũng yêu cầu "xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu để tham khảo" trước khi có quyết định về việc trao Tòa Khâm Sứ cho Giáo Phận Hà Nội. [Yêu cầu này có gì là sai trái? Một văn thư yêu cầu chính quyền hãy thận trọng xét mọi khía cạnh của vấn đề trước khi quyết định thì có gì là sai. Nếu hấp tấp tạo ra một tiền lệ trái với lịch sử, trái với lòng dân, thì vấn đề sẽ lan rộng, hậu quả không biết sẽ như thế nào. Nước Việt Nam đâu chỉ có 6 triệu dân Ca-Tô lệ thuộc Vatican mà còn có gần 80 triệu người phi-Ca-tô mà chính quyền cũng cần nghe ý kiến của họ ]
Không những là chuyên viên phịa sử, Lữ Giang còn là chuyên viên xuyên tạc sử. Chúng ta hãy đọc đoạn xuyên tạc sử sau đây của Lữ Giang:
Lữ Giang : "Cuốn "Souvenirs" (Hồi Ký) của Bonnal, Công Sứ Hà Nội lúc đó, có ghi lại rằng khi thấy ngôi Chùa Báo Thiên bỏ hoang, dân chúng trong vùng đã họp nhau lại bàn bạc và nhận thấy ngôi chùa đã bị bỏ hoang phế từ lâu không người quản lý và hiện thời đã biến thành phế tích, có thể đổ sập gây tai nạn cho người qua lại bất cứ lúc nào,nên đã đề nghị chính quyền rỡ bỏ và thu hồi đất đai vô chủ. Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ đã chấp thuận cho phá bỏ ngôi chùa. Công Sứ Bonnal cho biết thêm : Cuối năm 1883, Giám mục Puginier có xin ông khu đất vô chủ đó để xây nhà thờ lớn Hà Nội, nhưng ông trả lời rằng vấn đề đó không thuộc thẩm quyền của ông vì Bắc Kỳ chỉ là xứ bảo hộ chứ không phải thuộc địa của Pháp. Ông yêu cầu Giám mục Puginier trình bày vấn đề này với quan Tổng Đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, một quan chức do Triều Đình Huế bổ nhiệm. Giám mục Puginier đã nêu lên ước muốn của ông với ông Tổng Đốc Độ. Ông Độ đã cho mở một cuộc điều tra tìm con cháu những người trước đây là sở hữu mảnh đất, nhưng mấy trăm năm đã trôi qua, hơn nữa chiến tranh loạn lạc, xã hội biến động, nên không tìm được ai là chủ miếng đất đó. Vì thế, ông đã quyết định cấp cho Giám mục Puginier xây cất nhà thờ."
Lữ Giang xuyên tạc sử nhưng mà hơi ngu, vì tài liệu của Công sứ Bonnal về Chùa Báo Thiên đã được dịch ra tiếng việt trong những tài liệu sau đây, chứng tỏ rằng việc "phá Chùa và chiếm đất" là có thực, và tình trạng Chùa hoang phế như Lữ Giang viết có phải là sự thực không :
1. Một độc giả PTVN :
Một trong những thành tích phục vụ Pháp khá nổi tiếng của ông Độ là việc giúp Đức cha Puginier xây nhà thờ trên chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Công sứ Pháp ở Hà Nội bấy giờ là Bonnal đã khen ngợi tinh thần hợp tác của ông Độ và kể lại một bằng chứng, như việc chiếm hữu đất chùa một cách "hợp pháp" như sau :
"San bằng cái chùa [Nghĩa là cái Chùa vẫn còn] và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời gian chiếm đóng…, tuy nhiên, công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại trong việc phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hiệp với vị giám mục [Purinier, NQT ct.] và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy…" (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, 51, NQT dịch).
Trước khi chết, ông Độ đã gửi thư cho toàn quyền và khâm sứ Pháp với đoạn như sau : "Trong ba năm qua, nước chúng tôi bị sụp đổ. Uy quyền quốc gia lọt vào tay bọn phản quốc đã vì tham vọng riêng, mang lại tại họa cho đất nước chúng tôi. Ngôi báu đã bị khuynh đảo. May mắn thay, chính phủ Pháp vĩ đại đã không lìa bỏ chúng tôi. Họ đã hạ cố ban cho tôi lòng tin của họ, và tôi đã được cái ân trạch giao tiếp với những viên chức cao cấp của chính phủ ấy để giải quyết các vấn đề quốc gia, và tái tục bằng những hiệp ước mối giây liên lạc thân hữu giữa hai chính phủ. [Nghĩa là được Pháp ban cho chức Tổng Đốc để phục vụ Pháp] Nếu nước chúng tôi có được như ngày nay đó là nhờ lòng nhân đức của chính phủ Pháp. Tôi xin mang cái kỷ niệm êm đềm đó xuống nấm mồ và truyền nó vào thân xác của tôi. Than ôi ! Tôi không thể nào bày tỏ tất cả lòng tri ân nồng nhiệt và chân thành của tôi…" (Dẫn theo Thế kỷ 21-số 172, tháng 8-2003, trang 46)
Minh Mẫn :
"Trong bài nói về vai trò của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long, viết bởi France Mangin, có đọan sau đây của André Masson (Hà Nội dưới thời kỳ chinh phục 1873-1888):
"Phá hủy ngôi chùa và chiếm đất [Nghĩa là vẫn còn ngôi Chùa] vào cái thời gọi là chinh phục mà chúng ta đã trải qua đó, nhìn bề ngoài thì không có gì dễ dàng bằng, nhưng tôi cảm thấy một sự ghê tởm nào đó khi phải lạm dụng quyền lực một cách như vậy."
"Bài báo viết : "Sự đắn đo của ông Bonnal đã được xoa dịu nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ và những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa đã được giải quyết nhanh chóng … Tiếp đó miếng đất đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và ông Bonnal đã "hài lòng giao lại cho vị giám mục giấy tờ chính thức xác nhận quyền sỡ hữu (miếng đất)."
"Giám mục Puginier mở cuộc Xổ Số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền Chùa Báo Thiên, và hoàn thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội."
Thấy việc này thành công, trong những năm tiếp theo, nhiều ngôi chùa khác tại Hà Nội bị phá hủy : chùa Táo (xây vào thế kỷ X), chùa Liên Trì (hay chùa Báo Ân, xem hình) đền Huyền Trân (xây thế kỷ XVI) …" [Phần dịch bài của France Mangin là của Đào Hùng.]
Trương Công Khanh :
Ngôi chùa có thực sự "mục nát" như đánh giá của những người Công giáo hay không ? Sách Đại Nam nhất thống chí thời Nguyễn cho biết trong Thăng Long bát cảnh còn ghi tám bài thơ vịnh cảnh Thăng Long, trong đó có bài thơ của một người Thanh sang nước ta, cảm tác khi nghe tiếng chuông chùa Báo Thiên : "Báo Thiên hiểu chung" (Chuông sớm chùa Báo Thiên). Và lúc đó vẫn còn tên gọi phố Báo Thiên, bán vải thâm và dù xanh. Hơn nữa, vào thời vua Tự Đức [1848-1883], Tổng đốc Tôn Thất Bật cũng đã có sửa sang lại chùa. Theo tác giả Nguyễn Đại Đồng, vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) Hòa thượng Phúc Điền (1784-1863) về trụ trì chùa Báo Thiên. Trong Kế đăng lục in năm Tự Đức thứ 12 (1857) viết : "Lúc đó tại chùa Báo Thiên đang khắc ván bộ Phật Tổ thống kỷ của Trung Quốc. Sau khi Hòa thượng Phúc Điền qua đời, chùa Báo Thiên vẫn còn lại cho đến ngày thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần 2 năm 1882 (theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo).
So với đoạn văn xuyên tạc sử của Lữ Giang, chúng ta thấy rõ ràng sự gian manh của Lữ Giang. Nhưng chính sự gian manh này lại chứng tỏ là Lữ Giang khá ngu khi vừa phịa vừa xuyên tạc sử.
Thứ nhất, vào thời đó không làm gì có chuyện "dân chúng trong vùng đã họp nhau lại bàn bạc và nhận thấy ngôi chùa đã bị bỏ hoang phế từ lâu không người quản lý và hiện thời đã biến thành phế tích, có thể đổ sập gây tai nạn cho người qua lại bất cứ lúc nào, nên đã đề nghị chính quyền rỡ bỏ và thu hồi đất đai vô chủ." Mọi việc đều do giới cầm quyền quyết định. Dân chúng có thể họp nhau bàn "việc làng" nhưng không thể họp nhau bàn việc ở thành phố Hà Nội. Hơn nữa, người dân Việt Nam không bao nghĩ đến việc phá Chùa, dù Chùa không có sư trụ trì, và Chùa là của nhân dân không phải của cá nhân mà gọi là vô chủ. Lữ Giang đã thấy mình ngu chưa khi đưa ra một lý luận để biện minh cho việc phá Chùa chiếm đất của Ca-tô giáo ?
Thứ nhì, chức tổng đốc của Nguyễn Hữu Độ là do Pháp ban cho, như chính Nguyễn Hữu Độ thú nhận ở trên, chứ không phải là do Triều Đình bổ nhiệm. Triều Đình khi đó đã hết quyền cho nên Pháp muốn gì cũng phải theo, trừ những kháng chiến quân vẫn tiếp tục chống Pháp.
Thứ ba, lý luận của Lữ Giang là "Ông Độ đã cho mở một cuộc điều tra tìm con cháu những người trước đây là sở hữu mảnh đất, nhưng mấy trăm năm đã trôi qua, hơn nữa chiến tranh loạn lạc, xã hội biến động, nên không tìm được ai là chủ miếng đất đó. Vì thế, ông đã quyết định cấp cho Giám mục Puginier xây cất nhà thờ." là một lý luận rất ngu xuẩn, vì Chùa Báo Thiên là do Vua Chúa khi xưa xây trên đất của Nhà Nước, để cho dân thờ Phật, không phải để cho cá nhân, cho nên đi tìm chủ miếng đất ấy từ mấy trăm năm qua chẳng qua chỉ là một lý luận phịa rất ngu để biện minh cho việc phá Chùa của Ca-Tô Giáo khi có cơ hội. Và Chùa Báo Thiên không phải là ngôi Chùa duy nhất bị Ca-Tô Giáo dựa thế thực dân Pháp cướp phá.
Thứ tư, Nguyễn Hữu Độ là người Ca-tô giáo, cho nên việc phá Chùa là theo đúng sách lược xâm lăng văn hóa của đám thừa sai Ca-tô Pháp dạy con chiên Việt Nam. Lịch sử đã ghi rõ nhiều vụ giáo dân cướp phá Chùa chiền.
Thứ năm, Hà Nội thiếu gì đất mà tên Puginier lại phải xin Công sứ Bonnal miếng đất "vô chủ" ấy. Rõ ràng là muốn phá Chùa để xây nhà thờ. Đây là chủ trương theo tín ngưỡng của Ca-Tô Giáo, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà Ca-Tô Giáo theo gót thực dân xâm chiếm được, phá hủy các đền đài miếu mạo của các đạo khác và xây nhà thờ trên đó để vinh danh Chúa mà những công cuộc nghiên cứu ngày nay về cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [Bible ] của các học giả Tây phương ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo đã chứng tỏ thực ra chỉ là một đứa con hoang Do Thái..
Tôi không muốn tranh luận tiếp với ông Lữ Giang về vấn đề lịch sử hay khía cạnh pháp lý của Chùa Báo Thiên. Bất kể Chùa Báo Thiên đã trải qua bao nhiêu giai đoạn thăng trầm, đã có thời bị bỏ hoang hay là trở thành nơi họp chợ, hay không có sư trụ trì v..v…, tôi chỉ muốn đưa ra những sự kiện sau đây :
1.- Chùa Báo Thiên là một trong Tứ đại khí (bốn di sản văn hóa lớn) của Phật giáo, nghĩa là của nước Việt Nam và toàn dân Việt Nam, không phải là của riêng của Phật Giáo, nhất là không phải là của riêng của bất cứ cá nhân nào, dù người đó là một vị sư trụ trì trong một khoảng thời gian. Nhưng vì là một ngôi Chùa nên Phật Giáo có trách nhiệm quản lý. Nếu không có sư trụ trì thì người dân trong vùng sẽ trông nom, vì trên nguyên tắc, ngôi chùa là của dân, không phải của cá nhân. Sư trụ trì không phải là sở hữu chủ của Chùa, cho nên việc truy tầm các sở hữu chủ của Chùa là một việc làm không có ý nghĩa.
2.- Tài liệu về Công sứ Bonnal nói rõ là Chùa vẫn còn và tên Việt gian Ca-Tô Nguyễn Hữu Độ đã tâng công với quan Thầy Puginier, cho lệnh phá Chùa để xây nhà thờ. Chùa vẫn còn thì khi có cơ hội và khả năng, người dân hay chính quyền không nô lệ sẽ trùng tu, vì đó là một trong 4 di sản văn hóa lớn của Việt Nam.
3- Trong thời Pháp thuộc, những tài sản, đất đai v…v… mà Pháp và Ca-Tô Giáo chiếm được không còn giá trị pháp lý, sau khi chế độ thực dân chấm dứt, và nước nhà độc lập, chủ quyền quốc gia về tay người Việt. Và Nhà Nước có toàn quyền quyết định về những tài sản, đất đai bị cưỡng chiếm trong thời bị đô hộ.
4.- Tòa Khâm sứ là để cho Khâm sứ [đại sứ hay đại diện của quốc gia Vatican ] làm việc. Trong thời Pháp thuộc, Vatican cưỡng đặt một Khâm sứ ở Việt Nam, chính quyền bù nhìn Việt Nam không có quyền có ý kiến hay phản đối. Sau trận Điện Biên Phủ, Khâm sứ John Dooley ở lại Hà Nội, không phải với tư cách của một Khâm sứ mà là một gián điệp tôn giáo, vì Vatican không công nhận chính quyền ngoài Bắc, đã chuyển tòa Khâm sứ vào Nam. Cũng vì vậy mà John Dooley bị trục xuất năm 1959. Do đó tòa Khâm sứ Hà Nội không còn là tòa Khâm sứ và thuộc quyền quản lý của chính quyền. Đây chính là pháp lý.
Phê bình Lữ Giang alias Tú Gàn mãi rồi cũng đâm ra gàn, gàn nhưng mà không ngu như Tú Gàn. Ngu như Lữ Giang mới có thể viết lên được câu này :
Ngoài ra, về phương diện pháp lý, chỉ có sở hữu chủ của sở đất nói trên trước năm 1884 và các thừa kế hợp pháp của họ mới có quyền đứng đơn khiếu nại. Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước và tất cả các tổ chức Phật Giáo khác không có tư cách để khiếu nại. Đây là đều GHPGVN phải biết.
Ông Lữ Giang nghĩ rằng trước đây cả 10 thế kỷ, Vua Chúa làm Chùa rồi ký giấy ban cho một vị sư trụ trì nào đó làm "sở hữu chủ" để rồi "cha truyền con nối" làm các thừa kế hợp pháp hay sao ? Hay là các sư trụ trì tiếp nối nhau đều bàn giao lại giấy tờ chứng nhận là sở hữu chủ cho vị trụ trì kế tiếp hay sao. Thế Chùa không có sư trụ trì thì sở hữu chủ của Chùa là ai ? Chùa là của chung của Phật Giáo, của dân, không cần giấy tờ chứng minh ai là sở hữu chủ. Cho nên, Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước hay bất cứ tổ chức Phật Giáo nào khác cũng đều có quyền khiếu nại về một cơ sở vốn là của Phật Giáo. Lữ Giang nói đến phương diện pháp lý nào vậy ? Pháp lý của kẻ đi cướp đất, phá Chùa rồi xây nhà thờ ?
Và cũng chỉ có ngu như Lữ Giang mới đặt câu hỏi :
Tại sao vua Lý Thánh Tông lấy đất dân xây Chùa Tháp Báo Thiên cho Phật Giáo thì không bị gọi là ưu đãi Phật Giáo, còn Tổng Đốc Nguyễn Hữu Độ lấy đất đó cấp cho Công Giáo xây nhà thờ thì bị coi là ưu đãi Công Giáo ? Phải chăng chỉ một mình Phật Giáo mới được quyền ưu đãi mà thôi sao ?
Lữ Giang chuyên phịa sử nên không biết đến chính sử. Chính sử là "đất Vua, Chùa làng". Vậy không thể nói là Vua lấy đất dân. Chính sử cũng là : Vua là vua của cả nước, Chùa là cái thiện của làng, Vua xây Chùa là xây cái thiện cho toàn dân, cái thiện đó mang tên Phật Giáo. Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ bản chất là một Việt gian, do thực dân Pháp đặt lên, làm tay sai cho giặc, bị nhân dân nguyền rủa, nhưng cậy quyền thế của thực dân, làm càn chiếm đất của Phật Giáo nghĩa là của dân. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau, không thể mang ra mà so bì. Mặt khác, về phương diện lịch sử, Vua Việt làm Chùa cho người Việt là có chính nghĩa. Việt gian Nguyễn Hữu Độ cướp đất phá Chùa là phi nghĩa. Lữ Giang không hiểu được điểu này hay sao ? Nếu vẫn chưa hiểu thì đây là một chút về chính sử.
Chính sử là, trong lịch sử Việt Nam, Giáo hội, Tăng Ni và tín đồ Phật Giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành với dân tộc trong tất cả những nỗi thăng trầm của vận nước. Phật Giáo đã đóng góp rất nhiều trong những công cuộc chống xâm lăng từ phương Bắc cũng như từ Tây phương. Sư cởi cà sa khoác chiến bào khi đất nước trong cơn nguy biến. Các Vua Phật Giáo đã ba lần đánh đuổi Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước Việt.
Trái lại các giáo sĩ thừa sai Ca-tô giáo đã giữ những vai trò then chốt trong việc thực hiện âm mưu phá hủy nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, vận động chính quyền Pháp xâm lược Việt Nam, tích cực đóng góp cho việc xâm lược Việt Nam, và đào tạo một đạo quân thứ 5 bản địa, biến những kẻ tân tòng đần độn trong tầng lớp cặn bã của xã hội Việt Nam thành một đám nô lệ cho Vatican, coi thường luật lệ quốc gia và không ngần ngại phản bội quê hương.
Do đó giáo dân Ca-tô Việt Nam đã hợp tác, tiếp tay với thực dân Pháp, đem nước ta vào vòng nô lệ Pháp để được hưởng những quyền lợi đặc biệt tôn giáo của một thiểu số cam phận làm thân trâu ngựa, phục tùng tuyệt đối các giáo sĩ ngoại quốc, bất kể đến sự đau thương của cả một dân tộc bị nô lệ ngoại bang.
Ông Lữ Giang có tin điều này không. Hãy đọc trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi :
"Giám Mục Puginier viết rằng : "Không có các thừa sai và giáo dân Ca-tô giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ca-tô giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại." [Đoạn này cho thấy là nếu không có giáo dân Ca-Tô bản địa tiếp tay thì Pháp không thể lập được nền đô hộ ở Việt Nam. Mà đây là chính quan thầy của giáo dân Ca-tô Việt Nam, Giám mục Puginier, viết chứ chẳng phải là của CS hay Giao Điểm hay quốc doanh nào viết. Tội bán nước của Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam đã rõ ràng. ]
(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)
Mà Puginier là ai ? Chính là tên giám mục Ca-tô đã chiếm đất phá Chùa Báo Thiên để xây Nhà Thờ Lớn, với sự đồng lõa của con chiên Nguyễn Hữu Độ.
Để giúp cho Lữ Giang biết thêm về sự nguy hại của cái đạo lai căng Ca-Tô giáo trong lịch sử Việt Nam, cái đạo mà ngày nay Tây phương đang từ bỏ dần dần, sau đây là vài đoạn trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của Mark W. McLeod về giáo dân Ca-Tô Việt Nam cuồng tín của ông đã làm tay sai cho thực dân Pháp như thế nào :
"Vai trò của những tín đồ Ca-tô giáo trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì ?.. Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương. [Đây là từ ngày đầu ]
(What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact, French archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies. )
Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Ca-tô giáo Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo, trong những vùng chiếm được ở miền Nam. Vì những dịch vụ này, họ được Đô Đốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn. [Có bao nhiêu đất đai và tài sản của giáo hội VN ngày nay là do Tây ban thưởng ? ]
(After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides. They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.)
Một đạo Dụ ban hành vào tháng 5, 1859, nêu rõ rằng, khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Công giáo) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương " [Vinh hạnh thay cho Ca-Tô Giáo ]
(An edict of May 1859, for example, stated that, upon hearing of the fall of the Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the south were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is, non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners".)
... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Ca-tô giáo và các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Ca-tô giáo dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Ca-tô giáo đã dùng sức lao động (của tín đồ Ca-tô giáo bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi- Ca-tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca-tô giáo thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ." [Mặt mũi nào mà đi đòi tòa Khâm sứ ? ]
(It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.)
Trên đây chỉ là vài tài liệu của các học giả, giáo sư đại học ngoại quốc chứ chẳng phải là của Đảng CSVN hay Công Giáo Quốc Doanh hay Phật Giáo Quốc Doanh hay Giao Điểm hay Già Lam hay gì gì đó... Từ những tài liệu dẫn chứng ở trên, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm. Vậy thì, đáng lẽ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên cùng giáo dân thành tâm sám hối, xưng tội với dân tộc, theo gương Giáo hoàng John Paul II đã từng xưng thú 7 núi tội ác đối với nhân loại, thay vì xách động con nít và giáo dân vác búa, kìm và xà beng đi "cầu nguyện" (sic) để đòi mảnh đất vốn là cậy quyền cậy thế ăn cướp của Phật Giáo trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước.