H. S. Olcott sinh ngày 02-08-1832 tại quận Orange, tiểu bang New Jersey (Hoa Kỳ). Là một học giả Phật giáo uyên thâm và ký giả tài ba, ông từng phục vụ với chức Đại tá trong quân lực Hoa Kỳ. Năm 1875, ông gặp bà H. P. Blavatsky (1832-1891, một Phật tử người Nga) tại nông trại anh em ông Eddy ở Chittenden (New York). Đây là cuộc hội ngộ lịch sử, vì từ đó, dưới sự hướng dẫn của bà Blavátsky, đại tá Olcott đã hiểu biết Phật giáo. Cũng trong năm 1875, cả hai người hợp tác thành lập Hội Thần Thông Thiên Học (Theosophical Society) tại New York.
Nhằm mục đích chính hưng chánh pháp đang suy đồi tại Tích Lan gây nên bởi chính sách ngược đãi Phật giáo của các chính quyền thực dân Thiên Chúa Giáo Bồ Đào Nha (1505-1658), Hòa Lan (1658-1796) và Anh Quốc (1796-1947) trong suốt gần bốn thế kỷ; ngày 17-05-1880 bà Blavatsky cùng đại tá Olcott đến Galle, một hải cảng miền tây Tích Lan, với sự tiếp đón nồng nhiệt của hàng ngàn dân chúng địa phương Tuần sau, sáng ngày 25-05-1880, cả hai đã phát nguyện đi theo con đường giác ngộ của đức Phật, và xin thọ trì tam quy ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda. Buổi lễ đã gây xúc động cho hàng ngàn chư Tăng và Phật tử hiện diện, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, lễ quy y cho người Phật tử Âu Mỹ (da trắng) được tổ chức tại Tích Lan.
Vào lúc ấy, Olcott trình bày ý kiến cho cấp lãnh đạo Phật giáo Tích Lan biết rằng muốn chấn hưng, phát huy chánh pháp tại xứ này để chống lại những hoạt động đàn áp, kỳ thị của chính quyền và các tổ chức Thiên Chúa giáo, việc trước tiên cần làm là nên mở các trường Phật giáo dùng Anh văn làm chuyển ngữ để dạy dổ cho các em của Tích Lan. Với sự ũng hộ đắc lực của giáo hội Tăng già và nhiều cư sĩ Phật tử lãnh đạo, ngày 17-06-1880, ông đứng ra thành lập đầu tiên hội Phật Giáo Thông Thiên Học (The Buddhist Theosophical Society) và sau này hội đã phát triển xây dựng được 7 chi nhánh khắp nơi trong nước. Mục đích chính của hội nhằm kết hợp các công nhân Phật tử không phân biệt giai cấp hay chức vị, thành một khối thống nhất để góp phần tích cực trong việc thiết lập các trường học Phật giáo và giúp đỡ hàng dân chúng Phật tử nghèo địa phương.
Khi Olcott mới đến Tích Lan, khắp toàn quốc không có một trường học Phật giáo nào dạy tiếng Anh nhận được sự tài trợ của chính phủ; trong khi đó, các đoàn truyền giáo Thiên Chúa gồm cả Giáo hội La Mã, với sự guíp đỡ của chính quyền, họ xây dựng được tất cả 800 trường học. Để ngăn chận không cho Phật giáo thiết lập cơ sở giáo dục, giới hữu trách bấy giờ đã ban hành nhiều luật lệ khắc khe như muốn mở trường phải có giấy phép của vị Thống đốc (Governor) chính quyền Anh cấp và " Không trường nào hội đủ điều kiện nhận sự giúp đỡ của chính phủ, trừ phi trường đó mỗi ngày vào giờ đầu có giảng dạy Kinh Thánh " (No school was eligible fot grants off aid from the government unless it devoted the fírst hour of the day to the teaching of the Bible).
Vào những năm 1880 và 1882, Olcott cùng với thanh niên David Hewanitarne (sau này là cố Đại Đức Angảika Dharmpala: 1864-1933) làm thông dịch, đã dùng xe bò hoặc đi bộ từ làng này qua làng kia khắp thôn quê để thuyết giảng kêu gọi mọi người quay về theo giáo lý của đức Phật; và cổ động quần chúng đóng góp gây quỹ kiến thiết các trường học Phật giáo. Do nổ lực này của ông, hội Phật giáo Thông Thiên Học nói trên năm 1897 đã thành lập được 25 trường nam, 11 trường nữ và 10 trường nam lẫn nữ. Đến năm 1903, Hội xây dựng được 174 trường với khoảng 30,000 học sinh, và năm 1940 khắp toàn quốc số các trường tăng lên tới 429 trong đó có 12 trường Trung học. Hiện nay các trường này đều do chính phủ kiểm soát và tài trợ.
Không những chỉ ở Tích Lan mà đại tá Olcott còn vận động hô hào thành lập các trường học Phật giáo tại nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ. Ngoài ra, để giúp Giáo hội Phật Giáo Tích Lan có nơi diển đàn nói lên tiếng nói của mình trong cộng đồng Phật tử nhất là đối với dư luận quần chúng khi bị chính quyền Thiên Chúa đàn áp, Olcott đã khuyến khích hội Phật giáo Thông Thiên Học vào tháng 12 năm 1880 cho ra tờ "Sarasavi Sandarasa" mà về sau nó biến thành tạp chí tiếng Anh "The Buddhists" (Phật tử) do Hội Thanh niên Phật giáo" (Young Men's Buddhist Association) xuất bản hàng tháng và hiện nay vẫn còn tiếp tục.
Giữa lúc mọi người Châu Âu sống hoàn toàn cách biệt với dân bản xứ, đạo hữu Olcott đúng trong hàng ngũ của đại đa số chư Tăng và quần chúng Phật tử Tích Lan bị đàn áp, ông sang Anh quốc đại diện cho họ, nhiều lần tranh đấu để giành lại quyền lợi cho Phật giáo tại xứ này. Kết quả là năm 1885, lần đầu tiên ngày lể Phật Đản Rằm tháng 04 - Vesak (khoảng tháng 05dương lịch) được chính quyền thực dân Anh công nhận như ngày lễ công cộng (public day) mà trước kia điều này chỉ đặc ân dành cho các ngày lễ của Thiên Chúa giáo.
Năm 1889, cùng với Thượng Tọa H. Sumangla (Tích Lan), đại tá Olcott phỏng theo 6 màu hào quang của đức Phật (xanh, vàng, đỏ, trắng, da cam và màu tổng hợp của năm màu vừa kể) đã phát họa mẫu cờ Phật giáo ý nghĩa theo lời ông phát biểu " Nó có thể được tất cả các nước Phật giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với những tín đồ đạo Thiên Chúa" (The flag which could be adapted by all Buddhist nations as the Universal symbol of their faith, thus serving the same purpose as the cross does for all Christians). Lá cờ này đã được treo lần đầu tiên ở các chùa Tích Lan vào dịp lễ Phật đản năm đó (1889) và 61 năm sau đó được chính thức công nhận làm cờ Phật giáo thế giới tại đại hội Phật giáo Quốc Tế tổ chức họp ở Colombo (thủ đô Tích Lan) năm 1950. Hiện nay lá cờ được gần 80 quốc gia xử dụng trong các ngày lễ Phật giáo trên thế giới.
Đại tá Olcott cũng góp phần vào công cuộc phát triển chấn hưng Phật giáo tại nhiều nước Âu và Á Châu khác. Năm 1885, đại tá đầu tiên sang thăm, thuyết giảng nhiều nơi công cộng tại Miến Điện (Burma); và trước khi rời xứ này, ông đã thành lập ở Rangoon 3 chi nhánh của Thông Thiên Học cho 3 đoàn thể Phật giáo, Ấn độ giáo và người Châu Âu. Ông cũng đã hai lần sang viếng thăm Nhật Bản. Lần đầu năm 1888, ông đi khắp nơi thuyết trình ít nhất 70 bài giảng tại các chùa, trung tâm hội đoàn Phật giáo Nhật tong vòng 3 tháng với tổng số khoảng 187000 người đến dự thính. Lần thứ 2, ông thực hiện một công tác quan trọng là đã mang lại sư hòa hợp, đoàn kết giữa các tông phái Phật giáo của đại thừa (Bắc tông) Nhật Bản, Đại Hàn (Kỏea) , Trung Hoa, Tây tạng v.v... với tiểu thừa (Nam tông) ẤN độ, Tích Lan, Miến điện, Thái Lan và Lào quốc (Laos) v.v... bằng cách dẫn chứng, nêu lên những giáo lý căn bản tương đồng giữa cá tông phái Phật giáo nói trên.
Năm 1886, ông thành lập tại thị trấn Adyar, tiểu bang Tamil Nadu (miền nam Ấn) một thư viện lớn, nơi hiện lưu giữ nhiều kinh sách giá trị về Phật giáo và cá tôn giáo khác trong đó có khoảng 17584 tác phẩm chép bằng tay trên lá bối. Ngày nay, đa số học giả Ấn độ và Tây Phương thường đén đây để sưu tập những tài liệu rất hiếm về các tôn giáo lớn trên thế giới. Đại Tá Olcott mất tại Adyar (Ấn độ) ngày 17-02-1907, để lại các tác phẩm:
1. The Buddhist Catechism (Phật Giáo Vấn Đáp), xuất bản đầu tiên 1881
2. Old Diary Leaves (Những trang nhạt ký cũ) gồm 6 tập (1928-1935)
THÍCH TRÍ CHƠN
LỜI ĐỀ TẶNG
Để tỏ lòng kính mến, tôi xin tặng cuốn “ Phật Giáo Vấn Đáp “ (The Buddhist Catechism), đã được tu chỉnh này, đến bậc đạo sư và là bạn của tôi trong nhiều năm qua, Trưởng Lão Hikkaduwe Sumangala, Trụ trì ngôi chùa trên đồi Adam (Sripâd), cùng lãnh đạo Phật giáo khu vực miền Tây (Tích Lan).
H.S. Olcott
Adyar, 1903
PHẬT GIÁO VẤN ĐÁP
PHẤN I: ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC PHẬT
1. Hỏi: Bạn theo tôn giáo[1] nào?
Đáp: Phật giáo
2. Hỏi: Phật giáo là gì?
Đáp: Đó là giáo lý thuyết giảng bởi nhân vật vĩ đại, gọi là đức Phật
3. Hỏi: Phải chăng "Phật giáo" là danh xưng đúng nhất để chỉ cho giáo lý này?
Đáp: Không. Đó là từ ngữ của Tây Phương, danh từ thích hợp nhất là Phật pháp (Buddha Bharma).
4. Hỏi: Một người là Phật tử, phải chăng chỉ vì cha mẹ sinh họ ra là Phật tử?
Đáp: Không phải vậy. Phật tử là người không những chỉ tin tưởng vào đức Phật như bậc thầy cao cả nhất, tin vào giáo lý do Ngài thuyết giảng và Giáo đoàn của các Thánh Tăng (Arhats), mà còn phải hành trì giới luật của đức Phật trong đời sống hằng ngày nữa.
5. Hỏi: Nam Phật tử tại gia gọi là gì?
Đáp: Uư Bà Tắc (Upasaka).
6. Hỏi: Còn nữ Phật tử?
Đáp: Uư Bà Di (Upàsikà)
7. Hỏi: Giáo pháp này được thuyết giảng lần đầu tiên vào lúc nào?
Đáp: Có sự bất đồng ý kiến về niên đại chính xác, nhưng theo kinh điển Tích Lan vào năm 2513 của năm KaliYuga hiện nay.
8. Hỏi: Hãy cho biết các niên đại trọng yếu trong sự giáng sinh của vị Giáo Chủ?
Đáp: Đức Phật giáng trần dưới chòm sao Visa, vào ngày thứ ba, tháng 5 năm 2478 (Kali Yuga); Ngài vào rừng tu năm 2506; thành Phật năm 2513; và thoát vòng luân hồi nhập Niết Bàn (Paranirvân) năm 2558 vào lúc 80 tuổi. Mỗi biến cố xãy ra vào ngày trăng tròn, cho nên tất cả cử hành đại lễ vào ngày trăng tròn, cho nên tất cả đều kết hợp cử hành đại lễ vào ngày trăng tròn của tháng Wesak (Vaisakha), vào khoảng tháng 05 dương lịch.
9. Hỏi: Đức Phật có phải là thượng đế không?
Đáp: Không. Phật giáo dạy rằng không có sự hóa thân của thần linh.
10. Hỏi: Phải chăng đức Phật là một con người?
Đáp: Vâng, nhưng là một người giác ngộ, ca siêu và thánh thiện nhất, đã tự mình tu tập trong vô lượng kiếp, vượt hơn các chúng sanh khác, ngoại trừ chư Phật trong quá khứ.
11. Hỏi: Trước đức Phật (Thích Ca) có nhiều vị Phật khác không?
Đáp: Có điều đó sẽ được giải thích sau. (xem câu 117)
12. Hỏi: Tiếng Phật có phải làm tên của ngài không?
Đáp: Không, đó là danh từ để chỉ cho một trình độ hoặc trạng thái tâm thức, cái tâm sau khi nó đạt tới sự phát triển cùng tột.
13. Hỏi: Trạng thái đó gọi là gì?
Đáp: Giác ngộ (thành Phật) hay người có trí tuệ hoàn toàn. Tiếng Pali gọi là Sabbannu, đấng có trí tuệ cùng tận. Phạn ngữ gọi là Sarvajna.
14. Hỏi: Tên thật của đức Phật là gì?
Đáp: SIDDHARTHA (Tất Đạt Đa) là tên hoàng tộc của Ngài, và họ của Ngài là GAUTAMA hoặc GOTAMA (Cồ Đàm). Đức Phật là hoàng tử của vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), thuộc gia đình danh tiếng Okkaka của thị tộc Thái Dương (Solar).
15. Hỏi: Thân phụ và thân mẫu của Ngài là ai?
Đáp: Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Gia (Maya), gọi là Đại Ma Gia (Maha Maya).
16. Hỏi: Nhà vua trị vì chủng tộc nào?
Đáp: Bộ tộc Thích Ca (Sakya), và giống dân A-ry-a (Aryan) thuộc giai cấp Sát Đế Lợi (Kshattriyas).
17. Hỏi: Vương quốc Ca tỳ La Vệ (Kapilavastu) ở đâu?
Đáp: Tại Ấn độ, cách xa thành phố Ba li Nại (Benares) 100 dặm về hướng đông bắc, và núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) khoảng 40 dặm. Nó nằm trong vùng Nepal Terai. Vương quốc này ngày nay không còn nữa.
18. Hỏi: Cạnh con sông nào?
Đáp: Sông Rô-hi-ni (Rohini), nay gọi là Rô-ha-na (Rohana).
19. Hỏi: Xin cho tôi biết Thái tử Tất Đạt Đa giáng sinh năm nào?
Đáp: Năm 623 trước Tây lịch.
20. Hỏi: Địa điểm chính xác ở đâu?
Đáp: Nơi này ngày nay đã được rỏ ràng tìm thấy. Nhân viên khảo cổ của Ấn độ đã khám phá trong khu rừng ỏ vùng Nepal Terai, một trụ đá do nhà vua Phật tử vĩ đại A Duc (Asoka) cho dựng nên ngay chính tại địa điểm đó. Ngày xưa, chổ này được biết là vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
21. Hỏi: Thái Tử có cuộc sống đầy thú vui và huy hoàng như các hoàng tử khác không?
Đáp: Thái tử có đầy đủ; phụ hoàng, vua (Tịnh Phạn) đã xây cất cho thái tử ba lâu đài gồm có chín, năm và ba tầng trang hoàng đẹp đẽ, thích hợp với ba mùa ở Ấn độ, lạnh, nóng và mưa.
22. Hỏi: Cảnh trí các lâu đài này như thế nào?
Đáp: Xung quanh mỗi lâu đài đều có vườn hoa thơm ngát, đẹp đẽ, với suối nước phun, cây đầy chim hót, và những con công đi chậm rãi trên mặt đất.
23. Hỏi: Thái tử sống có một mình?
Đáp: Không, năm 16 tuổi, thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), con gái vua Thiện Giác (Suprabuddha). Nhiều cung nữ đẹp đẽ, biỏi múa hát, cũng thường xuyên ở bên cạnh để giúp vui cho thái tử.
24. Hỏi: Thái Tử cưới vợ bằng cách nào?
Đáp: Theo truyền thống của dòng Sát Đế Lợi (Kshattriya) hay tướng quân ngày xưa, bằng cách chiến thắng các đối thủ trong những trò chơi, cùng tập luyện sự tinh xảo và anh dũng; cuối cùng nàng Da Du Đà La được chọn lựa trong số những công chúa trẻ đẹp, đã cùng đi với các thân phụ của họ đến tham dự cuộc đấu (mela).
25. Hỏi: Sống giữa những lạc thú này làm sao thái tử có thể trở nên người toàn trí?
Đáp: Bẩm sinh thái tử vốn có nhiều trí tuệ. Ngay khi còn nhỏ, thái tử tỏ ra hiểu biết tất cả các môn nghệ thuật và khoa học, mà hầu hết không cần phải học. Thái tử có những giáo sư tài giỏi nhất, bất cứ điều gì họ dạy, thái tử đều tỏ ra nhanh chóng hiểu biết.
26. Hỏi: Phải chăng thái tử đã thành Phật ở trong các lâu đài tráng lệ đó?
Đáp: Không, thái tử đã từ bỏ tất cả và một mình vào tu trong rừng.
27. Hỏi: Tại sao thái tử đã làm như vậy?
Đáp: Để Ngài tìm ra nguồn gốc của mọi khổ đau và con đường giải thoát khỏa những khổ đau ấy.
28. Hỏi: Thái tử đã hành động như thế, phải chăng vì lòng ích kỷ?
Đáp: Không, vì lòng từ bi bao la đối với tất cả chúng sanh khiến Ngài đã hiến thân cho phúc lợi của họ.
29. Hỏi: Nhưng làm sao Ngài có lòng từ bi bao la đối với tất cả chúng sanh khiến Ngài đã hiến thân cho phúc lợi của họ.
Đáp: Với sự quyết tâm muốn thành Phật, trải qua nhiều đời, nhiều kiếp, thái tử đã tu tập hạnh từ bi đó.
30. Hỏi: Vào lúc ấy Thái tử đã từ bỏ những gì?
Đáp: Những lâu đài tráng lệ, những phú quý xa hoa, thú vui, chỗ nằm êm ấm, y phục đẹp đẽ, thức ăn ngon và sơn hà xả tắc; Ngài từ bỏ ngay cả người vợ hiền và đứa con độc nhất, La Hầu La (Rahula).
31. Hỏi: Có ai đã hy sinh nhiều như thế vì lợi ích cho chúng ta không?
Đáp: Không có một ai trong thời đại này của thế giới hiện nay. Chính vì thế mà các Phật tử đã kính yêu đức Phật, và những Phật tử thuần thánh cố gắng mong được như Ngài.
32. Hỏi: Nhưng phải chăng là ít có người chịu từ bỏ tất cả hạnh phúc thế gian, ngay cả chính sự sống, vì phúc lợi cho đồng bào của họ?
Đáp: Chắc chắn vậy. Nhưng chúng ta tin rằng đức tánh vị tha và lòng yêu thương nhân loại này đã được chứng tỏ qua sự từ bỏ hạnh phúc Niết Bàn của thái tử trong vô lượng kiếp trước, khi Ngài sanh làm vị Sa Môn Xu-Mê-Đa (Sumedia) vào đời đức Phật Nhiên Đăng (Dipankẩ). Lúc ấy nếu thái tử nhập Niết Bàn, thái tử đã không yêu thương yêu nhân loại hơn chính mình. Sự từ bỏ này bao gồm cả sự tự nguyện của thái tử chịu đựng mọi điều khổ hạnh trong cuộc sống thế gian cho đến khi ngài thành Phật, vì lợi ích khai thị cho tất cả chúng sanh con dường giải thoát, và mang lại sự an lạc cho thế giới (nhân loại).
33. Hỏi: Thời gian nào thái tử đã vào tu trong rừng?
Đáp: Vào năm ngài 29 tuổi.
34. Hỏi: Cuối cùng điều gì đã khiến thái tử quyết định từ bỏ tất cả mọi thứ mà người đời hết sức đấm say để đi vào rừng tu hành?
Đáp: Khi Ngài ngồi trên xe ngựa ra dạo ngoài thành, một vị Thiên thần- Deva[2] tạo ra trước mắt thái tử bốn cảnh tượng xúc động trong bốn trường hợp khác nhau.
35. Hỏi: Bốn cảnh tượng đó gồm những gì?
Đáp: Một người rất già suy nhược vì tuổi tác, một người bệnh, một xác người chết và một vị Sa Môn tu hành.
36. Hỏi: Chỉ có một mình thái tử trông thấy những cảnh này?
Đáp: Không, Xa nặc (Channa), người hầu cận của Ngài cũng trông thấy cảnh đó.
37. Hỏi: Tại sao những cảnh này rất quen thuộc với mọi người đã khiến thái tử đi vào rừng tu hành?
Đáp: Chúng ta thường thấy các cảnh đó. Thái tử chưa từng gặp, nên chúng đã gây xúc động sâu xa đến tâm hồn Ngài.
38. Hỏi: Tại sao thái tử đã không nhìn thấy chúng?
Đáp: Khi thái tử mới sinh, các nhà chiêm tinh Bà La Môn đã đoán trước trước rằng, một ngày nào đó thái tử sẽ từ bỏ sơn hà xả tắc, và (đi tu) thành Phật. Vua cha (Tịnh Phạn) không muốn vương quốc của mình không có ai thừa kế, đã cẩn thận ngăn ngừa không để cho thái tử thấy bất cứ cảnh tượng nào có thể gợi ra trước mắt các cảnh khổ đau, chết chóc của kiếp người. Ngay cả không ai được phép nói nhắc đến những điều đó với thái tử. Thái tử hoàn toàn giống như một tù nhân bị giam giữa những lâu đài và các vườn hoa xinh đẹp. Chúng được bao bọc bởi các bức tường cao, và bên trong mọi vật được thiết bày vô cùng mỹ lệ, ngõ hầu thái tử không còn muốn đi ra ngoài để nhìn thấy những cảnh phiền lụy, khổ đau của cuộc đời.
39. Hỏi: Phải chăng thái tử có từ tâm đến nổi vua cha sợ rằng thái tử có thể muốn từ bỏ tất cả vì hạnh phúc của thế gian?
Đáp: Vâng, hình như thái tử thấy tất cả qua từ bi, thương xót tất cả chúng sanh.
40. Hỏi: Ở trong rừng, làm sao thái tử hy vọng tìm hiểu được nguyên nhân của khổ đau?
Đáp: Bằng cách tránh xa tất cả những điều có thể ngăn cản Ngài suy nghiệm sâu xa về mọi nguồn gốc của khổ đau và bản thể của con người.
41. Hỏi: Bằng cách nào thái tử đã vượt thoát hoàng cung?
Đáp: Vào một đêm, khi mọi người say ngũ, thái tử thức giấc, nhìn lần cuối người vợ hiền và đứa con thơ đang ngủ; Ngài cùng Xa Nặc, cởi ngựa trắng Kiền Trắc thân yêu, và đi ra cửa cung điện. Chư Thiên (Deva) đã làm cho những tên lính gác cổng thành của vua cha ngủ say, để họ không thể nghe tiếng động của vó ngựa.
42. Hỏi: Các cổng thành đều đống chặt hết phải không?
Đáp: Vâng, nhưng các Thiên Thần đã mở cửa không một tiếng động nhẹ, và thái tử đã phóng ngựa lao vào đêm tối.
43. Hỏi: Thái tử đi đâu?
Đáp: Đến bờ sông A-nô-ma (Anoma), rất xa thành Ca Tỳ La Vệ.
44. Hỏi: Sau đó thái tử đã làm gì?
Đáp: Ngài xuống ngựa, dùng lưỡi kiếm cắt mớ tóc đẹp, khoác lên mình chiếc y vàng của nhà tu khổ hạnh, trao đồ trang sức và ngựa Kiền Trắc cho Xa Nặc và bảo ông ta mang về cho phụ hoàng của Ngài.
45. Hỏi: Thế rồi thái tử đi đâu?
Đáp: Ngài đi bộ đến thành Vương Xá (Rajagraha), kinh đô của vua Tần Bà Sa La (Bimbisara), xứ Ma Kiệt Đà (Magadha).
46. Hỏi: Tại đây, ai đã đến thăm thái tử?
Đáp: Vua cha và cả triều đình
46a. Hỏi: Sau đó thái tử đi đâu?
Đáp: Đến Uư Lâu Tần Loa (Uruvela), gần chùa Đại Giác (Maha Bodhi) hiện nay, ở Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya).
47. Hỏi: Tại sao thái tử đến đó?
Đáp: Vì trong rừng này có nhiều nhà tu khổ hạnh, rất đạo đức mà thái tử về sau đã trở thành đệ tử của họ, với hy vọng tìm ra chân lý mà Ngài đang tầm cầu.
48. Hỏi: Các đạo sĩ này theo tôn giáo nào?
Đáp: Theo Ấn độ giáo (Hindu), họ là các vị Bà La Môn - Bràhmanas[3]
49. Hỏi: Họ dạy những gì?
Đáp: Tự hành hạ, dày vò mãnh liệt thân xác để con người có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn.
50. Hỏi: Phải chănng thái tử đã tìm thấy như thế?
Đáp: Không, thái tử đã tìm học phương pháp và thực hành theo những cách tu ép xác của họ, nhưng Ngài vẫn tìm không ra được nguồn gốc khổ đau của kiếp người và con đường dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn.
51. Hỏi: Rồi thái tử đã làm gi?
Đáp: Ngài đi vào rừng gần Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela), tu thiền định trong 6 năm, thự hành pháp môn ép xác khổ hạnh nhứt.
52. Hỏi: Chỉ có một mình thái tử?
Đáp: Không, có năm người bạn Bà La Môn cùng tu với Nhài.
53. Hỏi: Cá vị đó tên gì?
Đáp: Kiều Trần Như (Kondanna), Bạc Đề (Bhaddiya), Thập Lực Ca Diếp (Vappa), Ma Ha Nam (Mahànàma), và Ác Bệ (Assaji).
54. Hỏi: Thái tử dã áp dụng phương pháp tu hành nào nhằm khai mở tâm mình để thấu triệt toàn bộ chân lý?
Đáp: Ngài đã tọa thiền, định tâm suy tưởng đến những vân đề cao siêu của cuộc sống, và khép kín nhản căn và nhỉ căn, những điều đó có thể làm giá đoạn sự quán sát nội tâm mình.
55. Hỏi: Thái tử đã nhịn ăn?
Đáp: Vâng, suốt thời gian tu tập Thái tử ngày càng dùng ít đồ ăn và thức uống, cho đến khi Ngài mỗi ngày chỉ còn dùng một hột gạo hay hột mè.
56. Hỏi: Phương pháp tu hành này có mang lại cho thái tứự giác ngộ mà Ngài mong cầu không?
Đáp: Không. Thân hình thái tử ngày càng tở nên gầy yếu và sức khỏe kém sút dần cho đến một ngày kia, trong lúc thái tử đang chậm rãi đi hành thiền, thình lình Ngài bị kiệt sức, và té xỉu cuống đất bất tỉnh.
57. Hỏi: Các bạn đồng tu với thái tử nghĩ thế nào?
Đáp: Họ tưởng rằng thái tử đã chết, nhưnh một lát sau Ngài tỉnh lại.
58. Hỏi: Rồi thái tử làm sao?
Đáp: Ngài nghĩ rằng sự giác ngộ không bao giờ có thế đạt tới bằng cách hành hạ xác thân hay nhịn đói, mà chỉ thành tựu được bằng sự giác ngộ nội tâm. Thái tử vừa thoát chết do sự tuyệt thực mà vẫn không đạt được Trí tuệ hoàn toàn. Cho nên Ngài quyết định ăn uống trở lại hầu có thể sống lâu ít nhất dến ngày thái tử thành bậc chánh giác.
59. Hỏi: Ai cúng dường thức ăn cho thái tử?
Đáp: Ngài nhận thức ăn ở nàng Tu Xà Đề (Sujata), con gái của nàh quý tộc, cô ta nhìn thấy thái tử đang ngồi dưới gốc cây đa. Ngài đứng dậy nhận bác sữa cúng dường, xuống tắm ở sông Ni Liên Thuyềng (Neranjara), dùng thức ăn xong va đi vào rừng.
60. Hỏi: Thái tử đã lam gì ở đó?
Đáp: Thái tử suy nghĩ để quyết định và lúc chiều tối, thái tử đến cây Bồ đề 9Bodhi), nơi hiện nay có chùa Đại Giác (Mahabodhi).
61. Hỏi: Rồi thái tử đã hành động thế nào?
Đáp: Thái tử quyết tâm sẽ không rời khỏi địa điểm nay cho đến khi Ngài chứng thành dạo quả.
62. Hỏi: Chổ nào nơi cây Bồ đề thái tử đã ngòi thiền định?
Đáp: Phái xoay về hướng đông[4]
63. Hỏi: Trong đêm đó thái tử đã chứng ngộ những gì?
Đáp: Ngài thấy rõ mọi kiếp trước của mình, nguồn gốcủa luân hồi sinh tử, và còn đương diệt trừ hết những dục vọng. Vào lúc bình minh hôm sau, tâm của Ngài đã hoàn toàn chứng Đạo, như chiếc hoa sen nở trọn đều khắp, và từ nơi Ngài tỏa ra ánh sáng của dạo vô thương, hay Bốn Thánh Đế. Thái tử thàn Phật – bậc Giác Ngộ, đấng Toàn Giác (the Sarvajna).
64. Hỏi: Phải chăng sau cùng thái tử đã khám phá ra nguồn gốc khổ đau của nhân loại?
Đáp: Cuối cùng, Nhài đã tìm thấy. Như ánh sang mặt trời ban mai xóa tan bong tối của đêm đêm đen, và phát hiện cây cối, ruộng đồng, núi đá, biển cả, sông ngòi, thú vật, người cùng van vật; từ nội tâm đức Phật tỏa ra toan ánh sáng của Giác ngộ, và Ngài đã thấy rõ nguyên nhân sự khổ của kiếp người, cùng con đường giải thoát nhưng khổ đau ấy.
65. Hỏi: Phải chăng đức Phật đã chiến đấu dữ dội trước khi Ngài đạt tới sự toàn giác này?
Đáp: Những cuộc tranh đấu thật mãnh liệt và khủng khiếp. Đức Phật đã chinh phuc noi thân tâm Ngài nhưng cá tính tự nhiên, cùng ccá ham muốn và dục vọng của con ngưởi đã gây chương ngại cho sự tìm thấy chân lý của chúng ta. Ngài đã phải chế ngự chưng ảnh hưởng xấu của thế giới tội lổi chung quanh Ngài. Như một chiến sĩ chiến đấu anh dũng nơi chiến trường chông lại nhiều hẻ thù, đức Phật đã chiến thắng: Như một anh hung chinh phục, đạt được mục đích của Ngài; và sự huyền bí của nỗi khổ đau nhân loại đã được tìm thấy.
66. Hỏi: Đức Phật áp dụng đạo giác ngộ Ngài đã chứng được như thế nào?
Đáp: Nói chung, đầu tiên đức Phật do dự thuyết giảng giáo lý đó cho mọi người.
67. Hỏi: Tại sao?
Đáp: Bởi vì nó qua nhiệm mầu cao siêu. Đức Phất sợ rằng rất ít người có thể thấu hiểu được.
68. Hỏi: Điều gì khiến đức Phật đã thay đổi ý tưởng này?
Đáp: Đức Phật nghĩ rằng Ngài có trách nhiệm thuyết giảng cang rỏ ràng và dể hiểu càng tốt điều Ngài đã chứng ngộ, và in tương chân lý có thể thâm nhập tâm trí đại chung tùy theo nghiệp lực của mỗi cá nhân. Đó là con đường giải thoát duy nhất, và đức Phật thấy rằng mọi người đều có khả năng đạt tới. Vì vậy, Ngài quyết định bắt đầu giáo hóa cho năm người bạn cũ mà trước kia họ đã từ giã đức Phật khi thấy Ngài chấm dứt lối tu khổ hạnh.
69. Hỏi: Đức Phật gặp những người này ở đâu?
Đáp: Tại vườn Lộc Uyển ở Chư Thiên Đọa xứ (Lsipatana), gần thành phố Ba La Nại (Benares).
70. Hỏi: Ngày nay địa điểm này có thể tìm thấy không?
Đáp: Vâng, một phần di tích của ngôi tháp (stupa) hiện còn tồn tại ngay ở chỗ đó.
71. Hỏi: Năm người bạ cũ có sẳn sàng thọ giáo với đức Phật không?
Đáp: Đầu tiên họ không chịu nghe, nhưng khi thấy đức Phật xuất hiện với tướng hảo trang nghiêm, và lời dạy của Ngài hiền hòa và có sức thu hút đến nỗi sau đó họ quay lại và hết sức chú ý đến Ngài.
72. Hỏi: Bài pháp này gây ảnh hưởng thế nào đến họ?
Đáp: Vị niên trưởng, đức Kiều Trần Như (Kondanna), người hiểu biết” (Anna) là vị đầu tiên không còn thành kiến, chụi tho lảnh giáo pháp của đức Phật trở thành đệ tử của Ngài, và chứng dắc quả A La Hán (Arhatsthip). Bốn vị kia, ít lâu sau cũng theo gương ngài Kiều Trần Như.
73. Hỏi: Kế tiếp, đức Phật đã hóa độ cho ai?
Đáp: Một thanh niên trẻ giàu có, tên Da Xa (Yasa), con của một thương gia phú quý. Trong vòng ba tháng, có 60 người trở thành đệ tử (xuất gia) của đức Phật.
74. Hỏi: Ai là nữ đệ tử tại gia đẩu tiên của đức Phật?
Đáp: Mẹ và vợ của Da Xá (Yasa).
75. Hỏi: Đức Phật đã làm gì vào lúc đó?[5]
Đáp: Đức Phật gọi các đệ tử của Ngài lại, chỉ giáo đầy đủ, và phái họ đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp của Ngài.
76. Hỏi: Căn bản của giáo lý ấy là gì?
Đáp: Đó là con đường giải thoát dẫn đến thánh thiện và hành trì theo những giáo luật (Phật chế) mà chúng sẽ được giải thích sau?
77. Hỏi: Xin cho tôi biết thực hành theo cuộc sống đó, đức Phật gọi là gì?
Đáp: Bát Chánh Đạo
78. Hỏi: Từ ngữ Pàli gọi như thế nào?
Đáp: Ariyo Atthangiko Maggo.
79. Hỏi: Sau đó, đức Phật đi đâu?
Đáp: Ngài đến Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela).
80. Hỏi: Đức Phật làm gì ở đây?
Đáp: Ngài hóa độ cho ông Ca Diếp (Kàshyapa), nhà thông bác trứ danh và là thầy của nhừng tu sĩ (Jatilas), một giáo phái lớn của các tín đồ thờ lửa, tất cả những người này đều trở thành môn đệ của đức Phật.
81. Hỏi: Kế tiếp, vị đại đệ tử của đức Phật là ai?
Đáp: Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) của vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha).
82. Hỏi: Vào thời đó, hai vị nào là đại đệ tử trí tuệ và thân tín bậc nhất của đức Phật?
Đáp: Ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta) và Mục Kiền Liên (Moggallàna), trước kia là môn đồ chính của nhà tu khổ hạnh Sanjaya.
83. Hỏi: Họ nổi tiếng về những điều gì?
Đáp: Ngài Xá Lợi Phất với trí tuệ (Prajnã) bậc nhất, và đức Mục Kiền Liên, có thần thông (Iddhi) đệ nhất.
84. Hỏi: Những thần thông có huyền bí gì không?
Đáp: Không, đó lạ điều tự nhiên đối với mọi người, và người nào chuyên tu tập, đều có thể đạt tới.
85. Hỏi: Sau ngày xuất gia, đức Phật có nhận tin tức gì của gia đình hoàng tộc không?
Đáp: Có, khoảng 7 năm sau, trong lúc đức Phật trú tạI thành Vương Xá, vua cha Tịnh Phạn (Suddhodana), đã gởi sứ thần đến triệu thỉnh Ngài trở về thăm phụ hoàng, trước khi nhà vua băng hà.
86. Hỏi: Đức Phật có về không?
Đáp: Có, Vua cha cùng với thân tộc và các triều thần rất vui mừng ra gặp và nghênh đón Ngài.
87. Hỏi Đức Phật cón bằng lòng nhận lại chức vị cũ của Ngài không?
Đáp: Không, Đức Phật đã hiền từ giải thích cho phụ hoàng biết rằng thái tử Tất Đạt Đa đã giảI thoát khỏI cuộc sống (thế tục) và như thế đều có thể gần gũi, thân thích với Ngài. Thay vì cai trị một bộ tộc hay quốc gia, như một nhà vua thế gian, đức Phật dùng giáo Pháp (Dharma), đã cảm hóa tâm hồn tất cả mọi người trở thành đệ tử của Ngài.
88. Hỏi: Đức Phật cón gặp nàng Da Du Đà La (Yasodhara) và con của Ngài là La Hầu La không?
Đáp: Có. Vợ của Ngài đã hết sức nhớ thương, khóc lóc thảm thiết. Nàng cũng bảo La Hầu La thỉnh cầu Ngài ban cho mình quyền thừa kế Ngài, như con của một vị quốc vương.
89. Hỏi: Rồi sự việc xảy ra như thế nào?
Đáp: Đức Phật đã thuyết giảng giáo pháp cho từng người và tất cả, nhằm chửa lành mọi thứ phiền não. Vua cha, con, vợ, ngài A Nan (em con chú), Đề Bà Đạt Da (em con chú, và anh rể của Ngài), tất cả đều quy y, trở thành môn đồ của đức Phật. Hai vị đệ tử bác học khác là ngài A Na Luật (Anuruddha), sau này trở thành bậc đạI thiên nhản, và nagì Uư Bà Ly (Upali), thợ cạo tóc, sau thành vị trì luật (Vinaya) đệ nhất. Cả hai dều rất nổi danh.
90. Hỏi: Vị Tỳ Kheo Ni (Bhikkhuni) đầu tiên là ai?
Đáp: Bà Ba Xà Ba Đề (Prajàpati) là dì và di mẫu của thái tử Tất Đạt Đa. Nhờ bà, Nàng Da Du Đà La và nhiều nhu nhân khác được đức Phật thu nhận thành đệ tử xuất gia tức là Tỳ Kheo Ni.
91. Hỏi: Việc xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa và ngài A Nan, con vua Tịnh Phạn; Đề Bà Đạt Đa, cháu của vua; Đa Du Đà La, dâu của vua, và La Hầu La, cháu nội của vua; gây nên hậu quả như thế nào đối với nhà vua?
Đáp: Việc đó làm cho vua Tịnh Phạn rất buồn, và nhà vua đã phiền trách đức Phật khiến Ngài phải chế ra điều luật là giáo hội không nên nhận nhườI xuất gia mà không cóa sự bằng lòng của cha mẹ họ đang còn sống.
92. Hỏi: Xin cho tôi biết về số phận của Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) như thế nào?
Đáp: Đề Bà Đạt Đa là người rất thông minh, và nhanh chóng hiểu Đạo, nhưng cũng có nhiều tham vọng, nên ông đã sanh tâm đố kỵ và oán thù diức Phật. Cũng do sực xúi giục của ông ta vua A Xà Thế (Ajàtashatru), con vua Tần Bà Sa La, đã giết hạI người cha cao quý của mình, và trở thành đệ tử của Đề Bà Đạt Đa.
93. Hỏi: Đề bà có gây tỗn hại gì cho đức Phật không?
Đáp: Không được, nhưng ác tâm của Đề Bà Đạt Đa âm mưu chống đức Phật trở lại hại chính ông ta; và Đề Bà đã phải (chịu quả báo) chết một cách thảm khốc.
94. Hỏi: Đức Phật đã đi giáo hóa trong bao nhiêu năm?
Đáp: Bốn mươi lăm năm, trong thời gian này, Ngài đã thuyết rất nhiều bài pháp. Thói thường đức Phật và đệ tử của Ngài đi du hoá và thuyết giảng trong 8 tháng nắng, vào những mùa an cư (Was) - mùa mưa - Đức Phật và các đệ tử dừng nghỉ, nhập hạ ở các tịnh xá (pansulas) hay chùa (vihàras), được xây cất dâng cúng (cho Ngài và Chư Tăng) bởi những vị vua chúa và thí chủ giàu có.
95. Hỏi: Những tịnh xá nào danh tiếng nhất?
Đáp: Kỳ viên tịnh xá (Jetàvanarama), Trúc Lâm Tịnh Xá (Veluvanarama), Bổ La Phạ Tịnh Xá (Pubbàràma), Ni Câu Đà Tinh Xá (Nigrodhàràma), và Lộc Dả Uyển Tịnh Xá (Isipatanàràma).
96. Hỏi: Hạng người nào đã quy y đức Phật và đệ tử của Ngài?
Đáp: Dân chúng đủ mọi tầng lớp, quốc gia, giai cấp, vua chúa (ràjas), và công nhân giàu nghèo, quyền thế cũng như bình dân, nhu dốt và thông minh nhất. Giáo pháp của dức Phật phù hợp với tất cả mọi người.
97. Hỏi: Đức Phật đã nhập diệt vào lúc nào?
Đáp: Vào năm thứ 45, sau khi Ngài chứng đạo Giác Ngộ vào ngày trăng tròn tháng 5. Nhận biết rằng ngày viên tịch gần kề, vào buổi tối, dức Phật đến thành Câu Thi Na (Kusinàgara), mọtt nơi cach thành phố Ba La Nại (Benares) khoảng 120 dặm. Trong rừng cây Sa La của Vương quốc Mạt La (Mallas), tại rừng U-ba-vạc-ta-na (Upavartana) ở Câu Thi Na; giữa cây Sa La (sala), đức Phật cho kê chỗ nừm của Ngài, theo phong tục cổ truyền, quay đầu về hướng bắc. Ngài nằm trên đó, với tâm hoàn toàn thanh tịnh, thuyết pháp cho các đệ tử nghe lời di giáo cuối cung, rồi vĩnh biệt đồ chúng.
98. Hỏi: Những lần du hóa sau cùng đó, đức Phật có quy y cho đệ tử mới nào nữa không?
Đáp: Có, một nhân vật trọng yếu, vị đại Bà La Môn bác học tên Tu Bạt Đà La (Subhadra). Đức Phật cũng thuyết Pháp cho các vương tôn xứ Mạt La và những người hầu cận của họ.
99. Hỏi: Vào lúc tản sáng việc gì đã xãy ra?
Đáp: Đức Phật nhập đại định (Samàdhi), và rồi Ngài nhập Niết Bàn (Nirvàna).
100. Hỏi: Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài nhưng gì trong lời di huấn cuối cùng?
Đáp: Ngài dạy “ Này các Tỳ Kheo, Như Lai giờ đây khuyên các con nên ghi nhớ rằng thân thể và năng lực của con người đều phải hủy diệt. Hãy tinh tấn tu tập để giải thoát “.
101. Hỏi: Những chứng cứ xác thực gì cho chúng ta thấy rằng đức Phật, thái tử Tất Đạt Đa xưa kia là một nhân vật lịch sử?
Đáp: Sự hiển hữu của Ngài đã chứng tỏ quá rõ ràng như cuộc đơi của bất cứ nhân vật nào khác trong cổ sử.
102. Hỏi: Hãy kể ra một vài chứng cớ đó.
Đáp: 1) Bằng chứng của những nhân vật đã trực tiếp biết đức Phật.
2) Sự khám ra nhiều nơi và di tích của những kiến trúc (tinh xá) được ghi chép trong các mẩu chuyện vào thời Phật còn tại thế.
3) Những bia ký, trụ đá và bảo tháp (dagobas) do các vua chúa sống gần thời đại đức Phật xây dựng nên dể tưởng niêm Ngài, đã có thể chứng thực lịch sử về cuộc đời của đấng Giác Ngộ.
4) Sự liên tục tồn tại của đoàn thể tăng già (Sangha) do đức Phật thành lập, và sự duy trì của họ về sự thực đời sống của Ngài ngay từ đầu, đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
5) Sự kiện ngay trong năm đức Phật nhập diệt, và nhiều lần sau đó, các cuộc họp và các hội Tăng Già đã được tổ chức để kết lập kinh tạng đương thời của đức Phật; và sự truyền thừa những giáo lý đã được duyệt xét đó, từ các bậc tôn sư đến chư đệ tử, cho đến ngày nay.
6) Sau khi làm lể hỏa táng, xá lợi (xương tro) của đức Phật được phân chia cho 8 vị vua chúa và mỗi ngọn tháp (stùpa) dược xây lên để thờ một phần. Phần xá lợi d vua A Xà Thế (Ajàtashatru) thỉnh về tôn trí thờ tại ngôi tháp ở thành Vương Xá (Rajgrha); và không đầy hai thế kỷ sau, đã được vua A Dục (Asoka) đem phân phát để thờ trong toàn khắp vương quốc của ông. Nhà vua, dĩ nhiên, có nhiều điều kiện để biết rõ những xá lợi này đúng là xá lợi của đức Phật hay không; ngay từ lúc ban đầu, chung được bão trì tại bão tàng viện hoàng gia ở Pát-na (Pâtn).
7) Nhiều để tử của đức Phật là các bậc A La Hán (Arhats),và do đó, có thể kiểm soát tuổi thọ của họ, nên đã sống được nhiều năm; và không tránh khỏi có một trong hay ba vị trong số đó, đã sống kế tiếp nhau ,vào thời kỳ khoãng giữa đức Phật nhập diệt và triều đại của vua A Dục, vì thế nhà vua có thể nhận được từ người cùng thời, mọi điều chứng thực về sự kiện của đời sống đức Phật[6].
8) Chúng ta biết, tài liệu cổ sử đáng tin cậy nhất, tập “Đại Sử” có ghi chép các biến cố lịch sử Tích-Lan (Sinhalese) về triều đại vua Vijaya, năm 543 trước tây lịch – phần lớn thời kỳ của đức Phật – và cho chúng ta rõ những điều đặc biệt nhất về đời sống của Ngài, cũng như đời sống của vua A Dục và các nhà vua khác liên quan đến lịch sử Phật giáo.
103. Hỏi: Đức Phật được gọi bằng những danh xưng tôn kính nào?
Đáp: Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni), Thích Ca Dư Tử (Sàkya-Simha), Thiện Thệ (Sugât), Đạo Sư (Sattha), Đấu Chiến Thắng (Jina), Bạc Gìa Phạm (Bahagavat), Thế Tôn (Lokanatha), Nhất Thiết Trí (Sarvajnã), Pháp Vương (Dharmarja), Như Lai (Tathagata) v.v...
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Tôn Giáo là một danh từ không thích hơp nhất để áp dung chỉ cho Phật giáo, vì Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là một triết học luân lý, như tôi sẽ trình bày sau. Nhưng theo cánh dùng thông thường, danh từ này (tôn giáo) nhằm áp dụng cho tất cả những nhóm người tự nhận cho nó là một học thuyết luân lý đực biệt, và đã được dùng như thế bởi cá chuyên viên thống kê.
[2] Xin xem định nghĩa Thiên thần (Deva) sau.
[3] Danh từ “Hindu”, một từ ngữ tỏ vẽ khinh miệt, người Hồi giáo (Musalmans) dùng để chỉ dân tộc Sindh mà họ đã chinh phục; ngày nay nó được dùng trong cái nghĩa chỉ cho thầy tu (Ân độ giáo).
[4] Trong các kinh điển không thấy noi lý do tại sao đứ Phât đã chon hướng này của cây Bồ đề, tuy nhiên người ta tìm thấy có sự giải thích theo tryuền thuyết bnhf dân, mà nó đã làm nền tảng cho các sách viết của giám mục Bigander và nhiều nhà bình luân Âu Châu khác. Các phương hương khác nhau trong bầu trời, chắc luôn luôn có ảnh hưởng đến chúng ta. Đôi khi từ hương này có ảnh hưởng tốt nhất, nhiều lúc lại từ hương khác. Nhưng đức Phật dạy rằng người toàn thiện vượt hẳn lên trên tất cả mọi ảnh hương bên ngoài.
[5] Đạo Bà La Môn (Bràhmanism) không được thuyết giảng cho những người không theo Ấn Độ Giáo, bởi thế cho nên Phật giáo là một tôn giáo có đoàn truyền giá xưa nhất thế giới. Cá sứ giả hoằng pháp đầu tiên (của đức Phật) đã phải chụi đựng nhiều gian khổ,sự tàn bạo và ngược đãi với long can đảm quả quyết
[6] Tai Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lầ thứ hai, vì thế cho nên, đã có hai vị đệ tử của Ngài A Nam, sống đến 100 tuổi; và trong kỳ Dại Hội của vua A Dục (Asoka), lại có nhiều vị đệ tử của hai ngài đệ tử của đức A Nan.
PHẬT GIÁO VẤN ĐÁP
PHẦN II: GIÁO PHÁP HAY DHARMA
106. Hỏi: Danh từ “Phật “ (Buddha) có nghĩa là gì?
Đáp: Bậc Giác Ngộ hay đấng có trí tuệ hoàn toàn.
107. Hỏi: Phải chăng bạn cho rằng có nhiều vị Phật đã ra đời trước đức Phật (Thích Ca) này?
Đáp: Vâng, chúng tôi in rằng dưới sự luân hành của luật nhân quả vĩnh cửu, cứ khoảng cách một thời gian, một đức Phật sẽ xuất hiện, khi nhân loại đắm chìm trong khổ đau vì vô minh và cần đến sự giác ngộ, thì hạnh nguyện của đức Phật là phải ra đời để tạo hóa chúng sanh (xem lại câu hỏi số 11).
108. Hỏi: Bằng cách nào để (một chúng sanh) trở thành một đức Phật.
Đáp: Một người, khi nghe và gặp một trong các đức Phật ra đời ở thế gian, liền phát nguyện sống theo Ngài như vậy, đến một kiếp trong tương lai, khi hành giả thấy nhân duyên thích hợp, họ cũng sẽ thành Phật dể hướng dẫn nhân loại thoát vòng sanh tử luân hồi.
109. Hỏi: Hành giã đã hành động như thế nào?
Đáp: Trải qua nhiều kiếp sống, hành giả nỗ lực diệt trừ lòng tham dục, tu tạp để đạt trí tuệ, và phất triển những năng lực cao hơn. Nhờ vậy hành giả lần lần tở nên thánh thiện, siêu việt hơn trong cá tính, và sâu dầy hơn trong đạo đức cho đến khi, trải qua vô lượng kiếp luân hồi, cuối cùng hành giả đạt đến quả vị Toàn Thiện, Giác Ngộ, Toàn Giác, đấng Tôn Sư lý tưởng của nhân loại.
110. Hỏi: Trong khi trải qua những kiếp tái sinh, sự phát triển dần dần này đang diễn tiến, chúng ta gọi tên hành giả là gì?
Đáp: Bodhisat hay Bodhísattva (Bồ Tát). Như vậy, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhartha Gautama) là một vị Bồ Tát cho đến khi Ngài thành Phật dưới cây Bồ Đề (Bodhi) thiêng liêng ở Gaya.
111. Hỏi: Chúng ta có tài liệu nào nói về những kiếp tái sinh của Ngài làm Bồ Tát hay không?
Đáp: Trong tập Bổn Sinh Kinh (Jàtakatthakathà), cuối sách ghi chép những truyện tiền thân của Bồ Tát, có khoảng vài trăm mẩu chuyện về loại đó.
112. Hỏi: Những mẫu truyện này dạy bài học gì?
Đáp: Một con người, trải qua vô lương kiếp luân hồi, có thể mang hạnh nguyện rộng lớn và từ bi, giúp hành giả diệt trừ những ý tưởng xấu và phát triển các việc lành.
113. Hỏi: Chúng ta có thể ấn định số lượng những kiếp tái sinh mà một vị Bồ Tát cần phải trải qua trước khi Bồ Tát trở thành Phật được không?
Đáp: Dĩ nhiên là không: Điều đó tùy thuộc đức hạnh của vị Bồ Tát cần phải trải qua trước khi Bồ Tát trở thành Phật được không?
114. Hỏi: Chúng ta có cách để phân loại các vị Bồ Tát được không? Nếu được hãy giải thích.
Đáp: Bồ Tát – Vị Phật tương lai – được phân làm 3 hạng.
115. Hỏi: Hãy kể tiếp. Ba hạng Bồ Tát này là gi?
Đáp: Pannadhika hay Udghatitajna – “Bậc chứng quả chậm nhất”, Sadhàdhika hay Vipachitajna – “Bậc chưng quả chậm” và Viryadhika hay Gneyya – “Bậc chứng quả nhanh chóng. Bậc Bồ Tát Pannadhika tu hạnh trí tuệ, bậc Bồ Tát Saddhadhika tu hạnh Tín, và Bồ Tát Viryadhika tu hạnh Tinh tấn. Hạng Bồ Tát thứ nhất được hương dẫn bởi Trí tuệ, và không vội vạng; hạng thứ hai hoàn toàn đặt ở Đức tin, nên không chú tâm đến sự hươbg dẫn của Trí tuệ; và hạnh thứ ba không bao giờ trì hoãn trong việc làm điều thiện. Bất chấp mọi hậu quả xảy đến cho chính mình, Bồ Tát thục hành khi nhận thấy đó là việc lành nhất và cần phải làm.
116. Hỏi: Khi vị Bồ Tát của chúng ta đã thành Phật, Nhài thấy điều gì là nguyên nhân khổ đau của nhân loại? Hãy nói cho tôi biết trong một danh từ.
Đáp: Vô minh (Avidyà)
117. Hỏi: Bạn có thể cho tôi biết phương thuốc chửa trị không?
Đáp: Đoạn diệt Vô minh để có Trí tuệ (Prajnã)
118. Hỏi: Tại sao Vô minh gây nên đau khổ?
Đáp: Bởi vì nó khiến chung ta tham đắm những điều không đáng đắm say, đau buồn khi chúng ta không nên sầu khổ; nhận cho là chân thực cái điều không phải thực mà chỉ là giả dối; và hướng cuộc sống của chúng ta chạy đuổi theo những đói tượng vô giá trị, xao lảng đén điều thực ra là quý giá nhất.
119. Hỏi: Và điều quý giá nhất à gi?
Đáp: Thấu triệt tất cả sự mầu nhiệm của sự sống và định mạng của con người, để chúng ta ý thức rằng cuộc sống này và những tương quan với chung nó không hơn giá trịn chân thực của chúng; và do đó, chúng ta có thể sống theo con đường đạo để bảo đảm hạnh phúc lớn lao nhất, và sự ít khổ đau nhất cho đồng loại và chính chúng ta.
120. Hỏi: Ánh sáng gì có thể phá tan Vô minh và diệt trừ được mọi phiền não của chúng ta?
Đáp: Sự hiểu biết về “Tứ Diệu Đế” như đức Phật đã dạy.
121. Hỏi: Tứ Diệu Đế là gì?
Đáp: 1) Những khổ đau của sự sống tiếp diễn tạo nên vòng sanh tử luân hồi, từ đời này qua đời khác.
2) Nguyên nhân sanh ra sự khổ là do lòng dục vọng ích kỷ, luôn luôn muốn tái diễn nhằm thỏa mãn bản thân mà không bao giờ có thể chấm dứt.
3) Sự diệt trừ lòng ái dục đó, hay tự mình lánh xa nó.
4) Con đường dẫn đến sự chấm dứt dục vọng.
122. Hỏi: Hãy kể cho tôi biết những điều gây nên sự khổ.
Đáp: Sanh, lão, bệnh, tử; phải sống xa những vật chúng ta yêu thích; gần gủi những người ta oán ghét; mong cầu điều mình muốn mà không được.
123. Hỏi: Những sự khổ này khác biệt nhau nơi tường mỗi cá nhân phải không?
Đáp: Vâng. Nhưng mọi người sẽ chịu sự khổ tùy theo mức độ (dục vọng).
124. Hỏi: Làm thế nào chúng ta giải thoát được những khổ đau tạo nên do lòng ái dục không biết thỏa mãn, và lòng tham mù quáng?
Đáp: Bằng cách chế ngự và đoạn diệt hoàn toàn sự đắm say cuồng nhiệt cuộc sống và những lạc thú của nó, đã gây nên khổ đau.
125. Hỏi: Làm sao chúng ta có thể đạt tới sự chinh phục như thế?
Đáp: Bằng cách thực hành theo Bát Chánh Đạo mà đức Phật đã chứng ngộ và chỉ bày (cho chúng ta).
126. Hỏi: Ý bạn muốn nói gì về danh từ đó? Bát Chánh Đạo có nghĩa thế nào? (từ ngữ Pali xin xem câu hỏi 78).
Đáp: Tám phần của con đường này gọi là angas. Chúng gồm có: 1.Chánh kiến (như là luật Nhân Quả, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. Người nào ghi nhớ và thực hành Bát Chánh Đạo này sễ không còn khổ đau và cuối cùng đạt tới sự giải thoát.
127. Hỏi: Bạn có thể cho một từ ngữ chính xác hơn chữ “salvation” (sự cứu rỗi) hay không?
Đáp: Vâng, “emancipation” (sự giải thoát).
128. Hỏi: Vậy, giải thoát khỏi điều gì?
Đáp: Giải thoát khỏi sự khổ đau của cuộc sống thế gian cà lòng sanh tử luân hồi, mà tất cả đều do vô minh, lòng tham và dục vọng bất chính.
129. Hỏi: Và khi sự cứu rỗi hay giải thoát này được thành tựu thì chúng ta sẽ đạt tới cảnh giới gì?
Đáp: Niết Bàn (Nirvana).
130. Hỏi: Niết Bàn là gì?
Đáp: Trạng thái của sự chấm dứt hoàn toàn mọi sự đổi thay (vô thường), trạng thái của sự an tịnh tuyệt đối, của sự không còn dục vọng lừa dối và khổ đau; cũng như sự diệt trừ hoàn toàn mọi thứ tạo thành cơ thể con người. Trước khi chứng đắc Niết Bàn, con người triền miên bị tái sanh; nhưng khi đạt tới Niết bàn, con người không còn luân hồi sanh tử nữa.
131. Hỏi: Ở đâu chúng ta có thể tìm thất sự thảo luận uyên bác về danh từ Niết bàn và một bản kê nhiều từ ngữ khác mà các nhà cựu học giả Pali đã cố gắng giải thích nó?
Đáp: Trong cuốn Tự Diển ngôn ngữ Pali danh tiếng của học giả quá cố, ông R.C.Childers có một bản giải thích đầy đủ.[1]
132. Hỏi: Nhưng một vài người tưởng tượng Niết bàn như một cảnh giới ở cõi Trời hay Thiên đường. Phật giáo có dạy như thế không?
Đáp: Không. Khi đệ tử Hu-ta-đan-ta (Kutadanta) thỉnh vấn đức Phật “Niết bàn ở đâu”, Ngài trả lời rằng “ở nơi nào giới luật được hành trì”.
133. Hỏi: Nguyên nhân gì đã khiến chúng ta bị luân hồi?
Đáp: Do lòng tham dục ích kỷ không bao giờ thỏa mãn (tiếng Phạn: Trshnà; Pali: Tanhà) những sự vật thuộc hoàn cảnh của đời sống cá nhân trong thế giới vật chất. Lòng ái dục không biết nhàm chán về cái thân này (bhàva:hữu) là động cơ, và tự nó có năng lực sáng tạo mạnh đến nổi có thể lôi kéo con người sanh trở lại vào cuộc sống thế gian.
134. Hỏi: Phải chăng sự luân hồi của chúng ta là d kết quả của lòng ái dục không biết thõa mãn của chúng ta?
Đáp: Vâng; và do bởi việc làm thiện hoặc ác của cá nhân chúng ta.
135. Hỏi: Hành động thiện hoặc ác của chúng ta quyết định trạng thái, hoàn cảnh hay hình thức mà trong đó chúng sẽ đầu thai vào phải không?
Đáp: Đúng vậy. Luật (nhân quả) dạy rằng nếu chúng ta làm điều thiện, chúng ta sẽ hưởng quả lành và hạnh phúc ở kiếp sau; nếu làm việc ác, đời sau chúng ta sẽ chiụ (quả báo) khốn cùng và khổ đau.
136. Hỏi: Yếu điểm của Phật giáo là lý thuyết cho rằng mọi quả báo đều là kết quả của nguyên nhân hiện tại, phải vậy không?
Đáp: Phải, do nguyên nhân gần hoặc xa.
137. Hỏi: Một người làm ác có thể thoát khỏi Nghiệp báo của họ được không?
Đáp: Áp dụng cho mọi cá nhân, gọi là Nghiệp (Karma) hay hành động. Nó có nghĩa là chính mọi hành động hay việc làm của chúng ta sẽ mang lại cho chúng ta bất cứ điều hạnh phúc hay đau khổ mà chúng ta phải chịu.
138. Hỏi: Một người làm ác có thể thoát khỏi nghiệp báo của họ không?
Đáp: Kinh Pháp Cú (Dhammapada) dạy: “Không chỗ nào ở thế gian này, hoặc trên trời, dưới biển, hay trốn vào động núi, tránh được quả ác nghiệp”.
139. Hỏi: Một người làm thiện có thể có thể thoát được quả báo không?
Đáp: Do kết quả của những hành động lành, một người có thể được hưởng những phước đức (y, chánh báo) về đất nước, thân thể, hoàn cảnh xung quanh và sự giáo dục trong đời sau của hành giả nhằm tránh khỏi những kết quả của Nghiệp (Karma) xấu và giúp cho sự phát triển (tu hành) cao hơn của họ.
140. Hỏi: Những điều đó được gọi là gì?
Đáp: Sự tái sanh thuận lợi (Gati Samptti), hình tướng đẹp đẽ (Upàdhi Samptti), thời cơ tiện lợi (Kati Sâmptti) và phương pháp thành công (Payoga Sampatti).
141. Hỏi: Điều đó có thích hay không thích hợp với ý nghĩa thông thường và những diễn giải của khoa học hiện đại?
Đáp: Hoàn toàn thích hợp: Không có gì phải nghi ngờ về điều ấy.
142. Hỏi: Phải chăng mọi người đều có thể trở thành Phật?
Đáp: Theo lệ thường, không phải mọi người đều trở thành Phật; vì cứ khoảng cách một thời gian lâu dài mới có một vị Phật ra đời, và hình như khi hoàn cảnh của nhân loai khẩn thiết mong cầu có mọt bậc thầy như thế thị hiện để chỉ bày cho chúng sanh con đường Đạo dẫn đến Niết bàn. Nhưng mọi người đều có khả năng chứng đắc Niết bàn bằng cách diệt trừ vô minh và đạt tới Trí tuệ.
143. Hỏi: Phật giáo dạy rằng con người có thể tái sanh vào thế giới của chúng ta, phải vậy không?
Đáp: Theo luật chung, đúng là như vậy, cho đến khi hành giả gây nhân được sanh vào cảnh giới cao hơn; song những thế giới con người có thể sanh vào là vô số. Thế giới mà một người sẽ luân hồi ở kiếp sau, cũng như bản chất của sự đầu thai được quyết định bởi sự ưu thế của hành động thiện hay ác của cá nhân đó. Nói cách khác, nó sẽ được điều khiển bởi dẫn lực của hành giả như khoa học đã diễn tả; hoặc do bởi Nghiệp lực (Karma) của người đó theo lối nói của người Phật tử chúng ta.
144. Hỏi: Phải chăng có những thế giới hạnh phúc và những thế giới khác khổ đau hơn thế giới của chúng ta?
Đáp: Phật giáo dạy rằng có nhiều thế giới hệ (Sakwalas) gồm đủ loại, cao hoặc thấp hơn, và chúng sanh ở mỗi thế giới đều thích ứng với sự phát thiển (tu tập) trong thế giới đó.
145. Hỏi: Đức Phật có tóm lược toàn bộ giáo lý của Ngài trong một bài kệ (gatha) nào không?
Đáp: Có.
146. Hỏi: Hãy đọc bài kệ (tiếng Pali) đó.
Đáp: Sabba pàpassa Akaranm,
Kusalassa upasampada
Sachitta pariyodapanam-
Etam Buddhànusasanam.
“Chớ làm những điều ác,
Gắng làm các việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch:
Ấy, lời chư Phật dạy”
147. Hỏi: Trong ba câu đầu của bài kệ trên có những đặc điểm gì không?
Đáp: Có: Câu thứ nhất bao hàm toàn bộ tinh thần của Luật Tạng (Vinaya Pitaka); câu hai, Kinh (Sutta) và câu ba, Luận Tạng (Abhidhama). Bài kệ chỉ gồm 8 từ ngữ Pali, tuy nhiên như giọt sương phản chiếu (ánh sáng) của những vì sao, chúng rạng ngời với tinh thần của toàn bộ giáo pháp cuả đức Phật.
148. Hỏi: Những giáo lý trên chứng tỏ Phật giáo là một tôn giáo tích cực hay tiêu cực?
Đáp: “Tránh điều ác” có thể xem như tiêu cực, nhưng “nên làm việc lành”, và “giữ tâm ý trong sạch” là những đức tánh tích cực. Đức Phật dạy rằng chúng ta không những chỉ tránh điều ác mà còn nên làm việc lành.
149. Hỏi: Những ai và điều gì- “Ba Phép Quy Y” – The Three Guides mà người Phật tử được khuyên nên theo.
Đáp: Chúng được trình bày trong “Ba phép Quy y” (Tisarana): “Tôi quy y Phật; Tôi quy y Pháp; Tôi quy y Tăng”. Ba câu này, thực sự là Phật Pháp (Buddha Dharma).
150. Hỏi: Người Phật tử đọc phép Tam Quy này có ý nghĩa gì?
Đáp: Hành giả muốn nói rằng họ tôn kính, xem đức Phật như một bậc Thầy, một Thiện Hữu và một vị Gương Mẩu toàn giác; Pháp hay Giáo Lý chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của sự Công Bằng và Cân Lý, cũng như con đường dẩn đến sự thể hiện cái tâm an lạc hoàn toàn trên thế gian; và Tăng Gìa như những bậc Thầy và người gương mẩu cho Giáo Pháp cao siêu mà đức Phật đã dạy.
151. Hỏi: Phải chăng trong đoàn thể “Tăng Già” có các vị tu học và thiếu đạo đức?
Đáp: Vâng, nhưng đức Phật dạy rằng chỉ những để tử tinh tấn thọ trì giới luật, chế ngự được tâm của ho, cố gắng đạt tới hay đã thành tựu một trong tám quả thánh và toàn thiện, mới lập thành “Tăng Già” của Ngài. Tưởng nên ghi nhận Tăng Già được nhắc đến trong “phép Tam Quy” (Tisarana) là chỉ cho bậc cao cả đã chứng đắc một trong 8 quả vị toàn giác. Chỉ khoác chiếc y vàng, ngay cả sự thọ giới, cũng không làm một vị tăng trở nên thanh tịnh hay đạo đức, hoặc họ đáng được tôn kính.
152. Hỏi: Vậy thì, người Phật tử chân chính có nên nhận các Tỳ kheo (Bhikkhu) không có giới đức làm thầy hướng dẫn cho mình không?
Đáp: Chắc chắn là không?
153. Hỏi: Năm điều tuân theo hoặc răn cấm, gọi là ngũ giới (Paricha Sila) mà người Phật tử tại gia nói chung bắt buộc phải thọ trì là những gì?
Đáp: Chúng gồm những giới điều sau đây mà Phật tử thường đọc thuộc lòng tại các chùa (Vihàras):
Tôi nguyện giữ giới không sát sanh.
Tôi nguyện giữ giới không trộm cắp.
Tôi nguyện giữ giới không tà hạnh[2]
Tôi nguyện giữ giới không nói dối
Tôi nhuyện giữ giới không uống rượu
154. Hỏi: Người sáng suốt khi đọc những giới luận này có ý tưởng gì?
Đáp: Họ thấy rằng người nào cẩn trọng giữ gìn chúng sẽ thoát khỏi mọi nguyên nhân khổ đau của kiếp người. Nếu nghiên cứu lịch sử, chung ta thấy rằng mọi sự đau khổ tất cả đều phát xuất ừ hành động phạm giới này hay giới kia của những giới cấm trên.
155. Hỏi: Những giưới nào mà trí tuệ thấy xa (hậu quả) của đức Phật, được chỉ dạy rõ ràng nhất?
Đáp: Giới thứ nhất, thứ ba và thứ năm: Vì hành động sát sanh, tà hạnh và uống rượu; đã gây nên ít nhất 95 phần trăm nỗi khổ đau cho con người.
156. Hỏi: Người thọ trì các giới này được những lợi ích gì?
Đáp: Họ thu nhận phước đức được nhiều hoặc ít tùy theo phương cách và thời gian của sự giữ giới, và số giới điều họ giữ được; nghĩa là, nếu chỉ giữ một giới, còn phạm 4 giới khác họ chỉ nhận được phước đức của sự thọ trì giới đó; và giới ấy giữ được càng lâu thì phước đức thu nhận sẽ càng lớn. Nếu ai thọ trì được tất cả 5 giới thì đời sau họ sẽ hưởng một đời sống cao sang và hạnh phúc hơn.
157. Hỏi: Những giới khác được xem như cần thiết cho người cư sĩ phát tâm thọ trì là gì?
Đáp: Bát giới (Atthanga Sila) gồm 5 giới đã kể trên (dâm dục thay cho tà hạnh ở giới ba) và cộng thêm giới sau:
Tôi nguyện giữ giới không ăn phi thời (quá ngọ).
Tôi nguyện giữ giới không múa hát, dự nghe âm nhạc, xem các thú vui, cũng như không đeo tràng hoa, thoa phấn, xức dầu thơm, dùng thẫm mỹ phẩm, xoa kem, và đồ trang sức.
Tôi nguyện giữ giới không nằm, ngồi giường cao và rộng.
Ghế và giường (đi văng) nói ở đây là chỉ cho các thứ mà người thế tục dùng để tìm thú vui và thụ hưởng khoái lạc. Người sống độc thân (xuất gia) nên tránh những điều này.
158. Hỏi: Người Phật tử có quan niệm như thế nào về phước đức chân chính?
Đáp: Không có phước đức nhiều, nếu chỉ hành động bề ngoài; mọi phước đức đều do việc làm thiện phát xuất từ nội tâm.
159. Hỏi: Hãy cho một ví dụ.
Đáp: Một người giàu có thể dùng nhiều lakh (1 lakh bằng 100.00 Rupees, tiền Ấn độ) để xây tháp hoặc chùa (vihàras), tô đúc tượng Phật, tổ chức các ngày lễ và đám rước, cúng dường trai tráng, bố ts cho kể nghèo, hoặc tồng cây, đào hồ ao, xây cất những quán trọ dọc đường cho khách ộ hành; nhưng tương đối ít có phước đức nếu họ hành động cốt phô trương để được mọi người tán dương hoặc vì bất cứ mục tiêu ích hỷ nào khác. Nhưng nếu họ làm rất ít các việc lành mà với hảo tâm như là lòng thương đồng bào của họ, người đó thu được nhiều phước đức. Một hành động dù làm với ý nghĩ không tốt, nhưng có lợi ích cho người khác, không phải cho chính mình, đều được sem là thiện. Một người tỏ ra có hành động lành khi làm dù mong được phần công đức, nhưng với tình thương chân thực của họ, chớ không giả dối. Cùng nguyên tắc ấy cũng áp dụng đối với các hành động xấu.
160. Hỏi: Song việc làm nào được xem như là nhiều phước đức nhất trong tất cả mọi hành động?
Đáp: Kinh Pháp cú (Dhammpada) dạy rằng, công đức truyền bá chánh pháp (Dharma) là tối thắng hơn bất cứ thiện nghiệp nào khác.
161. Hỏi: Những kinh điển nào chứa đựng trí tuệ thù thắng nhất của giáo lý đức Phật?
Đáp: Ba bộ kinh gọi là Tri-pi-ta-ca (Tripitakas) hay “Tam Tạng Kinh” (Three Baskets).
162. Hỏi: Ba Tạng Kinh Điển (Pitakas) có tên gọi là gì?
Đáp: Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka). và Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka).
163. Hỏi: Chúng gồm có những gì?
Đáp: Luật Tạng bao gồm những lời dạy đạo dức và giới luật của đoàn thể Tăng Gìa (Sangha); Kinh Tạng chứa đựng những bài kinh thuyết giảng đạo đức học cho mọi người; và Luận Tạng giải thích về giáo pháp Tâm Lý Học của dức Phật bao gồm 24 pháp vi điệu trình bày về mọi sự hoạt đọng của Vạn Vật.
164. Hỏi: Người Phật tử có tin rằng những kinh tạng này do đáng Thượng Đế truyền đạt và khám phá ra không?
Đáp: Không; nhưng ho tôn kính kinh tạng bao hàm những phần giáo pháp cao siêu nhất mà người nào thấu triệt các kinh điển này sẽ thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi (Samsara).
165. Hỏi: Trong toàn bộ Tam Tạng Kinh có tất cả bao nhiêu chữ?
Đáp: Tiến sĩ Rhys Davids ước tính chung có vào khoảng 1.752.8000 chữ.
166. Hỏi: Ba Tạng Kinh được ghi chép lần đầu tiên vào năm nào?
Đáp: Khoảng năm 88-76 trước Tây lịch dưới triều vua Tích Lan Vattagamani hoặc 330 năm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn (Paranirvana).
167. Hỏi: Chúng ta có lý để tin rằng tất cả những bài thuyết pháp của đức Phật đều đã được truyền lại cho chúng ta (đến ngày nay) hay không?
Đáp: Chắc chắn là không, và sẽ là điều kỳ lạ nếu chúng còn giữ được đầy đủ như vậy. Trải qua 45 năm sống với quần chúng, đức Phật đã thuyết giảng hàng trăm bài kinh. Trong số những bài pháp này, vào giai đoạn chiến tranh và ngược đãi, nhiều bản kinh đẫ bị mất, lưu lạc đến những quốc gia xa xôi, và nhiều bản đã bị cắt xén. Sử liệu ghi chép rằng những kẻ thù của Phật Giáo (Buddha Dharma) đã thiêu hủy vô số kinh điển chất cao đến ngọn dừa.
168. Hỏi: Phải chăng người Phật tử xem đức Phật mà với đạo đức của Ngài có thể cứu rổi cho chúng ta thoát khỏi kết quả của ngững tội lỗi cá nhân?
Đáp: Hoàn toàn không. Con người phải tự giải thoát cho chính mình. Trừ khi họ làm vậy, còn không họ sẽ tiếp tục luân hồi sinh tử sinh – nạn nhân của sự vô minh và kẻ nô lệ cho những ái dục không bao giờ thỏa mãn được.
169. Hỏi: Đức Phật đối với chúng ta và các chúng sanh khác, là nhân vật như thế nào?
Đáp: Là vị Toàn Giác, bậc Cố Vấn toàn trí, đấng đã chứng ngộ và chỉ bày con đường giải thoát; cũng như đã dạy rõ nguyên nhân và phương pháp chửa trị duy nhất nổi khổ đau của con người. Vạch ra con đường, chỉ dạy chúng ta làm cách nào để thoát khỏi những hiểm nguy, đức Phật đã trở thầnh bậc thầy Hướng dẫn cho chúng ta. Đối với chúng ta, Ngài như người hướng dẫn một kẻ mù vượt qua chiếc cầu hẹp trên dòng sông nước sâu, chảy xiết, và cứu giúp cho cuộc đời của y.
170. Hỏi: Nếu chúng ta cố gắng trình bày toàn bộ tinh thần của giáo lý đức Phật bằng một danh từ, vậy chúng ta nên chọn từ ngữ nào?
Đáp: Công bình.
171. Hỏi: Tại sao?
Đáp: Vì Phật giáo dạy rằng mọi người phải nhận chịu dưới sự điều động chính xác của Nghiệp lực (karma), phần thưởng hay hình phạt mà họ xứng đáng được hưởng, không thêm không bớt. Không có một hành động thiện hoặc ác, dù cho tầm thường và phạm tội kín đáo đi chăng nữa, mà có thể thoát khỏi cán cân quả báo tương xứng công bình của Nghiệp lực.
172. Hỏi: Nghiệp lực là gì (Karma)?[3]
Đáp: Luật nhân quả chi phối các khía cạnh tinh thần, vật chất và những lãnh vực khác. Phật giáo dạy rằng không có gì huyền nhiệm trong sinh hoạt của kiếp người: Con người phải chiụ và sẽ gặt hái kết quả mà họ đã gieo.
173. Hỏi: Những từ ngữ nào dùng thích hợp nhất để diển tả tinh hoa của Phật giáo?
Đáp: Sự tự mình tu tập và lòng thương bao la.
174. Hỏi: Học thuyết nào đã giúp Phật giáo trở thành cao siêu và chiếm địa vị ưu thế đối với các tôn giáo trên thế giới?
Đáp: Giáo lý Từ Bi (Metta hay Maitreya). Sự trọng yếu của giáo lý nầy, hơn nữa, được đề cao qua việc dùng danh hiệu “Từ Thi” (Maitri) để chỉ cho đức Phật Tương Lai (Di Lặc).
175. Hỏi: Tất cả những giáo lý mà bạn giải thích này, phải chăng đức Phật đã suy tưởng đến lúc Ngài (tọa thiền) ở cội Bồ Đề?
Đáp: Vâng, những điều này và nhiều nữa có thể đọc thấy trong các kinh điển Phật giáo. Toàn bộ hệ thống Phật giáo đã hiện ra trong tâm thức của Phật vào lúc Ngài chứng Đạo Giác Ngộ.
176. Hỏi: Đức Phật đã ngồi thiền định gần cội Bồ Đề trong thời gian bao lâu?
Đáp: Bốn mươi chín ngày.
177. Hỏi: Chúng ta gọi tên bài pháp đầu tiên đức Phật thuyết giảng cho năm người bạn cũ của Ngài trước kia là gì?
Đáp: Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammcakkappavattana Sutta) – bài kinh Giảng giải về những Nguyên Tắc của Chân Lý (Doctrine)[4].
178. Hỏi: Trong bài Pháp này đức Phật đã thuyết dạy những giáo lý gì?
Đáp: “Tứ Diệu Đế” và “Bát Chánh Đạo”. Đức Phật một mặt lên án cá đạo sĩ khổ hạnh; và mặt khác sự thụ hưởng những thú vui khoái lạc; Ngài chỉ dạy và khuyên nên theo Bát Chánh Đạo tức là Trung Đạo.
179. Hỏi: Đức Phật có chủ trương thờ thần linh linh không?
Đáp: Ngài không chủ trương mà còn chống đối điều dó. Đức Phật đã lên án việc thờ cúng thần linh, ma quỹ, cây cối v.v... Hành động thờ cúng ngoại giới là một sự ràng buộc mà con người cần phải hủy bỏ nếu họ muốn tiến bộ cao hơn.
180. Hỏi: Vậy Phật tử có kính lạy trước tượng Phật, xá lợi của Ngài và những chùa tháp thờ đức Phật hay không?
Đáp: Có, nhưng không phải với ý niệm của nguời sùng bái thần tượng.
181. Hỏi: Sự khác nhau ở chổ nào?
Đáp: Tín đồ Phật giáo của chúng tôi nhận thấy người sùng bái thần tượng không những chỉ xem các hình tượng của họ như biểu hiện rõ ràng của đấng Thượng Đế hay các thần linh vô hình mà khi lễ bái, họ còn tin rằng trong bản chất của thần tượng đó hàm chứa phần nào có thần tính khắp nơi.
182. Hỏi: Người Phật tử nghĩ như thế nào?
Đáp: Người Phật tử kính thờ tượng Phật và các pháp bảo khác như những hình ảnh tưởng niệm của một đấng cao siêu, trí tuệ và từ bi nhất trong thế giới của kiếp (Kalpa) này. Các dân tộc cũng như mọi người bão trì, tàng trữ, và quý trọng các xá lợi, kỹ niệm vật của những nhân vật nam nữ được xem như là vĩ đại. Đức Phật đối với chúng ta, tỏ ra đáng tôn sùng và kính mến hơn bất cứ vĩ nhân nào khác bởi tất cả những ai đã từng nhận thức được sự khổ đau.
183. Hỏi: Đức Phật có giải thích cho chúng ta về vấn đề sùng bái thần tượng này hay không?
Đáp: Có. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinirvana Sutta), đức Phật dạy rằng sự giải thoát chỉ có thể đạt tới nhờ thực hành đời sống Thánh Thiện theo Bát Chánh Đạo, chứ không phải sự sùng bái ngoại giới (amisa-puja), hay thờ kính Ngài và người khác, hoặc bất cứ hình tượng nào.
184. Hỏi: Đức Phật đánh giá thế nào về hình thức ham chuộng nghi lễ?
Đáp: Ngay từ lúc đầu, đức Phật đã chỉ trích sự ham chuộng nghi lễ và các hành động hướng ngoại khác mà chúng chỉ làm tăng trưởng đức tin mù quáng và sự bám chặt vào những hình thức mê tín của chúng ta.
185. Hỏi: Còn đối với sự hay tranh biện?
Đáp: Trong nhiều bài pháp, đức Phật đã lên án thói quen tai hại nhất này. Ngài khuyên nên sám hối đối với các Tỳ kheo (Bhikkhus) nào đẫ lảng phí thì giờ cùng làm suy yếu khả năng giác ngộ của mình bằng sự hay tan cải về các lý thuyết và những vấn đề siêu hình.
186. Hỏi: Sự tin vào bùa chú, những giờ tốt và ma quỹ, đồng bóng có phải là một khía cạnh của Phật giáo không?
Đáp: Các điều đó hoàn toàn phản lại với giáo lý căn bản của Phật giáo. Chúng là di tích còn sót lại của bái vật, đa thần giáo và các tôn giáo ngoại lai khác. Trong kinh Phạm Võng (Brahmajalasutta) đức Phật đã tuyệt đối diễn tả các điều trên và mê tín dị đoan khác như đa thần giáo tầm thường và lừa dối (spurious)[5]
187. Hỏi: Giữa Phật giáo và” tôn giáo” khác có những mâu thuẩn gì đáng chú ý?
Đáp: Đối với các tôn giáo giáo khác, đây là những điều tương phản Phật giáo dạy điều thiện cao quý nhất mà không cần đến đấng Thượng Đế sáng tạo; một phương thức sống dựa vào giáo điều ích kỷ, mê tín ở thực thể linh hồn vĩnh cửu, siêu hình vượt ra ngoài thân xác; một hạnh phúc không co thiên đàng khách quan; một pháp môn giải thoát mà không cần đức Chúa Trời cứu rỗi; hay sự chuộc tôi bởi chính mình như Chúa Giê-Su (the Redeemer); cũng không cần có những lễ bái cầu nguyện, sám hối, tu sĩ, cùng sự can thiệp của thánh nhân; và một cứu cánh Niết Bàn (Nirvana) có thể đạt tới ngay trong đời sống thanh tịnh, vị tha của trí tuệ, và từ bi đối với mọi chúng sanh.
188. Hỏi: Hãy định rõ về hai loại chính của “thiền định” phương pháp nhờ đó con người diệt trừ dục vọng và đạt tới giác ngộ.
Đáp: Chỉ (Samatha), và quán (Vidarsana):
1) Sự đoạn diệt ái dục bằng cách hướng đến đời sống thánh thện và tinh tấn không ngừng để chế ngự các giác quan;
2) Sự đạt được trí tuệ phi thường nhờ quán tưởng: mọi pháp môn bao gồm 20 phương diện mà tôi không cần kể rõ chúng hết ra đây.
189. Hỏi: Tứ đạo quả hay trình độ tu chứng mà một hành giả có thể đạt tới là những gi?
Đáp: 1) Sơ quả Tu Đà Hoàn (Sotapatti) – sự bắt đầu hay nhập vào quả vị của người đã giác ngộ về “Tứ Diệu Đế”
2) Nhị quả Tư Đà Hàm (Sakardagami)- quả vị của người đã diệt hết tham sân si và chỉ còn một lần (Nhứt Lai) sanh lại cõi này (thì đắc quả Thánh)
3) Tam quả A Na Hàm (Anagami)- quả vị dành cho những hành giả đã chế ngự được bản ngã mình, và họ không còn sanh trở lại (Bất Lai) thế giới này.
4) Tứ quả A La Hán (Arhat)- quả vị Thánh của bậc A La Hán, là vị không những chỉ thoát khỏi sự luân hồi mà còn đạt tới trí tuệ hoàn toàn, với tình thương bao la những kẻ còn mê lầm và khổ đau, cũng như có lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh.
190. Hỏi: Phải chăng Phật giáo bao hàm không có điều gì khác hơn là chân lý và nó phù hợp với khoa học?
Đáp: Như mọi tôn giáo khác đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, Phật giáo ngày nay chắc chắn bao gồm những điều pha trộn sự thật và không thật; cũng như vàng tìm thấy lẫn lộn với chất bẩn dơ. Óc tưởng tượng đầy thi vị, lòng nhiệt thành, sự mê tín còn sót lại cuả các tín đồ Phật giáo qua nhiều thời đại và tại những quốc gia khác nhau, khiến cho các lời dạy cao siêu về giáo thuyết dậo đức cuả đức Phật đã bị pha lẫn ít nhiều những điều ngày nay có thể không conf lơị ích nữa.
191. Hỏi: Khi biết những suy đồi đó, khát vọng thành tâm nhất của người Phật tử chân chính như thế nào?
Đáp: Người Phật tử thuần thành sẵn sàng và nóng lòng nuốn thấy sự sai lầm đó cần được thanh lọc khỏi giáo lý chân chính và nếu có thẻ, họ sẽ giúp (để làm việc ấy). Ba kỳ đại Hội Nghị của Tăng Già (Sangha) đẫ được tổ chức nhằm mục đích để thanh lọc khẩn cấp những điều thêm vào sai lầm khỏi Giáo Lý chân chính (của đức Phật).
192. Hỏi: Khi nào?
Đáp: Lần đầu tên tại hang Thất Diệp (Sattapanni) ngay sau khi đức Phật nhập Niết Bàn; lần thứ hai tại Va-lu-ca-ra-ma (Valukarama) ở Tỳ Xá Li (Vaisali); và lần thứ ba tại Chùa A-xô-ca-ra-ma (Asokarama Vihara) ở thành Pa-ta-li-pu-tra (Pataliputra), 235 năm sau khi đức Phật diệt độ.
193. Hỏi: Trong bài khinh nào đức Phật đẫ cảnh cáo chúng ta về sự suy đồi sẽ xảy ra cho Giáo pháp chân chính của Ngài?
Đáp: Kinh Tạp A Hàm (Samyutta Nikãya).
194. Hỏi: Trong Phật giáo có bất cứ giáo điều nào bắt buộc chúng ta tin theo không?
Đáp: Không; chúng ta không bị ép buộc phải tin vào bất cứ giáo lý nào dù nó được ghi chép trong kinh điển, do tổ tiên chúng ta truyền lại hoặc được giảng dạy bởi các bậc thánh hiền.
195. Hỏi: Đức Phật có thuyết giảng giáo lý cao siêu đó không?
Đáp: Có. Đức Phật dạy rằng chúng ta chớ vội tin một điều gì dù đó là điều được thên hạ nói đến; chớ vội tin vào những tập quán vì chúng được truyền lại từ ngàn xưa; chớ vội tin lời đồn đãi, đừng tin vào kinh sách do các Thánh Hiền viết ra; không nên chấp nhận điều gì vì nghĩ rằng đó là điều do Thần Linh (Deva) đẫ truyền cho chúng ta (tỷ như xem sự linh cảm tinh thần đó là đúng); đừng nên tin một luận đề nào mà chúng ta suy tư từ sự phỏng định tình cờ; cũng đừng vội tin vào điều gì lấy sự gióng nhau làm tiêu chuẩn (Analogical); và chớ vội tin vào oai quyền nơi các giáo sư hay giáo sĩ của chúng ta.
196. Hỏi: Vậy lúc nào chúng ta mới nên tin?
Đáp: Chúng ta chỉ tin tưởng khi giáo lý hay những lừoi đó được kiểm chứng bằng lý trs và sự hiểu biết của mình. Vì thế, đức Phật dạy tiếp rằng “Như lai dạy các con không nên tin chỉ vì các con đã nghe, nhưng khi các con đã tn tưởng qua sự nhận thức của mình, thì nên tinh tấn thực hành theo” (Xem kinh Kalama trong Tăng Nhất A Hàm và kinh Bát Đại Niết Bàn).
197. Hỏi: Đức Phật bảo nên xem Ngài như thế nào?
Đáp: Đức Phật dạy rằng Ngài và các đức Phật khác chỉ là những “vị thuyết giảng” chân lý, chỉ bày ra con đường: còn tự chúng ta phải nổi lực tu tập.
198. Hỏi: Đức Phật dạy điều này ở đâu?
Đáp: Trong kinh Pháp Cú (Dhammpada), Chương 20
199. Hỏi: Phật giáo có khuyến kích hành động đạo đức giả hay không?
Đáp: Kinh Pháp Cú dạy: “ Như chiếc hoa tươi đẹp chỉ phô trương màu sắc mà chẳng có hương thơm; những người chỉ biết nói điều lành mà không làm điều lành chẳng đem lại ích lợi ”.
200. Hỏi: Đức Phật có dạy chúng ta nên lấy oán báo oán không?
Đáp: Trong kinh Pháp Cú, dúc Phật dạy: “ Kẻ ác làm hại ta, ta sẽ đáp trả y bằng lòng từ bi không oán hận; người đó càng tù hận ta, ta càng có tâm từ với họ “. Đây là con đường mà bậc A La Hán (Arhat)[6] đã theo. Dùng oán để trả oán là điều Phật giáo hoàn toàn ngăn cấm.
201. Hỏi: Phật giáo có khuyết khích những hành động tàn ác không?
Đáp: Đúng là không. Trong năm giới cấm và nhiều bài kinh khác, đức hật day chúng ta nên có lòng thương đối với mọi người, cố gắng mang lại hạnh phúc cho họ, nên có tâm từ bi với tất cả, đừng bao giời sát hại, sanh tâm tùy hỷ, hay khuyến khích sự sát hại.
202. Hỏi: Điều ấy ghi chép trong bài kinh nào?
Đáp: Trong kinh Đam-mi-ca (Dhammika) dạy: “Hãy khuyên vị gia chủ chớ có sát hại, hoặc gây nên sự stá hại bất cứ mạn sống nào, hay khuyến khích người khác làm như thế. Hãy bảo y giữ gìn không giết hại bất cứ chúng sanh nào”[7]
203. Hỏi: Phật giáo có tán đồng việc uống rượu không?
Đáp: Trong kinh Dhammika, đức Phật dạy chúng ta khong nên uống rượu, gây ra sự uống rượu cho kẻ khác, hoặc khuyến khích hành động của người uống rượu[8]
204. Hỏi: Đức Phật cho chúng ta biết sự uống rượu sẽ dẫn đến kết quả gì?
Đáp: Những điều xấu ác tội lỗi, điên loạn và vô minh là nguyên nhân chính của luân hồi sanh tử.
205. Hỏi: Phật giáo day thế nào về hôn nhân?
Đáp: Tuyệt đối không dâm dục là điều kiện cho sự phát triển tâm linh (tu tập) toàn diện, được đức Phật tán dương nhiều nhất; nhưng lập gia đình với một vợ và chung thủy với cô ta, là thực hành đức tánh không tà hạnh. Đức Phật chỉ trích chế độ đa thê như hành đọng vô minh và tăng trưởng lòng tham dục.
206: Hỏi: Trong bài kinh nào?
Đáp: Tăng Nhất A Hàm (Anguttara Nikaya), Cương IV, 55).
207. Hỏi: Phật giáo dạy thế nào về bổn phận của cha mẹ đối với con cái?
Đáp: Cha mẹ nên khuyên con cái chớ làm điều ác; nên làm các việc lành; dạy dỗ cho chúng về các môn nghệ thuật và khoa học; giúp chúng dựng vợ gả chồng; và chia cho chúng tài sản của mình.
208. Hỏi: Bổn phận của con cái như thế nào?
Đáp: Con cái cần giúp đỡ khi cha mẹ già yếu và túng thiếu; làm tròn bổn phận gia đình đối với cha mẹ; bão vệ tài sản của cha mẹ; hãy tỏ ra xứng đáng là những kẻ thừa kế của cha mẹ; và khi cha mẹ qua đời, con cái nên kính thờ tưởng nhớ.
209. Hỏi: Đệ tử đối với Thầy như thế nào?
Đáp: Nên kính trọng, chăm sóc, vâng lời thầy; cung cấp nhu cầu cho thầy và nhận nghe lời chỉ giáo của thầy.
210. Hỏi: Chồng đối với vợ như thế nào?
Đáp: Nên thương yêu đối xử tử tế, kính trọng và chung thủy với vợ; giúp vợ được tôn vinh bởi người khác, biếu tặng vợ đồ trang sức và y phục.
211. Hỏi: Bổn phận vợ đối với chồng như thế nào?
Đáp: Bày tỏ lòng thương chồng, sắp đặt nhà cửa ngăn nắp, niêm nỡ với khách khứa (bạn chồng), không tà hạnh, nên cần kiệm, khéo léo và siêng năng trong mọi việc.
212 Hỏi: Những điều răn này (đức Phật) dạy ở đâu?
Đáp: Trong Kinh Thi Ca La Việt (Sigalovada).
213. Hỏi: Sự phú quý có giúp con người đạt đến hạnh phúc tương lai hay không?
Đáp: Kinh Pháp Cú dạy: “ Đường này dẫn tới sự giàu sang, bố thí; đường kia đưa đến cảnh giới Niết Bàn” (Thiền quán).
214. Hỏi: Phải chăng điều đó ngụ ý không người giàu nào có thể (tu tập) đạt tới Niết Bàn?
Đáp: Vấn đề ấy tùy thuộc vào điều mà hành giả ưa thích nhât. Nếu họ biết dùng của cải dư thừa cho việc phúc lợi của nhân loại – giúp đở người khốn cùng, kẻ bị áp chế và ngu dốt – thì sự phú quý giúp y thành tựu vô lượng công đức.
215. Hỏi: Nếu ngược lại thì sao?
Đáp: Nhưng nếu một kẻ giàu tham đắm và tích trữ vô số tiền bạc để tạo tài sản riêng cho mình, điều ấy làm người đó mất đạo đức, xúi giục anh ta tạo tội lỗi; rồi họ sẽ gặp tai họa trong đời này, và ác quả cũng đến với y ở kiếp sau.
216. Hỏi: Kinh Pháp Cú dạy thế nào về vô minh?
Đáp: Vô minh là vết nhơ cấu bẩn nhất trong các vết nhơ mà con người đã tự bôi vào mình.
217. Hỏi: Kinh Pháp Cú dạy thế nào về hành động bất thiện đối với kẻ khác?
Đáp: Đó là thấy lỗi người thì dễ, thấy lỗi mình mới khó; lỗi người, ta cố phanh phui tìm như tìm thóc lẫn trong gạo; còn lỗi mình, ta cố che giấu như kẻ cờ gian bạc lận thu giấu con bài.
218. Hỏi: Đức Phật khuyên chúng ta thế nào về bổn phận của con người đối với kể nghèo?
Đáp: Ngài dạy rằng tiền lợi tức của một người nên chia làm bốn phần, trong đó nên dành một phần cho các mục tiêu từ thiện.
219. Hỏi: Năm nghề nghiệp gì đức Phật cho là thấp kém và hèn hạ?
Đáp: Những nghề nghiệp như bán rượu, thịt thú vật, bán thuốc độc, khí giới giết người, và buôn bán kẻ nô lệ.
220. Hỏi: Hạng người nào (đức Phật dạy) không thể tiến bộ trong sự tu tập.
Đáp: Những kẻ giết cha, giết mẹ, giết A La Hán và các Tỳ Kheo phá hòa hiệp Tăng (Sangha); những kẻ làm thân Phật chảy máu; tuyệt đối chấp thuyết Hư Vô, không tin có đời sau, và những người quá tham lam đắm dục lạc.
221. Hỏi: Phật giáo có chỉ bày rõ những cảnh giới hay tìn trạng thống khổ mà trong đó một gười tạo ác nghiệp sẽ bị đọa vào, sau khi họ từ giã cỏi đời này hay không?
Đáp: Có. Những cảnh giới đó là: Đẳng hoạt địa ngục (Sanjiva); Hắc Thẳng địa ngục (Kàlasutra); Chung Hiệp Địa Ngục (Sanghata); Khiếu Hoán địa ngục (Rauvara); Đại Khiếu Địa Ngục (Maha Raurava); Viêm Nhiệt Địa Ngục (Tãpa); Đại Nhiệt Địa Ngục (Pratapa); và Vô Gián Địa Ngục (Avichi).
222. Hỏi: Phải chăng nỗi thống khổ sẽ vĩnh viễn tồn tại?
Đáp: Chắc không phải vậy. Thời gian tùy thuộc nghiệp báo của mỗi người.
223. Hỏi: Phật giáo có thuyết giảng rằng những người không tin đức Phật sẽ bị đọa đày vì sự bất tín đó của họ hay không?
Đáp: Không; nhờ thiện nghiệp họ có thể thọ hưởng phước báo trong một thời gian hạn định trước khi bị tái sinh do lòng ái dục (tanha) vô tận của họ. Muốn thoát khỏi luân hồi, hành giả phải thực hành theo Bát Chánh Đạo.
224. Hỏi: Địa vị tinh thần của nữ giới trong Phật giáo như thế nào?
Đáp: Theo Phật giáo, họ chiếm một địa vị hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Trong kinh Chun-la-vê-đan-la (Chullavedalla), đức Phật dạy rằng: “Phụ nữ có chứng đắc quả vị Thánh cao nhất được dành cho nam giới – A La Hán”.
225. Hỏi: Nhà phê bình hiện đại đã bày tỏ thế nào về ảnh hưởng của Phật giáo đối với phụ nữ?
Đáp: Ông Lepel Griffin bảo rằng: “Phật giáo đã mang lại hạnh phúc và sự giải phóng cho nữ giới hơn bất cứ tôn giáo nào khác”.
226. Hỏi: Đức Phật đã dạy như thế nào về giai cấp?
Đáp: Đức Phật dạy rằng không phải do sanh trưởng, con người trở thành hạng cùng đinh thấp nhất Pariah (Harijan) hay giai cấp cao quý nhất Bà la môn (Brahmana), mà là bởi hành động. “Do hành động”, Ngài dạy “người này là cùng đinh; do hành động, người kia là Bà la môn” (xem Kinh Vasala).
227. Hỏi: Hãy kể cho tôi một câu chuyện để chứng minh điều này.
Đáp: Ngài A Nan (Ananda) đi ngang gần cái giếng nước, khát nước và yêu cầu Bát-Cát-Đế (Prakritti), một cô gái thuộc gia cấp hạ tiện Ma Đăng Già (Matanga) hay cùng đinh Pa-ri-a (Pariah), cho Ngài xin nước uống. Nàng thưa Ngài rằng cô ta thuộc giai cấp thấp hèn và Ngài sẽ bị ô uế nếu nhận nước uống nơi tay của cô. Nhưng Ngài A Nan đáp rằng: “Tôi không xin giai cấp mà chỉ xin nước uống”, và cô gái cùng đinh Matanga tâm cảm thấy vui mừng cúng dường nước uống cho Ngài A Nan. Đức Phật đã tán thán hành động này của cô.
228. Hỏi: Đức Phật đã dạy như thế nào trong “Kinh Vasala” về đệ tử Xô-ba-ca (Sopaka) thuộc giai cấp hạ tiện pa-ri-a (Pariah)?
Đáp: Ngài dạy rằng do công đức của y, Sopãka đã đạt tới danh vọng cao quý nhất; nhiều vị thuốc giai cấp (quý tộc) Sát-đế-Lợi (Kshattriyas) và Bà la môn đã đến phục vụ cho ông ta; và sau khi qua đời, Sopaka đã được sinh lên cõi trời Pham Thiên (Brahma), trong khi những vị Bà la môn đã bị đọa vào địa mgục do hành động xấu ác của họ.
229. Hỏi: Phải chăng Phật giáo dạy rằng có một linh hồn bất tử?
Đáp: “Linh hồn” (Soul) được Phật giáo xem như danh từ dùng để diển tả một ý niệm sai lầm của hạng người thiếu hiểu biết. Nếu mọi vật thay đổi, trong đó có cả con người; và như thế, cơ thể vật chất của nó cũng phải thay đổi. Mà vật gì đã thay đổi thì không thể thường còn: cho nên không thể có một sự sống bất tử trong một cơ thể (con người) đổi thay được.
230. Hỏi: Vậy điều có thể bị phản đối trong từ ngữ “Linh Hồn” này là gì?
Đáp: Ý kiến cho rằng linh hồn của con người có thể là một thực thể biệt lập ngoài các thực thể khác, và sự hiện hữu của toàn thể Vũ trụ. Ý niệm về sự tách biệt này đều là vô lý, không được chấp nhận bởi luận lý học cũng như khoa học tán thành.
231. Hỏi: Vậy thì không có cái “Ngã” (Ta) biệt lập cũng như chúng ta không thể bảo rằng vật này hay vật kia là “của tôi”, phải thể không?
Đáp: Đúng như vậy.
232. Hỏi: Nếu quan niệm có một “linh hồn” biệt lập nơi con người bị phũ nhận, vậy cái gì trong con người khiến ý nghĩ rằng có một bản ngã (personality) thường còn?
Đáp: Lòng ái dục (tanha) không được thỏa mãn về cuộc sống. Con người đã tạo nghiệp, do đó y được trả ân hay báo oán trong tương lai; và vì ái dục, y sẽ chịu luân hồi do anh r hưởng của nghiệp báo.
233. Hỏi: Vậy cái gì sẽ đi đầu thai?
Đáp: Những uẩn (Skandhas) mới hay bản ngã (personality) được tạo nên do tiến trình tư tưởng cuối cùng của một người sắp lâm chung.
234. Hỏi: Có bao nhiêu Uẩn?
Đáp: Năm.
235. Hỏi: Hãy kể năm uẩn đó.
Đáp: Sắc (Rupa), Thọ (Vedana), Tưởng (Sanna), Hành (Samkhara) và Thức (Vinnana).
236. Hỏi: Hãy giãi thích về năm uẩn.
Đáp: Sắc: những vật hữu hình; Thọ: cảm giác vui buồn; Tưởng: Kiến thức về khái niệm; Hành; những trạng thái tâm lý; và Thức: năng lực trí tuệ hay ý thức. Năm uẩn đã tạo thành chúng ta, giúp chúng ta ý thức về cuộc sống; và qua năm uẩn, chúng ta tiếp xúc với thế giới xung quanh chúng ta.
237. Hỏi: Vì nguyên nhân nào mà chúng ta thấy có sự sai khác trong việc kết hợp của năm uẩn, khiến cho người này khác biệt với người kia?
Đáp: Do nghiệp quả thuần thục của mỗi cá nhân trong nhiều kiếp trước của họ.
238. Hỏi: Sức mạnh và năng lực nào đã hoạt động dưới sự hướng dẫn của Nghiệp để tạo thành một con người mới.
Đáp: Ái dục- Lòng ham muốn sự sống.
239. Hỏi: Giáo lý luân hồi đã được xây dựng trên điều gì?
Đáp: Trên nhận thức của sự hoàn toàn công bằng, thế quân bình và điều chuẩn vốn nằm trong hệ thống phổ biến của Thiên Nhiên. Phật tử không tin rằng một đời sống - dù có thọ đến 100 hay 500 năm – là đủ dài lâu cho sự trả ân hay báo oán, gây nên bởi những hành động của con người. Vòng đại luân hồi sanh tử sẽ ít nhiều vận chuyển nhanh chóng theo sự ưu thế của nghiệp thiện hay bất thiện được tạo ra trong nhiều kiếp sống của mỗi cá nhân.
240. Hỏi: Phải chăng Ái dục đã dẫn đến sự cấu tạo nên những uẩn (skandhas) mới – cá nhân mới này – cùng một người giống như người trong kiếp trước?
Đáp: Hiểu theo một nghĩa, đó là con người mới, nhưng nghĩa khác, nó lại là không phải. Cổ ngữ Pali viết: “Nacha so nacha anno”, nghĩa là không giống vậy, nhưng cũng không phải khác. Trong đời này, năm uẩn (chúng ta) luôn thay đổi; và trong khi ông A hoặc B 40 tuổi được xem như người thiếu niên A hay B lúc 18 tuổi; nhưng vì, do việc thường xuyên làm tiêu hao và bổ dưỡng cơ thể của y, cũng như sự thay đổi về tâm lý và tánh tình, ông ta trở thành một nhân vật khác. Tuy nhiên một người đến lúc tuổi già, sẽ gặt hái thích đáng phần thưởng khổ đau do kết quả của những ý tưởng và hành động (xấu) của y, đã gây ra vào lúc thiếu thời trong cuộc đời của họ. Cùng thế ấy, một người mới tái sinh cũng giống như con người trước kia, nhưng với sự thay đổi, hình dáng hoặc sự kết hợp mới của những uẩn, cũng sẽ nhận chịu chính xác quả báo tạo nên bởi thân nghiệp và ý nghiệp của y trong kiếp trước.
241. Hỏi: Người già có thể nhớ lại những việc xảy ra vào thời niên thiếu mặc dầu cơ thể và tinh thần của ông ta đã thay đổi. Nhưng tại sao chúng ta không thể nhớ được những việc trong kiếp quá khứ do chúng ta mang từ đời trước đến đời này?
Đáp: Bởi vì trí nhớ bao gồm trong các uẩn; và những uẩn đã thay đổi với sự tái tái sinh mới, một trí nhớ mới, cùng sự ghi lại cuộc sống đặc biệt đó đều phát triển (đổi mới). Tuy nhiên, sự giữ lại hay phản ảnh tất cả hành động trong những kiếp sống quá khứ ở thế gian này, vẫn còn tồn tại; vì thế nên khi thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, Ngài đã thấy nhớ lại đầy đủ những kiếp trước của Ngài. Nếu mọi việc xảy ra (trong đời trước) không để lại một dấu tích gì, thì việc nhớ lại đã không thể có, nghĩa là đức Phật đã không có gì để thấy. Và bất cứ ai đạt tới tầng thiền (Dhyana) thứ tư đều có thể thấy lại dấu vết những việc trong các đời trước của mình.
242. Hỏi: Mục đích cuối cùng nhằm đến (trong sự tu tập) của con người qua những lần đổi thay (thân xác) này là gì?
Đáp: Niết Bàn (Nirvana).
243. Hỏi: Phật giáo có dạy chúng ta nên làm điều lành với ý tưởng mong đạt tới cảnh giới Niết Bàn không ?
Đáp: Không; vì đó là điều hoàn toàn ích kỷ giống như (chúng ta) hy vọng được phần thưởng về tiền bạc, ngôi vua, hay bất cứ thú vui dục lạc nào khác. Niết Bàn không thể đạt tới bằng cách đó, và kẻ đầu cơ thiếu sáng suốt sẽ thấy trước đưa đến sự thất vọng.
244. Hỏi: Xin giải thích rõ hơn nữa.
Đáp: Niết Bàn đồng nghĩa với đức tính lợi tha, sự diệt trừ hoàn toàn tánh vị kỷ để đạt tới chân lý. Người mê mờ mong tìm hạnh phúc Niết Bàn mà không hiểu biết gì hết về bản chất của nó. Tận diệt được lòng ích kỷ là Niết Bàn. Làm việc lành với ý niệm mong được kết quả, hay thực hành nếp sống thánh thiện với chủ đích đạt tới hạnh phúc nơi thiên đàng không phải là Đời sống Cao quý mà đức Phật khuyến khích. Không mong chờ phần thưởng được sống một Cuộc Đời Cao Thượng, đó chính là cuộc sống siêu việt nhất. Cảnh giới Niết Bàn có thể đạt tới trong khi con người đang sống ở thế gian này.
245. Hỏi: Hãy kể 10 đại phiền não (chướng ngại) cho sự tu hành, gọi là Thập Sử (Sanyojanas).
Đáp: Thân kiến (Sakkãya-ditthi); Nghi (Vicikicchã); Giới Cấm Thủ Kiến (Silabbata-parãmasa); Tham Dục (Kãma); Sân Nhuế (Patigha); Tham Sắc Giới (Rũparãga); Tham Vô Sắc Giới (Arũparaga); Mạn (Mãna); Kiến Thủ Kiến (Uddhacca) và Vô Minh (Avijjã).
246. Hỏi: Để thành bậc A La Hán (Arhat), bao nhiêu điều trong Thập Sử này cần phải diệt trừ?
Đáp: Tất cả.
247. Hỏi: Ngũ cái hay Nivaranas (năm thứ phiền não che lấp tâm tính) gồm những gì?
Đáp: Tham dục, Sân nhuế (giận hờn), Thụy miên (biếng nhác, mê ngủ), Trạo hối (xao động nơi tâm) và nghiệp ngờ (chánh pháp).
248. Hỏi: Tại sao chúng ta thấy có sự phân loại chi tiết về những cảm giác, sự thúc đẩy, hoạt động của tâm, những phiền não và trợ duyên cho sự tiến tu được nói đến quá nhiều trong giáo lý đức Phật? Điều ấy có làm rối rắm quá nhiều trong giáo lý đức Phật ? Điều ấy có làm rối rắm cho người mới bắt đầu (học Phật) hay không?
Đáp: Nó giúp chúng ta thành tựu sự hiểu biết chính mình, bằng cách luyện tập tâm của chúng ta quan sát tỉ mỉ mọi vấn đề. Nhờ tu theo phương pháp tự phản (xét mình) này, cuối cùng chúng ta đạt tới sự giác ngộ và thấy rõ chân lý đúng như thật. Đây là đường lối mà các bậc minh sư giúp đỡ để phát triển tâm linh cho đệ tử của mình.
249. Hỏi: Đức Phật có bao nhiêu đệ tử nổi danh về các đức tính siêu việt của họ?
Đáp: Ngài có 80 đệ tử xuất chúng như vậy, gọi là 80 vị Đại Thạnh Văn (Asiti-Maha-Savakas).
250. Hỏi: Trí Tuệ của đức Phật bao gồm những khả năng gì?
Đáp: Đức Phật giác ngộ bản chất của những điều Khả Tri (có thể biết) và Bất Khả Tri (không thể biết), có thể có và không thể có; nguồn gốc của (nghiệp) Thiện và Bất Thiện. Ngài có thể thấy rõ những ý tưởng của tất cả mọi người; thấu triệt các định luật Thiên Nhiên, sự giả dối của những giác quan và phương pháp chế ngự các dục vọng; Ngài cũng có thể nhận biết sự sanh ra và luân hồi của mỗi cá nhân và những sinh vật khác.
251. Hỏi: Nguyên lý căn bản mà trên đó toàn bộ giáo Pháp của đức Phật được xây dựng, chúng ta gọi là gì?
Đáp: Đó là Lý Thập Nhị Nhân Duyên (Patica Samuppàdà)[9] .
252. Hỏi: Giáo pháp này có dễ dàng hiểu biết không?
Đáp: Đó là giáo lý khó hiểu nhất; thật vậy, ý nghĩa rốt ráo và thâm huyền của nó vượt ngoài trí năng (con người) đến nỗi khó có thể thấu triệt hoàn toàn.
253. Hỏi: Nhà đại luận sư Phật Minh (Buddha Ghosha) bày tỏ thế nào về giáo pháp của đức Phật ?
Đáp: Ngài cảm thấy bơ vơ giữa đại dương của nền tư tưởng (cao siêu) này như người đang trôi giạt trên biển cả.
254. Hỏi: Nhưng tại sao đức Phật lại dạy trong kinh Bát Niết Bàn rằng Ngài “không làm điều ấy,như vị thầy nắm chặt bàn tay giấu một vật gì”. Nếu toàn bộ giáo lý của đức Phật được khai mở cho tri kiến của mọi người, tại sao nàh luận sư tài đức và thông bác như Ngài Phật Minh lại bảo rằng rất khó thấu hiểu Phật giáo ?
Đáp: Đức Phật rõ ràng muốn nói rằng Ngài đã chỉ dạy hết mọi điều, nhưng nền tảng thật sự của Phật Pháp chắc hẳn là chỉ đức Phật là đấng có đầy đủ khả năng trí tuệ mới có thể thấu triệt. Cho nên Phật Giáo với những người thường chưa giác ngộ, họ không thể hiểu biết được.
255. Hỏi: Giáo lý đức Phật tán đồng ý kiến này như thế nào?
Đáp: Đức Phật đã quan sát tâm niệm mỗi người để thuyết pháp cho thích hợp với căn cơcủa từng cá nhân và sự phát triển tinh thần của người nghe pháp.
--------------------------------------------------------------------------------
[2] Hình thức này, dĩ nhiên, dành cho cư sĩ tại gia, những người chỉ phát nguyện giữ 5 giới: Một Tỳ Kheo (Bhikkhu) nên tuyệt đối giữ cuộc sống độc thân (không dâm dục). Do đó, người cư sĩ cũng phải tự buộc mình thọ trì 8 trong toàn thể 10 giới vào những thời gian ấn định; và trong thời kỳ này, hành giả phải giữ giới không dâm dục (độc thân). Ngũ giới đức Phật chế ra cho tất cả mọi người. Vì vậy, một người dù không phải là Phật tử, nhưng sự thọ trì 5 và 8 giới này đều có thể lợi ích cho tất cả. Chính do hành động thọ “Tam Quy” (Three Refuges) đã khiến một người trở thành một Phật tử.
[3] Nghiệp (Karma) được định nghĩa như tổng số các hành động của con người. Luật Nhân Quả được gọi là Giáo Pháp Mười Hai Nhân Duyên (Patticca Samuppada Dhamma). Trong bộ Kinh Tăng Nhứt A Hàm (Anguttara Nikaya), đức Phật dạy rằng Nghiệp của Như Lai là vật sở hữu và di sản của Như Lai; Nghiệp của Như Lai là phước huệ thai đã cưu mang Như Lai; là thân quyến và nơi ẩn trú của Như Lai.
[4] Sau lần xuất bản đầu tiên tôi nhận được từ một trong các học giả Pali có uy tín nhất tại Tích Lan, cố học giả L. Corneille Wijesinha Esp., Mudaliar ở Matale, ý kiến về cách dịch thuật ngữ Dhammacakkap-parattana, hình như được hoàn chỉnh hơn danh từ đã dịch trước kia. Ông ta dich là: Sự thành lập triều đại của Chánh Pháp”. Giáo sư Rhys Davids thích dịch “Nền tảng Vương Quốc của sự Chánh đáng” hơn. Học giả Wijesinha viết cho tôi: “Đạo hữu cũng có thể dùng “Vương Quốc của sự Chánh Đáng” nhưng nó có vẽ thoáng giáo điều thần học hơn đạo đức triết học Dhammcakkappa Vattama Suttam là bài kinh có tên “Sự Thành Lập Triều Đại của Chánh Pháp”. Khi trình bày điều này với Thượng Tọa Sumangala, tôi hân hạnh có thể nói rằng Thượng Tọa đòng ý với ách dịch của ông Wijesinha.
[5] Sự pha trộn giữa những pháp thuật và thực hành này với Phật giáo là một dấu hiệu của sự suy đồi. Các sự kiện và hiện tượng của chúng là có thực, và có htể dùng khoa học để giải thích. Chúng bao hàm trong ý nghĩa ‘Pháp thuật”, nhưng khi được xử dụng nhằm mục đích ích kỷ sẽ mang lại ảnh hưởng xấu cho con người; và làm trở ngại đến sự tiến bộ tinh thần. Khi chúng được dùng vào các mục tiêu vô hại và lợi ích như chủa trị bịnh nhân, cứu mạng sống v.v..., đức Phật cho phép dùng đến.
[6] Nhà tu khổ hạnh Phật Giáo, qua một thời gian ấn định tu tập, sẽ đạt tới một trình độ siêu đẳng trong sự phát triển tinh thần và trí tuệ. Vhư vị A La Hán (Arhats) có thể chia làm hai nhóm đại cương là chuêy tu về Chỉ và Quán. Hạng trước đẫ diệt trừ hết dục vọng, và hoàn toàn phát triển được năng lực tinh thần hay trí tuệ huyền bí; hạng sau tuy đã chế ngự được lòng tham dục, nhưng chưa có thể chưng đắc thần thông.
[7] Trong cuốn “Lịch sử văn hóa” (History of Culture), ông Kolb viết: “Chính Phật giáo chúng ta nên cảm ơn về hành động ân xá các tù binh chiến tranh mà trước kia thường bị giết; cũng như sự đình chỉ bắt đi cầm tù các thường dân ở những nơi bị xâm chiếm.”
[8] Giới thứ năm liên qua đến sự dùng các chất say và loại thuốc làm (trí óc) đần độn, cuối cùng đưa tới nghiện rượu
[9] Nguyên lý căn bản và chủ yếu này, danh từ Pali gọi là “Nidàna”- chuỗi nhân quả hay “Nhân Duyên Sanh”. Mười hai nhân duyên (Nidanas) là: Vô Minh (Avijjà): mê lầm, không biết chân lý của tôn giáo tự nhiên; Hành (Samkhàra): hành động hay nghiệp (Karma); Thức (Vinnàna): vọng thức về bản ngã, “Ta là Ngã”; Danh sắc (Nàma-Rùpa): tinh thần, thể chất; Lục Nhập (Salayatana): sáu căn; Xúc (Phassa): tiếp xúc; Thọ (vedanà): sự lãnh thọ; Aí (Tanhà): lòng ham muốn hưởng thụ; Thủ (Upàdàna): sự giữ lấy; Hữu (Bhava): sự hiện hũu; Sanh (Jàti): sự sanh ra; và Lão Tử (Jaramarana): suy yếu, chết chót, sầu khổ, khóc than, tuyệt vọng.
[1] Ông Childers có ý kiến hết sức bi quan về cảnh giói Niết bàn, xem đó như là sự hũy diệt. Về sau, các sinh viên đều bất đồng ý kiến với ông