Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
KẾT LUẬN
Tác giả: TT. Thích Mật Thể

       Dù sao chúng tôi cũng không lấy làm thỏa mãn, với những giòng chữ trong sách này đã được đi ngang qua dưới đôi mắt của các ngài, dầu không được tán thành, song nó cũng đã làm tròn nhiệm vụ một phần nào, ít ra nó cũng gợi them hoặc nhắc nhở ở lý trí các ngài về vấn đề suy tầm chân lý.
          Vì nó là cái cần thiết hơn tất thảy sự cần thiết trong đời sống của chúng ta.  Vì nếu chúng ta tìm hiểu được rõ rang thấu đáo về vấn đề vũ trụ nhân sinh, tức là chúng ta đã tìm thấy đường đi nước bước của mình.  Nếu vũ trụ là một vấn đề ta không thể hiểu biết được, không quan hệ gì đến ta, và nhân sinh chỉ có giá trị trong khoảng thời gian 5, 70 năm, thì ta cũng không cần phát triển năng lực làm gì cho khó nhọc, không cần kềm lòng ta bất cứ về một luân lý, đạo đức, hay một kỷ luật của một xã hội nào làm gì.  Trái lại, nếu vũ trụ với ta có sự liên quan, lý trí ta có thể hiểu biết được và nhân sinh có thể tiến hóa hơn nữa, để đạt đến mục đích vĩ đại cao thượng thì ta phải cần đem bao nhiêu ý chí để phụng sự lý tưởng.  Hiện nay nhân loại đã tiến hóa đến bực nào ?  Những tư tưởng đại đồng cùng vấn đề tìm hạnh phúc chung cho nhân loại đã được những bậc ưu thời mẫn thế nhắc nhở tìm phương bổ cứu.
          Người ta đã khổ sở nhiều và rất chán ghét về chiến tranh, khoa học đã thất bại về vấn đề tìm hạnh phúc cho nhân loại.  Triêt học từ thế kỷ XVI sắp xuống đã bị khoa học lột trần, chỉ để còn một môn học hình nhi thượng mà thôi; còn tôn giáo thần quyền thì không thể đứng vững trong thời đại khoa học này được.  Chính trị thì phải tùy theo tình thế mà biến chuyển luôn luôn.  Vả chính trị chỉ là một tác dụng của một chủ nghĩa theo từng xu hướng khác nhau, từ ý chí cho đến quyền lợi, có nhiều sự chênh lệch; ngay hiện tại nếu mọi người không cùng một lý tưởng chân chính, đủ chí khí can đản, đức hy sinh vị tha vô ngã chân chính, thì thử hỏi con người có thể đứng vững giữa bao làn song đương phập phồng ghê tởm, muốn lôi cuốn nhân loại về nơi đáy biển vô tận không ?
          Ô!  Con đường tương lai của nhân loại; thật còn đương mịt mùng thăm thẳm!!!...  Song, dù thế nào, nhân loại còn có diễm phúc, lý tưởng ái hòa đồng điệu, nếu là lý tưởng chung của nhân loại, do lòng nhu cầu tha thiết và thành thật, thì ta cũng có thể đoán biết thế giới tương lai sẽ là phản ảnh trung thành của lý tưởng ấy.
          Nếu thế văn hóa mới tương lai của nhân loại cũng phải là cái văn hóa ái hòa đồng điệu dung hợp đủ cả hai phương diện “lý trí” và “tình cảm,” tràn đầy tư tưởng tự do, bình đẳng và bác ái, chứ không phải như cái văn hóa hiện giờ - thứ văn hóa thú vật người, chém giết người v.v… nhưng văn hóa mới ấy tìm ở đâu, nếu không phải là Phật giáo.
          Nói thế chắc ngài nghĩ rằng:  Nhân loại hiện nay hay sau này, không còn là lớp nhân loại cách đây hơn 2000 năm về trước nữa.  Vậy Phật giáo ắt sẽ chết theo, đã tiêu diệt theo chế độ phong kiến ở Trung Hoa và ở ta vậy.  Sự nhận xét ấy, đã không khỏi sai lầm.  Sự thật thì chúng ta cũng không đến nỗi chủ quan chật hẹp, muốn ai cũng bỏ cái học khác, để chuyên về học Phật, mà chỉ muốn nhân loại biết chọn lấy con đường sống rộng rãi chính đáng, làm động cơ để hướng dẫn tư tưởng hành vi của mình trong cuộc sống còn, khỏi phải sai lạc nguy hiểm.
          Ta không thể đem Nho giáo so sánh với Phật giáo được, Nho giáo là phản ảnh của xã hội về đời Xuân Thu chiến quốc bên Trung Hoa, tức là sản phẩm của chế độ phong kiến mà đức Khổng Tử là một nhà chính trị kiêm luân lý của các chế độ ấy.  Đằng này, trái lại Phật giáo tuy phát nguyên từ Ấn Độ, nhưng không phải là sản phẩm của chế độ, hay của một thời đại nào, mà là phản ảnh của mọi sự đau khổ của chúng sinh.  Nên đức Thích Ca không phải là nhà chính trị cốt để gầy dựng lên một nước, hay một chế độ nào.  Song muốn bảo Ngài là chính trị, thì chính ngài đã làm chính trị cho tất cả chúng sinh.
          Vì tư tưởng của đức Phật là tư tưởng rộng khắp, bao giờ cũng chủ trương giải cứu cho  muôn loài quần sinh thoát khỏi vòng mê lầm, khổ não, hưởng được yên vui an lành giải thoát.  Chính trong những buổi thuyết pháp, Ngài thường nói đến tất cả chúng sinh và thế giới, chứ không phải tư tưởng như Khổng Tử :   Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, với một quan niệm nhỏ hẹp ở nước Trung Hoa, cùng các nước chư hầu phong thổ bấy giời.  Nên hễ thế giới nhân loại còn đau khổ thì Phật giáo còn là phương thuốc rất cần yếu, và nếu nhân loại đã đến đích đại đồng, thì Phật giáo là bản đàn du dương, nhịp nhàng theo khúc nhạc huyền để ca ngợi cảnh đời giải thoát.
          Chẳng qua hạnh phúc hay thế giới ái hòa đồng điệu, mỗi cá nhân chúng ta phải tự làm ra nó, không phải cứ ngồi lì chờ ai đem lại cho mình (?).  Nếu có hạnh phúc do một kẻ khác đem lại, thì tưởng hạnh phúc ấy chỉ là cái giả dối tạm thời, chứ đâu phải chân thật vĩnh viễn.
          Những kẽ ưa nói suông, hay giữ thái độ thờ ơ, hoặc do dự, chỉ là kẻ hèn nhát, thiếu can đảm, là ký sinh trùng của nhân loại mà thôi.
          Đức Phật dạy :  “Các người hãy tự mình thắp đuốc mà đi.”  Lời thuyết pháp ấy tuy vắn tắt, cũng đủ tỏ đạo Phật đầy tinh thần độc lập và tự chủ.
          Tôi mong rằng thế giới tương lai của nhân loại sẽ là thế giới Phật hóa đầy sung sướng, hạnh phúc, chân thật an lành vĩnh viễn ! ! !
*
*    *
Phụ Lục
Biện chánh về quyển Phật giáo triết học
(của Phan Văn Hùm tiên sanh)
          Gần đây Phan Văn Hùm tiên sanh, một nhà văn học và một nhà xã hội học có tiếng hiện đại đã cho xuất bản một cuốn Phật giáo triết học do Tân Việt xuất bản.  Với các danh tiếng của tiên sanh, quyển Phật giáo triết học đã xui dục độc giả nô nức dành mua.  Riêng về phần tôi vì muốn nghiên cứu trào lưu tư tưởng và cũng vì một long hộ trì Phật pháp, tôi cũng tìm xem quyển sách ấy, một quyển sách đã làm tôi để ý từ khi vừa nghe Tân Việt quảng cáo.  Tôi lần dở từng chương, mừng thay Phật pháp của Phật chứa sâu trong kinh điển Hán văn, nay được tiên sanh phô by ra bằng những trang Quốc văn giảng.  Và mừng cho Phật giáo hiện nay đã phổ thông trong tư tưởng quần chúng, không còn là một triết học thần quyền, chỉ dành riêng cho tín đồ nghiên cứu.
          Tôi nhận thấy phần nhiều tài liệu trong quyển sách ấy tiên sanh đã rút trong quyển Phật giáo triết học của một nhà trước thuật Nhật Bản tên là Tiểu Giả Thanh Tú, do Trương Phất dịch ra Hán văn và do Hương Vụ Ấn Quang xuất bản.
          Phần tiên sanh có công nghiên cứu, có công giảng giải nhiều, nhưng vì quyển sách làm tài liệu căn bản cho tiên sanh có nhiều chỗ không đúng chánh pháp, thành thư quyển Phật giáo triết học của tiên sanh cũng có nhiều đoạn sai lầm, thiệt hại đáng tiếc.
          Muốn cho công đức tiên sanh được viên mãn, và muốn tránh các điều ngộ nhận cho độc giả, tôi buộc phải viết bài biện chánh này, trông mong tiên sanh vui lòng thừa nhận các chỗ sai lầm ấy để sửa chữa lại quyển Phật giáo triết học, nếu có dịp tái bản thì may mắn cho độc giả và Phật giáo nhiều lắm.  Bản ý của tôi đã được nêu rõ, xin lần lượt theo từng trang mà biện chánh.
          Trang về lịch sử của Phật, tiên sanh viết là tương truyền mà không dẫn rõ cách kinh điển đã ghi chép lịch sử của Phật, điều đó có thể làm cho độc giả lầm đó một chuyện chỉ truyền khẩu với nhau không có sử sách làm bằng cớ.
          Trang 44 về mục chuyển Pháp luân, tiên sanh viết :   Pháp luân có 3 vòng, 12 đoạn, mà tiên sanh không giải rõ 3 vòng gì làm cho độc giả tưởng tượng một pháp luân kỳ dị, không ai hiểu được.  Thiệt ra luân nghĩa là bánh xe pháp của Phật. Ví dụ như bánh xe đè bẹp các phiền não mê lầm mà thực hiện chân như bình đẳng.
          Lại bánh xe tùy phương vận chuyển cũng như pháp của Phật, tùy theo căn cơ mà có quyền có điệt, có tiệm có đốn, Phật đem thân khẩu ý mà truyền pháp thành ra có tam luân, tóm lại có 12 bộ kinh, chỉ dạy con đường tu tập
          Lại, tại Lộc Uyển, trong kinh Phật chuyển pháp ban đầu, Phật dạy 3 lần về Pháp Tứ đế.  Lần đầu chỉ về đạo lý Tứ đế, lần thứ hai chỉ về lối tu chứng Tứ đế, lần thứ ba chỉ về đạo quả Tứ đế, cũng gọi là tam chuyển pháp luân, thành thập nhị hành đó là cái nghĩa 3 vòng, 12 đoạn của pháp luân vậy.
          Trang thứ 46 về vườn Cấp Cô Độc, tiên sanh giải nghĩa sai nhiều, vì theo trong kinh điển, Cấp Cô Độc là biệt hiệu mà người ta tặng cho trưởng giả Tu-đạt-đa, vì vị ấy sẵn lòng từ thiện giúp đỡ cho những người mồ côi góa bụa.  Sự tích vường Cấp Cô Độc đã được ghi chép trong nhiều kinh điển, phiền tiên sanh xem lại thì rõ.
          Trang 52, sau khi nói về hai phái Đại chúng và Thượng tọa bộ, tiên sanh viết tiếp:  “Và ta gọi nó là phái đại chúng vì bởi nó dung nạp bất câu là phân nào từ nào muốn quy y.  Nó không như phái Thượng tọa chỉ nhận cho vào Tăng-già những vị Bhiksu mà thôi.”  Đoạn này hẳn tiên sanh  đang còn hoang mang hai danh từ quy y và xuất gia làm Bhiksu.  Thiệt ra hai phái Đại chúng và Thượng tọa đều có chúng xuất gia (những vị xuất gia thọ Cụ túc giới thì gọi là Bhiksu, tức là Tỳ-kheo) và chúng tại gia, lẽ nào phái Thượng tọa bộ lại không cho ai xuất gia quy y cả.  Sự chia ra hai bộ ấy từ lúc kiết tập kinh điển, khi mà các vị đại A-la-hán nhóm nhau kiết tập tại Kỳ-xa-quật không cho các hàng Tăng chúng chưa đoạn hết tư hoặc dự vào.  Vì vậy nên trong đại chúng lại nhóm riêng ngoài Kỳ-xà-quật và ngoài Kỳ-xà-quật kiết tập xong, toàn thể để tự Phật vẫn dung hòa nhau công nhận kết quả của hai phái đã thiên về các kinh điển đã kiết tập, thành thử về sau tín đồ đạo Phật mới chi ra hai bộ là Đại chúng, theo bên ở trong Kỳ xà quật.  Phái Thượng tọa thì có phần bảo thủ, phái Đại chúng thì có phần tăng tiến, nhưng thật ra chỉ khác nhau về một vài chi tiết mà thôi.
          Trang 60 nói về sự truyền y bát, tiên sanh có viết rằng :  “Vì ngài Huệ Năng, cho tín căn của đệ tử mình đã thuần thục rồi, nên không cần phải truyền y bát nữa.”  Thật ra thì chỉ vì muốn tránh các cuộc tranh giành tương lai, nên ngài không truyền y bát mà thôi (kinh Bảo Đàn).
          Trang 82 về Niết-bàn nói :  “Kiến giải không đồng nhất.”  Thật ra thì trong Phật giáo giải nghĩa Niết-bàn nhiều cách, nhưng dù nói lý sanh diệt, xuất ly phiền não, viên mãn thanh tịnh, giải thoát, an lạc, vô vi v.v… cũng chỉ là nêu đức tánh của Niết-bàn chứ không phải không đồng nhất.
          Trang 84, về Thiền-na (Dhayàna), tiên sanh viết :  “Thiền-na là phép minh tướng của Phật giáo bày ra để đi tìm chánh kiến, đặng chủ các giác quan cho đến chỗ đại hạnh phúc.  Nhà tu hành đi vào rừng tìm mỗi gốc cây, hoặc một khoảng đất trống ngồi xếp bằng, mình thẳng lên, rồi khởi sự tư niệm trong khi ấy chăm chỉ hít vô thật dài, chăm chỉ thở ra thật dài.  Thở hít như vậy đều nhận kỹ, đều tìm khoái lạc trong đó.”  Đoạn này nhiều chỗ sai lầm.  Vẫn biết Thiền-na là một lối minh tướng, nhưng minh tướng để làm gì ?   Để tìm Chánh kiến, nghĩa là tìm tới Giác ngộ chân chính.  Vậy không hạn phải đi vào rừng sâu non thẳm mới tu được, duy những chỗ thanh vắng có phần làm cho dễ trầm tư mặc tưởng hơn mà thôi.  Phép tu thiền không hạnh chỉ vế quán sổ tức (quán theo hơi thở như tiên sanh đã nói), dù quán Ngũ đình tâm, Tứ niệm xứ, Bát bội xả v.v… của Tiểu thừa, cũng đều là tu thiền cả.  Ngoài các phép đó lại còn có Tổ sư thiền na là phép Tham thoại đầu, “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” là lối tu căn bản của Thiên tôn.  Các phép tu thiền đều cốt trừ phiền não, diệt vong tưởng để cho tâm được thanh tịnh sáng suốt, nhận rõ thực tánh của vũ trụ, đâu phải chỉ cốt tìm khoái lạc hạnh phúc trong khi minh tướng.
          Trang 111, nói về pháp vô ngã, không những chỉ riêng cho thâm tâm (như tiên sanh đã lầm nhận) mà chính là chỉ rõ tất cả sự vật đều do nhân duyên giả hiệp mà thành, không có tự tánh.
          Trang 112, về hai thuyết chư hành vô thường và chư pháp vô ngã tiên sanh giải thích ra hai đường, kỳ thật, cảnh giới không tịch và cảnh giới vô vi không hề sai khác.
          Và trong các trang sau nói về hiện tượng, tỷ lượng và phi lượng, kiến giải của tiên sanh có nhiều chỗ sai lầm, tiên sanh nên coi lại về các bộ luận về Pháp Tướng tôn được nhận rõ chỗ ấy.  Thật ra thì Chân hiện lượng chỉ duyên với cảnh giới ly ngôn, Chân tỷ lượng chỉ nương theo thực tế mà sánh đứng với chánh lý, ngoài ra toàn là phi lương là lối nhận xét không đúng sự thật.  Trong Phi lượng gồm có 3 phần là lối nhận xét không đúng sự thật, Tợ tỷ lượng so sánh sai lầm không hợp Chánh lý và Phi lượng nhận điều này ra điều khác.  Vậy phi lượng quyết định không thể đưa đến chỗ nhận biết thực tế như tiên sanh nhầm tưởng.  Sự nhầm tưởng ấy chỉ vì tiên sanh hiểu sai ý nghĩa câu “tình hữu … vô” trong các luận Duy thức.  Theo Phật giáo thì duy có Chân hiện lượng mới trực nhận được thực thể của vũ trụ và duy có Chân tỷ lượng mới nhận biết được giáo lý chân chánh như trong Nhân minh nhập chánh lý luận, không phải Bất chánh lý luận đã dạy.
          Trang 137, về giới luật ly dục tiên sanh quên rằng trong 6 phép Ba-la-mật, có phép trì giới Ba-la-mật là phép tu ly dục.
          Trang 155, tiên sanh dịch lầm nghĩa câu “đối ư cu-xá, khả vị toàn qui ư không luận hỷ” nên lầm tưởng rằng:  Câu-xá luận rốt cuộc cũng quy không luận.
          Trang 172, Giác định tánh nên đổi duyên giác định tánh cho đủ nghĩa.  Trang 209 về chân như, tiên sanh đã nhận lầm ý nghĩa của phi lượng thì quyết định khó bề nhận đúng ý nghĩa của  chân như là pháp thậm thâm vi diệu mà những người mới học đạo không thể nhận rõ.
          Ngoài những chỗ sai lầm đã kể trên kia, tiên sanh hay dung những danh từ mới như từ vương tâm thế cho tâm vương làm cho độc giả khó hiểu.
          Lại tiên sanh có thuật tư tưởng của Ấn Độ trước khi đức Thích Ca ra đời mà không chỉ rõ sự liên quan và sự sai khác của hai bên.
          Ngoài ra tiên sanh dung tư tưởng xã hội theo thuyết vật chuyển tâm mà phán luận về đời sống của đức Phật Thích ca và sự hoằng dương Đại thừa của ngài Mã Minh Bồ-tát, thật ra thì không phải như tiên sanh lầm tưởng, vì Phật giáo tuy có tùy duyên thật nhưng lúc nào cũng lấy tâm chuyển vật để đưa đến con đường giải thoát duy nhất mà thôi.  Các pháp Đại thừa và Tiểu thừa đều sẵn có trong kinh điển, duy về mặt hoằng dương thì tùy theo cơ duyên hiện thời mà truyền bá về đại thừa hay tiểu thừa mà thôi.
          Kết luận bài biện chánh này, tôi xin thành thật tỏ lời cảm tạ tiên sanh đã để ý nghiên cứu Phật giáo, tiếc vì tài liệu tiên sanh dung không đúng và thiếu thiện hữu giúp đỡ nên đã có những điều sai lạc như đã nói trên kia.
          Bài tựa của tiên sanh lời lẽ rất hay, tôi rất biểu đồng tình, trông mong tiên sanh gắng nghiên cứu them về Phật pháp để nhận rõ chân lý của đạo Phật, thì với ngòi bút lưu lợi của tiên sanh toàn thể của nhân loại chắc được nhiều phần lợi lạc, điều đó tôi nhất tâm hinh hương đảnh chúc.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3932527
Có 0 Khách Đang Online