Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Vài Nét Về Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh tại Huế
Tác giả: Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

Vài nét về :
TỔ ĐÌNH TRÚC LÂM ĐẠI THÁNH
TẠI CỐ ĐÔ HUẾ

chua truc lam

Tiền diện Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm

Sơ Lược :

Tổ Đình Trúc Lâm được hình thành năm Duy Tân thứ ba (1902). Đầu tiên do bà Tỳ kheo Ni Hồ Thị Nhàn, Pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường đứng ra thành lập. Trúc Lâm khi còn trong tình trạng chỉ là mái tranh vách đất đơn sơ, thì Sư bà Diên Trường đã cung thỉnh Hòa thượng Giác Tiên làm Tổ Khai sơn.

Cảnh chùa được tạo dựng trên một ngọn đồi rất thanh lịch và hữu tình. Đồi có tên là Dương Xuân Thượng, thuộc làng Thuận Hòa, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy - Cố đô Huế.

Ngọn đồi tuy không cao lớn, quang cảnh tuy không hùng vĩ ;  nhưng, ngọn đồi ấy đã thể hiện được sự hiền dịu, cân đối và thích hợp cho những tâm hồn yêu thiên nhiên, thích thoát tục hơn.

Đồi Dương Xuân Thượng này nằm thoai thoải mà hai bên sườn đồi có khe và suối làm tả phù hửu bậc. Toàn ngọn đồi là một dãy thông xanh biếc. Đồi thông lúc nào cũng hòa âm với gió để tạo những bản nhạc thiền muốn đưa người thoát tục.

Về địa dư :

Ngọn đồi, Bắc giáp với đàn Nam Giao. Đàn Nam Giao này quanh năm dân chúng thường cúng tế tỏa hương trầm quyện, khói trầm bay, hướng dẫn lòng người đi vào nếp sống đạo đức, nhân ái đầy tình người muôn đời tiếp nối của nòi giống tổ tiên ;  không vọng ngoại và cũng không hề bị ngoại lai.

Nam giáp với dãy núi Truồi dài thăm thảm đế xứ Quảng Đà. Dãy núi này cao ngất nghễu đã tạo thành một chiếc bình phong kiên cố để bảo vệ cho mặt tiền thêm phần vững chắc.

Hướng Đông thì có núi Thiên Thai luôn luôn im lìm để chờ nắng nhạt mỗi khi chiều về mát dịu.

Phía Tây, kết bạn với núi Kim Phụng luôn dang đôi cánh vàng để khoe sắc với thiên nhiên và tô thắm cho phong cảnh của ngọn đồi thêm phần thoát tục.

Ngọn đồi cũng được đổi sắc thay màu tùy theo thời tiết của bốn mùa, tạo thành những vầng thơ không lời tuyệt diệu cho cảnh tình đời nghĩa đạo.

Xuân đến hoa rừng nở rộ, khoe sắc đổi màu điểm tô cho cảnh vật của ngọn đồi càng thêm phần duyên dáng.

Thu về, một vầng mây trắng phủ mờ cảnh vật, đưa cảnh vật vào khung cảnh thu u huyền diệu.

Mùa đông với gia 1rét căm căm, nhưng lũy tre và đồi thông lúc nào cũng giữ vững màu nguyên ủy của nó trong thể bất biến vẹn toàn, nói lên cái định lực cáo cường thiền quán của Trúc Lâm mà chư Tăng ở đây đang dồn hết năng lực vừa tâm vừa ý để chấn hưng Phật giaó miền Trung.

Trên mấy dãy thông xanh, chim chóc thi nhau hòa những bản nhạc thiền ca trầm tĩnh như mời gọi khách thập phương đưa lòng mình vào sự tĩnh thức của hương đạo mỗi lần ngoạn cảnh chốn Trúc Lâm thiền tự.

Những ai đã hơn một lần bước chân đến đây để viếng cảnh thì cũng tưởng tượng được cảnh vật ở chùa Hương (Bắc Việt) mà nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã từng xưng tụng :

                              . . . “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

                             Lững lờ khe yến cá nghe kinh. . . .”.

Dưới chân đồi là một dòng khe uốn khúc lượn quanh co. Tiếng nước chảy róc rách qua kẻ đá tạo nên một bài ca bất tận. Lưu huyền vạn cổ cầm là ở đây.

Hè đến, một bầu trờ xanh thăm thẳm tỏa xuống như muốn bao phủ cả ngọn đồi. Cảnh vật chung quanh chùa hòa đồng với sự tịnh tâm thiền quán của chư Tăng  trong chùa dệt nên một tấm thảm sống động, vô giá.

Trước mặt của ngôi chùa có đào một cái hồ hình cong chữ S, hình bản đồ Việt Nam như muốn nhắc nhở cho quần chúng và Phật tử gần xa biết rằng :  Đạo pháp gắng liền với Dân tộc.

Hồ được trồng toàn sen. Mùa sen nở, những làn gió mạnh thổi qua mặt hồ mang theo hương vị của sen đưa vào tận thiền thất để cúng dường chư Tăng và làm cho tâm hồn của chư Tăng càng thêm thắm đượm hương thiền Từ Bi Hỷ Xả.

Cảnh vật của Tổ Đình Trúc Lâm tuy không hùng vĩ, nhưng oai nghiêm và có lối sống đạo giải thoát làm sao. Với cuộc sống đạo đời gắng bó đầy tình tiết như thế, cụ cư sĩ Đoàn Lục Quán mỗi lần lên chùa lạy Phật, viếng cảnh hay đàm đạo giaó lý Phật đà với Hòa thượng Thích Mật Hiển, cũng đã thót lên thành thơ như sau :

Vịnh Cảnh Trúc Lâm

                                      Trúc Lâm chùa ở chốn Thần kinh,

                                      Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình,

                                      Trước mặt , bờ khe ùn cát trắng,

                                      Sau lưng, chòm níu lợp cây xanh.

                                      Gió Từ, quét sạch rừng phiền não.

                                      Mưa Pháp, trôi đùa áng lợi danh.

                                      Y Bát, mai sai truyền gốc Đạo,

                                      Tre già. măng mọc ngắm càng xinh.

                                                                                  Cư sĩ Đoàn Lục Quán.

Tất cả những khách thập phương từ kinh thành Huế muốn viếng cảnh Trúc Lâm thì phải theo con đường Nam Giao, hướng vè quận Nam Hòa, đổ xuống dốc Cầu Lim độ năm trăm mét (500m), rẽ vào con đường đất phía bên tay trái.

Con đường đất này, hai bên được trồng toàn dương liễu song song nhau (Khi người viết và là hậu duệ của Trúc Lâm Thiền phái chưa ra khỏi quê hương thì như vậy, bây giờ thì ra sao, không thể biết được. Vì khi viết tác phẩm này và cho đến bây giờ là năm 2000, chúng tôi chưa được một lần trở về với quê hương để thăm lại những gì quý giá đã biết và đã sống.).

Đây là con đường chính sẽ dẫn du khách vào tận chùa khoảng một cây số hơn. (Quý vị nào có cơ duyên về quê thăm, có lên viếng cảnh Trúc Lâm, nếu biết thêm chi tiết cùng những hình ảnh sinh hoạt nơi đây của chư Tăng và Đại chúng, xin vui lòng cho chúng tôi, để chúng tôi bổ sunh vào những phần thiếu sót).

Đặc biệt bờ khe uốn quanh ngôi cổ tự này trồng toàn tre. Lá tre xanh um, chụm đầu vào nhau tạo thành những hòn giả sơn, nhìn từ xa trông khá đẹp. Vườn chùa tyrồng toàn những thứ gỗ quý như :rồng toàn những thứ gỗ quý như :  Lim, Sến, Gõ, Bạc hà, Thông, . . .  tỏa lá, cành sum sê như những tàng lộng. Đây là những loại gỗ đặc biệt để gia dụng.

Cảnh vật lúc nào cũng nên thơ. Mỗi lần cũ Đại thần Hồ Đắc Trung là thân phụ của quý Sư bà Diệu Huệ và Diệu Không. Hai Sư bà này là tiêu biểu cho giới Nữ đạo Ni lưu xuất sắc nhất của Việt Nam và miền Trung mà đặc biệt là tại Cố đô Huế. (Cụ Đại thần Hồ Đắc Trung đã đem tấm lòng yêu nước, trung với vua, từng đứng ra bảo bọc và viết thư chịu tội với Pháp để cho nhà vua yêu nước Duy tân khỏi bị đày ải, nhưjng việc không thành).

Bài thơ của cụ Đại thần Hồ Đắc Trung vịnh về Tổ Đình TRúc Lâm Đại Thánh như sau :

Trúc Lâm Vịnh

                                      Trúc Lâm phong cảnh tối thâm u,

                                      Ẩn tại sơn trung, thiểu lộ du,

                                      Nguyệt chiếu, phong xuy, tâm bất động,

                                      Vân lai, vũ khứ, thể vô thù.

                                      Đầu thủy địa, tâm phương dẫn,

                                      Tiết tiết không tâm, chỉ hướng tu.

                                      Quá trúc tri nhơn, nhơn thị trúc,

                                      Trúc nhơn phi dị, cảnh tương phù.

Dịch :

                                      Trúc Lâm phong cảnh thật thâm u,

                                      Ẩn tại trong non, khách thiểu du,

                                      Trăng rọi, gió lay, tâm chẳng động,

                                      Mây đi, nước đến, thể không thù.

                                      Đầu đầu sát đất, tìm phương dẫn,

                                      Giữa đốt không tâm, chỉ hướng tu.

                                      Thấy trúc biết người, người tựa trúc,

                                      Trúc người không khác, cảnh tương phù.

của ngọn đồi Dương Xuân Thượng, nhưng kỳ thật, đây chính là vị trí của ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh.

cong tam quan

Cổng Tam Quan của Trúc Lâm Đại Thánh tự

Ghi chú :  Vị nào muốn rõ thêm cảnh trí, cách thờ phụng, cách cấu trúc của Trúc Lâm Đại Thánh tự, xin hoan hỷ trực tiềp đón đọc cuốn “Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế” của tác giả ghi trên đây.

Mọi chi tiết xin liên lạc theo số điện thoại, Fax và Email đã có sẵn ở trong trang trang nhà Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại – www.todinhtudamhaingoai.net   Kính đa tạ.

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Đại Lão HT Thích Nhất Hạnh.
Tiểu Sử Tổ Liễu Quán
Tiểu Sử Tổ GIÁC TIÊN Khai Sơn Tổ Đình Trúc Lâm Huế
Tiểu Sư Thiền Sử Thích Mật Khế
Tiểu Sử Thiền Sử Thích Mật Hiển
Tiểu Sử Thiền Sử Thích Mật Nguyện
Tiểu Sử Thiền Sư Thích Mật Thể
Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diên Trường
Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Huệ
Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Không
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3925223
Có 0 Khách Đang Online