Giữa vũ trụ mông mênh bát ngát, muôn vật đổi dời, muôn sao lấp lánh, biết bao nhiêu cảnh vật phô bày trước mắt: nào sinh sinh hóa hóa chẳng biết có tự bao giờ và ai làm chúa tể.
Tâm ư! Vật ư! Hay là Thiên nhiên ư !
Con người là một sinh loại có giá trị hơn muôn loài. Trong cuộc sống, người ta cần tra vấn xem mình phải làm gì trong đời này, để hoàn thành mục đích và ý nghĩa của nhân sinh ?
Từ khi trí thức con người được nẩy nở thì những dấu hỏi ấy, cũng đã bắt đầu gợi lên trong trí óc người ta. Và, từ xưa, các nhà tôn giáo, triết học không cứ đông tây, cũng đã phí hết bao nhiêu tâm lực để tìm ra giải đáp.
Song đến nay, người đời vẫn còn băn khoăn vớ vẩn đến các nhà thông thái, quyết đoạn tuyệt cái tư tưởng huyền bí, căn cứ vào thực tế để tìm chân lý, những cũng chưa thấy có câu trả lời nào dứt khoát hay tạm gọi là thỏa đáng. Vậy trí thức của người ta có thể hiểu biết mọi vật trong vũ trụ, hay nó chỉ là hữu hạn, mà bản thể chân lý kia là vô hạn, ta không tể nào hiểu biết được.
Ở giới triết học cận đại, vấn đề trí thức được coi là trrọng yếu và đã được các nhà triết học đem ra lý giải rất ráo riết. Vâng! Phàm làm việc gì trước hết ta nên kiểm điểm sức lực mình có thể cáng đáng nổi công việc đó hay không đã, nhất là vấn đề chân lý lại càng là việc không thể bướng bỉnh mà được, nên cần phải có sức tự tin rất nhiều.
Dù sao ta cũng không phủ nhận những công lao của người đi trước đã giúp ích rất nhiều cho người đi sau tìm hiểu sự thực chân lý cuộc đời. Ấy là kết quả của bao nhiêu công phu tìm kiếm, xây dựng, trong đó có những tư tưởng đầy tinh hoa tươi đẹp. Điều làm cho ta bị ngưng trên đường tìm chân lý là vấn đề cuộc sống của ta về tinh thần cũng như vật chất, phần nhiều bị hoàn cảnh chi phối; nào cơm ăn áo mặc, nhà ở, cùng những danh lợi hão huyền, cho đến phong tục tập quán xã hội, hay chế độ tư tưởng của thời đại, không những nó đã chi phối đến cuộc sống của ta, có ảnh hưởng đến tinh thần ta, nhiều khi còn bị chúng lừa dối cám dỗ, lung lạc mất cả tinh thần, khiến ta không còn đủ can đảm để nhận thực một lẽ phải hiển nhiên; nó còn tạo nên cho ta một thành kiến cố chấp, đóng khung tư tưởng ta trong phạm vi nhỏ hẹp. Khi trí óc con người đã bị ảnh hưởng bởi cái gì, hay đúc đặc bởi một thành kiến gì, thì còn mong sao đến việc hiểu biết một cái khác có thể nói là sáng suốt hơn, cao rộng hơn, chân chính hơn.
Nhưng kẻ đầy những lòng tham ích kỷ, nhìn vũ trụ, không ra ngoài gang tấc, chưa từng lúc nào muốn mở rộng lòng ra để làm việc giúp ích, thì còn nói gì đến việc hiểu thấu sự ích lợi cùng niềm yêu thích của kẻ rất giàu long nhân đức, cũng như những kẻ ngu si kéo dài đời sống trong những ngày đầy vô vị và mơ hồ, thì vấn đề tìm hạnh phúc chân lý, đối với họ còn có nghĩa lý gì !
Muốn tìm hiểu chân lý, trước hết ta phải thành thực với ta, và chớ coi mình là trung tâm điểm của vũ trụ hay lấy mình làm thước đo người chẳng hạn. Phải coi bản ngã của ta, nó có thể biến hóa rất nhiều cách, hòng phỉnh phờ ta vào con đường sai lạc.
Ta không nên chiều theo nó quá, phải ngược dòng lại, dẹp cho hết lòng ích kỷ nhỏ hẹp, tính tự kiêu mê lầm, cùng vượt ra ngoài khuôn khổ tập quán, thành kiến, tự ta có quyền phê phán lý thuyết này với chủ nghĩa nọ, và mở rộng lòng ra để đón lấy cái có ích cho nhân loại trên mục đích xây hạnh phúc chung chân chính thiện mỹ.
Nhung sao người ta lại nghĩ đến, nói đến vấn đề ấy, nếu không phải là nhận định về hiện tượng nghèo nàn khốn đốn và đầy đau khổ.
Về vấn đề tìm chân lý, đem lại hạnh phúc chung cho mọi người, mà xưa nay các nhà tôn giáo, các học giả trên thế giới đã khởi xướng biết bao lý thuyết chủ nghĩa và đã hô hào cổ võ, muốn đem lý thuyết hay của chủ nghĩa mình, làm hướng đi chung cho nhân loại. Đồng thời các anh hung hay kẻ “muôn làm” anh hung, cũng đã từng xây dựng công trạng mình trên đống xương tàn của bao chiến sĩ đã chết một cách đau đớn, sau những cuộc chiến bại ghê gớm và lòng dục vong tham tàn, hay cái khẩu hiệu “đại đồng thế giới.”
Nhưng, nhân loại có đi đến đích “đại đồng” đạt đến cảnh hạnh phúc an lành sung sướng không, ha đấy chỉ là danh từ tươi đẹp mà người ta đưa ra để lừa bịp nhau, lôi cuốn nhau vào con đường chết!
Quyển sách nhỏ này, hy vọng sẽ giúp ích phần nào vấn đề nhận xét về vũ trụ nhân sinh và con đường sang tương lai của thế giới nhân loại.
Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)
Thế Giới Quan Phật Giáo
Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận
Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý
Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân