Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
NHẬN THỨC LUẬN
Tác giả: TT. Thích Mật Thể

    Làm sao ta biết vũ trụ thực có chứa đọng một bản thể bất sinh bất diệt, bất di bất dịch, và trí thức con người ta có thể hiểu cùng tột được bản thể ấy không ?  Nghiên cứu đến vấn đề ấy tức là nghiên cứu đến vấn đề nhận thức.  Nói theo triết học là nghiên cứu tính chất và bản nguyên của trí thức của ta do đâu mà có, nó đáng giá bao nhiêu, và ta có thể dung lý trí ấy, để đạt đến mục đích trên còn đường đi tìm chân lý không ?
          Xét về nhận thức luận, ta có thể xét các vấn đề:  bản chất của trí thức - nguồn gốc giúp trí thức phát triển - hiệu lực của trí thức.
A.-   Bản chất của trí thức
          Về vấn đề này, các triết học Âu Tây, một phái cho rằng trí thức bởi tiên thiên (apriorisme).  Một phái khác quá thiên về khoa học, chủ trương trí thức do kinh nghiệm (empirisme) đem lại.
          Về Phật giáo, tuy có phái Tiểu thừa cũng chủ trưởng trí thức do ảnh hưởng ngoại cảnh, nhưng đồng thời cũng chủ trương nghiệp cảm duyên khởi, nghiệp lực của ta trong đời này, sẽ mang lại cho ta một đời sống khác về trong tương lai.
          Như thế thì đối với vấn đề trí thức có hơi mơ hồ, chưa đúng với tinh thần Phật giáo.  Đến khi Đại thừa Phật giáo, nhất thiết chủ trương bản thể vũ trụ chứa đầy sẳn một linh thức, mà linh thức ấy là một năng lực rất hoạt động và sang hóa.   Nên tính biết của ta bao giờ cũng nằm sẵn trong tâm ta, mà những cái cảm xúc bên ngoài chỉ là để gọi đây tác dụng phân biệt của trí biết ấy.
          Chính đức Thích Ca sau mấy năm tu luyện, khi mới thành đạo ở bên gốc cây Bồ-đề, Ngài liền tuyên bố :   “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai.”            Vậy trí tuệ ấy là bản chất của trí thức.  Những danh từ “trí Bát-nhã trí căn bản” hay “giác tính” ở trong các kinh luận thường dung là để chỉ cho trí thức sẵn có ấy của chúng ta.  Song ta nên hiểu, không phải nó đồng loại với thuyết tiên thiên của các triết học.
B.-  Nguồn gốc giúp trí thức phát triển
          Tuy nhiên trí thức ấy cũng phải nương và cái học gì, kinh nghiệp gì để cho được phát triển rộng rãi, dồi dào, đặng giúp ta trong công cuộc tìm hiểu chân lý.  Đối với vấn đề này Phật giáo cho trí thức do ba nguồn mà ra:  Hiện lượng, Tỉ lượng, và Thánh giáo lượng.
          Hiện lượng ta có thể phân biệt làm hai.  Một là do thánh trí thấu suốt sự vật bằng cách trực giác khi tâm đối cảnh bên ngoài, cũng như ở trong định.  Đây là tác dụng của trí tuệ những bậc có tu tập thiền định, đến một mức cao hay những bậc đã thân chứng chân lý như Phật, Bồ-tát mới có; còn một phần nữa, mà đây chỉ là hiện lượng hay trực giác phổ thông, gồm cảm giác và tri giác, do kinh nghiệm.
          HIện lượng gồm có cảm giác và tri giác, do kinh nghiệm hàng ngày đem lại.  Ví dụ như màu xanh, vàng, đỏ, trắng của các sắc; hình dài, ngắn, vuông, tròn của cái thước; cho đến lửa nóng, nước mát, gió rung chuyển v.v… trong mỗi vật đều có tự tướng riêng biệt của nó.  Trong khi ngũ quan ta đối với cảnh trực nhân các cảnh hiện tiền, thân chứng được tự tướng của nó, không còn phải suy nghĩ so lường, mà vẫn xác nhận được rõ ràng, không sai lầm chút nào.  Sách Tôn cảnh dục có dẫn lời giải về hai chữ Hiện lượng:  Hiện là hiển hiện, lượng là đo lường, cũng có nghĩa là xác định, nghĩa là trong khi tâm mình đối cảnh, không lượng danh ngôn, không dung tâm đo lường mà vẫn trực nhận pháp thể, xác nhận rõ rang không có phân biệt mê lầm.  Vậy hiện lượng là một tác dụng trí thức rất cần thiết, nếu cái trí thức đầu tiên ấy, nghĩa là trong hiện lượng mà ta nhận sai sự vật, thì bao nhiêu trí giả suy lý tiếp theo đều hỏng cả.
          Tỷ lượng gồm phán đoán và suy lý, tức là tâm lý giác ở sau hiện lượng, nghĩa là đối với mọi vật gì, vấn đề gì, mà ở trí thức ta chưa từng có, quan niệm rõ rệt nên cần phải có sự tỉ giáo mới phán đoán biết rằng:  Tất thảy cái gì do công năng tạo tác mà có ra đều giả dối vô thường, như những bình, bàn v.v… và do đó ta cũng xét biết thân người do khí huyết cha mẹ sinh ra, cũng không phải cái thường còn mãi mãi.
          Bất cứ một sự vật gì, hoặc một vấn đề gì, sau khi ta đã dùng lý trí mà tỉ giáo, phân biệt để  nó tạo thành ở ta một khái niệm rõ rệt chắc chắn, không còn cái gì có thể lừa gạt ta được nữa.
          Tuy nhiên nhiều khi vì trí tuệ không được sáng suốt, tỉ giáo không đúng sự vật, không giỏi về phương pháp luận lý, tri thức có thể đưa ta đến chỗ sai lầm nguy hiểm, nhận thực không đúng chân lý; gọi là “phi lượng” (chỗ này trong quyển Triết học Phật giáo của Phan Văn Hùm tiên đoạn nói về nhận thức luận, Phan tiên sinh đã hiểu lầm hai chữ “phi lượng” mà đặt cho nó một giá trị rất lớn ;  biết được thế chỉ nhờ “phi lượng.”  Đại ý về một đoạn văn trong đó tiên sinh cho hiện lượng và tỉ lượng không thể thân chứng được tự thể của vật, mà chỉ có “phi lượng” tức phi trí thức mới hiểu được “thực thể” của vật mà thôi.  Tiên sinh còn dẫn câu “tình có lý không” để giải thích thêm vào làm chứng cứ cho nghĩa đó, chẳng hay câu ấy tiên sinh cũng lại lầm nốt.
          Do những câu sai lầm ấy, khiến tiên sinh phải lúng túng nhiều trong câu văn và đối với nhận thức của Phật giáo tiên sinh mơ hồ, và đi đến một lầm lỗi lớn).
          Ngoài tỉ lượng, hiện lượng còn có thánh giáo lượng, cũng là một yếu tố đem lại cho trí thức ta nhiều chứng thực mà nói ra, ta căn cứ vào đấy làm tiêu chuẩn, để tỉ giáo phán đoán, tìm hiểu chân lý, hoặc khi dùng nó làm bằng chứng cho một kết quả do trí thức ta tỉ giáo mà biết được.
          Để làm qui củ cho phép luân lý, Trần-na Bồ-tát (jina Bodhisattva) canh tân nền luận lý học ở Ấn Độ (tức Nhân minh học) dùng ba phương thức, tức là ba phép (tam chỉ) :  Tôn, nhân, dụ để tỉ lượng trong khi xét lập luận đối với người.
          Tôn nghĩ là gốc, nhân là lý do, dụ là ví dụ như ba câu dưới đây dùng nhiều trong các sách về nhân minh.
1.-  Tôn :  trên núi kia có lửa
2.-  Nhân :  bởi vì có khói
3.-  Dụ :  phàm chỗ nào có khói tất có lửa, như ỏ bếp lò.
          Trong sách Nhân minh ngài Trần-na còn nêu lên bao nhiêu các lối thuộc về tôn, nhân, dụ để cho người học biết mà tránh khỏi trong khi suy lý lập luận.  Người nào rành về cách thức suy lý, tránh khỏi cái lỗi thuộc về tam chỉ ấy, tự nhiên có nguồn trí tuệ rất dồi dào, có tài hùng biện rất giỏi, do đó để tìm hiểu chân lý ở mọi sự vật, đặng giúp cho cả hai phần là tự ngộ và ngộ tha.  (Giác ngộ cho mình, và giác ngộ cho người khác).
          Phép Tam chỉ trên đây không khác gì pháp Tam đoạn luận thức của triết học, chẳng qua đổi ngược lại, ví dụ:
          Pháp Tam đoạn luận
1.-  Đại tiền đề :   Hễ chỗ nào có khói tất có lửa
2.-  Tiểu tiền đề :   Trên núi kia có khói
3.- Đoạn án :   Vậy trên núi kia có lửa
          Chẳng hạn như ba câu dưới đây hay dùng trong các sách luận lý học :
1.-  Người nào cũng có lúc chết.
2.-  Socrate là người
3.-  Vậy Socrate phải có lúc chết
          Nhưng theo Nhân minh tam chỉ thì lại đổi là :
1.-  Socrate phải có lúc chết
2.-  Vì Socrate là người
3.-  Ví dụ :  như người khác
          Trong đây chỉ khác là thí dụ ở tam chỉ, tam đoạn luận đe làm đại tiền đề, mà câu thuộc về tôn là nghĩa gốc thì đem làm đoạn gốc vậy.
          Trên đây theo nhận thức luận ta đã xét qua bản chất và bản nguyên của trí thức, và chúng tôi cũng có dịp nói đến phép luận lý về nhân minh cùng so sánh sự giống nhau của nó với pháp tam đoạn luận.  Đến đây ta bàn đến giới hạn và hiệu lực của tri thức, nghĩa là có một phương pháp tỉ giáo suy lý như thế rồi thì nó có ích gì và trí thức ta sẽ biết đến đâu.
C.-  Hiệu lực của trí thức
          Theo Phật giáo, bản chất của trí thức đã là một năng lực chứa đựng sẵn trong tâm chúng ta, ta chỉ làm sao cho nó được phát triển mạnh lên mà thành trí tuệ vô biên, nên trí thức rất có ích cho ta trong việc tìm hiểu sự vật và nó sẽ hiểu biết cùng tột đến bản thể chân lý.  Chẳng qua ta phải lìa bỏ cái trí thức bên ngoài theo phép Tỉ giáo luận lý, sau khi ta đã biết và dùng nó, nghĩa là muốn biết trí tuệ ta biết đến đâu và để đạt mục đích thân chứng bản thể chân lý, ta phải xây lại với mọi hoàn cảnh giả dối bên ngoài, để tìm vào trí tuệ tình cảm bên trong của ta.  Hiện lượng (nói nghĩa phổ thông do kinh nghiệm hàng ngày đưa lại) và tỉ lượng cho ta biết những cảnh sai biệt, do năm giác quan đem lại, chứ không thể đưa ta đến bản thể vô biên và tuyệt đích.  Nếu ta cứ theo đuổi, cái danh cái nghĩa của sự vật bên ngoài mà tỉ giáo suy lý mãi, thì không bao giờ đạt được đích của sự hiểu biết, mà cũng không bao giờ ta thân chứng hay ngộ nhập được bản thể chân lý.
          Không gì hơn ta cứ nắm lấy cái gốc tìm hiểu ngay bản thể của tâm ấy.  Khi ta có một công phu đặc biệt phát minh trí tuệ, đến chỗ cùng tột, nhập cùng lý thể, lý và trí hợp nhất, đến đây mới thực chân chứng bản thể.
Bấy giờ cái biết không phải thuộc về ngũ quan nữa, mà là “tâm biết,” ngũ quan chỉ là cửa sổ để cho tâm ở trong nhìn ra mà thôi, đem tâm ấy mà chiếu vào sự vật, thì tất thảy đều thông suốt, không gì ngăn ngại.
          Trước đây hơn 2500 năm đức Phật đã cho ta biết vũ trụ là động, muôn vật luôn luôn biến chuyển đổi vời; cùng trong một bát nước có vô số vi trùng, trong mỗi vật chất có một năng lực rất lớn, giữa vũ trụ có sự liên quan chằng chịt với nhau, trong vũ trụ có vô số thế giới, mỗi thế giới có một hình thức không giống nhau . . .
          Luận Duy thức nói :   “Tâm sở hữu tính chư pháp, nhất thiết tính, nhất sở hữu tính, chư pháp chân như tính” – nghĩa là :   (cùng tột tính sở hữu của các pháp, đúng như tính sở hữu ấy, tức là tính chân như của các pháp) nghĩa là “chân lý.”
          Nếu trong nhận thức có hai phần là tuyệt đối và tương đối.  Trong tuyệt đối hẳn không còn có tương đối, không thấy có người có mình; có muôn vật sai khác, là cảnh ly ngôn không phân biệt cái biết và cái bị biết, đều lặng yên, chỉ một bản thể như như bình đẳng, không hình tướng, không tông tích như trong kinh Bát-nhã nói :   “Vô trí diệt vô đắc,” trong kinh Lăng Già nói :   “Viễn ly giác sở giác.”  Còn về phần tương đối, thì tri thức vẫn thấy đủ muôn vật, phân biệt theo đúng tính sở hữu của nó, như trong kinh nói :   “Trí Phật cùng khắp thế giới,” soi thấu các cơ (căn cơ của chúng sinh) biết rõ sự vật, cho đến con cò vì sao mà trắng, con quạ vì sao lại đen, Phật đều biết rõ nguồn gốc ngành ngọn.  Đến cả vũ trụ mênh mông, vô số thế giới, trong mỗi thế giới có vô số chúng sinh, căn cơ khác nhau, chí hướng khác nhau, Phật đều biết rõ.  Một đức Phật như vậy, ngàn muôn đức Phật cũng vậy, cho đến người nào thấy được bản thể cũng đồng một trí tuệ như vậy, chẳng kém chút nào.
          Trong kinh Phật dạy :   “Tất thảy chúng sinh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai” - lại nói :   “Tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật.” – Thành Phật là nghĩa thế nào?   Tức là chỉ rõ trạng thái giác ngộ, ngộ nhập bản thể chân lý vũ trụ.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3971081
Có 0 Khách Đang Online