Nha Trang và Bác sĩ Yersin
Nguyễn thị Mắt Nâu
Nha Trang, hòn ngọc của Biển Đông,
Lửng lơ cát trắng bên dòng nuớc xanh,
Hiền hòa cảnh đẹp như tranh,
Ngẩn ngơ du khách bộ hành nhàn du.
Nha Trang, thành phố ven biển, ở phía Đông đồng bằng Diên Khánh. Một đồng bằng đuợc bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang, có địa hình đồng bằng bị phân hóa, bởi phía tây dọc sông Chò, từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn.
Và phía đông là địa hình tích tụ ở độ sâu duới 10m bị phân cắt bởi các dòng chảy.
Nha Trang, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học Kỹ thuật và Du lịch của tỉnh Khánh Hòa Việt Nam. Truớc khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của nguời Chàm, ngày nay vẫn còn thấy khá nhiều tại Nha Trang.
Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km vuông. Dân số năm 2009 khoảng 392.279. Phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa. Phía Nam giáp huyện Cam Lâm. Phía tây giáp huyện Diên Khánh. Phía đông giáp biển Đông.
Thành phố biển vùng nam trung nuớc Việt
Biển xanh dài tha thiết đáng yêu
Mênh mông cát trắng yêu kiều
Vầng duơng sáng tỏa xiêu xiêu núi mờ
Hiền hòa bãi cát hoang sơ/
Hoàng hôn ấm áp nên thơ dịu dàng
Nha Trang đuợc mệnh danh là Hòn Ngọc Của Biển Đông. Viên ngọc xanh óng ánh vì giá trị thiên nhiên, vì khung cảnh đẹp và cả vì khí hậu.
Nha Trang, một trong các đô thị cấp tỉnh thành của nứơc Việt.
Địa hình Nha Trang khá phức tạp với độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nuớc biển. Địa thế được chia thành ba vùng :
-1/ Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, chiếm 32% diện tích toàn thành phố.
-2/ Vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3 độ đến 15 độ, nằm phía Tây và đông nam và trên các đảo nhỏ chiếm 36% diện tích.
-3/ vùng núi có độ dốc 15 độ nằm ở 2 đầu Bắc, Nam thành phố, bao gồm đảo Hòn Tre và 1 số đảo đá, chiếm 32% diện tích thoàn thành phố.
Nói đến Nha Trang, nguời yêu nhạc liên tuởng dòng nhạc thuớt tha của "Nha Trang Chiều Mưa” sáng tác của nhạc sỹ Minh Kỳ : “Nha Trang là miền quê huơng cát trắng/ Huơng quê dâng lên ngào ngạt/ Hoà cùng sức sống yên vui/ Ai ơi nguời về cho ta nhắn với/ NhaTrang quê huơngdịu hiền/ Ngàn đời lòng tôi mến thuơng/ . . . NhaTrang cảnh đẹp nên thơ suối mát/ Ai qua NhaTrang một lần/ Ngàn đời nhớ đến Nha Trang . . .”.
Và vời vợi nhớ thuơng với ca khúc “Nha Trang Ngày về” của nhạc sỹ Phạm Duy : “Nha Trang ngày về/ Mình tôi trên bãi khuya/ Tôi đi vào thương nhớ/ Tôi đi vào cơn gió/ Tôi xây lại mộng mơ năm nào/ . . . Đêm xưa biển này, nguời yêu trong cánh tay/ Đêm nay còn cát trắng /Đêm nay còn tiếng sóng/ Đêm nay còn trăng soi . . . Nhưng rồi/ Chỉ còn tôi trên bãi đêm khóc nguời tình/...Nha Trang ngày về Ngồi đây tôi lắng nghe/ Đê mê hồn tôi khóc/ Như oan hồn trách móc/ Ôi trăng vàng le lói/ Ôi đời/ Trời biển ơi không cố nuôi tình tôi// . . .
Nha Trang nhìn từ phi cơ xuống. Ảnh tài liệu của VHO
Đến Nha Trang một lần không chỉ nhớ mãi vì cảnh sắc. Mà nguời Việt Nam còn chùng lòng nhớ đến vị bác sỹ có tên Yersin: Vị bác sỹ khả kính, một bồ tát, một nhà bác học, một nhà vi khuẩn học, một nhà thám hiểm nguời Pháp gốc Thụy Sỹ... từ bỏ vinh hoa phú quý, hy sinh, cống hiến một đời cho khoa học và cho đất nuớc Việt Nam - Một nguời dứt khoát chọn Nha Trang làm nơi yên giấc ngàn thu vĩnh cửu.
Từ bỏ vinh hoa đến với dân
Chọn đất Nha Trang để hiến thân
Yersin bác học nguời Thụy Sỹ
Kiến thức y khoa đẹp vô ngần
Lòng nhân ái ấy còn ghi mãi
Ơn này là ý nguyện của người dân
Nha Trang xao xác vì ông đấy
Cứu nhân độ thế thật ân cần.
Bác sĩ Alexandre Emile Jean Yersin, sinh 22/9/1863 tại Aubonne, Vaud, Thụy Sỹ. Mất 1/3/1943 tại Nha Trang Việt Nam thọ 80 tuổi.
- Ông khám phá cao nguyên Lâm Viên, và vạch ra con đuờng bộ, từ Trung phần sang Cao Miên. Cũng là nguời thành lập và là hiệu truởng đầu tiên của truờng Y Khoa Đông Duơng (tức tiền thân của đại học Hà Nội).
- Bác sỹ Yersin tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, mà về sau vi khuẩn này đặt theo tên ông : Yersinia Pestic.
- Cuộc đời bác sỹ Yersin đưa vào cuốn tiểu thuyết Dịch Hạch và Thổ Tả (Dernier Vol). Tác giả thể hiện tâm trạng luyến tiếc và sự dứt khoát của chàng thanh niên Yersin rằng : “Đó là chuyến bay cuối cùng của Yersin. Anh ấy không bao giờ trở lại Paris. Không bao giờ trở lại căn phòng của anh, trên tầng lầu 6 ở Lutetia nữa”.
Một buớc chân đi không trở lại
Vì lòng nhân ái yêu loài nguời
Yêu nguời yêu thú vật đầy vơi
Yersin như áng mây trôi bềnh bồng.
Từ khi sống xa nhà, Yersin thuờng xuyên viết thư cho mẹ và cho chị, khoảng 1000 bức thư, với những chi tiết về cuộc đời cống hiến của ông. Trong đó, một bức thư thật dễ thuơng cho thấy tính hóm hỉnh của nhà khoa học đã viết từ Hong Kong về cho mẹ đại khái thế này : “Con còn nhiều điều nữa để thưa với mẹ, nhưng có 2 xác chết đang chờ con. Họ muốn ra nghĩa địa cho sớm. Tạm biệt mẹ thân yêu. Mẹ nhớ rửa tay sau khi đọc thư này, kẻo bị lây dịch hạch, mẹ nhé !”.
Nguời bác sỹ dễ thương,
Tình ông như đóa hoa huờng ban mai.
Nguời mẹ nào (mà) có cậu con trai,
Hóm hỉnh như thế thì còn hoài vọng chi.
Cưu mang duỡng dục sá gì,
Tâm tư buông bỏ sầu bi cuộc đời.
- Nguời dân Nha Trang gọi bác sỹ Yersin bằng cái tên bình dân và thân thiết "Ông Năm". Ông Năm không chỉ yêu nguời, mà còn thể hiện tình yêu với loài vật, với chim muông.
- Ông thuờng thêm hai chữ “người ta” khi gọi con vật. Thí dụ “người ta Chó” “nguời ta Mèo” “nguời ta Két” . . . - Ông Năm nói tiếng Việt rất chuẩn. -Tiếng Việt của ông là thứ tiếng Việt thực dụng, dễ hiểu và có hiệu quả, nhưng không mấy tinh tế. Ông thuờng xử dụng chữ “người ta” cho 3 ngôi số ít, 3 ngôi số nhiều, cho cả nguời lẫn vật.
Là người là vật cũng “người ta”,
Chúng sinh bình đẳng hằng hà chúng sinh.
Sinh linh cây cỏ hữu tình,
Tâm không phân biệt lung linh sáng ngời.
- Yersin yêu trẻ, ông thường chiếu phim cho trẻ con Xóm Cồn xem. Một hôm, chúng vô ý đánh vỡ chậu hoa. Ông bảo người giúp việc : “Đừng rầy đánh hay la, người ta sợ”.
- Tháng 11/1920, khi đáp tàu “Paul Le Cat” đi Marseille. Yersin bị nhân viên ngăn lại, không cho vào phòng ăn trên tàu, với lý do không đeo cà vạt. Ông quay về phòng, rồi trở lại hỏi người phục vụ : “Chiếc cà vạt này có được cậu chấp nhận không ?”, vừa nói vừa chỉ tay vào cổ áo, nơi ông đeo tấm huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.
Từ những năm của thế kỷ 20, Yersin là người lái những ô tô đầu tiên ra Hà Nội :
-1/ Chiếc thứ nhất hiệu Chevrollet 5 mã lực, chuyển từ Nha Trang ra.
-2/ Chiếc thứ hai, Chevrollet đời mới nhất 6 mã lực, có thể chạy 100 cây số/giờ, đặt mua từ Paris.
Suốt nửa thế kỷ sống ở Việt Nam, ông không ngừng nhập vào những máy móc tối tân nhất. Và còn có ý định xây một sân bay ở Nha Trang.
Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang. Yersin yêu mến ngay vùng đất này và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho bác sỹ Émile Roux : “Hãy đến đây với tôi. anh sẽ biết ở đây thú vị như thế nào. Thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm. Một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm”.
Con người hiếu động lạc quan,
Lại không phân biệt giang san núi đồi.
Một đời khoa học mà thôi,
Nhất tâm cống hiến cho đời ngàn sau.
Bác sỹ Yersin, gần gũi với cư dân trong vùng, và tận tụy giúp người nghèo trong xóm chài nhỏ bé. Ông sống trong căn nhà cổ ba tầng. Trên tầng thượng, đặt một ống kính thiên văn để quan sát theo dõi báo tin Bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân chài tới trú ngụ ở nhà ông và cung cấp thực phẩm cho họ.
Yersin khám bệnh miễn phí cho người nghèo. Ông viết cho mẹ thế này : “Mẹ thường hỏi con có thích ngành y không ? - Thưa mẹ, có và không. Con rất vui khi chữa trị cho những người đến nhờ con khám. Nhưng con không muốn biến y học thành cái nghề. Nghĩa là con không bao giờ có thể đòi người bệnh trả tiền chỉ vì chữa bệnh cho họ. Con coi y học là thiên chức, là mục đích phục vụ. Đòi tiền khi chữa trị cho người bệnh, chẳng khác nào nói với người đó rằng Hãy đổi chác giữa đồng tiền hay mạng sống”.
Ở đời mấy kẻ như ông,
Lấy bằng bác sỹ là mong nhiều tiền.
Có tiền, chiều khách như tiên,
Không tiền, thì mặc kệ ra hàng hiên mà nằm.
Bác sỹ Yersin trân trọng những đóng góp của các phụ tá địa phương. Ông yêu quí và quan tâm đời sống của họ.
Ngoài vi khuẩn Yersinia Pestis đuợc đặt tên để vinh danh ông. Nhiều địa danh trên nuớc Việt Nam, cũng đặt tên ông, như truờng Yersin ở Dalat. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà lạt, Thủ Dầu Một, Saigon . . . đều có những con đuờng đặt tên Yersin để nhớ ơn ông.
Ông xứng đáng đi vào lịch sử,
Với tấm lòng cao quý trời cho.
Sang sông vẫn nhớ con đò,
Một tâm hồn đẹp trời cho sáng ngời.
Yersin ơi, Yersin ơi,
Việt Nam mãi mãi đời đời nhớ ông.
Ông là mềm mại dòng sông,
Là ông cao quý như dòng nuớc trôi.
Trí tuệ cống hiến một đời,
Sống nơi đất khách, chết trời Việt Nam.
Nhà Bảo tàng Alexandre Yersin Nha Trang : Di tích kỷ vật về một vĩ nhân. Nguồn Net
Trong khuôn viên viện Pateur Nha Trang, là bảo tàng viện Yersin, nơi lưu trữ nhiều kỷ vật của bác sỹ. Rồi công viên Yersin nằm dọc theo bờ biển Nha Trang, với tuợng Yersin cao 4m, đuợc xem là thắng cảnh của thành phố - Phần mộ của Yersin tại Suối Dầu, cách Nha Trang 20km. Bài vị của ông đuợc đặt ở chùa Linh Sơn, chùa Long Tuyền (ở Cam Lâm).
Chùa Linh Sơn Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO.
- Hàng năm có nhiều người đến viếng. Đến ngày giỗ ông, nguời dân đến cúng và dâng hoa phần mộ của ông thành kính, theo tập quán dành cho nguời có công và đuợc nhiều nguời yêu quý. Nguời dân ở đây xây miếu thờ ông. Làng Tân Xuơng Suối Dầu thờ ông như 1 vị Thành Hoàng (thần Đất). -
Ngoại trừ mấy năm (1902-1904), Yersin ra Hà Nội mở truờng cao đẳng Y Khoa và về Pháp mấy lần thăm bác sỹ Émile Roux. Thời gian còn lại cho đến cuối đời, Yersin chỉ sống và làm việc tại viện Pasteur Nha Trang. Ở đây ông cùng các cộng sự viên quan sát súc vật và tìm ra thuốc phòng chống chữa bệnh trâu bò
Từ năm 1905-1918 : Ông làm giám đốc ở hai viện Pasteur Sàigon và Pasteur Nha Trang.
- 1925 : Ông là tổng thanh tra các viện Pasteur Đồng Tháp.
- 1933 : Sau khi các bác sỹ Roux và Calmette từ trần, ông đuợc mời về Pháp để nối tiếp chức vịện truởng Pasteur Paris lừng danh thế giới, nhưng ông từ chối vì đã quyết định chọn ở lại Việt Nam đến mãn đời.
Sinh ở trời tây, chết trời đông,
Lung linh trong cõi trời hồng Vìệt Nam.
Phiêu diêu gió cuốn mây ngàn,
Giữa thành phố biển Nha Trang hữu tình.
Dù vậy, bác sỹ Yersin vẫn có trong danh sách Bác Sỹ Học Viện, Y Học Hàn Lâm Viện. Và đuợc huởng đệ nhị đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cùng nhiều huy chương quốc tế.
** Sau đây là lịch sử hình thành thành phố Nha Trang của nuớc Việt, là mảnh đất mà bác sỹ Yersin đã chọn để sống và để yên giấc ngàn thu :
Bình minh bãi biển Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO.
. . . Nói đến Bác sĩ Yersin là nhắc đến Nha Trang. Nhắc đến Nha Trang là nghe đâu đây văng vẳng lời hát của bản tình ca Nha Trang Chiều Mưa của nhạc sỹ Minh Kỳ : “Nha Trang là miền quê hương cát trắng/ Hương quê dâng lên ngào ngạt/ Ngàn đời lòng tôi vẫn thương”.
. . . Nha Trang vùng đất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 26 độ C. Mùa đông ít lạnh, và thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch. Mùa khô kéo dài, so với các tỉnh duyên hải nam trung bộ, Nha Trang thời tiết ôn hòa, phân mùa khá rõ rệt và ít bị ảnh hưởng của bão.
. . . Lịch sử hình thành Nha Trang: Theo điều tra dân số 2009, dân số thành thị chiếm khoảng 75%, dân số nông thôn 25%. Tỷ lệ giới tính : nam 48,5%, nữ 51,5% bao gồm học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và lao động thuờng trú + tạm trú vãng lai, không tính khách du lịch.
- Từ 1653 đến giữa thế kỷ 19. Nha Trang vẫn là vùng đất hoang vu, có nhiều thú dữ, trực thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xuơng, phủ Diên Khánh. Qua tới đầu thế kỷ 20, bộ mặt Nha Trang thay đổi nhanh chóng.
- Thời Pháp thuộc, Nha Trang được gọi là tỉnh lị (chef lieu) của tỉnh Khánh Hoà. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền như : Tòa công sứ, giám binh, bưu điện, nha thương chánh . . . đều đặt tại Nha Trang. tuy nhiên các cơ quan nam triều như dinh quan tuần vũ, án sát, lãnh binh (hành chánh, tư pháp, trật tự trị an) thì đóng ở Diên Khánh. cách Nha Trang 10 cây số về phía tây nam. Đến tháng 5/1937 Nha Trang đuợc nâng lên thành thị xã, với 5 phường:
1/ Phương Huân. 2/ Phuơng Câu. 3/ Vạn Thanh. 4/ Phương Sài. 5/ Phuớc Hải.
- 27/1/1958 : Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nghị định bãi bỏ qui chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã : Nha Trang đông và Nha trang tây, thuộc quận Vĩnh Xương.
- 22/10/1970, sắc lệnh số 132 SL/NV của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, lấy hai xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây, và các xã Vỉnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và một số ấp như ấp Vĩnh Hải, Vĩnh Điềm hạ, Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cẩm, cùng các hòn đảo : Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm, tái lập thị xã Nha Trang Khánh Hòa và chia làm hai quận gồm các xã vừa kể + các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm.
- Tháng 6/1971, nghị định số 357, chia thĩ xã Nha Trang thành 11 khu phố.
- 1972, đổi khu phố thành phuờng. Sau đó sát nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) của thị xã Nha Trang.
- Tháng 9/1975, quận 1 và quận 2 hợp nhất thành thị xã Nha Trang.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên Nha Trang đuợc hình thành do cách đọc của nguời Việt, phỏng theo âm 1 địa danh của nguời Chiêm thành vốn có sẵn, là Yja Tran hay Ea Trang (có nghĩa là Sông Lau), đó là tiếng nguời Chàm gọi con sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay. Con sông này chảy ra biển đúng chỗ có nhiều cây Lau. Từ tên chỉ của con sông, về sau tỏa rộng thành tên vùng đất kể từ năm 1653.
Thoát thai tiếng gọi dân Chàm,
Từ con sông Cái mà lan thành vùng.
Thiếu nữ Chàm trong một vũ điệu múa nước. Ảnh tài liệu của VHO.
Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, Nha Trang trải qua nhiều tên gọi như : Đầm Nha Trang, Dinh Nha Trang, Nguồn Nha Trang, Đèo Nha Trang . . . vv. Tổng cộng thị xã Nha Trang có 27 đơn vị hành chánh.
** Trong bộ môn khoa học và giáo dục cho biết : Những hoạt động về nghiên cứu khoa học ở Nhatrang đã được đặt nền móng từ thời Pháp thuộc. Với hình thành 2 cơ sở khoa học thực nghiệm là viện Pasteur Nha Trang năm 1891, và Viện Nghiên Cứu Vệ Sinh Dịch Tễ và Ngư nghiệp Đông Duơng (tiền thân của viện Hải Duơng Học Nha Trang vào năm 1922. Nơi chuyên nghiên cứu về biển và động vật biển. Giáo dục đại học tại Nha Trang bắt đầu phát triển từ 1971 với cơ sở đào tạo bậc đại học. Đầu tiên là đại học cộng đồng duyên hải).
Duới bãi đá ngổn ngang. Một cụm đá lớn vuông vức đuợc gọi là Hòn Chồng.
Hòn chồng Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO
Gồm một khối đá vuông nhỏ hơn nằm chồng trên một tảng đá khác bằng phẳng và rộng hơn. Phía mặt đá quay ra biển, có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Cụm thứ hai nhỏ hơn, có hình dáng nguời phụ nữ ngồi trông ra biển, đuợc gọi là hòn Vợ. Cụm đá này ít đuợc du khách để ý hơn tảng đá lớn kia.
- Đảo Yến : Không phải tên riêng của đảo. Mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi là đảo Yến. Trong 19 đảo ở vịnh Nha Trang, thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều chim Yến nhất. -Yến là loài sinh vật đuợc gọi là “Sống trung thành, chết thủy chung”. Có nghĩa là khi yến đã sống cùng nhau là trọn đời. Và đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi đâu nữa.
Nhưng chính cái tập tính này đã hại đời Yến. Nguời ta nguỡng mộ tính chất của yến và thầm hỏi nhau rằng : “Trong hàng ngàn con chim bay rợp biển kia, vì sao các cặp đôi chẳng bao giờ nhầm lẫn, hay vào nhầm tổ chồng chung vợ chạ ? - Và đấy chính là điều kỳ diệu của tạo hóa. Hàng ngàn hàng vạn tổ yến ken sát đặc nghẹt trên vách đá, nhưng Yến luôn luôn về đúng tổ của mình, không bao giờ chiếm tổ hay vào lầm tổ khác. Và con nguời đã lợi dụng đặc tính này để dụ yến, nuôi yến, lấy tổ yến và nhẫn tâm nhìn xác yến chết vì lênh đênh không tổ.
Đa số chim yến trống, sau khi chim mái quyên sinh, thuờng bay luợn điên cuồng, kêu gào thảm thiết, sau cùng lao thẳng vào chỗ chim mái chết mà chết theo. Vì thế các vệt máu khô in trên vách đá lạnh lẽo thuờng là vệt máu đôi, nằm bên nhau, thậm chí chồng lên nhau. Những con không chết theo chim mái, sẽ sống cô độc suốt quãng đời còn lại.
Chim Yến là loại chim hiền lành chung thủy. Đuợc miêu tả có đôi chân cực ngắn và cực mềm yếu. Yếu đến nỗi duờng như không thể đậu trên mặt đất. Yến treo thân trên vách đá cheo leo lúc đêm về. Thời gian còn lại gần như bay liên tục suốt từ 12 đến 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nó săn mồi và ăn trong lúc bay. Ngủ trong lúc bay, thậm chí làm chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng trên không trung. Nhưng bù lại, mẹ thiên nhiên dạy yến cách sinh tồn, mách bảo yến cách sống trên cao, làm tổ nơi vách núi dựng đứng hẻo lánh và trơn trợt, để tránh đuợc các loài ác hiểm như rắn hay cú vọ. Thế mà vẫn không tránh được sự tàn sát của loài người.
Trong thiên nhiên hoang dã, có lẽ Yến là loài duy nhất đuợc mệnh danh “Rút ruột cho con”, nhờ đặc tính làm tổ bằng nước rãi (nước miếng). Cả chim mẹ chim cha cùng nhau xây tổ. Nuớc rãi kết dính cây cỏ, và những chiếc lông rứt ra đau đớn, để mà hoàn thành cái tổ kỳ diệu.
. . . Trở về đất Nha Trang có chợ Đầm, Chùa Long Sơn. Nhà thờ Núi. Khu phố tây. Trung tâm thuơng mại, dịch vụ du lịch. Và nhất là Hải Học Viện Nha trang nổi tiếng truớc 1975 . . . Nha trang, trung tâm kinh tế tỉnh Khánh Hòa. - Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đã lấy Nha Trang làm chủ đề vì tính thơ mộng lãng mạn và xinh đẹp của địa phuơng này : “Nha Trang Ngày Về” của Phạm Duy. Nhớ Nha Trang của Minh Kỳ. “Nha Trang Chiều Thu”. “Nha Trang Chiều mưa”. Vv . . . “Anh về Bình Định thăm cha/ Phú Yên thăm mẹ/ Khánh Hòa thăm em/ Khánh Hòa là xứ trầm huơng /Non cao biển rộng, người thương đi về”.
Nhưng điểu đáng nhớ nhất về Nha Trang, đó là vùng đất bác sỹ Yersin đã chọn để sống và cống hiến một đời cho cư dân và các công trình vĩ đại của ông.
Mão vàng của vua Klong Garai. Ảnh tài liệu của VHO.
Tháp Chàm Nha Trang.
Cổng lên Tháp Chàm.
Tháp Chàm Nha Trang. Ảnh tài liệu của VHO.