<April 2025>
SunMonTueWedThuFriSat
303112345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930123
45678910
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Phổ Hiền)
Tác giả: HT.Thích Trí Quang

KINH HOA-NGHIÊM

PHẨM PHỔ-HIỀN TAM-MUỘI

Thứ Ba 

       (1) Lúc bấy giờ Phổ-Hiền Bồ-tát ma-ha-tát ngồi trên tòa liên-hoa-tạng sư-tử ở trước Phật.  Thừa thần-lực của Phật mà nhập tam-muội tên là nhứt-thiết-chư-Phật-Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai Tạng-Thân, vào khắp tánh bình-đẳng của tất cả Phật, có thể ở nơi pháp-giới thị-hiện những ảnh-tượng rộng lớn vô-ngại đồng hư-không, pháp giới xoay vần đều theo vào, xuất sanh tất cả tam-muội, có thể bao nạp khắp mười phương pháp-giới, trí quang-minh của tam-thế chư Phật đều từ đây mà sanh những sự an-lập trong mười phương đều có thể thị-hiện, trùm chứa tất cả lực giải-thoát của Phật và trí của chư Bồ-tát, có thể khiến tất cả quốc-độ vi-trần đều có thể dung-thọ vô-biên pháp-giới, thành-tựu biển công-đức của tất cả Phật, hiển-thị biển đại-nguyện của Như-Lai, bao nhiêu pháp-luân của tất cả chư Phật đều lưu thông hộ-trì không đoạn tuyệt. 

       Như trong thế-giới nầy, Phổ-Hiền Bồ-tát ở trước Phật nhập tam-muội đây, cũng vậy, khắp pháp-giới hư-không-giới thập phương tam-thế vi-tế vô-ngại quang-minh rộng lớn, Phật nhãn chỗ thấy được Phật lực đến được Phật thân hiện được, tất cả quốc độ, trong quốc-độ nầy có bao nhiêu vi-trần, trong mỗi vi-trần có thế-giới vi-trần số Phật độ, trong mỗi độ có thế-giới vi-trần số Phật, trước mỗi đức Phật có thế-giới vi-trần Phổ-Hiền Bồ-tát cũng đều nhập tam-muội nhứt-thiết-chư Phật Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai-Tạng-Thân nầy. 

       Lúc đó trước mỗi Phổ-Hiền Bồ-tát đều có thập phương tất cả chư Phật hiện ra.  Chư Phật này đồng khen rằng:  lành thay, lành thay!  Nầy thiện-nam-tử!  Ông có thể nhập tam-muội nhứt-thiết chư Phật-Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai-Tạng-Thân nầy. 

       Nầy Phật-tử!  Ðây là mười phương tất cả chư Phật đồng gia-hộ cho ông, do vì nguyện-lực của đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai, mà cũng do nguyện lực tu tập tất cả Phật-hạnh của ông.  Chính là ông có thể chuyển pháp-luân của chư Phật, khai hiển biển trí-huệ của chư Phật, chiếu khắp những biển an-lập ở mười phương không sát, khiến tất cả chúng-sanh trừ tạp-nhiễm được thanh-tịnh, nhiếp khắp tất cả quốc-độ không chấp trước, sâu vào cảnh-giới của chư Phật không chướng-ngại, hiện bày công-đức của chư Phật, vào được thật tướng của các pháp-thân lớn trí-huệ, quan sát tất cả pháp-môn, rõ biết căn của tất cả chúng-sanh, hay thọ trì giáo văn của Như-Lai. 

       Lúc đó thập phương tất cả chư Phật liền ban cho Phổ-Hiền Bồ-tát trí-lực vào được nhứt-thiết-trí-tánh, ban cho trí vào pháp-giới vô-biên vô-lượng, ban cho trí thành-tựu cảnh-giới chư Phật, ban cho trí biết tất cả thế-giới thành hoại, ban cho trí biết chúng-sanh giới rộng lớn, ban cho trí trụ những tam-muội giải-thoát thậm thâm vô-sai-biệt của chư Phật, ban cho trí nhập căn tánh của tất cả Bồ-tát, ban cho trí biết ngôn ngữ của tất cả chúng-sanh và từ biện chuyển pháp-luân, ban cho trí vào khắp thân pháp-giới, ban cho trí được thinh-âm của tất cả Phật. 

       Như trong thế-giới nầy, Phổ-Hiền Bồ-tát ở trước Như-Lai được chư Phật ban cho những trí như vậy, tất cả Phổ-Hiền Bồ-tát ở trong tất cả vi-trần thế-giới cũng được như vậy.  Tại sao thế?  Vì chứng tam-muội đó thời được như vậy. 

       Lúc đó thập phương chư Phật đều đưa tay hữu xoa đảnh của Phổ-Hiền Bồ-tát. 

       Tay Phật đủ tướng-hảo trang-nghiêm phóng lưới quang-minh thơm sáng, đồng thời phát ra tiếng vi-diệu và những sự thần-thông tự tại.  Tất cả Phổ-Hiền nguyện-hải của tất cả Bồ-tát quá-khứ, hiện-tại, vị-lai những pháp-luân thanh-tịnh và ảnh-tượng của tam-thế chư Phật cũng đều hiện cả trong quang-minh ấy. 

       Tất cả Phổ-Hiền Bồ-tát trong tất cả thế-giới vi-trần cũng đều được xoa đảnh như vậy. 

       Bấy giờ, Phổ-Hiền Bồ-tát liền từ tam-muội ấy mà xuất, đồng thời cũng từ vi-trần-số tam-muội mà xuất: từ môn tam-muội trí biết tam thế niệm vô-sai-biệt mà xuất, từ môn tam-muội biết số vi-trần trong tam-thế tất cả pháp-giới mà xuất, từ môn tam-muội hiện tam-thế tất cả Phật-độ mà xuất, từ môn tam-muội hiện xá-trạch của tất cả chúng-sanh mà xuất, từ môn tam-muội biết tâm-hải của tất cả chúng-sanh mà xuất, từ môn tam-muội biết danh-tự sai khác của tất cả chúng-sanh mà xuất, từ môn tam-muội biết thập phương pháp-giới chỗ nơi đều sai khác mà xuất, từ môn tam-muội biết trong tất cả vi-trần đều có vô-biên phật-thân rộng lớn mà xuất, từ môn tam-muội diễn nói lý-thú của tất cả pháp mà xuất. 

       Lúc Phổ-Hiền Bồ-tát từ những môn tam-muội như vậy mà xuất, chư Bồ-tát đều được thế-giới vi-trần-số tam-muội, được thế-giới vi-trần-số đà-la-ni, được thế-giới vi-trần-số pháp phương-tiện, được thế-giới vi-trần-số môn biện-tài, được thế-giới vi-trần-số môn tu hành, được thế-giới vi-trần-số trí quang minh công đức của chư Phật khắp chiếu pháp-giới, được thế-giới vi-trần-số phương-tiện-lực trí-huệ vô-sai-biệt của chư Phật, được thế-giới vi-trần-số hải-vân trong mỗi chân lông của tất cả chư Phật đều hiện các quốc-độ, được thế-giới vi-trần-số hải-vân mỗi Bồ-tát thị-hiện từ Ðâu-Suất Thiên-Cung giáng sanh thành Phật chuyển pháp-luân nhập Niết-bàn. 

       Lúc đó, tất cả thế-giới ở mười phương do thần-lực của Phật và do sức tam muội của Phổ-Hiền Bồ-tát nên các báu trang-nghiêm đều lay động nhẹ, đồng thời vang ra diệu-âm diễn nói các pháp.  Lại nơi trong chúng hội đạo-tràng của tất ca Như-Lai khắp rưới mười thứ mây đại ma-ni-vương:  mây ma-ni-vương kim-tràng vi-diệu, mây ma-ni-vương quang-minh chiếu sáng, mây ma-ni-vương bửu-luân rũ xuống, mây ma-ni-vương bửu-tạng hiện tượng Bồ-tát, mây ma-ni-vương xưng dương danh hiệu Phật, mây ma-ni-vương quang-minh chiếu sáng tất cả Phật độ đạo-tràng, mây ma-ni-vương chiếu sáng mười phương tất cả biến hóa, mây ma-ni-vương ca ngợi công-đức của tất cả Bồ-tát, mây ma-ni-vương sáng chói như mặt nhựt, mây ma-ni-vương tiếng nhạc thích ý vang khắp mươi phương. 

       Rưới khắp mười thứ mây ma-ni-vương như vậy rồi trong các chân lông của chư Phật đều phóng quang-minh.  Trong quang-minh nói kệ rằng : 

       Phổ-Hiền ở khắp các quốc-độ 

       Ngồi bửu-liên-hoa chúng đều thấy 

       Tất cả thần-thông đều hiện ra 

       Vô-lượng tam-muội đều hay nhập. 

       Phổ-Hiền thường dùng các thứ thân 

       Châu lưu pháp-giới đều đầy khắp 

       Tam-muội phương-tiện sức thần-thông 

       Viên-âm rộng nói đều vô-ngại. 

       Trong tất cả cõi chư Phật ngự 

       Các môn tam-muội hiện thần-thông 

       Mỗi mỗi thần-thông đều khắp cùng 

       Thập phương quốc-độ không chỗ sót. 

       Như tất cả cõi Như-Lai ngự 

       Trong sát-trần kia cũng như vậy 

       Chỗ hiện tam-muội sự thần-thông 

       Nguyện-lực Tỳ-Lô-Giá-Na Phật. 

       Phổ-Hiền thân tướng như hư-không

       Nương chơn-tánh ở chẳng phải cõi 

       Tùy lòng chúng-sanh chỗ thích ưa 

       Thị hiện thân hình đồng tất cả 

       Phổ-Hiền an-trụ các đại nguyện 

       Vô-lượng thần-thông sức tự-tại 

       Tất cả Phật-thân các quốc-độ 

       Ðều hiện hình kia mà đến đó. 

       Tất cả sát-hải vô-lượng biên 

       Phân thân ở đó cũng vô-lượng 

       Cõi nước hiện ra đều trang-nghiêm 

       Trong một sát-na thấy nhiều kiếp 

       Phổ-Hiền an-trụ tất cả cõi 

       Hiện đại thần-thông hơn tất cả 

       Chấn động mười phương đều khắp cùng 

       Khiến chúng quan sát đều được thấy. 

       Tất cả công-đức Phật trí-lực 

       Các môn đại-pháp đều thành đủ 

       Dùng các tam-muội phương-tiện môn 

       Bày hạnh bồ-đề mình đã tập. 

       Tự tại như-vậy bất-tư-nghì 

       Thập phương quốc-độ đều thị-hiện 

       Vì bày tam-muội đã khắp vào 

       Trong mây Phật-quang khen công-đức. 

       Lúc đó, tất cả chúng Bồ-tát đều hướng về phía Phổ-Hiền chấp tay chiêm ngưỡng, thừa thần-lực của Phật đồng nói kệ rằng  :  

       Từ các Phật-pháp mà sanh ra 

       Cũng do Như-Lai nguyện-lực khởi 

       Chơn-như bình-đẳng tạng hư-không 

       Pháp-thân của ngài đã nghiêm-tịnh 

       Tất cả Phật độ trong chúng-hội 

       Phổ-Hiền ở khắp nơi trong đó 

       Quang-minh công-đức bực trí-hải 

       Chiếu khắp mười phương đều được thấy. 

       Phổ-Hiền công-đức biển rộng lớn 

       Qua khắp mười phương gần gũi Phật 

       Tất cả vi-trần có các cõi 

       Ðều đến được kia mà hiện rõ. 

       Phật-tử chúng-tôi thường thấy Ngài 

       Gần gũi tất cả chư Như-Lai 

       Trụ trong tam-muội cảnh chơn thật 

       Số kiếp vi-trần tất cả cõi. 

       Phật-ử hay dùng thân phổ-biến 

       Ðều đến thập phương các cõi nước 

       Biển cả chúng-sanh đều tế-độ 

       Pháp-giới vi-trần đều vào cả.

       Vào nơi pháp-giới tất cả trần 

       Thân đó vô-tận không sai khác 

       Ví như hư-không đều khắp cùng 

       Diễn nói Như-Lai pháp rộng lớn 

       Bực tất cả công-đức sáng chói 

       Rộng lớn như mây sức thù thắng 

       Trong biển chúng-sanh đều qua đến 

       Nói công-hạnh Phật pháp vô-đẳng. 

       Vì độ chúng-sanh nơi kiếp-hải 

       Thắng hạnh Phổ-Hiền đều tu tập 

       Diễn nói các pháp như mây to 

       Thinh âm quảng-đại đều nghe khắp 

       Quốc-độ thế nào mà xuất hiện 

       Chư Phật thế nào mà xuất hiện 

       Nhẫn đến tất cả biển chúng-sanh 

       Mong theo nghĩa đó nói như thật. 

       Trong đây vô-lượng vô-biên chúng 

       Ở trước đức Phật đều cung kính 

       Vì chuyển thanh-tịnh diệu pháp-luân 

       Tất cả chư Phật đều tùy-hỉ. 

       (1) Hán bộ quyển 7

PHẨM NHẬP BẤT-TƯ-NGHỊ GIẢI-THOÁT CẢNH-GIỚI

PHỔ-HIỀN HẠNH-NGUYỆN

Thứ Bốn Mươi

       Lúc bấy giờ ngài Phổ-Hiền đại Bồ-tát khen ngợi công-đức thù-thắng của đức Như-Lai rồi, bèn bảo các vị Bồ-tát và Thiện-Tài rằng : Nầy Thiện-nam-tử ! Công-đức của Như-Lai, giả sử cho tất cả các đức Phật ở mười phương, trải qua số kiếp nhiều như cực-vi-trần trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật diễn nói không ngừng, cũng không thể trọn hết được. 

       Nếu ai muốn trọn nên công-đức của Phật, thời phải tu mười điều hạnh-nguyện rộng lớn. Những gì là mười điều ? 

       Một là lễ kính các đức Phật. 

       Hai là khen ngợi đức Như-Lai. 

       Ba là rộng sắm đồ cúng dường. 

       Bốn là sám-hối các nghiệp chướng. 

       Năm là tùy-hỉ các công-đức. 

       Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp. 

       Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời. 

       Tám là thường học đòi theo Phật. 

       Chín là hằng thuận lợi chúng-sanh. 

       Mười là hồi-hướng khắp tất cả. 

       Thiện-Tài bạch rằng :   “Ðại Thánh !  Lễ kính như thế nào, cho đến hồi-hướng như thế nào ?”  

       Phổ-Hiền Bồ-tát bảo Thiện-Tài rằng : “Nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Lễ kính các đức Phật”  là như thế nầy : ” 

       Bao nhiêu các đức Phật Thế-Tôn nhiều như số cực-vi-trần trong cõi Phật khắp pháp-giới hư-không-giới mười phương ba đời, tôi do nơi hạnh-nguyện của Phổ-Hiền thâm tâm tín-giải như đối trước mắt, đều dùng thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh-tịnh thường tu hạnh lễ kính. Nơi mỗi đức Phật đều hóa hiện thân nhiều như số cực-vi-trần trong bất-khả-thuyết cõi Phật. Mỗi thân đều khắp lễ kính các đức Phật nhiều như số cực-vi-trần trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật. Cõi hư-không kia hết, sự lễ kính của tôi mới hết. Nhưng cõi hư-không chẳng cùng tận nên sự lễ kính của tôi cũng không cùng tận. Nhẫn đến cõi chúng-sanh hết, nghiệp chúng-sanh hết, phiền-não chúng-sanh hết, sự lễ kính của tôi mới dứt. Nhưng cõi chúng-sanh cho đến phiền-não chẳng hết, nên sự lễ kính của tôi cũng không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Khen ngợi đức Như-lai”  là như thế nầy :  

       Bao nhiêu số cực-vi-trần trong cõi nước khắp cùng hư-không pháp-giới mười phương ba đời, trong mỗi cực-vi đều có các đức Phật nhiều như số cực-vi trong tất cả thế-gian. Nơi mỗi đức Phật đều có rất đông Bồ-tát vây quanh nhóm họp. Tôi phải trọn dùng sức thậm thâm thắng-giải tri-kiến hiện tiền, đều dùng lưỡi vi-diệu hơn Biện-Tài thiên-nữ. Mỗi lưỡi phát xuất vô-tận âm thinh hải. Mỗi âm thinh diễn xuất tất cả ngôn từ hải, khen ngợi các công-đức hải của tất cả đức Như-Lai, ca ngợi đến tột đời vị-lai nối luôn không dứt, khắp cả pháp-giới không sót chỗ nào. Như vậy hư-không giới, chúng-sanh giới, chúng-sanh nghiệp, chúng-sanh phiền-não đều hết, thời sự khen ngợi công-đức chư Phật của tôi đây mới cùng tận. Nhưng cõi hư-không kia cho đến phiền-não của chúng-sanh chẳng cùng tận, nên sự khen ngợi của tôi cũng không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiêp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Rộng sắm đồ cúng-dường”  là như thế nầy : 

       Bao nhiêu số vi-trần trong khắp cõi Phật cùng hư-không pháp-giới mười phương ba đời, trong mỗi cực-vi-trần đều có chư Phật như số cực-vi trong tất cả thế-giới, nơi mỗi đức Phật có vô-số Bồ-tát vây quanh nhóm họp. Tôi dùng sức hạnh-nguyện của ngài Phổ-Hiền mà khởi lòng tín giải rất sâu và hiện tiền tri-kiến, đều đem đồ cúng-dường thượng diệu mà cúng-dường pháp-hội của Phật. Như là mây hoa, mây tràng hoa, mây âm nhạc cõi trời, mây tàng lọng cõi trời, mây y-phục cõi trời, các thứ hương trời: hương xoa, hương đốt, hương bột. Các thứ mây trên đây thảy đều nhiều lớn như núi Tu-Di. Lại thắp các thứ đèn: đèn tô-lạc, đèn dầu, các thứ đèn dầu thơm ; mỗi tim đèn lớn như núi Tu-Di, dầu trong đèn như nước bể cả. Ðem các thứ đồ cúng-dường như trên để thường cúng-dường. 

       Thiện-nam-tử ! Trong các thứ cúng-dường, pháp cúng-dường là hơn hết. Pháp cúng-dường là: Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng-dường, làm lợi ích cho chúng-sanh để cúng-dường, chịu khổ thế cho chúng-sanh để cúng-dường, nhiếp thọ chúng-sanh để cúng-dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng-dường, không bỏ hạnh Bồ-tát để cúng-dường, chẳng rời tâm bồ-đề để cúng-dường. 

       Thiện-nam-tử ! Như vô lượng công-đức của sự cúng-dường trước kia sánh với một niệm công-đức của pháp cúng-dường, thời không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, không bằng một phần trăm ngàn cu-chi na-do-tha, một phần ca-la, một phần toán, một phần số, một phần dụ, cũng chẳng bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà. Vì sao ? Vì các đức Như-Lai tôn trọng chánh pháp. Vì theo đúng như lời Phật dạy mà tu hành thì sanh ra các đức Phật. Nếu các Bồ-tát thật hành pháp cúng-dường, thì trọn nên sự cúng-dường Phật. Tu hành như vậy mới thật là cúng-dường. Nên pháp cúng-dường là sự cúng-dường rất rộng lớn hơn tất cả. Cõi hư-không cùng tận, cõi chúng-sanh cùng tận, nghiệp chúng-sanh cùng tận, phiền-não chúng-sanh cùng tận, sự cúng-dường của tôi mới cùng tận, nhưng cõi hư-không cho đến phiền-não chẳng cùng tận, nên sự cúng-dường của tôi cũng không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu ý nghiệp không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Sám hối nghiệp chướng”  là như thế nầy : 

       Bồ-tát tự nghĩ rằng : Tôi từ vô-thỉ kiếp về quá-khứ, do lòng tham lam, giận-dũi, ngu-si khiến thân khẩu ý tạo vô-lượng vô-biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác nầy mà có hình tướng, thì khắp cõi hư-không cũng chẳng thể đựng chứa hết được. Nay tôi đem trọn cả ba nghiệp trong sạch đối trước các đức Phật và chúng Bồ-tát khắp cực-vi-trần cõi nước trong Pháp-giới, thành tâm sám-hối, về sau không tái phạm nữa, thường an trụ nơi giới-pháp trong sạch đầy đủ công-đức lành. Như vậy hư-không giới cùng tận, chúng-sanh giới cùng tận, chúng-sanh nghiệp cùng tận, chúng-sanh phiền-não cùng tận, thì sự sám-hối của tôi mới cùng tận, nhưng hư-không giới cho đến chúng-sanh phiền-não chẳng cùng tận, nên sự sám-hối của tôi đây cũng không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Tùy hỉ công-đức”  là như thế nầy: 

       Bao nhiêu đức Phật như số vi-trần trong tất cả cõi Phật khắp hư-không pháp-giới mười phương ba đời, từ khi mới phát tâm vì muốn chứng nhất-thiết-trí mà siêng tu cội phước chẳng tiếc thân mạng, trải qua số kiếp như số cực-vi-trần trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật. Mỗi kiếp đều thí xả đầu, mắt, tay, chân v.v… nhiều như số cực-vi trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật; làm tất cả những hạnh khó làm như vậy, đầy đủ các môn ba-la-mật, chứng nhập các trí-địa của Bồ-tát, trọn nên quả vô-thượng Bồ-đề của chư Phật, cho đến nhập Niết-bàn phân chia xá-lợi. Bao nhiêu căn lành ấy, tôi đều tùy hỉ cả. 

       Ðến các loài lục-thú, tứ-sanh trong tất cả mười phương thế-giới kia có bao nhiêu công-đức, dầu nhỏ như mảy trần, tôi đều tùy hỉ. 

       Mười phương ba đời, tất cả các vị Thinh-văn, Bích-chi-phật, hữu học và vô học, có bao nhiêu công-đức, tôi đều tùy hỉ. 

       Tất cả chư Bồ-tát tu hạnh cần khổ khó làm, chí cầu quả vô thượng chánh-đẳng bồ-đề công-đức rộng lớn, tôi đều tùy hỉ. Như vậy, hư-không giới cùng tận, chúng-sanh giới cùng tận, chúng-sanh nghiệp cùng tận, chúng-sanh phiền-não cùng tận, sự tùy hỉ của tôi đây không có cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Thỉnh đức Phật thuyết pháp”  là như thế nầy : 

       Trong số cực-vi khắp hư-không pháp-giới mười phương ba đời tất cả cõi Phật. Mỗi cực-vi đều có cõi Phật rộng lớn nhiều như số cực-vi trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật. Mỗi cõi trong một niệm đều có tất cả chư Phật thành đẳng-chánh-giác số đông như số cực-vi trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật, tất cả chúng Bồ-tát nhóm họp vây quanh. Tôi đều đem thân khẩu ý ba nghiệp dùng những phương-tiện ân-cần khuyên mời tất cả Phật nói pháp nhiệm mầu. Như vậy, hư-không giới cùng tận, chúng sanh giới cùng tận, chúng-sanh nghiệp cùng tận, chúng-sanh phiền-não cùng tận, tôi luôn khuyên mời tất cả các đức Phật chuyển pháp-luân chơn chánh không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Thỉnh Phật ở lại đời”  là như thế nầy : 

       Các đức Như-Lai như số cực-vi trong tất cả cõi Phật khắp hư-không pháp-giới mười phương ba đời toan muốn thị hiện nhập Niết-bàn, cùng các Bồ-tát, Thinh-văn, Duyên-giác, hữu-học, vô-học, cho đến tất cả các bậc thiện-tri-thức, tôi đều khuyên mời xin đừng nhập Niết-bàn, xin ở lại đời trải qua số kiếp như vi-trần trong tất cả cõi Phật, vì muốn cho tất cả chúng-sanh được lợi lạc. Như vậy, cõi hư-không cùng tận, cõi chúng-sanh cùng tận, nghiệp chúng-sanh cùng tận, phiền-não chúng-sanh cùng tận, sự khuyên mời của tôi đây vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Thường học tập theo Phật”  là như thế nầy : 

       Như đấng Tỳ-Lô-Gia-Na Phật ở cõi Ta-bà đây, từ khi mới phát tâm tinh-tấn không trễ lui, đem bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thân mạng ra mà bố-thí. Lột da làm giấy, chẻ xương làm viết, chích máu làm mực dùng biên chép kinh điển chất cao như núi Tu-Di, vì tôn trọng chánh-pháp nên Phật không tiếc thân mạng, huống là ngôi vua, thành ấp, cung điện, vườn, rừng v.v… Cùng thật hành bao nhiêu hạnh khó làm khác, nhẫn đến ngồi dưới cây thành quả đại Bồ-đề, thị hiện các thứ thần thông, khởi các sự biến-hóa, hiện các thân Phật ở trong những chúng-hội: hoặc ở trong chúng-hội đạo-tràng của các vị đại Bồ-tát, hoặc ở trong đạo-tràng của chúng-hội Thinh-văn, Duyên-giác, hoặc ở trong đạo-tràng của Chuyển-Luân vương, các vị Tiểu-vương cùng quyến-thuộc, hoặc ở trong đạo-tràng của chúng-hội Cư-sĩ, Trưởng-giả, Bà-la-môn cùng Sát-đế-lợi, nhẫn đến hoặc ở trong đạo-tràng của chúng-hội Thiên, Long, bát-bộ, nhơn, phi-nhơn v.v… ở trong các chúng-hội như vậy, dùng tiếng viên mãn như đại-lôi chấn, tùy theo căn-tánh của mỗi hạng mà giáo-hóa cho chúng-sanh đều được thành-thục. Nhẫn đến thị-hiện nhập Niết-bàn. Cả thẩy hạnh-đức như thế tôi đều học tập theo. Như đức Thế-Tôn Tỳ-Lô-Giá-Na hiện nay, các đức Phật Như-Lai như số vi-trần trong tất cả cõi Phật khắp hư-không pháp-giới mười phương ba đời cũng như thế ấy, trong mỗi niệm tôi đều học tập theo. Như vậy cõi hư-không cùng tận, cõi chúng-sanh cùng tận, nghiệp chúng-sanh cùng tận, phiền-não chúng-sanh cùng tận, sự tùy học của tôi đây vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử !  Nói “Hằng thuận lợi chúng-sanh”  là như thế nầy : 

       Bao nhiêu chúng-sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp-giới, hư-không giới, chính là những loài noãn-sanh, thai-sanh, thấp-sanh, hóa-sanh, các loài nương nơi chất tứ-đại mà sanh, có giống nương nơi hư-không cùng cây cỏ mà sanh. Các giống sanh-loại, các thứ sắc thân, các thứ hình-trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ-lượng, các thức tộc-loại, các thứ danh-hiệu,các thứ tâm tánh, các thứ tri-kiến, các thứ dục-lạc, các thứ ý-hành, các thứ oai-nghi, các thứ y-phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn-dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả thiên, long, bát-bộ, nhơn, phi-nhơn v.v… loài không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng. Các loài như vậy, tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng-dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy cùng A-la-hán, nhẩn đến như đức Như-Lai đồng nhau không khác. Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bịnh thì tôi vì họ mà làm lương-y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu, tôi làm cho được của báu. Bồ-tát bình đẳng lợi ích cho chúng-sanh như vậy. 

       Vì sao thế ?  Vì Bồ-tát nếu có thể tùy thuận chúng-sanh, thì chính là tùy thuận cúng-dường các đức Phật. Còn tôn trọng và thừa-sự chúng-sanh thì chính là tôn-trọng và thừa-sự các đức Như-Lai. Nếu làm cho chúng-sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả Như-Lai vui mừng. Vì sao thế ? Vì các đức Như-Lai dùng tâm đại-bi mà làm thể. Nhơn nơi chúng-sanh mà sanh lòng đại-bi, nhơn lòng đại-bi mà phát tâm bồ-đề, nhơn nơi tâm bồ-đề mà thành bậc vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. 

       Ví như giữa chốn sa-mạc có cây thọ-vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum-sê tươi tốt. 

       Cây thọ-vương bồ-đề ở chốn sa-mạc sanh-tử rộng lớn cũng như vậy: tất cả chúng-sanh là gốc rễ, Bồ-tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại-bi đượm nhuần gốc rễ chúng-sanh thì có thể trổ bông Bồ-tát trí-huệ và kết thành quả Phật toàn giác. 

       Vì sao thế  ?  Bởi các Bồ-tát dùng nước đại-bi làm lợi ích cho chúng-sanh, thì có thể thành tựu quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Cho nên quả Bồ-đề thuộc về chúng-sanh, vì nếu không chúng-sanh, tất cả Bồ-tát trọn không thể thành đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. 

       Nầy Thiện-nam-tử  !  Ông ở nơi nghĩa ấy nên hiểu như thế. 

       Bởi đối với chúng-sanh mà tâm bình-đẳng thì có thể sanh lòng đại-bi đầy đủ hoàn toàn. Dùng tâm đại-bi mà tùy thuận chúng-sanh thì có thể thành tựu pháp cúng-dường Như-Lai. Bồ-tát tùy thuận chúng-sanh như thế ấy. 

       Cõi hư-không cùng tận, cõi chúng-sanh cùng tận, nghiệp chúng-sanh cùng tận, phiền-não chúng-sanh cùng tận, sự tùy thuận chúng-sanh của tôi vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi. 

       Lại nầy Thiện-nam-tử ! Nói  “Hồi-hướng khắp tất cả”  là như thế nầy : 

       Từ sự lễ kính ban đầu nhẫn đến tùy thuận có bao nhiêu công-đức, thảy đều đem hồi-hướng cho tất cả chúng-sanh khắp trong hư-không pháp-giới. Nguyện cho tất cả chúng-sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ, muốn thật hành pháp ác thảy đều không thành, còn tu nghiệp lành thì đều mau thành tựu. Ðóng chặt cửa của tất cả ác-thú, mở bày đường chánh nhơn thiên Niết-bàn. Nếu các chúng-sanh nhơn vì trước kia chứa nhóm các nghiệp ác nên chiêu cảm tất cả quả rất khổ, tôi đều chịu thế cho, khiến chúng-sanh đều được giải-thoát, rốt ráo thành tựu quả vô-thượng bồ-đề. Bồ-tát tu hạnh hồi-hướng như vậy. Cõi hư-không cùng tận, cõi chúng-sanh cùng tận, nghiệp chúng-sanh cùng tận, phiền-não chúng-sanh cùng tận, sự hồi-hướng của tôi đây vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi. 

       Nầy thiện-nam-tử ! Ấy là mười điều nguyện lớn đầy đủ viên mãn của đại Bồ-tát. Nếu các vị Bồ-tát ở nơi mười điều nguyện lớn nầy mà tùy thuận tu hành, thì có thể thuần thục tất cả chúng-sanh, thì có thể tùy thuận đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, thì có thể trọn đủ các hạnh nguyện hải của ngài Phổ-Hiền Bồ-tát. Nầy thiện-nam-tử ! Do cớ ấy ở nơi các nghĩa trên đây ông nên hiểu biết như vậy. 

       Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn dùng bảy món báu thượng-diệu và đồ an lạc tối-thắng của nhơn thiên rất nhiều đến nỗi dẫy đầy tất cả thế-giới như số cực-vi trong vô-lượng vô-biên bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết cõi Phật khắp mười phương, đem bố-thí cả cho bao nhiêu chúng-sanh trong ngần ấy thế-giới, cúng-dường cả cho các đức Phật cùng Bồ-tát trong ngần ấy thế-giới, trải qua vô số kiếp như số cực-vi trong ngần ấy cõi Phật nối luôn không dứt, cúng-dường bố-thí như vậy được bao nhiêu công-đức, đem sánh với công-đức của người một phen nghe mười điều nguyện vương nầy, thì công-đức trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, nhẫn đến cũng không bằng một phần ưu-ba-ni-sa-đà của công-đức nghe kinh nầy. 

       Hoặc có người dùng lòng tin sâu chắc ở nơi mười điều nguyện rộng lớn nầy thọ-trì đọc tụng, cho đến biên chép một bài kệ bốn câu, thì sớm có thể dứt trừ được năm nghiệp vô-gián, cả thảy thân bệnh, tâm bệnh, khổ não trong thế-gian, cho đến tất cả các ác nghiệp nhiều như số cực-vi trong cõi Phật đều được tiêu trừ, tất cả các quân ma, quỉ dạ-xoa, quỉ la-sát, hoặc quỉ cưu-bàn-trà, tỳ-xá-xà, bộ-đa v.v… các quỉ thần hung ác uống máu ăn thịt thảy, đều lánh xa. Hoặc nếu có gần-gũi thì là hạng phát tâm theo hộ-trì. 

       Vì thế nên nếu người trì tụng nguyện nầy, thì đi trong thế-gian không bị chướng ngại, như mặt trăng giữa lừng ra khỏi mây mù, các đức Phật Bồ-tát đều khen ngợi, tất cả hàng nhơn thiên đều nên lễ kính, tất cả chúng-sanh đều nên cúng-dường. Người thiện-nam-tử nầy trọn được thân người, đầy đủ bao nhiêu công-đức của ngài Phổ-Hiền, chẳng bao lâu sẽ như Phổ-Hiền Bồ-tát mau được thành tựu sắc thân vi-diệu, đủ ba mươi hai tướng đại trượng-phu; nếu sanh ở cõi người hay cõi trời thì thường ở dòng cao quí, trọn có thể phá hoại tất cả đường ác, trọn có thể xa lìa tất cả bạn dữ, trọn có thể chế-phục tất cả ngoại-đạo, trọn có thể giải-thoát tất cả phiền-não, như sư-tử-vương dẹp phục bầy thú. Kham lãnh thọ sự cúng-dường của tất cả chúng-sanh. 

       Lại người này lúc lâm chung, phút cuối cùng, tất cả căn thân đều hư-hoại, tất cả thân-thuộc đều phải bỏ lìa, tất cả oai-thế đều thối thất, cho đến các quan phụ-tướng đại thần, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân-bảo kho đụn v.v… tất cả đều không đem một món nào theo được. Chỉ có mười nguyện vương nầy chẳng rời người mà thôi. Trong tất cả thời-gian nó thường ở trước dẫn đường, trong khoảnh khắc liền được sanh về cõi Cực-Lạc. Ðến Cực-Lạc rồi liền thấy đức A-Di-Ðà Phật cùng các ngài Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát, Phổ-Hiền Bồ-tát, Quán-Tự-Tại Bồ-tát, Di-Lặc Bồ-tát v.v... Các vị Bồ-tát nầy sắc tướng đoan nghiêm, công-đức đầy đủ chung cùng vây quanh. Lúc bấy giờ người ấy tự thấy mình gá sanh nơi hoa sen báu, được đức Phật xoa đầu thọ-ký. Sau khi được thọ-ký rồi, trải qua vô-số trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp, khắp cả mười phương bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới dùng sức trí-huệ tùy theo tâm của chúng-sanh mà làm lợi ích. Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ-Ðề đạo-tràng hàng phục quân ma, thành bực đẳng-chánh-giác giảng nói pháp mầu vi-diệu. Có thể làm cho chúng-sanh trong những cõi Phật như số cực-vi-trần đều phát tâm bồ-đề, tùy theo căn tánh của chúng-sanh mà dạy dỗ cho thành thục, nhẫn đến cùng tận kiếp hải, có thể làm lợi ích tất cả chúng-sanh một cách rộng lớn.

       Nầy thiện-nam-tử ! Các chúng-sanh kia hoặc nghe, hoặc tin nơi nguyện-vương rộng lớn nầy, rồi thọ-trì đọc tụng và giảng nói cho người nghe. Công-đức của chúng-sanh kia chỉ có đức Phật Thế-Tôn biết, ngoài ra không ai hiểu thấu. Vì thế nên những người được nghe mười điều nguyện-vương nầy chớ sanh lòng nghi ngờ, nên phải lãnh thọ, thọ rồi nên đọc, đọc rồi có thể tụng thuộc, tụng thuộc rồi nên gìn nhớ luôn, cho đến biên chép vì người mà giảng nói. Những người như vậy, trong một niệm tất cả hạnh nguyện đều được thành tựu, được phước vô-lượng vô-biên. Có thể ở trong biển khổ phiền-não cứu vớt chúng-sanh, khiến chúng được giải-thoát, đều được vãng sanh về thế-giới Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Ðà. 

       Lúc bấy giờ Phổ-Hiền Bồ-tát Ma-ha-tát muốn nói lại nghĩa ấy, ngài quan-sát khắp mười phương mà nói kệ rằng : 

       Tất cả chư Phật trong ba đời 

       Ở nơi thế-giới khắp mười phương 

       Tôi đem thân ngữ ý trong sạch 

       Khắp lạy chư Phật không hề sót 

       Sức oai-thần hạnh-nguyện Phổ-Hiền 

       Phân thân hiện khắp trước Như-Lai 

       Một thân lại hiện sát-trần thân 

       Mỗi thân lạy khắp sát-trần Phật. 

       Sát-trần Phật ở trong một trần 

       Ðều ngồi giữa chúng-hội Bồ-tát. 

       Vô-tận pháp-giới cũng như vậy 

       Sâu tin chư Phật đều đầy đủ 

       Tôi đều dùng tất cả âm thinh 

       Khắp thổ vô-tận lời nói hay 

       Tội tất cả kiếp thuở vị-lai 

       Khen công-đức sâu dầy của Phật. 

       Sắm đồ rất đẹp: nào tràng hoa 

       Kỹ-nhạc, hương, hoa cùng tàn lọng 

       Các thứ trang-nghiêm đẹp như vậy 

      Tôi dùng cúng-dường chư Như-Lai. 

       Nào là y-phục, các thứ hương : 

       Phấn hương, hương xông cùng đèn đuốc 

       Mỗi món đều như núi Tu-Di 

       Tôi đem cúng-dường các đức Phật 

       Do nơi tâm thắng-giải rộng lớn 

       Sâu tin tất cả Phật ba đời 

       Sức oai-thần hạnh-nguyện Phổ-Hiền 

       Khắp đem cúng-dường các đức Phật 

       Từ xưa đã tạo nhiều nghiệp ác 

       Ðều vì ba độc : tham, sân, si 

       Từ thân, khẩu, ý mà gây nên 

       Tất cả nay tôi đều sám-hối. 

       Vô-lượng công-đức của chư Phật 

       Của Bồ-tát, Thinh-văn, Duyên-giác 

       Hữu học, vô học cùng chúng-sanh 

       Tất cả nay tôi đều tùy hỉ. 

       Các đấng soi đời khắp mười phương 

       Vừa mới chứng nên đạo chánh-giác 

       Tất cả nay tôi đều khuyến thỉnh 

       Chuyển xe chánh-pháp diệu vô-thượng. 

       Chư Phật nếu muốn nhập Niết-bàn 

       Tôi xin thành tâm đều mời thỉnh 

       Cúi mong ở lại lâu trong đời 

       Cho chúng-sanh được nhờ lợi lạc. 

       Bao nhiêu phước-đức bởi cúng-dường 

       Ngợi khen, thỉnh pháp, mời trụ thế 

       Tùy-hỉ, sám-hối các căn lành 

       Hồi-hướng, chúng-sanh cùng Phật-đạo. 

       Tôi nay theo học với Như-Lai 

       Tu tập viên-mãn hạnh Phổ-Hiền 

       Cúng-dường chư Phật về quá-khứ 

       Cùng với mười phương hiện tại Phật. 

       Vị-lai tất cả Thiên-Nhân-Sư 

       Hết thảy tâm nguyện đều viên-mãn 

       Nguyện theo học khắp ba đời Phật 

       Mau chứng nên quả đại bồ-đề. 

       Cả thảy cõi cùng khắp mười phương 

       Rộng lớn thanh-tịnh trang nghiêm đẹp 

      Chúng-hội vây quanh các Như-Lai 

       Ðều ở dưới cội bồ-đề thọ. 

       Bao nhiêu chúng-sanh trong mười phương 

       Nguyện lìa lo khổ thường an-lạc 

       Ðều được lợi ích chánh-pháp mầu 

       Dứt hết phiền não không còn thừa. 

       Khi tôi vì bồ-đề mà tu 

       Trong các loài đều biết túc-mạng 

       Thường được xuất-gia tu tịnh-giới 

       Không nhơ không lỗi cũng không hư. 

       Trời, rồng, dạ-xoa, bàn-trà quỉ 

       Nhẫn đến loài người cùng phi-nhơn 

       Tất cả ngôn ngữ của chúng-sanh 

       Ðều dùng các tiếng tăm nói Pháp. 

       Siêng tu ba-la-mật trong sạch 

       Tâm bồ-đề hằng gìn không mất 

       Dứt trừ chướng nhơ không để thừa 

       Tất cả hạnh mầu đều thành tựu. 

       Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời. 

       TỞ nơi các hoặc, nghiệp, cảnh ma 

       Trong vòng thế-gian được giải-thoát 

       Cũng như hoa sen không dính nước 

       Nào khác Nhật, Nguyệt chẳng dừng không. 

       Dứt hết tất cả khổ ác-đạo 

       Khắp đồng ban vui cho quần-chúng 

       Như thế trải qua vô-số kiếp 

       Lợi ích mười phương không cùng tận 

       Tôi thường tùy thuận các chúng-sanh 

       Cùng tận tất cả vị-lai kiếp 

       Hằng tu hạnh lớn của Phổ-Hiền 

       Viên-mãn quả bồ-đề vô-thượng. 

       Những người cùng tôi đồng một hạnh 

       Cầu tất cả chỗ chung nhóm họp 

       Thân khẩu ý nghiệp điều đồng nhau 

       Hết thảy hạnh-nguyện cùng tu học. 

       Các thiện-tri-thức lợi ích tôi 

       Vì tôi chỉ bày hạnh Phổ-Hiền 

       Nguyện cùng tôi thường chung hội họp 

       Ðối với tôi lòng luôn hoan-hỉ. 

       Nguyện thường diện kiến các Như-Lai 

       Và hàng Phật-tử vây quanh Phật 

       Tôi đều sửa sang cúng-dường lớn 

       Tột thuở vị-lai không nhàm mỏi 

       Nguyện gìn pháp mầu như Như-Lai 

       Rở bày cả thảy hạnh bồ-đề 

       Rốt ráo thanh-tịnh hạnh Phổ-Hiền 

       Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời. 

       Trọn kiếp vị-lai thường tu tập. 

       Tôi ở trong tất cả các cõi 

       Tu phước vô-tận, trí vô-tận 

       Ðịnh, huệ phương-tiện và giải-thoát 

       Ðược những tạng vô-tận công-đức. 

       Trong một trần có trần-số cõi 

       Mỗi mỗi cõi có nan-tư Phật 

       Mỗi mỗi Phật ở giữa chúng-hội 

       Tôi thấy hằng giảng hạnh bồ-đề. 

       Khắp hết mười phương các cõi nước 

       Mỗi đầu lông đủ có ba đời 

       Phật cùng quốc-độ số vô-lượng 

       Tôi khắp tu hành trải trần kiếp 

       Lời của Như-Lai đều thanh-tịnh 

       Một lời đủ cả các âm-thinh 

       Theo tiếng chúng-sanh lòng ưa thích 

       Biện-tài của Phật đều ban khắp. 

       Tất cả chư Phật trong ba đời 

       Dùng những ngữ ngôn vô tận kia 

       Hằng chuyển pháp mầu rất lý thú 

       Nhờ trí sâu tôi đều lãnh thọ. 

       Tôi hay thâm nhập đời vị-lai 

       Mười là hồi-hướng khắp tất cả. 

       Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời. 

       Tất cả kiếp thâu làm một niệm 

       Hết thảy những kiếp trong ba đời 

       Làm khoảng một niệm tôi đều nhập, 

       Trong một niệm tôi thấy ba đời 

       Tất cả các đấng Nhơn-Sư-Tử 

       Trong các cực-vi đầu sợi lông 

       Cũng thường vào trong cảnh giới Phật 

       Như-huyễn, giải-thoát và oai-lực. 

       Trong các cực-vi đầu sợi lông 

       Xuất hiện cõi trang-nghiêm ba thuở 

       Mười phương trần-sát các đầu lông 

       Tôi đều thâm nhập để nghiêm-tịnh.. 

       Vị-lai các đấng Chiếu-Thế-Ðăng 

       Thành đạo chuyển pháp độ chúng-sanh 

       Phật-sự xong xuôi hiện nhập diệt 

       Tôi đều đến gần để hầu hạ. 

       Sức thần-thông rộng khắp chóng mau 

       Sức phổ-môn khắp nhập đại-thừa 

       Sức trí hạnh khắp tu công-đức 

       Sức oai thần từ bi khắp che 

       Sức phước trang-nghiêm khắp thanh-tịnh 

       Sức trí-huệ không trước không trệ 

       Sức định, huệ, phương-tiện, oai-thần 

       Sức khắp hay chứa đạo bồ-đề 

       Sức xô dẹp tất cả phiền-não 

       Sức hàng-phục tất cả loài ma 

       Sức viên-mãn các hạnh Phổ-Hiền. 

       Khắp hay nghiêm-tịnh các cõi nước 

       Giải-thoát cho hết thảy chúng-sanh 

       Khéo hay phân-biệt các pháp mầu 

       Có thể sâu vào biển trí-huệ 

       Khắp tu thanh-tịnh các công-hạnh 

       Các chí-nguyện thảy đều viên-mãn 

       Gần-gũi cúng-dường các đức Phật 

       Tu-hành vô-lượng kiếp không mỏi. 

       Tất cả Như-Lai trong ba đời 

       Những hạnh-nguyện bồ-đề tối-thắng 

       Tôi đều cúng-dường tu-tập đủ 

       Dùng hạnh Phổ-Hiền ngộ bồ-đề.. 

       Tất cả Như-Lai có trưởng-tử 

       Danh-hiệu ngài là đức Phổ-Hiền 

       Tôi nay hồi-hướng các căn lành 

       Nguyện các trí hạnh đều đồng đó. 

       Nguyện thân khẩu ý hằng thanh-tịnh 

       Công-hạnh cõi nước cũng sạch trong 

       Trí-huệ ấy gọi rằng Phổ-Hiền 

       Nguyện tôi cùng ngài đều đồng đẳng. 

       Vì khắp thanh-tịnh hạnh Phổ-Hiền 

       Các nguyện lớn của Văn-Thù-Sư-Lợi 

       Trọn sự-nghiệp kia không thừa sót 

       Ðến kiếp vị-lai hằng không mỏi. 

       Tôi tu các hạnh đều vô-lượng 

       Ðược các công-đức cũng không lường 

       An-trụ trong những hạnh vô-lượng 

       Suốt thấu tất cả sức thần-thông 

       Sức trí mạnh-mẽ các Văn-Thù 

       Huệ hạnh Phổ-Hiền cũng dường ấy 

       Tôi nay hồi-hướng các căn lành 

       Thường theo các ngài mà tu học. 

       Chư Phật ba đời luôn khen ngợi 

       Những nguyện rộng lớn khó sánh bằng 

       Tôi nay hồi-hướng các căn lành 

       Ðể được Phổ-Hiền hạnh thù-thắng. 

       Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung 

       Trừ hết tất cả các chướng-ngại 

       Tận mặt gặp Phật A-Di-Ðà 

       Liền được vãng sanh cõi Cực-Lạc. 

       Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi 

       Hiện-tiền thành-tựu nguyện lớn nầy 

       Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu 

       Lợi lạc tất cả các chúng-sanh. 

       Chúng-hội Di-Ðà đều thanh-tịnh 

       Tôi từ hoa sen nở sanh ra 

       Thân thấy đức Phật Vô-Lượng-Quang 

       Liền thọ-ký tôi đạo bồ-đề. 

       Nhờ đức Phật kia thọ-ký rồi 

       Tôi hóa vô số vạn ức thân 

       Trí-huệ rộng lớn khắp mười phương 

       Khắp lợi tất cả chúng-sanh giới. 

       Nhẫn đến hư-không thế-giới tận 

       Chúng-sanh, nghiệp, và phiền-não tận 

       Nhưng bốn pháp ấy không cùng tận 

       Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận. 

       Cõi nước vô-biên khắp mười phương 

       Trang-nghiêm các báu cúng-dường Phật 

       Sắm đồ an-lạc thí trời người 

       Trải kiếp vi-trần luôn cúng thí, 

       Nếu có người nơi nguyện vương nầy 

       Một phen nghe liền sanh tín kính 

       Mong cầu khát ngưỡng quả bồ-đề 

       Mười là hồi-hướng khắp tất cả. 

       Ðược công-đức nhiều hơn tài-thí. 

       Tám là thường học đòi theo Phật. 

       Nhờ đây thường xa các bạn ác 

       Thoát khỏi tất cả ba đường dữ 

       Mau thấy đức Phật Vô-Lượng-Quang 

       Ðầy đủ nguyện Phổ-Hiền tối-thắng. 

       Người nầy thọ mạng được lâu dài 

       Trong loài người ở bực tôn-quí 

       Người nầy không lâu sẽ trọn nên 

       Công-hạnh như Phổ-Hiền Bồ-tát. 

       Ngày trước do vì không trí-huệ 

       Tạo ra năm nghiệp vô-gián ác 

       Chuyên tụng nguyện-vương Phổ-Hiền nầy 

       Tất cả tội ác mau tiêu diệt. 

       Sanh ra dòng họ cùng dung sắc 

       Tướng tốt, trí-huệ đều đầy đủ 

       Các ma, ngoại đạo không phá được 

       Kham làm phước-điền cho ba cõi. 

       Mau đến cội bồ-đề thọ-vương 

       Ngồi an hàng-phục các chúng ma 

       Thành đạo chánh-giác nói pháp mầu 

       Khắp lợi tất cả các hàm-thức. 

       Nếu người ở nơi mười nguyện nầy 

       Ðọc, tụng, thọ-trì và diễn nói 

       Quả-báo chỉ Phật mới biết được 

       Quyết định sẽ được đạo bồ-đề. 

       Nếu người tụng nguyện Phổ-Hiền nầy 

       Tôi nói chút ít phần căn-lành: 

       Trong một niệm thảy đều viên-mãn 

       Thành-tựu chúng-sanh nguyện thanh-tịnh. 

       Hạnh Phổ-Hiền thù-thắng của tôi 

       Phước lớn vô-biên đều hồi-hướng 

       Khắp nguyện chúng-sanh đang chìm đắm 

       Mau sanh cõi Phật Vô-Lượng-Quang. 

       Lúc ngài Phổ-Hiền đại Bồ-tát ở trước đức Như-Lai nói bài kệ hạnh-nguyện thanh-tịnh rộng lớn rồi, Thiện-Tài Ðồng-tử vui mừng vô-lượng, các Bồ-tát cũng đều hoan-hỉ, đức Như-Lai khen rằng :  “Lành thay !  Lành thay !”. 

       Bấy giờ, lúc đức Thế-Tôn cùng hàng Thánh-chúng đại Bồ-tát diễn nói Pháp-môn thù-thắng cảnh-giới giải-thoát bất-khả-tư-nghì như vậy, ngài Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát làm bậc thượng-thủ trong các vị đại Bồ-tát và sáu ngàn thầy Tỳ-kheo của ngài giáo-hóa. Ðức Di-Lặc Bồ-tát làm bực thượng-thủ trong các vị đại Bồ-tát ở Hiền-kiếp. Ðức Vô-Cấu Phổ-Hiền Bồ-tát đứng đầu các bậc nhất sanh trụ quán-đảnh vị Bồ-tát, cùng với các vị đại Bồ-tát đông như số vi-trần trong các thế-giới ở mười phương khắp đồng đến nhóm hội. Trong hàng đại Thinh-văn thì có ngài đại-trí Xá-Lợi-Phất, ngài Ðại Mục-Kiền-Liên v.v... làm thượng-thủ. Cùng những hàng Trời, Người, các bực chúa-tể trong đời, bát-bộ : thiên, long, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, nhơn, phi-nhơn v.v..., tất cả đại-chúng nghe Phật thuyết pháp đều rất vui mừng, đồng tín thọ phụng hành.

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Giới 

Trí Quang Thượng Nhơn dịch, chú

Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm

(Đường, Kế Tân quốc, Tam Tạng Bát Nhã phụng chiếu dịch) 

            Âm : 

Nhĩ thời Phổ Hiền Bồ tát Ma ha tát xưng tán Như Lai thắng công đức dĩ, cáo chư Bồ tát cập Thiện Tài ngôn :  Thiện nam tử !  Như Lai công đức giả sử thập phương nhất thiết chư Phật, kinh bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số kiếp tương tục diễn thuyết bất khả cùng tận. 

Dịch nghĩa : 

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (2), phẩm Nhập Bất Tư Nghì giải thoát cảnh giới Hạnh nguyện Phổ Hiền (3). 

(Đời Đường, người nước Kế Tân, Tam tạng Sa môn Bát Nhã vâng chiếu dịch ra Hán văn) 

Vào lúc bất giờ, Phổ Hiền Đại sĩ tán dương công đức siêu việt của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai  rồi, bảo chư vị Bồ tát qua Thiện Tài đồng tử, rằng Thiện nam tử, công đức của đức Như Lai, giả sử chính tất cả chư vị Như Lai trong mười phương, trải qua những thời kỳ (4) nhiều bằng số lượng cực vi (5) của những thế giới đến số lượng hai lần không thể nói (6), diễn nói liên tục, cũng không thể cùng tận. 

Âm : 

Nhược dục thành tựu thử công đức môn, ưng tu thập chủng đại hạnh nguyện. Hà đẳng vi thập ? 

Dịch nghĩa : 

Nếu muốn thành tựu ấy thì phải tu tập mười hạnh nguyện rộng lớn. Mười hạnh nguyện ấy là những gì ? 

Âm : 

Nhất giả Lễ kính chư Phật,

Nhị giả Xưng tán Như Lai,

Tam giả Quảng tu cúng dường,

Tứ giả Sám hối nghiệp chướng,

Ngũ giả Tùy hỷ công đức.

Lục giả Thỉnh chuyển pháp luân,

Thất giả Thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả Thường tùy Phật học,

Cửu giả Hằng thuận chúng sanh,

Thập giả Phổ giai hồi hướng. 

Dịch nghĩa : 

Một là lễ kính Phật đà,

Hai là tán dương Như lai,

Ba là hiến cúng rộng lớn,

Bốn là sám hối nghiệp chướng,

Năm là tùy hỷ công đức,

Sáu là xin chuyển pháp luân,

Bảy là thỉnh Phật ở đời,

Tám là thường học theo Phật,

Chín là hằng thuận chúng sanh,

Mười là hồi hướng khắp cả. 

Âm : 

Thiện Tài bạch ngôn :  “Đại thánh !  Vân hà lễ kính nãi chí hồi hướng ?” 

Dịch nghĩa : 

Thiện Tài đồng tử thưa, kính bạch Đại sĩ, thế nào là lễ kính Phật đà? Cho đến thế nào là hồi hướng khắp cả ? 

Âm : 

Phổ Hiền Bồ tát cáo Thiện Tài ngôn : 

Dịch nghĩa : 

Phổ Hiền Bồ tát bảo Thiện Tài đồng tử rằng : 

Âm : 

1.-  “Thiện nam tử !  Ngôn lễ kính chư Phật giả :  Sở hữu tận pháp giới, hư không giới, thập phương tam thế nhất thế Phật sát cực vi trần số chư Phật Thế tôn, ngã dĩ Phổ Hiền hạnh nguyện lực cố, thâm tâm tín giải như đối mục tiền. Tất dĩ thanh tịnh thân ngữ ý nghiệp thường tu lễ kính. Nhất nhất Phật sở giai hiện bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số thân ;  nhất nhất thân biến lễ bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số Phật. Hư không giới tận ngã lễ nãi tận, dĩ hư không giới bất khả tận cố, ngã thử lễ kính vô hữu cùng tận. Như thị nãi chí chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã lễ nãi tận. Nhi chúng sanh giới nãi chí phiền não vô hữu tận cố, ngã thử lễ kính vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

1.-  Thiện Tài đồng tử (thứ nhất) lễ kính Phật đà là đối với chư vị Thế tôn nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng tận pháp giới và hư không giới, tôi nhờ sức mạnh hạnh nguyện Phổ Hiền mà tin hiểu sâu xa như đối diện trước mắt, và toàn đem ba nghiệp thân miệng ý trong sạch mà thường xuyên lễ kính.  Nơi mỗi đức Thế tôn, tôi biến thể thân hình nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới đến hai lần không thể nói, mỗi thân hình lạy khắp chư vị Thế tôn nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới đến hai lần không thể nói. Hư không cùng tận, sự lễ kính của tôi mới cùng tận, nhưng hư không không thể cùng tận, nên sự lễ kính của tôi cũng không cùng tận ;  như vậy, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự lễ kính của tôi mới cùng tận, nhưng chúng sanh, nghiệp của chúng sanh, phiền não của chúng sanh, không có cùng tận, nên sự lễ kính của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na (7), không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

2.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn xưng tán Như Lai giả :  Sở hữu tận pháp giới hư không giới, thập phương tam thế nhất thế sát độ sở hữu cực vi, nhất nhất trần trung giai hữu nhất thế thế gian cực vi trần số Phật, nhất nhất Phật sở giai hữu Bồ tát hải hội vi nhiễu. Ngã đương tất dĩ thậm thâm thắng giải hiện tiền tri kiến, các dĩ xuất não quá Biện Tài thiên nữ vi diệu thiệt căn, nhất nhất thiệt căn xuất vô tận âm thanh xuất nhất thế ngôn từ hải, xưng dương tán thán nhất thế Như Lai chư công đức hải, cùng vị lai tế tương tục bất đoạn, tận ư pháp giới vô bất châu biến. Như thị hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã tán nãi tận, nhi hư không giới nãi chí phiền não vô hữu tận cố, ngã thử tán thán vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

2.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ hai) tán dương Như Lai là bao nhiêu cực vi của những thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng tận pháp giới và hư không giới, mỗi cực vi ấy có chư vị Thế tôn nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới, mỗi đức Thế tôn đều có hải hội (8) Bồ tát vây quanh. Tôi đem sự tin hiểu siêu việt, sâu xa, biết và thấy các Ngài như đối diện trước mắt. Tôi dùng những cái lưỡi nhiệm mầu cả Đại biện tài thiên nữ, mỗi cái lưỡi xuất ra biển cả âm thanh vô tận, mỗi âm thanh xuất ra biển cả từ ngữ phong phú, ca tụng tán dương biển cả công đức của tất cả chư vị Như Lai, cùng tận thời gian không có gián đoạn, cùng tận pháp giới không có thiếu sót. Như vậy, hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự tán dương của tôi mới cùng tận ;  nhưng hư không cho đến phiền não không có cùng tận, nên sự tán dương của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

3.-  Phục thứ, thiện nam tử ! Ngôn quảng tu cúng dường giả :  Sở hữu tận pháp giới hư không giới thập phương tam thế nhất thế Phật sát cực vi trần trung, nhất nhất các hữu nhất thế thế giới cực vi trần số Phật, nhất nhất Phật sở chủng chủng Bồ tát hải hội vi nhiễu.

Ngã dĩ Phổ Hiền hạnh nguyện lực cố, khởi tâm tín giải hiện tiền tri kiến, tất dĩ thượng diệu chư cúng dường cụ nhi vi cúng dường. Sở vị :  Hoa vân, man vân, thiên âm nhạc vân, thiên chủng chủng hương :  đồ hương, thiêu hương, mạt hương ;  như thị đẳng vân nhất nhất lượng như Tu Di sơn vương .

Nhiên chủng chủng đăng :  Tô đăng, du đăng, chư hương du đăng, nhất nhất đăng chú như Tu Di sơn, nhất nhất đăng du như đại hải thủy. Dĩ như thị đẳng chư cúng dường cụ thường vi cúng dường.

Thiện nam tử !  Chư cúng dường trung pháp cúng dường tối. Sở vị :  Như thuyết tu hành cúng dường lợi ích chúng sanh cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh cúng dường, đại chúng sanh khổ cúng dường, cần tu thiện căn cúng dường, bất xả Bồ tát nghiệp cúng dường. Thiện nam tử !  Như tiền cúng dường vô lượng công đức, tỷ pháp cúng dường nhất niệm công đức, bách phần bất cập nhất, thiên phần bất cập nhất, bách thiên câu chi na do tha phần, ca la phần, toán phần, số phần, dụ phần, ưu ba ni sa đà phần diệc bất cập nhất. Hà dĩ cố ?  Dĩ chư Như Lai tôn trọng pháp cố, dĩ như thuyết hành xuất sanh chư Phật cố. Nhược chư Bồ tát hành pháp cúng dường, tắc đắc thành tựu cúng dường Như Lai.

Như thị tu hành thị chơn cúng dường ;  cố thử quảng đại tối thắng cúng dường. Hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã cúng nãi tận, nhi hư không giới nãi chí phiền não bất khả tận cố, ngã thử cúng dường diệc vô hữu tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

3.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ ba) hiến cúng rộng lớn là bao nhiêu cực vi của tất cả thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng tận pháp giới và hư không giới, mỗi cực vi có chư vị Thế tôn nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới, mỗi đức Thế tôn có hải hội Bồ tát vây quanh, tôi nhờ sức mạnh hạnh nguyện Phổ Hiền mà tin hiểu sâu xa, biết và thấy các Ngài như đối diện trước mắt. Tôi đem cúng phẩm thượng hạng và tinh tế mà hiến cúng. Mây hoa, mây vòng hoa, mây âm nhạc chư thiên, mây tàn lọng chư thiên, mây phục sức chư thiên, các loại hương liệu chư thiên, hương xoa, hương đốt, hương bột, những mây cúng phẩm như vậy hình  lượng mỗi thứ bằng núi chúa Tu Di. Tôi lại đốt các loại đèn, đèn bơ, đèn dầu, các loại đèn dầu thơm, tim của mỗi thứ đèn lớn như núi Tu Di, dầu của mỗi thứ đèn nhiều như nước biển cả. Tôi đem những cúng phẩm như vậy mà hiến cúng thường xuyên. Thế nhưng, Thiện nam tử, trong mọi sự hiến cúng, hiến cúng Chánh pháp là hơn hết :  Hiến cúng bằng cách làm đúng lời Phật, hiến cúng bằng cách lợi ích chúng sanh, hiến cúng bằng cách giáo hóa chúng sanh, hiến cúng bằng cách chịu khổ thay cho chúng sanh, hiến cúng bằng cách siêng tu thiện căn, hiến cúng bằng cách không bỏ Bồ tát hạnh, hiến cúng bằng cách không rời Bồ đề tâm. Thiện nam tử, công đức vô lượng của sự hiến cúng trước, đối chiếu với một thoáng công đức của sự hiến cúng Chánh pháp, thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, một phần ức, một phần triệu, một phần trăm của cái lông, một phần của một sự tính toán được, một phần của sự tính kể được, một phần của cực vi, tất cả đều không bằng (9). Tại sao ?  Vì chư vị Như Lai tôn trọng Chánh pháp, vì làm đúng lời Phật thì xuất sanh chư Phật. Nếu các vị Bồ tát làm theo sự hiến cúng Chánh pháp thì thế là thành tựu sự hiến cúng Như Lai, vì làm theo như vậy là hiến cúng chơn thật. Như vậy, hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự hiến cúng rộng lớn và hơn hết của tôi mới cùng tận, nhưng hư không cho đến phiền não không thể cùng tận, nên sự hiến cúng của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

4.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn sám hối nghiệp chướng giả :

Bồ tát tự niệm :  Ngã ư quá khứ vô thỉ kiếp trung, do tham, sân, si phát thân, khẩu, ý tác chư ác nghiệp vô lượng vô biên, nhược thử ác nghiệp hữu thể tướng giả, tận hư không giới bất năng dung thọ.

Ngã kim tất dĩ thanh tịnh tam nghiệp biến ư pháp giới cực vi trần sát nhất thế chư Phật Bồ tát chúng tiền, thành tâm sám hối, hậu bất phục tạo, hằng trụ tịnh giới nhất thế công đức. Như thị hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã sám nãi tận ;  nhi hư không giới nãi chí chúng sanh phiền não bất khả tận cố. Ngã thử sám hối vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

4.-  Lại nữa,  Thiện  nam tử, (thứ tư) sám hối (10) nghiệp chướng là Bồ tát tự nghĩ, trong bao thời kỳ quá khứ vô thỉ, tôi do tham sân si mà phát động thân miệng ý, làm những nghiệp dữ vô lượng vô biên. Nếu nghiệp dữ ấy có hình tướng thì cùng tận không gian cũng không thể dung chứa. Nay tôi đem cả ba nghiệp thân miệng ý trong sạch, đối trước chư vị Phật đà và chư vị Bồ tát trong những thế giới nhiều như cực vi và khắp cả pháp giới, thành tâm sám hối, sau không làm nữa, thường sống trong tịnh giới và các công đức. Như vậy, hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự sám hối của tôi mới cùng tận, nhưng hư không cho đến phiền não không thể cùng tận, nên sự sám hối của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm :

 5.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn tùy hỷ công đức giả :  Sở hữu tận pháp giới hư không giới thập phương tam thế nhất thế Phật sát cực vi trần số chư Phật Như Lai, tùng sơ phát tâm y nhất trí cần tu phước tụ bất tích thân mạng, kinh bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số kiếp, nhất nhất kiếp trung xả bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số đầu mục thủ tục. Như thị nhất thế nan hành khổ hạnh. Viên mãn chủng chủng Ba la mật môn, chứng nhập chủng chủng Bồ tát trí địa, thành tựu chư Phật Vô thượng Bồ đề, cập bát Niết bàn phân bố Xá lợi, sở hữu thiện căn ngã giai tùy hỷ. Cập bỉ thập phương nhất thế thế giới lục thú,  tứ sanh, nhất thế, chủng loại sở hữu công đức nãi chí nhất trần, ngã giai tùy hỷ. Thập phương tam thế nhất thế Thanh văn, cập Bích chi Phật, hữu học vô học sở hữu công đức ngã giai tùy hỷ.

Nhất thế Bồ tát sở tu vô lượng nan hành khổ hạnh, chí cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quảng đại công đức, ngã giai tùy hỷ. Như thị hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã thử tùy hỷ vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

5.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ năm) tùy hỷ công đức là chư vị Như Lai nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng tận pháp giới và hư không giới, từ lúc mới phát tâm, vì Nhất thế trí mà siêng tu cái khối phước đức, không tiếc tính mạng ;  trải qua thời kỳ nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới đến hai lần không thể nói, trong mỗi kỳ, bỏ đầu mắt tay chân nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới đến hai lần không thể nói ;  tất cả khổ hạnh khó làm như vậy viên mãn các Ba la mật, chứng nhập các Bồ tát trí, thành tựu Vô thượng Bồ đề, nhập vào Niết bàn, phân bủa xá lợi, bao nhiêu thiện căn ấy tôi tùy hỷ tất cả. Tất cả sáu đường và bốn loại chúng sanh trong hết thảy thế giới khắp cả mười phương, có bao nhiêu công đức, dầu chỉ bằng một cực vi, tôi cũng tùy hỷ tất cả. Khắp mười phương, suốt ba đời, tất cả các vị Thanh văn, Duyên giác, còn tu học, hết tu học, có bao nhiêu công đức, tôi cũng tùy hỷ tất cả. Vô lượng khổ hạnh khó làm, chí cầu Vô thượng Bồ đề, và công đức rộng lớn, của hết thảy Bồ tát tu hành, tôi cũng tùy hỷ tất cả. Như vậy, dầu hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự tùy hỷ của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

6.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn thỉnh chuyển pháp luân giả :  Sở hữu tận pháp giới hư không giới, thập phương tam thế nhất thế chư Phật sát cực vi trần trung, nhất nhất các hữu bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số quảng đại Phật sát, nhất nhất sát trung niệm niệm hữu bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số nhất thế chư Phật thành Chánh Đẳng Giác, nhất thế Bồ tát hải hội vi nhiễu ;  nhi ngã tất dĩ thân khẩu ý nghiệp, chủng chủng phương tiện ân cần khuyến thỉnh chuyển diệu pháp luân. Như thị hư không giới tận,  chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã thường khuyến thỉnh nhất thế chư Phật chuyển chánh pháp luân vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

6.-  Lại nữa, Thiện nam tử, (thứ sáu) xin chuyển Pháp luân là bao nhiêu cực vi của những thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng pháp giới và hư không giới, mỗi cực vi là một thế giới rộng lớn, nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới đến hai lần không thể nói. Trong mỗi thế giới ấy, mỗi sát na có chư vị Phật đà nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới đến hai lần không thể nói, đều thành bậc Đẳng Chánh Giác, với hải hội Bồ tát vây quanh ;  nhưng tôi toàn đem ba nghiệp thân miệng ý, dùng mọi phương cách, mà thiết tha khuyến mời các Ngài chuyển đẩy diệu pháp luân. Như vậy, dẫu hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự thường xuyên khuyên mời chư Phật chuyển đẩy chánh pháp luân của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

7.-  Phục thứ, thiện nam tử ! Ngôn thỉnh Phật trụ thế giả :  Sở hữu tận pháp giới hư không giới, thập phương tam thế nhất thế Phật sát cực vi trần số chư Phật Như Lai tương dục thị hiện bát Niết bàn giả, cập chư Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, hữu học, vô học, nãi chí nhất thế chư thiện tri thức, ngã tất khuyến thỉnh mạc nhập Niết bàn, kinh ư nhất thế Phật sát cực vi trần số kiếp, vi dục lợi lạc nhất thế chúng sanh. Như thị hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã thử khuyến thỉnh vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

7.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ bảy) xin Phật ở đời là đối với bao nhiêu chư vị Như Lai nhiều bằng số lượng cực vi của những thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng tận pháp giới và hư không giới, ý muốn thị hiện nhập vào Niết bàn, đối với chư vị Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, còn tu học, hết tu học, cho đến hết thảy các bậc Thiện tri thức, tôi đều khuyên mời đừng nhập Niết bàn, hãy sống với những thời kỳ nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới, để lợi ích yên vui cho tất cả chúng sanh. Như vậy, dẫu hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự khuyên mời nầy của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

8.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn thường tùy Phật học giả : Như thử Ta bà thế giới Tỳ Lô Giá Na Như Lai tùng sơ phát tâm tinh tấn bất thoái, dĩ bất khả thuyết bất khả thuyết thân mạng nhi vi bố thí, bát bì vi chỉ, tích cốt vi bút, thích huyết vi mặc, thơ tả Kinh điển tích như Tu Di, vị trọng pháp cố bất tích thân mạng, hà huống vương vị, thành ấp, tụ lạc, cung điện, viên lâm, nhất thế sở hữu, cập dư chủng chủng nan hành khổ hạnh nãi chí thọ hạ thành đại Bồ đề, thị chủng chủng thần thông, khởi chủng chủng biến hóa, hiện chủng chủng Phật thân, xử chủng chủng chúng hội. Hoặc xử nhất thế chư đại Bồ tát chúng hội đạo tràng, hoặc xử Thanh văn cập Bích chi Phật chúng hội đạo tràng, hoặc xử Sát lợi, cập Bà la môn, Trưởng giả, Cư sĩ chúng hội đạo tràng, nãi chí hoặc xử Thiên, Long, Bát bộ, Nhơn, Phi nhơn đẳng chúng hội đạo tràng, xử ư như thị chủng chủng chúng hội, dĩ viên mãn âm như đại lôi chấn tùy kỳ nhạo dục thành thục chúng sanh, nãi chí thị hiện nhập ư Niết bàn ;  như thị nhất thế ngã giai tùy học. Như kim Thế tôn Tỳ Lô Giá Na, như thị tận pháp giới hư không giới thập phương tam thế nhất thế Phật sát sở hữu trần trung nhất thế Như Lai giai diệc như thị, ư niệm niệm trung ngã giai tùy học. Như thị hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã thử tùy học vô hữu cùng tận, niệm niêm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

8.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ tám) thường học theo Phật là như đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai của thế giới Ta bà nầy, ngay khi mới phát tâm, đã tinh tiến không thoái chuyển, đem thân mạng nhiều đến hai lần không thể nói mà bố thí ;  lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích huyết làm mực, sao chép kinh điển chất bằng núi Tu Di, vì tôn trọng Chánh pháp mà thân mạng còn không tiếc, huống chi ngôi vua, hoàng thành, đô thị, thôn xóm, cung điện, hoa viên, lâm viên, và tất cả những vật sở hữu. Cọng với bao nhiêu khổ hạnh khó làm khác, cho đến ngồi dưới bồ đề thọ, thành tựu đại bồ đề, thị hiện các thứ thần thông, phát khởi những sự biến hóa, biến thể các loại Phật thân, ở giữa các loại đại hội :  hoặc ở giữa đạo tràng đại hội của chư vị đại Bồ tát, hoặc ở giữa đạo tràng đại hội của chư vị Thanh văn, Duyên giác, hoặc ở giữa đạo tràng đại hội của luân vương, quốc vương, và hoàng gia của họ, hoặc ở giữa đạo tràng đại hội của Sát đế lợi, Bà la môn, Trưởng giả, Sư sĩ cho đến hoặc ở giữa đạo tràng đại hội của tám bộ thiên long, nhơn loại và loài khác, ở giữa những đại hội như vậy mà đem tiếng nói viên mãn vang lên như sấm lớn, tùy ý thích của chúng sanh mà thành thục cho họ ;  cho đến thị hiện nhập vào niết bàn, tất cả (những việc Phật làm) như vậy tôi đều theo mà học tập. Y như đối với đức Thế tôn Tỳ Lô Giá Na hiện nay, thì cũng như vậy mà đối với hết thảy chư vị Như Lai nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới khắp mười phương, suốt ba đời, cùng tận pháp giới và hư không giới, trong từng sát na, tôi toàn theo mà học tập. Như vậy, dầu hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự thường học theo Phật của tôi cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

9.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn hằng thuận chúng sanh giả :  Vị tận pháp giới hư không giới thập phương sát hải sở hữu chúng sanh chủng chủng sai biệt. Sở vị noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hoặc hữu y ư địa thủy hỏa phong nhi sanh trụ giả, hoặc hữu y không cập chư quỷ mộc nhi sanh trụ giả. Chủng chủng sanh loại, chủng chủng sắc thân, chủng chủng hình trạng, chủng chủng tướng mạo, chủng chủng thọ lượng, chủng chủng tộc loại, chủng chủng danh hiệu, chủng chủng tâm tánh, chủng chủng tri kiến, chủng chủng dục lạc, chủng chủng ý hành, chủng chủng oai nghi, chủng chủng y phục, chủng chủng ẩm thực. Xử ư chủng chủng thôn dinh tụ lạc thành ấp cung điện, nãi chí nhất thế Thiên, Long, Bát bộ, Nhơn, Phi nhơn đẳng, vô túc, nhị túc, tứ túc, đa túc, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng phi vô tưởng, như thị đẳng loại. Ngã giai ư bỉ tùy thuận nhi chuyển chủng chủng thừa sự, chủng chủng cúng dường, như kính phụ mẫu, như phụng sư trưởng, cập A la hán nãi chí Như Lai đẳng vô dị.

Ư chư bệnh khổ vị tác lương y, ư thất đạo giả thị kỳ chánh lộ, ư ám dạ trung vị tác quang minh, ư bần cùng giả linh đắc phục tàng. Bồ tát như thị bình đẳng nhiêu ích nhất thế chúng sanh.

Hà dĩ cố ?  Bồ tát nhược năng tùy thuận chúng sanh tắc vi tùy thuận cúng dường chư Phật ;  nhược ư chúng sanh tôn trọng thừa sự, tắc vị tôn trọng thừa sự Như Lai, nhược linh chúng sanh sanh hoan hỷ giả, tắc linh nhất thế Như Lai dĩ đại bi tâm nhi khởi đại bi, nhơn Đại bi sanh bồ đề tâm, nhơn Bồ đề tâm thành Đẳng Chánh Giác.

Thí như khoáng dã sa tích chi trung hữu đại thọ vương, nhược căn đắc thủy chi diệp hoa quả tất giai phiền mậu. Sanh tử khoáng dã Bồ đề thọ vương diệc phục như thị, nhất thế chúng sanh nhi vi thọ căn, chư Phật, Bồ tát nhi vi hoa quả, dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng sanh tắc năng thành tựu chư Phật, Bồ tát trí huệ hoa quả. Hà dĩ cố ?  Nhược chư Bồ tát dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng sanh, tắc năng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố. Thị cố Bồ đề thuộc ư chúng sanh, nhược vô chúng sanh nhất thế Bồ tát chung bất năng thành Vô thượng Chánh giác. Thiện nam tử !  Nhữ ư thử nghĩa ưng như thị giải.

Dĩ ư chúng sanh tâm bình đẳng cố, tắc năng thành tựu viên mãn đại bi, dĩ đại bi tâm tùy chúng sanh cố, tắc năng thành tựu cúng dường Như Lai. Bồ tát như thị tùy thuận chúng sanh. Hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã thử tùy thuận vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

9.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ chín) hằng thuận chúng sanh là bao nhiêu chúng sanh trong biển cả thế giới khắp mười phương, cùng tận pháp giới và hư không giới, có những chủng loại khác nhau : Có những loại sanh bằng trứng, bằng thai, bằng thấp khí, bằng biến thể, có những loại dựa vào đất nước lửa gió mà sanh sống, có những loại dựa vào hư không hay các loại cỏ cây mà sanh sống ;  đủ loại cách sanh, đủ loại màu sắc, đủ loại hình dáng, đủ loại tướng mạo, đủ loại tuổi thọ, đủ loại chủng tộc, đủ loại tên gọi, đủ loại tâm tính, đủ loại thấy biết, đủ loại ưa thích, đủ loại ý thức, đủ loại cử động, đủ loại phục sức, đủ loại ẩm thực ;  ở nơi đủ loại làng xóm, đô thị, kinh thành, cung điện ;  cho đến tất cả tám bộ thiên long, nhơn loại và loài khác, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, có hình sắc, không có hình sắc, có tư tưởng, không có tư tưởng ;  tất cả chủng loại như vậy, đối với họ tôi đều tùy thuận cả ;  tôi phụng sự đủ cách, cung dưỡng đủ cách, kính như kính cha mẹ, thờ như thờ sư trưởng, thờ La hán, cho đến như thờ Như Lai, đồng đẳng không có gì khác cả. Bằng cách ai bệnh khổ thì tôi làm thầy thuốc giỏi, ai lạc đường thì tôi chỉ cho đường chính, trong đêm tối thì tôi làm ánh sáng, nghèo khốn thì tôi làm cho được kho tàng giấu trong lòng đất. Bồ tát hãy bình đẳng lợi ích chúng sanh như vậy, tại sao, vì Bồ tát có thể tùy chúng sanh thì thế là tùy thuận hiến cúng Phật đà, tôn trọng phụng sự chúng sanh thì thế là tôn trọng phụng sự Như Lai, làm cho chúng sanh vui vẻ. Tại sao ?  Vì chư vị Như Lai thì lấy Tâm đại bi làm bản thể, mà do chúng sanh mới có tâm đại bi, do tâm Đại bi mới có tâm bồ đề, do tâm Bồ đề mới thành Chánh giác. Tựa như đại thọ ở trong đồng nội hay sa mạc mênh mông, đại thọ ấy nếu rễ được nước thì nhánh lá hoa quả đều sum sê tươi tốt. Bồ đề đại thọ ở trong đồng nội sanh tử mênh mông cũng là như vậy, lấy chúng sanh làm rễ, lấy chư Phật chư Bồ tát làm hoa làm trái, đem nước đại bi lợi ích chúng sanh thì sanh ra hoa trái tuệ giác là chư Phật Bồ tát, tại sao, vì nếu Bồ tát đem nước đại bi lợi ích chúng sanh thì thế là thành tựu Vô thượng Bồ đề. Do vậy, Bồ đề là thuộc về chúng sanh, không chúng sanh thì các vị Bồ tát không bao giờ có thể thành tựu Vô thượng Bồ đề. Thiện nam tử, đối với ý nghĩa ấy ông hãy lý giải như vầy :  Đối với chúng sanh mà tâm lý bình đẳng thì có thể thành tựu lòng đại bi viên mãn, đem lòng đại bi tùy thuận chúng sanh thì thế là thành tựu sự hiến cúng chư vị Như Lai. Bồ tát tùy thuận chúng sanh như vậy, dẫu hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, sự tùy thuận ấy cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

10.-  Phục thứ, thiện nam tử !  Ngôn phổ giai hồi hướng giả :  Tùng sơ lễ bái nãi chí tùy thuận, sở hữu công đức giai tất hồi hướng tận pháp giới hư không giới nhất thế chúng sanh, nguyện linh chúng sanh thường đắc an lạc vô chư bệnh khổ, dục hành ác pháp giai tất bất thành, sở tu thiện nghiệp giai tốc thành tựu. Quán bế nhất thế chư ác thú môn, khai thị nhơn thiên Niết bàn chánh lộ. Nhược chư chúng sanh, nhơn kỳ tích tập chư ác nghiệp cố, sở cảm nhất thế cực trọng khổ quả, ngã giai đại thọ linh bỉ chúng sanh tất đắc giải thoát, cứu cánh thành tựu Vô thượng Bồ đề. Bồ tát như thị sở tu hồi hướng. Hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã thử hồi hướng vô hữu cùng tận, niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bì yễm. 

Dịch nghĩa : 

10.-  Lại nữa, Thiện nam tử (thứ mười) hồi hướng khắp cả là từ sự lễ kính cho đến sự hồi hướng có bao nhiêu công đức, tôi đều hồi hướng cho hết thảy chúng sanh cùng tận pháp giới và hư không giới, nguyện nhờ công đức ấy mà làm cho chúng sanh thường được yên vui, không mọi bệnh khổ, muốn làm việc ác thì bất thành tất cả, muốn tu điều thiện thì mau thành hết thảy, đóng chặt cửa ngõ của các nẻo ác, mở bày đường chánh của nhơn loại chư thiên và niết bàn. Nếu chúng sanh vì làm bao nghiệp dữ mà bị những quả khổ nặng nề thì tôi chịu thay hết cho họ, làm cho họ được giải thoát, cứu cánh thành đạt Vô thượng Bồ đề. Bồ tát tu tập sự hồi hướng như vậy, dầu hư không cùng tận, chúng sanh cùng tận, nghiệp của chúng sanh cùng tận, phiền não của chúng sanh cùng tận, sự hồi hướng ấy (của tôi, - Phổ Hiền -) cũng không cùng tận, liên tục trong từng sát na, không có gián đoạn, cả thân miệng ý không hề chán mệt. 

Âm : 

Thiện nam tử !  Thị vi Bồ tát Ma ha tát Thập chủng Đại nguyện cụ túc viên mãn. Nhược chư Bồ tát tư thử đại nguyện tùy thuận thu nhập, tắc năng thành thục nhất thế chúng sanh, tắc năng tùy thuận A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, tắc năng thành mãn Phổ Hiền Bồ tát chư hạnh nguyện hải. Thị cố thiện nam tử !  Nhữ ư thử nghĩa ưng như thị tri. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn dĩ mãn thập phương vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần số nhất thế thế giới thượng diệu thất bảo, cập chư nhơn thiên tối thắng an lạc, bố thí nhĩ sở nhất thế thế giới sở hữu chúng sanh, cúng dường nhĩ sở nhất thế thế giới chư Phật, Bố tát, kinh nhĩ sở Phật sát cực vi trần số kiếp, tương tục bất đoạn sở đắc công đức, nhược phục hữu nhơn văn thử nguyện vương nhất kinh ư nhĩ sở hữu công đức, tỉ tiền công đức bách phần bất cập nhất, thiên phần bất cập nhất, nãi chí ưu ba ni sa dà phần diệc bất cập nhất. 

Dịch nghĩa : 

Thiện nam tử, như vậy gọi mà Mười đại nguyện của Bồ tát Đại sĩ viên mãn đầy đủ. Nếu các vị Bồ tát tùy thuận mà đi mau vào Mười đại nguyện ấy thì có thể thành thục tất cả chúng sanh, thì có thể tùy thuận Vô thượng Bồ đề, thì có thể thành tựu đầy đủ biển cả hạnh nguyện của Phổ Hiền Đại sĩ. Do vậy, Thiện nam tử, đối với ý nghĩa ấy ông hãy nhận thức như vầy :  Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào đem bảy thứ quý báu loại thượng hạng và tinh tế, cùng với đồ dùng đem lại hạnh phúc hơn hết cho nhơn loại và chư thiên, đầy những thế giới bằng số lượng cực vi của những thế giới khắp cả mười phương, vô lượng vô biên, hai lần không thể nói, bố thi cho chúng sanh trong những thế giới cũng nhiều như trên, hiến cúng chư vị Phật đà và chư vị Bồ tát trong những thế giới cũng nhiều như trên, và trải qua những thời kỳ bằng số lượng cực vi của những thế giới cũng nhiều như trên, liên tục không ngừng ;  nhưng công đức người ấy đạt được, đem đối chiếu với công đức đạt được của người nghe Mười nguyện vương nầy một lần lướt qua thính giác, thì công đức người trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến một phần cực vi cũng không bằng. Đối với Mười đại nguyện vương nầy, có ai đem lòng tin sâu xa mà tiếp nhận, ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, cho đến chỉ sao chép được một bài chỉnh cú bốn câu (11), cũng mau chóng diệt được năm tội vô gián, bao nhiêu khổ não trong đời như thân bệnh tâm bệnh vân vân, cho đến tất cả nghiệp dữ nhiều bằng số lượng cực vi của thế giới cũng được tiêu diệt cả ;  tất cả quân đội của ma vương, quỷ ăn thịt người, quỷ bạo ác, quỷ ăn tinh khí, quỷ điên cuồng, quỷ ăn thịt người loại tự hóa sanh (12), những quỷ ác thần ác uống huyết ăn thịt như vậy đều tránh xa người ấy, hoặc có khi phát tâm thân gần hộ vệ. 

Âm : 

Thị cố nhược nhơn tụng thứ nguyện giả, hành ư thế gian vô hữu chướng ngại, như không trung nguyệt xuất ư vân ế, chư Phật Bồ tát chi sở xưng tán, nhất thế nhơn thiên giai ưng lễ kính, nhất thế chúng sanh tất ưng cúng dường. Thử thiện nam tử thiện đắc nhơn thân, viên mãn Phổ Hiền sở hữu công đức. Bất cửu đương như Phổ Hiền Bồ tát tốc đắc thành tựu vi diệu sắc thân cụ tam thập nhị đại trượng phu tướng. Nhược sanh nhơn thiên sở tại chi xứ thường cư thắng tộc, tất năng phá hoại nhất thế ác thú, tất năng viễn ly nhất thế ác hữu, tất năng chế phục nhất thế ngoại đạo, tất năng giải thoát nhất thế phiền não, như sư tử vương tồi phục quần thú, kham thọ nhất thế chúng sanh cúng dường. 

Dịch nghĩa : 

Thế nên người nào tụng được thuộc lòng Mười nguyện vương thì đi trong đời nầy không có gì trở ngại. Người ấy như vầng trăng đã ra khỏi mây mù che khuất. Người ấy được chư vị Phật đà và chư vị Bồ tát tán dương ca tụng. Người ấy, tất cả nhơn loại và chư thiên nên lạy và tôn kính. Người ấy, tất cả chúng sanh cùng nên hiến cúng. Người ấy khéo làm thân người, đầy đủ công đức của Phổ Hiền Đại sĩ, không bao lâu sẽ như Phổ Hiền Đại sĩ, mau chóng được cái sắc thân nhiệm mầu, đủ cả ba mươi hai tướng của bậc đại trượng phu. Người ấy nếu sanh trong nhơn loại hay chư thiên thì ở đâu cũng thuộc dòng họ hơn hết, phá hoại được tất cả bạn dữ, chế ngự được tất cả ngoại đạo, giải thoát được tất cả phiền não. Người ấy như sư tử chúa làm cho các loại thú vật phải khuất phục. Người ấy kham nhận sự hiến cúng của tất cả chúng sanh. 

Âm : 

Hựu phục thị nhơn lâm mạng chung thời, tối hậu sát na, nhất thế chư căn tất giai tán hoại, nhất thế thân thuộc tất giai xả ly, nhất thế oai thế tất giai thoái thất, phụ tướng đại thần, cung thành nội ngoại, tượng mã xa thặng, trân bảo phục tàng, như thị nhất thế vô phụ tương tùy. Duy thử nguyện vương bất tương xả ly, ư nhất thế thời dẫn đạo kỳ tiền, nhất sát na trung tức đắc vãng sanh Cực lạc thế giới. Đáo dĩ tức kiến A Di Đà Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Quán Tự Tại Bồ tát, Di Lạc Bồ tát đẳng. Thử chư Bồ tát sắc tướng đoan nghiêm công đức cụ túc sở cọng vi nhiễu. Kỳ nhơn tự kiến sanh liên hoa trung mông Phật thọ ký. 

Dịch nghĩa : 

Lại nữa, người ấy khi sắp chết, sát na sau cùng thì tất cả giác quan đều hư hỏng, tất cả thân nhơn đều rời bỏ, tất cả uy thế đều tan mất, (và dầu là vua đi nữa, lúc ấy) tể tướng, đại thần, nội cung, ngoại thành, voi ngựa, xe cộ, vàng ngọc, kho tàng trong lòng đất, tất cả không ai và không gì đi theo. Chỉ có Mười nguyện vương nầy không hề rời bỏ người ấy, lúc nào cũng hướng dẫn trước mắt. Và trong một sát na, người ấy tức khắc được thấy đức Phật A Di Đà, với các vị Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Tự Tại, Bồ tát Di Lạc, và các vị Bồ tát đồng đẳng, sắc tướng trang nghiêm, công đức toàn hảo, cùng nhau vây quanh Ngài. Người ấy lại tự thấy bản thân sanh trong hoa sen và được đức Phật A Di Đà thọ ký cho. 

Âm : 

Đắc thọ ký dĩ, kinh ư vô số bách thiên vạn ức na do tha kiếp, phổ ư thập phương bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới dĩ trí huệ lực tùy chúng sanh tâm nhi vị lợi ích. Bất cửu đương tọa Bồ đề đạo tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng Chánh Giác, chuyển diệu pháp luân. Năng linh Phật sát cực vi trần số thế giới chúng sanh phát Bồ đề tâm, tùy kỳ căn tánh giáo hóa thành thục, nãi chí tận ư vị lai kiếp hải, quảng năng lợi ích nhất thế chúng sanh.

Thiện nam tử !  Bỉ chư chúng sanh nhược văn nhược tín thử đại nguyện vương thọ trì đọc tụng, quảng vị nhơn thuyết, sở hữu công đức trừ Phật Thế tôn dư vô tri giả. 

Dịch nghĩa : 

Được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn vạn ức triệu thời kỳ, khắp trong thế giới nhiều đến hai lần không thể nói, đem sức mạnh trí huệ, tùy tâm ý chúng sanh mà lợi ích cho họ, và không bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ đề tràng, chiến thắng quân đội của ma vương, thành bậc Đẳng Chánh Giác, chuyển đẩy diệu pháp luân, làm cho chúng sanh trong những thế giới nhiều bằng số lượng cực vi của thế giới phát Bồ đề tâm, tùy trình độ của chúng sanh mà giáo hóa cho họ thành thục, cho đến cùng tận biển cả thời kỳ vị lai, lợi ích toàn diện cho tất cả chúng sanh.

Thiện nam tử !  Những ai nghe và tin Mười đại nguyện vương (13) nầy, tiếp nhận, ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, thì công đức người ấy có được, ngoại trừ chư vị Thế tôn không ai biết hết.  

Âm : 

Thị cố nhữ đẳng văn thử nguyện vương mạc sanh nghi niệm. Ưng đương đế thọ, thọ dĩ năng độc, độc dĩ năng tụng, tụng dĩ năng trì, nãi chí thơ tả quảng vị nhơn thuyết. Thị chư nhơn đẳng ư nhất niệm trung, sở hữu hạnh nguyện giai đắc thành tựu, sở hoạch phước tụ vô lượng vô biên. Năng ư phiền não đại khổ hải trung bạt tế chúng sanh linh kỳ xuất ly, giai đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực lạc thế giới. 

Dịch nghĩa : 

Thế nên các người nghe Mười đại nguyện vương nầy đừng có hoài nghi, mà nên tiếp nhận cho chắc chắn, tiếp nhận rồi có thể đọc xét văn nghĩa, đọc xét văn nghĩa rồi có thể tụng được thuộc lòng, tụng được thuộc lòng rồi có thể ghi nhớ, cho đến sao chép, giảng nói cho người. Những người như vậy, ngay trong một sát na mà mọi hạnh nguyện đều viên thành, cái khối phước đức mà họ thu hoạch thì vô lượng vô biên. Trong biển khổ phiền não to lớn, họ cứu vớt cho chúng sanh thoát khỏi và cùng được vãng sanh thế giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà. 

Âm : 

Nhĩ thời Phồ Hiền Bồ tát Ma ha tát dục trùng tuyên thử nghĩa, phổ quán thập phương nhi thuyết kệ ngôn : 

                   Sở hữu thập phương thế giới trung,

                   Tam thế nhất thế Nhơn Sư Tử,

                   Ngã dĩ thanh tịnh thân ngữ ý,

Nhất thế biến lễ tận vô dư. 

          Dịch nghĩa : 

          Lúc bấy giờ Phổ Hiền Đại sĩ muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nhìn khắp tất cả khu vức mà nói những lời chỉnh cú sau đây : 

                             1.- Hết thảy chư Phật,

                             trong ba thì gian,

                             tại các thế giới

                             khắp cả mười phương,

                             tôi vận tất cả

                             ba nghiệp trong sạch

                             kính lạy khắp cả

                             không có thiếu sót. 

          Âm : 

Phổ Hiền hạnh nguyện oai thần lực,

Phổ hiện nhất thế Như Lai tiền,

Nhất thân phục hiện sát trần thân,

Nhất nhất biến lễ sát trần Phật. 

          Dịch nghĩa : 

                             2.-  Năng lực uy thần

                             của hạnh Phổ Hiền

                             làm tôi hiện khắp

                             trước chư Như Lai,

                             một thân lại hiện

                             Thân như cực vi

                             lạy khắp chư Phật

cũng như cực vi. 

          Âm :                            

Ư nhất trần trung trần số Phật,

Các xử Bồ tát chúng hội trung,

Vô tận pháp giới trần diệc nhiên,

Thâm tín chư Phật giai sung mãn. 

          Dịch nghĩa : 

3.-  Trong một cực vi

có chư Phật đà

nhiều bằng cực vi,

và đều ở trong

chúng hội Bồ tát ;

cực vi tất cả

pháp giới vô tận

cũng là như vậy

tâm tôi tin Phật

thật sâu và đầy. 

          Âm : 

Các dĩ nhất thế âm thanh hải,

Phổ  xuất vô tận diệu ngôn từ,

Tận ư vị lai nhất thế kiếp,

Tán Phật thậm thâm công đức hải. 

          Dịch nghĩa : 

4.-  Nên biển âm thanh

tôi vận dụng cả

xuất ra vô tận

lời chữ nhiệm mầu,

cùng tận thời kỳ

của thì vị lai

tán dương biển cả

công đức của Phật. 

          Âm : 

Dĩ chư tối thắng diệu hoa man,

Kỷ nhạc đồ hương cập tán cái,

Như thị tối thắng trang nghiêm cụ,

Ngã dĩ cúng dường chư Như Lai. 

          Dịch nghĩa : 

5.-  Tôi đem vòng hoa

tốt đẹp hơn hết,

âm nhạc, hương hoa,

tàng lọng, bảo cái,

những đồ trang hoàng

hơn hết như vậy,

tôi đem hiến cúng

chư vị Như Lai. 

          Âm : 

Tối thắng y phục tối thắng hương,

Mạc hương, thiêu hương dữ đăng chúc,

Nhất nhất giai như Diệu Cao tụ,

Ngã tất cúng dường chư Như Lai. 

          Dịch nghĩa : 

6.-  Y phục hơn hết,

hương liệu hơn hết,

hương bột, hương đốt,

cùng với đèn đuốc,

tất cả đều như

Diệu Cao núi lớn

tôi đem hiến cúng

Chư vị Như Lai. 

Âm : 

Ngã dĩ quảng đại thắng giải tâm,

Thâm tín nhất thế tam thế Phật,

Tất dĩ Phổ Hiền hạnh nguyện lực,

Phổ biến cúng dường chư Như Lai. 

          Dịch nghĩa : 

7.-  Tôi đem cái biết

cao rộng hơn hết

tin tưởng sâu xa

tam thế chư Phật,

vận dụng sức mạnh

hạnh nguyện Phổ Hiền

mà khắp hiến cúng

chư vị Như Lai. 

          Âm : 

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,

Giai do vô thỉ tham, sân, si,

Tùng thân, ngữ, ý chi sở sanh,

Nhất thế ngã kim giai sám hối. 

          Dịch nghĩa : 

8.-  Bao nhiêu nghiệp dữ

xưa kia tôi làm,

đều bởi vô thỉ

những tham sân si,

động thân miệng ý

mà phát sanh ra,

ngày nay tôi nguyện

sám hối tất cả. 

          Âm : 

Thập phương nhất thế chư chúng sanh,

Nhị thừa hữu học cập vô học,

Nhất thế Như Lai dữ Bồ tát,

Sở hữu công đức giai tùy hỷ. 

          D ịch ngh ĩa : 

9.-  Mười phương hết thảy

các loại chúng sanh,

cùng với các vị

Thanh văn, Duyên giác,

Tu học tiếp tục,

Tu học hoàn tất,

tất cả Như Lai,

cùng với Bồ tát,

công đức có gì

tôi tùy hỷ cả.

          Âm : 

Thập phương sở hữu thế gian đăng,

Tối sơ thành tựu Bồ đề giả,

Ngã kim nhất thế giai khuyến thỉnh,

Chuyển ư vô thượng diệu pháp luân. 

          Dịch nghĩa : 

10.-  Mười phương đâu có

ngọn đèn thế giới

khi mới thành tựu

tuệ giác vô thượng,

tôi xin thỉnh cầu

tất cả các Ngài

chuyển đẩy bánh xe

diệu pháp tối thượng. 

          Âm : 

Chư Phật nhược dục thị Niết bàn,

Ngã tất chí thành nhi khuyến thỉnh,

Duy nguyện cửu trụ sát trần kiếp,

Lợi lạc nhất thế chư chúng sanh. 

          Dịch nghĩa : 

11.-  Chư vị Như Lai

muốn hiện Niết bàn,

thì tôi chí thành

thỉnh cầu các Ngài

Sống với đời kiếp

nhiều như cực vi,

để làm lợi lạc

hết thảy chúng sanh. 

          Âm : 

Sở hữu lễ tán cúng dường Phật,

Thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân,

Tùy hỷ, sám hối chư thiện căn,

Hồi hướng chúng sanh cập Phật đạo. 

          Dịch nghĩa : 

12.-  Lạy Phật, khen Phật

và hiến cúng Phật (14),

xin Phật ở đời

và chuyển Pháp luân,

tùy hỷ, sám hối,

bao thiện căn ấy,

tôi đem hồi hướng

lợi ích chúng sanh

có nghĩa hồi hướng

nguyện thành trí Phật (15)

          Âm : 

Ngã tùy nhất thế Như Lai học,

Tu tập Phổ Hiền viên mãn hạnh,

Cúng dường quá khứ chư Như Lai,

Cập dữ hiện tại thập phương Phật. 

          Dịch nghĩa : 

13.-  Tôi theo mà học

chư vị Như Lai,

tu tập tất cả

hạnh nguyện Phổ Hiền,

phụng sự quá khứ

chư vị Như Lai,

cùng với hiện tại

chư vị Phật đà. 

          Âm : 

Vị lai nhất thế Thiên Nhơn Sư,

Nhất thế y nhạo giai viên mãn,

Ngã nguyện phổ tùy tam thế học,

Tốc đắc thành tựu đại Bồ đề. 

          Dịch nghĩa : 

14.-  Vị lai các bậc

Thầy của trời người,

bao nhiêu ý nguyện

đều viên mãn cả,

tôi nguyện học tập

ba đời chư Phật

để mau hoàn thành

tuệ giác vô thượng (16). 

          Âm : 

Sở hữu thập phương nhất thế sát,

Quảng đại thanh tịnh diệu trang nghiêm,

Chúng hội vi nhiễu chư Như Lai,

Tất tại Bồ đề thọ vương hạ. 

          Dịch nghĩa : 

15.-  Tất cả thế giới

khắp cả mười phương

rộng lớn trong sạch

nhiệm mầu trang nghiêm,

ở đâu cũng có

đại hội Bồ tát

bao quanh chư Phật,

trong khi chư Phật

cùng ngồi dưới cây

Bồ đề đại thọ.

          Âm : 

Thập phương sở hữu chư chúng sanh,

Nguyện ly ưu hoạn thường an lạc,

Hoạch đắc thậm thâm chánh pháp lợi,

Diệt trừ phiền não tận vô dư. 

          Dịch nghĩa : 

16.-  Cầu nguyện chúng sanh

khắp cả mười phương

thoát hết lo sợ

thường được yên vui,

thu hoạch lợi ích

của Pháp sâu xa,

diệt trừ phiền não

không còn thừa sót (17)

          Âm : 

Ngã vị Bồ đề tu hạnh thời,

Nhất thế thú trung thành túc mạng,

Thường đắc xuất gia tu tịnh giới,

Vô cấu vô phá vô xuyên lậu. 

          Dịch nghĩa : 

17.-  Khi tôi tu tập (18)

vì đại bồ đề

thì ở loài nào

cũng biết đời trước,

thường được xuất gia

nghiêm giữ tịnh giới,

không để giới thể

bị dơ bị vỡ

hay bị xuyên thủng

hoặc bi sơ suất (19)

          Âm : 

Thiên,  Long, Dạ xoa, Cưu bàn trà,

Nãi chí nhơn dữ phi nhơn đẳng,

Sở hữu nhất thế chúng sanh ngữ,

Tất dĩ chư âm nhi thuyết pháp. 

          Dịch nghĩa : 

18.-  Tất cả chư thiên

cùng với quỷ thần,

hết thảy nhơn loại

và bao loài khác,

bao nhiêu chúng sanh

bao nhiêu tiếng nói,

tôi dùng tiếng ấy

mà thuyết pháp cho. 

          Âm : 

Cần tu thanh tịnh Ba la mật,

Hằng bất vong thất Bồ đề tâm,

Diệt trừ chướng cấu vô hữu dư,

Nhất thế diệu hạnh giai thành tựu. 

          Dịch nghĩa : 

19.-  Siêng tu các pháp

ba la mật đa

cực kỳ trong sáng,

thường xuyên chuyên chú

không để quên mất

tâm đại bồ đề,

diệt trừ dơ bẩn

không cho sót lại,

viên thành tất cả

hạnh nguyện nhiệm mầu.         

          Âm : 

Ư chư hoặc nghiệp cập ma cảnh,

Thế gian đạo trung đắc giải thoát,

Du như liên hoa bất trước thủy,

Diệc như nhật nguyệt bất trụ không. 

          Dịch nghĩa : 

20.-  Đối với mê lầm

cùng với nghiệp dữ,

đối với cảnh ngộ

hiện thân ma vương,

trong cõi đời nầy

mà được siêu thoát,

tựa như hoa sen

không hề dính nước,

cũng như nhật nguyệt

không vướng không gian. 

          Âm : 

Tất trừ nhất thế ác đạo khổ,

Đẳng dữ nhất thế quần sanh lạc,

Như thị kinh ư sát trần kiếp,

Thập phương lợi ích hằng vô tận. 

          Dịch nghĩa : 

21.-  Tận trừ toàn bộ

nỗi khổ đường dữ,

bình đẳng cho vui

bao loại sanh linh,

trải qua thời kỳ

nhiều như cực vi,

lợi ích mười phương

không có cùng tận. 

          Âm : 

Ngã thường tùy thuận chư chúng sanh,

Tận ư vị lai nhất thế kiếp,

Hằng tu Phổ Hiền quảng đại hạnh,

Viên mãn vô thượng đại Bồ đề. 

          Dịch nghĩa : 

22.-  Tôi hằng tùy thuận

các loại chúng sanh,

cùng tận thời kỳ

của thì vị lai,

thường xuyên tu tập

hạnh nguyện Phổ Hiền

cực kỳ rộng lớn,

viên mãn thành tựu

tuệ giác bồ đề

cực kỳ tối thượng. 

          Âm : 

Sở hữu dư ngã đồng hành giả,

Ư nhất thế xứ đồng tập hội,

Thân ngữ ý nghiệp giai đồng đẳng,

Nhất thế hạnh nguyện đồng tu học.

          Dịch nghĩa : 

23.-  Bao nhiêu những người

đồng hành với tôi,

nguyện ở chỗ nào

cũng thường gặp nhau,

thân miệng và ý

đều như nhau cả,

cùng nhau tu học

hết thảy hạnh nguyện.  

          Âm : 

Sở hữu ích ngã thiện tri thức,

Vị ngã hiển thị Phổ Hiền hạnh,

Thường nguyện dữ ngã đồng tập hội,

Ư ngã thường sanh hoan hỷ tâm. 

          Dịch nghĩa : 

24.-  Những thiện tri thức

lợi ích cho tôi,

chỉ dẫn cho tôi

hạnh nguyện Phổ Hiền,

cũng nguyện thường xuyên

được gặp gỡ nhau,

lại nguyện thường xuyên

hoan hỷ cho tôi. 

          Âm : 

Nguyện thường diện kiến chư Như Lai,

Cập chư Phật tử chúng vi nhiễu,

Ư bỉ giai hưng quảng đại cúng,

Tận vị lai kiếp vô bì yễm. 

          Dịch nghĩa : 

25.-  Nguyện thường nhìn thấy

chư vị Như Lai,

cùng chư Bồ tát

vây quanh các Ngài,

đối với các Ngài

nguyện hiến cúng lớn,

cùng tận vị lai,

không biết chán mệt. 

          Âm : 

Nguyện trì chư Phật vi diệu pháp,

Quang hiển nhất thế Bồ đề hạnh,

Cứu cánh thanh tịnh Phổ Hiền đạo,

Tận vi lai kiếp thường tu tập. 

          Dịch nghĩa : 

26.-  Nguyện được duy trì

pháp mầu của Phật,

làm cho rực rỡ

hạnh nguyện Bồ đề,

trong sạch rốt ráo

đường đi Phổ Hiền,

cùng tận vị lai

thường xuyên tu tập. 

          Âm : 

Ngã ư nhất thế chư hữu trung,

Sở tu phước trí hằng vô tận,

Định, huệ, phương tiện cập giải thoát,

Hoạch chư vô tận công đức tạng. 

          Dịch nghĩa : 

27.-  Ở trong tất cả

thế giới ba cõi,

tôi tu phước trí

thường xuyên vô tận,

định huệ phương tiện

cùng với giải thoát,

được kho công đức

vô tận như vậy. 

          Âm : 

Nhất trần trung hữu trần số sát,

Nhất nhất sát hữu nan tư Phật,

Nhất nhất Phật xử chúng hội trung,

Ngã kiến hằng diễn Bồ đề hạnh. 

          Dịch nghĩa : 

28.-  Mỗi một cực vi

có số thế giới

nhiều bằng cực vi,

mỗi một thế giới

có các đức Phật

khó thể nghĩ thấu,

mỗi một đức Phật

đều ở chính giữa

đại hội Bồ tát,

và tôi nhìn thấy

các Ngài thường nói

hạnh nguyện Bồ đề. 

          Âm : 

Phổ tận thập phương chư sát hải,

Nhất nhất mao đoan tam thế hải,

Phật hải cập dữ quốc độ hải,

Ngã biến tu hành kinh kiếp hải. 

          Dịch nghĩa : 

29.- Biển cả thế giới

khắp mười phương hướng,

biển cả thời gian

nhiều bằng đầu lông (19b),

biển cả Phật đà,

biển cả quốc độ,

biển cả thời kỳ

mà tôi tu hành. 

          Âm : 

Nhất thế Như Lai ngữ thanh tịnh,

Nhất ngôn cụ chúng âm thanh hải,

Tùy chư chúng sanh ý nhạo âm,

Nhất nhất lưu Phật biện tài hải. 

          Dịch nghĩa : 

30.-  Chư vị Như Lai

lời tiếng trong sáng,

mỗi tiếng đủ hết

biển cả âm thanh,

những lời tiếng ấy

tùy ý chúng sanh,

mỗi tiếng xuất ra

biển cả hùng biện. 

          Âm : 

Tam thế nhất thế chư Như Lai,

Ư bỉ vô tận ngữ ngôn hải,

Hằng chuyển lý thú diệu pháp luân,

Ngã thâm trí lực phổ năng nhập. 

          Dịch nghĩa : 

31.-  Chư vị Như Lai

trong ba thì gian,

vận dụng vô tận

biển cả lời tiếng,

thường chuyển pháp luân

lý thú nhiệm mầu,

nhưng trí huệ lực

sâu xa của tôi

có thể hội nhập

một cách toàn diện. 

          Âm : 

Ngã năng thâm nhập ư vị lai,

Tận nhất thế kiếp vi nhất niệm,

Tam thế sở hữu nhất thế kiếp,

Vi nhất niệm tế ngã giai nhập. 

          Dịch nghĩa : 

32.-  Tôi thấu hiểu được

toàn thể thời kỳ

của thì vị lai

là một sát na,

tôi cũng thấu hiểu

toàn thể thời kỳ

cả ba thì gian

là một sát na. 

          Âm : 

Ngã ư nhất niệm kiến tam thế,

Sở hữu nhất thế Nhơn Sư Tử,

Diệc thường nhập Phật cảnh giới trung,

Như huyễn giải thoát cập oai lực. 

          Dịch nghĩa : 

                             33.- Trong một sát na

mà tôi thấy hết

tất cả chư Phật

trong ba thời gian,

tôi thường thấu hiểu

lĩnh vực của Phật

thể chứng các pháp

toàn như ảo thuật,

giải thoát cao sâu,

uy lực hùng mãnh. 

          Âm : 

Ư nhất mao đoan cực vi trung,

Xuất hiện tam thế trang nghiêm sát,

Thập phương trần sát như mao đoan,

Ngã giai thâm nhập nhi nghiêm tịnh. 

          Dịch nghĩa : 

34.- Nơi mỗi cực vi

trên đầu sợi lông,

xuất hiện thế giới

quá khứ hiện tại

cùng với vị lai

cực kỳ trang nghiêm.

Thế giới mười phương

nhiều như cực vi

trên đầu sợi lông,

tôi thâm nhập cả

mà làm toàn thể

trang nghiêm trong sạch. 

          Âm : 

Sở hữu vị lai Chiếu Thế Đăng,

Thành đạo chuyển pháp ngộ quần hữu,

Cứu cánh Phật sự thị Niết bàn,

Ngã giai vãng nghệ nhi thân cận. 

          Dịch nghĩa : 

35.- Cùng tận vị lai

có bao Phật đà

thành Vô thượng giác

chuyển chánh pháp luân

mở mắt quần sanh

ở trong ba cõi,

việc Phật hoàn tất

thị hiện niết bàn

tôi đều đi đến

thân gần phụng sự. 

          Âm : 

Tốc tật châu biến thần thông lực,

Phổ môn biến nhập Đại thừa lực,

Trí hạnh phổ tu công đức lực,

Oai thần phổ phú đại từ lực. 

          Dịch nghĩa : 

36.-  Năng lực thần thông

đến mau khắp cả,

năng lực đại thừa

biến thể toàn diện,

năng lực công đức

tu hết trí hạnh,

năng lực đại từ

che hết chúng sanh. 

          Âm : 

Biến tịnh trang nghiêm thắng phước lực,

Vô trước vô y trí huệ lực,

Định, huệ, phương tiện, oai thần lực,

Phổ năng tích tập Bồ đề lực. 

          Dịch nghĩa : 

37.-  Năng lực thắng phước

trang hoàng khắp nơi,

năng lực thắng trí

không hề vướng mắc,

năng lực uy thần

đủ mọi phương tiện (20),

năng lực Bồ đề,

quy tụ hết thảy. 

          Âm : 

Thanh tịnh nhất thế thiện nghiệp lực,

Tồi diệt nhất thế phiền não lực,

Hàng phục nhất thế chư ma lực,

Viên mãn Phổ Hiền chư hạnh lực ; 

          Dịch nghĩa : 

38.-  Năng lực thiện nghiệp

làm sạch tất cả,

năng lực diệt trừ

tất cả phiền não,

năng lực chiến thắng

tất cả ma quân,

năng lực viên mãn

hạnh nguyện Phổ Hiền (21)

          Âm : 

Phổ năng nghiêm tịnh chư sát hải,

Giải thoát nhất thế chúng sanh hải,

Thiện năng phân biệt chư pháp hải,

Năng thậm thâm nhập trí huệ hải, 

          Dịch nghĩa : 

39.-  trang hoàng sạch sẽ

biển cả thế giới,

giải thoát hết thảy

biển cả chúng sanh,

khéo léo phân biệt

biển cả các pháp,

nhập vào sâu xa

biển cả trí tuệ, 

          Âm : 

Phổ năng thanh tịnh chư hạnh hải,

Viên mãn nhất thế chư nguyện hải,

Thân cận cúng dường chư Phật hải,

Tu hành vô quyện kinh kiếp hải.                  

          Dịch nghĩa : 

40.-  làm trong sáng hết

biển cả đại hạnh,

làm đầy đủ cả

biển cả đại nguyện,

thân gần hiến cúng

biển cả Phật đà,

tu không mệt mỏi

biển cả thời kỳ. 

          Âm : 

Tam thế nhất thế chư Như Lai,

Tối thắng Bồ đề chư hạnh nguyện,

Ngã giai cúng dường viên mãn tu,

Dĩ Phổ Hiền hạnh ngộ Bồ đề.         

          Dịch nghĩa : 

41.-  Bao nhiêu hạnh nguyện

tuệ giác tối thượng

của chư Như Lai

trong ba thời gian,

tôi tôn thờ cả

và tu đầy đủ :

vận dụng tất cả

hạnh nguyện Phổ Hiền

tôi giác ngộ được

Vô thượng Bồ đề.

          Âm : 

Nhất thế Như Lai hữu trưởng tử,

Bỉ danh hiệu viết Phổ Hiền Tôn,

Ngã kim hồi hướng chư thiện căn,

Nguyện chư trí hạnh tất đồng bỉ.         

          Dịch nghĩa : 

42.-  Tất cả Như Lai

đều có trưởng tử,

cùng một danh hiệu

danh hiệu Phổ Hiền (22) ;

nay tôi hồi hướng

bao nhiêu thiện căn (23),

nguyện bao trí tuệ

đồng đẳng các vị. 

          Âm : 

Nguyện thân khẩu ý hằng thanh tịnh,

Chư hạnh sát độ diệc phục nhiên,

Như thị trí huệ hiệu Phổ Hiền,

Nguyện ngã dữ bỉ giai đồng đẳng. 

          Dịch nghĩa : 

43.-  Cả thân miệng ý

thường xuyên trong sáng,

hạnh nguyện, quốc độ,

cũng đều như vậy :

trí tuệ đến thế

nên tên Phổ Hiền,

tôi nguyện đồng đẳng

với các vị ấy. 

          Âm : 

Ngã vi biến tịnh Phổ Hiền hạnh,

Văn Thù Sư Lợi chư đại nguyện,

Mãn bỉ sự nghiệp tận vô dư,

Vị lai tế kiếp hằng vô quyện. 

          Dịch nghĩa : 

44.-  Tôi vì trong sáng

hạnh nguyện Phổ Hiền,

nên bao hạnh nguyện

của ngài Văn Thù,

tôi tu đủ cả

không có thiếu sót,

cùng tận vị lai

không hề mỏi mệt. 

          Âm : 

Ngã sở tu hành vi hữu lượng,

Hoạch đắc vô lượng chư công đức,

An trụ vô lượng chư hạnh trung,

Liễu đạt nhất thế thần thông lực. 

          Dịch nghĩa : 

45.-  Sự tu của tôi

không có hạn lượng,

công đức đạt được

cũng không số lượng ;

đứng vững ở trong

vô lượng hạnh nguyện,

tôi thấu triệt hết

bao thần thông lực. 

          Âm : 

Văn Thù Sư Lợi dũng mãnh trí,

Phổ Hiền huệ hạnh diệc phục nhiên,

Ngã kim hồi hướng chư thiện căn,

Tùy bỉ nhất thế thường tu học. 

          Dịch nghĩa : 

46.   Trí hạnh Văn Thù

cực kỳ dũng mãnh,

tuệ hạnh Phổ Hiền

cũng là như vậy ;

nay tôi hồi hướng

bao nhiêu thiện căn,

để theo các ngài

thường xuyên tu học. 

            Âm :  

Tam thế chư Phật sở xưng thán,

Như thị tối thắng chư đại nguyện,

Ngã kim hồi hướng chư thiện căn,

Vị đắc Phổ Hiền thù thắng hạnh. 

          Dịch nghĩa : 

47.-  Các đại nguyện vương

tối thắng như vầy

được sự ca tụng

của chư Như Lai,

nay tôi hồi hướng

bao nhiêu thiện căn

để được hạnh nguyện

Phổ Hiền tối thượng (24)

          Âm : 

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thế chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A Di Đà,

Tức đắc vãng sanh An lạc sát. 

          Dịch nghĩa : 

48.-  Nguyện tôi trong lúc

sanh mạng sắp chết,

thì loại được cả

mọi sự trở ngại,

trực tiếp nhìn thấy

đức A Di Đà,

tức khắc được sanh

thế giới Cực lạc. 

          Âm :  

Ngã ký vãng sanh bỉ quốc dĩ,

Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện,

Nhất thế viên mãn tận vô dư,

Lợi lạc nhất thế chúng sanh giới. 

          Dịch nghĩa : 

49.-  Tôi đã sanh ra

thế giới ấy rồi,

trước mắt thành tựu

đại nguyện vương nầy,

thành tựu đầy đủ

không có thiếu sót,

lợi lạc tất cả

thế giới chúng sanh. 

          Âm : 

Bỉ Phật chúng hội hàm thanh tịnh,

Ngã thời ư thắng liên hoa sanh,

Thân kiến Như Lai Vô Lượng Quang,

Hiện tiền thọ ngã Bồ đề ký. 

          Dịch nghĩa :

50.-  Bồ tát hải hội

của đức Di Đà

ai cũng trong sạch,

còn tôi lúc ấy

hóa sanh ở trong

hoa sen tối thắng,

đích thân nhìn thấy

đức A Di Đà,

và  Ngài đối diện

thọ ký cho tôi

thành tựu tuệ giác

Vô thượng Bồ đề. 

          Âm : 

Mông bỉ Như Lai thọ ký dĩ,

Hóa thân vô số bách câu chi,

Trí lực quảng đại biến thập phương,

Phổ lợi nhất thế chúng sanh giới. 

          Dịch nghĩa : 

51.-  Nhờ ơn của Ngài

thọ ký cho rồi,

tôi liền biến thể

vô số thân hình,

với trí tuệ lực

cực kỳ rộng lớn,

tôi làm lợi lạc

tất cả chúng sanh. 

          Âm : 

Nãi chí hư không thế giới tận,

Chúng sanh cập nghiệp phiền não tận,

Như thị nhất thế vô tận thời,

Ngã nguyện cứu cánh hằng vô tận. 

          Dịch nghĩa : 

52.-  Hư không cho đến

phiền não cùng tận,

đại nguyện của tôi

mới có cùng tận,

nhưng bốn thứ ấy,

không có cùng tận,

đại nguyện của tôi

cũng không cùng tận. 

          Âm : 

Thập phương sở hữu vô biên sát,

Trang nghiêm chúng bảo cúng Như Lai,

Kinh nhất thế sát vi trần kiếp,

Nhược nhơn ư thử thắng nguyện vương. 

          Dịch nghĩa : 

53.-  Ai đem bảo vật

đầy cả thế giới

khắp mười phương hướng

mà hiến cúng Phật,

lại cho trời người

hạnh phúc tuyệt vời,

và làm như vậy

trải qua thời kỳ

bằng số cực vi

của mọi thế giới ; 

          Âm : 

Nhất kinh ư nhĩ năng sanh tín,

Cầu thắng Bồ đề tâm khát ngưỡng,

Hoạch thắng công đức quá ư bỉ. 

          Dịch nghĩa : 

54.-  và ai đối với

đại nguyện vương nầy

một lần nghe đến

mà sanh tin tưởng,

với sự khao khát

Vô thượng Bồ đề,

thì được công đức

quá hơn người trước. 

          Âm : 

Tức thường viễn ly ác tri thức,

Vĩnh ly nhất thế chư ác đạo,

Tốc kiến Như Lai Vô Lượng Quang,

Cụ thử Phổ Hiền tối thắng nguyện. 

          Dịch nghĩa : 

55.-  Và rồi xa rời

bạn bè xấu ác,

với lại xa hẳn

các nẻo đường dữ,

mau chóng nhìn thấy

đức A Di Đà,

và đủ hạnh nguyện

Phổ Hiền tối thượng. 

          Âm : 

Thử nhơn thiện đắc thắng thọ mạng,

Thử nhơn thiện lai nhơn trung sanh,

Thử nhơn bất cửu đương thành tựu,

Như bỉ Phổ Hiền Bồ tát hạnh. 

          Dịch nghĩa :   

56.-  Người ấy khéo được

đời sống đặc thù,

người ấy khéo sanh

ở trong loài người,

người ấy không lâu

sẽ được hoàn thành

hạnh nguyện y như

Phổ Hiền Đại sĩ. 

          Âm : 

Vãng tích do vô trí huệ lực,

Sở tạo cực ác ngũ Vô gián,

Tụng thử Phổ Hiền đại nguyện vương,

Nhất niệm tốc tật giai tiêu diệt. 

          Dịch nghĩa : 

57.-  Nếu mà xưa kia

không có trí huệ

nên tạo năm tội

địa ngục Vô gián,

nhưng nếu ngày nay

tụng đại nguyện vương

của đức Phổ Hiền,

thì một sát na

tiêu diệt tức thì

năm tội như vậy. 

          Âm : 

Tộc tánh chủng loại cập dung sắc,

Tướng hảo trí huệ hàm viên mãn,

Chư ma ngoại đạo bất năng tồi,

Khan vi tam giới sở ưng cúng. 

          Dịch nghĩa : 

58.-  Lại còn toàn hảo

dòng họ, thành phần,

sắc tướng, trí huệ,

quân đội ma vương (25)

và những ngoại đạo

không thể đánh đổ,

kham được ba cõi

cùng nhau hiến cúng. 

          Âm : 

Tốc nghệ Bồ đề đại thọ vương,

Tọa dĩ hàng phục chư ma chúng,

Thành Đẳng Chánh Giác chuyển pháp luân,

Phổ lợi nhất thế chư hàm thức.

          Dịch nghĩa : 

59.-  Và mau đến ngồi

dưới cội bồ đề,

chiến thắng các đạo

quân đội ma vương,

thành đẳng Chánh giác

chuyển diệu pháp luân,

lợi lạc hết thảy

các loại chúng sanh.         

Âm : 

Nhược nhơn ư thử Phổ Hiền nguyện,

Đọc tụng thọ trì cập diễn thuyết,

Quả báo duy Phật năng chứng tri,

Quyết định hoạch thắng Bồ đề đạo. 

          Dịch nghĩa : 

60.-  Thế nên những ai

đối với hạnh nguyện

của đức Phổ Hiền

mà biết tiếp nhận,

ghi nhớ, đọc tụng,

và nói cho người,

thì được kết quả

chỉ Phật mới biết,

quyết định thực hiện

Vô thượng Bồ đề. 

          Âm :

Nhược nhơn tụng thử Phổ Hiền nguyện,

Ngã thuyết thiểu phần chi thiện căn,

Nhất niệm nhất thế tất giai viên,

Thành tựu chúng sanh thanh tịnh nguyện. 

          Dịch nghĩa : 

61.-  Người nào trì tụng

hạnh nguyện Phổ Hiền,

mà tôi nói về

chút ít thiện căn,

là một sát na

họ đủ tất cả

đại thanh tịnh nguyện

tác thành chúng sanh. 

          Âm : 

Ngã thử Phổ Hiền thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi hướng,

Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sanh,

Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát.

          Dịch nghĩa : 

62.-  Hạnh nguyện Phổ Hiền

tối thượng của tôi,

vô biên thắng phước

tôi hồi hướng cả,

nguyện bao chúng sanh

đang còn chìm đắm,

mau chóng được sanh

thế giới Cực lạc

của đức Thế tôn

A Di Đà Phật. 

          Âm : 

          Nhĩ thời Phổ Hiền Bố tát Ma ha tát ư Như Lai tiền thuyết thử Phổ Hiền quảng đại nguyện vương thanh tịnh kệ dĩ, Thiện tài Đồng tử dũng dước vô lượng, nhất thế Bồ tát giai đại hoan hỷ, Như Lai tán ngôn :  “Thiện tai !  Thiện tai !”. 

          Dịch nghĩa : 

          Lúc bấy giờ, trước đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Phổ Hiền Đại sĩ nói những lời chỉnh cú trong sáng về đại nguyện vương Phổ Hiền rồi, Thiện tài Đồng tử phấn chấn vô lượng, các vị Bồ tát cùng đại hoan hỷ, và đức Như Lai tán dương, rằng :  lành thay, lành thay (26) ! 

          Âm : 

          Nhĩ thời Thế tôn dữ chư Thánh giả Bồ tát Ma ha tát diễn thuyết như thị bất khả tư nghị giải thoát cảnh giới thắng pháp môn thời, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát nhi vi thượng thủ chư đại Bồ tát cập sở thành thục lục thiên Tỳ kheo. Di Lạc Bồ tát nhi vi thượng thủ Hiền kiếp nhất thế chư đại Bồ tát ;  Vô Cấu Phổ Hiền Bồ tát nhi vi thượng thủ nhất sanh bổ xứ trụ quán đảnh vị chư đại Bồ tát, cập dĩ thập phương chủng chủng thế giới phổ lai tập hội nhất thế sát hải cực vi trần số chư Bồ tát Ma ha tát chúng. Đại trí Xá Lợi Phất, Ma ha Mục Kiền Liên đẳng nhi vi thượng thủ chư đại Thanh văn. Tinh chư nhơn thiên nhất thế thế chủ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn, Phi nhơn đẳng. Nhất thế đại chúng văn Phật sở thuyết giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành. 

          Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh - Nhập Bất Tư Nghị - Giải Thoát Cảnh Giới - Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm – Chung. 

          Dịch nghĩa : 

          Khi đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cùng các vị Bồ tát đại sĩ nói về pháp môn “Lãnh vực giải thoát bất khả tư nghì” thì các đại Bồ tát và sáu ngàn Tỷ kheo đã được thành thục do Văn Thù đại sĩ làm thượng thủ ;  các đại Bồ tát thuộc về Hiền kiếp do Di Lạc đại sĩ làm thượng thủ ;  các đại Bồ tát chỉ còn một đời nữa là bổ xứ lên ngôi Pháp vương, cùng với các đại Bồ tát nhiều bằng số lượng cực vi của biển cả thế giới cùng đến pháp hội nầy, do Phổ Hiền đại sĩ (27) làm thượng thủ ;  các đại Thanh văn do các Tôn giả Xá Lợi Phật và Mục Kiền Liên làm thượng thủ ;  cùng với hết thảy thế chúa, tám bộ thiên long, nhơn loại và loài khác, toàn thể đại hội như vậy nghe những điều đức Như Lai tuyên thuyết thì ai cũng đại hoan hỷ, tín thọ, phụng hành (28)

          Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Hết. 

          Nam mô Hoa Nghiêm Giáo Chủ Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

          Nam mô Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh.

Nam mô Như Lai Trưởng Tử Phổ Hiền Bồ tát Ma ha tát. 

Chú thích :   

(1)  Là báo thân của đức Phật Thích Ca. 

(2)  Chỉ cho Hoa Nghiêm 40 cuốn. 

(3) Hạnh nguyện, đúng ra là hành nguyện :  tức là Chí nguyện và việc làm bất khả phân, gọi là hạnh nguyện. Hạnh nguyện Phổ Hiền  :  Cát tường một cách toàn diện. Hạnh nguyện Phổ Hiền có Hai nghĩa : Có nghĩa là hạnh nguyện của đức Phổ Hiền, nhưng cũng có nghĩa là hạnh nguyện có đặc tính Phổ Hiền. 

(4)  Thời kỳ :  Dịch chữ Kiếp. Đúng ra phải dịch là thời kỳ dài, và có Ba bậc :  Thời kỳ dài nhỏ (tiểu kiếp), thời kỳ dài vừa (trung kiếp) và thời kỳ dài lớn (đại kiếp).

(5)  Cực vi (hay vi trần, cực vi trần) là bụi rất nhỏ, tưởng tượng cũng không thể phân tích được nữa. 

(6)    Hai lần không thể nói, là một trong các cấp số rất nhiều. 

(7)  Sát na (niệm) là đơn vị ngắn nhất của thời gian, chỉ như ý nghĩ thoạt hiện hay thoạt biến. 

(8)   Hải hội :  Đại hội đông như biển. 

(9)  Dịch theo Đại sư Thái Hư. 

(10)  Đúng chánh văn ở đây là sám trừ : tức sám hối trừ diệt. 

(11)  Không phải là một bài bốn câu chỉnh cú thuộc thể văn chỉnh cú, mà bất cứ thể văn chỉnh cú hay thể văn trường hàng, hễ 32 chữ liên tiếp, thành bốn câu, mỗi câu tám chữ, thì được gọi là một bài chỉnh cú bốn câu. 

            (12) Dịch theo Phật học Đại từ điển của Đinh Phúc Bảo. Nguyên tên dịch âm thì thứ tự như sau :  Dạ xoa, La sát, Cưu bàn trà, Tì xá xà, Bộ đa. 

            (13) Đại nguyện vương (hay nguyện vương), đại nguyện là hạnh nguyện vĩ đại, đại nguyện vương là đại nguyện chúa tể của đại nguyện. Cũng có trường hợp đại nguyện vương chỉ cho đức Phổ Hiền :  Vị chúa tể của đại nguyện. 

            (14)  Chính văn là “Sở hữu lễ tán cúng dường Phật”. Câu nầy nếu nói rõ là sỡ hữu lễ Phật, tán Phật, cúng dường Phật. Vậy chữ Phật chữa thành chữ Phước là rất sai. 

            (15)  Mười hai bài chỉnh cú nói về tám đại nguyện :

1-2  là Một lễ kính Phật đà ;

3-4  là Hai tán dương Như Lai ;

5-7 là Ba hiến cúng rộng lớn ;

8  là Bốn sám hối nghiệp chướng ;

9  là Năm tùy hỷ công đức ;

10  là Sáu xin chuyển Pháp luân ;

11  là Bảy xin Phật ở đời ;

12  là, theo Thái Hư Đại sư, nói trước một cách tổng quát về đại nguyện Mười hồi hướng khắp cả. 

(16) Theo ý Đại sư Thái Hư, các chỉnh cú 13 – 14 nầy là đại nguyện Tám của thường học theo Phật. 

(17)  Theo ý Đại sư Thái Hư, các chỉnh cú 15 – 16 nầy là đại nguyện Chín hằng thuận chúng sanh. 

(18) Theo ý Đại sư Thái Hư, các chỉnh cú 17 – 47 sau đây là đại nguyện thứ Mười hồi hướng khắp cả, nói đầy đủ hơn. Tựu trung chia ra hai đoạn lớn :  Đoạn một, các chỉnh cú 17 – 38 là phát thêm Mười nguyện nhỏ, Đoạn hai, các chỉnh cú 39 – 47 là tổng kết hồi hướng về mười đại nguyện. 

            (19) Lậu, dịch đúng là rỉ, lọt, mà ở đây dịch là sai sót, sơ hở, sơ suất. 

            (19b) Nghĩa là nhiều như cực vi trên đầu sợi lông. 

(20)    Dịch đủ :  Thiền định, trí tuệ, phương tiện. 

(21) Gọi là ghi chú 18. Ở ở đó đã nói các chỉnh cú 17 – 38 là phát thêm mười nguyện nhỏ, đó là :

            1.-  17 – 18  là nguyện hộ vệ Chánh pháp.

2.-  19 – 20  là nguyện tự lợi lợi tha.

3.-  21 – 22  là nguyện thành thục chúng sanh.

4.-  23 – 24  là nguyện không rời đồng hành.

5.-  25 – 26  là nguyện hiến cúng Chánh pháp.

6.-  27 – 28  là nguyện được lợi công đức.

7.-  29 – 31  là nguyện chuyển đẩy Pháp luân.

8.-  32 – 33  là nguyện nhập cảnh giới Phật.

9.-  34 – 35  là nguyện phụng sự chư Phật.

10.- 36 – 38 là nguyện mau thành Chánh giác. 

(22)  Coi lại ghi chú 3. Tất cả chữ Phổ Hiền, trong trường hàng cũng như chỉnh cú, có Ba nghĩa :  Một, có khi chỉ cho đức Phổ Hiền, thì viết hoa. Hai, đa số chỉ cho tính cách phổ hiền, thì viết thường. Ba, có khi chỉ cho các đức Phổ Hiền khác, thì cũng viết hoa. 

(23)    Chữ nầy, ở đây và ở dưới, là chỉ cho Mười hạnh nguyện Phổ Hiền. 

(24)  Coi lại ghi chú 18. Ở đó đã nói, theo ý của Đại sư Thái Hư, các chỉnh cú 39 – 47 là tổng kết hồi hướng về Mười đại nguyện. Gồm lại, các chỉnh cú 17 – 47 là nói về đại nguyện Mười hồi hướng khắp cả. 

(25)  Có hai nghĩa, nghĩa chính là quân đội của ma vương thật ;  nghĩa nữa là dục vọng, cũng gọi là quân đội của ma vương. Chưa kể có nơi từ ngữ nầy còn nói đến cơ thể (ngũ âm) sự chết và phiền não. 

(26)    Phẩm nầy đáng lẽ chấm hết ở đây mới phải. 

(27)    Đúng chánh văn là Vô cấu Phổ Hiền Đại sĩ. 

(28)    Đoạn nầy là lời kết cả bộ kinh Hoa Nghiêm. 

Phần Lược Luận 

Ý nghĩa và Luận quán

của phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện

Thượng Nhơn Hân Tịnh Thích Trí Tịnh 

        1.-  Ý nghĩa :  Trong pháp hội Hoa nghiêm, đức Thế tôn Tỳ Lô Giá Na với vô lượng Pháp thân Bồ tát ở Hoa tạng giới hải cùng nhau giảng luận cũng như hiển bày về cảnh giới bất tư nghì giải thoát của mình tự chứng. 

          Thiện Tài Đồng Tử, một bực đại cơ đại trí, nhờ đức Văn Thù Bồ Tát điểm hóa nên chứng được Căn bổn trí (Cũng gọi là Chân thiệt trí.  Luận Khởi Tín nói :  “Thỉ giác hiệp bổn giác.”  Luận Duy Thức nói :   “Chứng chân duy thức tánh,” chính là trí này vậy.  Người chứng được trí này thời là bực Sơ Trụ Bồ tát theo Viên giáo, và là bực Sơ Địa Bồ tát của Thỉ giáo.  Trí lực và thần thông của bực Bồ tát này có thể phân thân hóa hiện làm một trăm thiên bá ức vị Phật ngự trong một trăm thế giới không Phật để giáo hóa chúng sinh.) 

          Sau đó đức Văn Thù Bồ tát bảo ngài Thiện Tài đi tham học với các bực đại thiện tri thức khác để được viên mãn phước trí.  Học với Đức Vân trước nhất, nhẫn đến Quán Thế Âm, Di Lặc, cuối cùng ngàu cầu học với đức Phổ Hiền Bồ tát.  Đến đây, quả vị của nài Thiện Tài đã chứng kề bực Đẳng giác. 

          Bấy giờ, đức Phổ Hiền Bồ tát đứng trước Phật, xưng dương tán thán công đức vô thượng của Phật xong, ngài liền đem mười điều đại nguyện giảng cho Thiện Tài và hải hội Bồ tát cùng nghe.  Ngài bảo muốn trọn nên công đức của Phật, nghĩa là muốn thành Phật, chư Bồ tát đều phải tu mười nguyện vương ấy. 

          Mười nguyện vương ấy cũng gọi là Phổ Hiền hạnh nguyện.  Danh từ này có hai nghĩa :  chung và riêng : 

A.-  Mười điều đây là hạnh nguyện của bực Đẳng giác, của bực Bồ tát gần kề quả Phật cùng tu để được thành Phật, nên gọi là Phổ Hiền hạnh nguyện, đây là nghĩa chung. 

B.-  Mười điều đây chính là hạnh nguyện của đức Phổ Hiền Bồ tát, và là của đức Phổ Hiền đem giảng lại cho đại chúng, nên gọi là Phổ Hiền hạnh nguyện, đây là nghĩa riêng. 

          Như trên đã nói, trong đại hội Hoa Nghiêm, Đức Phật và chư Bồ tát cùng nhau giảng luận cũng như hiển bày về cảnh giới bất tư nghị giải thoát của mình tự chứng, nên tất cả những lời trong phẩm nơi cảnh giới bất tư nghị giải thoát của ngài đã tự chứng mà giảng thuật, vì thế nên danh đề của phẩm này là :  Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm. 

          Mười Hạnh Nguyện đây đã đứng trên cảnh giới bất tư nghị giải thoát mà thành lập, vậy thời muốn hiểu thấu đáo điệu lý của mười Hạnh Nguyện này, trước tiên cần phải rõ thế nào là Bất Tư Nghị giải thoát cảnh giới ? 

          Chỗ sở ngộ và sở chứng của hàng Đại thừa Bồ tát chia ra làm bốn từng cấp.  Bốn từng cấp này đều lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng ;  thể tánh bổn lai vốn dung thông tự tại vô ngại : 

          1.-  Lý vô ngại pháp giới.

          2.-  Sự vô ngại pháp giới.

          3.-  Lý sự vô ngại pháp giới.

          4.-  Sự sự vô ngại pháp giới. 

          “Lý” tức là chân lý thật tánh, là thể tánh chân thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là Pháp tánh, hay Pháp giới tánh.  Chân như tánh.  Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chân thật ấy.  Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là “Lý vô ngại pháp giới.”  Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu Căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng Pháp thân Bồ tát. 

          Tất cả pháp “Sự” đều đồng một thể tánh chân thật tức là đồng lấy pháp tánh làm tự thể.  Toàn thể “sự” là pháp tánh, là pháp tánh đã viên dung vô ngại, thời toàn sự cũng vô ngại, nên gọi là :  “Sự vô ngại pháp giới” : 

          Người chứng được Sự pháp giới chính là bực Pháp thân Bồ tát thành tựu Sai biệt trí (cũng gọi là Quyền trí, Tục trí, Hậu đắc trí.) 

          “Lý” là thể tánh của “Sự” (tất cả pháp.)  “Sự” là hiện tượng của “Lý tánh.”  Vậy thời của Lý tánh.  Chính Lý tánh là toàn Sự, mà tất cả Sự là toàn Lý tánh, nên gọi là “Lý sự vô ngại pháp giới.”  Người chứng được Lý sự pháp giới này thời là bực Pháp thân Bồ tát đồng thời hiển pháp của hai trí (Căn bổn trí và Sai biệt trí.) 

          Tất cả sự đã toàn đồng một tánh thể, mà tánh thể thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tất cả sự.  Một sự nhiếp và tức cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự.  Thế là sự sự vô ngại tự tại, nên gọi là “Sự sự vô ngại pháp giới.”  Người chứng được Sự sự pháp giới này là bực Pháp thân Bồ tát thành tựu Nhất thiết chủng trí. 

          Xét theo văn nghĩa, phẩm này y cứ nơi Sự sự vô ngại pháp giới dung thông tự tại nên gọi là “Giải Thoát.”  Cảnh giới đây là Thánh trí chỗ chứng, chẳng phải phàm tình lường biết được nên gọi là “Bất Tư Nghị Cảnh Giới.”  Đã chứng được, đã trụ trong cảnh giới vô ngại ấy nên gọi là “Nhập” 

          Sao lại biết rằng phẩm này y cứ nơi Sự sự vô ngại pháp giới mà thành lập hạnh nguyện ? 

          Trong phẩm, đức Phổ Hiền giảng giải về mười điều đại nguyện, nơi nguyện nào cũng đều quán nhiếp cả không gian lẫn thời gian. 

          Về không gian, nguyên văn luôn luôn nói : 

          Trong vô lượng cõi có vô lương vi trần, trong mỗi vi trần đều có vô lượng cõi, trong mỗi cõi đều có vô lượng Phật, nơi mỗi đức Phật đều có vô lượng Bồ tát, vô lượng đại chúng v.. v...  Nơi trước mỗi đức Phật, tôi đều hóa hiện thân nhiều như số vi trần, mỗi thân đều khắp lễ kính vô lượng Phật v.. v...  Trong số vi trần khắp hư không pháp giới mười phương ba đời, mỗi mỗi vi trần đều có vô lượng chư Phật thành Đẳng Chánh Giác, tất cả chúng Bồ tát nhóm họp vây quanh v.. v... 

          Cho đến nơi văn kệ cũng luôn nói như thế : 

Trong một trần có vô số cõi

Mỗi mỗi cõi có nan tư Phật

Mỗi mỗi Phật ở giữa chúng hội

Tôi thấy hằng giảng hạnh Bồ đề. 

          Thế là tất cả pháp, về không gian, thời nhỏ nhiếp lớn, ít dung thông nhiều, nhỏ lớn nhiều ít đều viên dung vô ngại. 

          Về thời gian, điều nguyện nào cũng là mãi mãi vô tận, cho đến một niệm nhiếp tất cả kiếp, rồi tất cả kiếp dung nơi một niệm, ngắn dài, dài ngắn đều viên dung vô ngại.  Như nguyên văn nói : 

Tôi hay thâm nhập đời vị lai

Tất cả kiếp thâu làm một niệm

Hết thảy những kiếp trong ba đời

Làm khoảng một niệm tôi đều nhập. 

          Và cả không gian lẫn thời gian cũng dung thông nhiếp nhận lẫn nhau, như trên nguyên văn nói : 

Khắp hết mười phương các cõi nước (không gian)

Mỗi đầu lông đủ có ba đời (thời gian)

Phật cùng quốc độ số vô lượng (không gian)

Tôi khắp tu hành trải trần kiếp (thời gian)

..............

Trong một niệm tôi thấy ba đời (thời gian)

Tất cả các đấng Nhân Sư Tử (không gian)

Cũng thường vào trong cảnh giới Phật

Như huyễn, giải thoát và oai lực

...............

Trong các cực vi đầu sợi lông (không gian)

Xuất hiện cõi trang nghiêm ba thuở

Mười phương trần sát các đầu lông

Tôi đều thâm nhập để nghiêm tịnh.

................ 

          Tất cả Sự pháp không ngoài không gian và thời gian.  Không gian dung nhiếp không gian, thời gian dung nhiếp thời gian, không gian dung nhiếp thời gian, thời gian dung nhiếp không gian, đó là “Sự sự vô ngại pháp giới,” mà cũng chính là  “Cảnh giới giải thoát tự tại bất tư nghị” vậy.  (Muốn rõ diệu Huyền Môn của Hoa Nghiêm tông và nên xem phẩm Bất Tư Nghị trong kinh Duy Ma Cật để rõ thêm về Cảnh giới bất tư nghị của Bồ tát.) 

          Và cảnh giới dung thông bất tư nghị đây là những sự vật thường ở khắp trong thế giới Cực Lạc.  Nơi Cực Lạc trên cây báu, trong đền đài, trong quang minh, ở mặt đất, giữa hư không v.. v....  tất cả sự vật đều dung nhiếp lẫn nhau, trùng trùng vô tận vô ngại, cho đến nơi lọng báu hiển hiện tất cả Phật sự ở mười phương v.. v...  Như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã tường thuật. 

          Người thọ trì đọc tụng phẩm này, tức là huân tập cảnh giới bất tư nghị giải thoát.  Vì thế nên về đoại cuối phẩm nguyên văn nói người thọ trì đọc tụng phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện này, nhờ oai lực của hạnh nguyện, lúc lâm chung sẽ sinh về cõi Cực lạc là hiện tướng của cảnh giới bất tư nghị giải thoát.  Dưới đây là nguyên văn nói về việc ấy : 

          ... Lại người trì tụng này, lúc lâm chung, phút cuối cùng, tất cả căn thân đều hư hoại, tất cả thân thuộc đều phải bỏ lìa, tất cả oai thế đều thối thất, cho đến các Phụ tướng đại thần, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân bảo, kho đụn v.v... tất cả đều không đem một món nào theo được.  Chỉ có mười Nguyện vương này chẳng rời người mà thôi, trong tất cả thời gian nó thường ở trước dẫn đường, trong khoảnh khắc liền được sinh về cõi Cực lạc.  Đến Cực lạc rồi liền thấy Đức A Di Đà Phật cùng các ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Quán Tự Tại Bồ tát v.v...  Các Bồ Tát này sắc tướng đoan nghiêm, công đức đầy đủ, chung cùng vây quanh.  Lúc bấy giờ người ấy tự thấy mình già sinh nơi hoa sen báu, được Đức Phật xoa đầu thọ ký.  Sau khi được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp, khắp cả mười phương bất khả thuyết, bất khả thuyết thế giới dùng sức trí huệ tùy theo tâm của chúng sinh mà làm lợi ích.  Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, hàng phục quân ma, thành bực Đẳng Chánh Giác, giảng nói pháp mầu vi diệu ... 

          Và vì muốn cho mọi người, cho tất cả chúng sinh đều được chứng nhập cảnh giới bất tư nghị giải thoát ;  đức Phổ Hiền Bồ tát lại ân cần khuyên : 

          ... Vì thế nên những người được nghe mười điều nguyện vương này chớ sinh lòng nghi ngở, nên phải lãnh thọ, thọ rồi nên đọc, đọc rồi có thể tụng thuộc, tụng thuộc rồi nên gìn nhớ luôn, nhẫn đến biên chép vì người mà giảng nói, những người như vậy trong một niệm đều được thành tựu tất cả hạnh nguyện, được phước vô lượng, vô biên, có thể ở trong biển khổ phiền não cứu vớt chúng sinh, khiến chúng được giải thoát, đều được vãng sinh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà ... 

          Thiết thực hơn, đức Phổ Hiền lại khuyên tất cả Bồ tát, tất cả đại chúng hiện tại trong Pháp hội Hoa nghiêm, dưới sự chứng minh của đức Phật, cùng nhau đồng phát nguyện vãng sanh Cực lạc, để được chóng viên thành Phật quả. 

          Dưới đây là nguyện văn phát nguyện của các ngài : 

                   Nguyện tôi lúc mạng sắp chung,

Trừ hết tất cả các chướng ngại,

Tận mặt gặp Phật A Di Đà,

Liền được vãng sanh cõi Cực lạc.

Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi,

Hiện tiền thành tựu nguyện lớn nầy,

Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu,

Lợi lạc khắp tất cả chúng sanh.

Chúng hội Di Đà đều thanh tịnh,

Tôi từ hoa sen nở sanh ra,

Thân thấy đức Phật Vô Lượng Quang,

Liền thọ ký tôi đạo Bồ đề.

Nhờ đức Phật kia thọ ký rồi,

Tôi hóa vô số vạn ức thân,

Trí huệ rộng lớn khắp mười phương,

Khắp lợi tất cả chúng sanh giới. 

          Trước khi dứt lời, đức Phổ Hiền lại đem tất cả công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đồng vãng sanh Cực lạc, để chúng sanh cũng đồng được chứng nhập cảnh giới bất tư nghì giải thoát như ngài. 

          Đây là lời hồi hướng : 

Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi,

Phước lớn vô biên đều hồi hướng,

Khắp nguyện chúng sanh đang chìm đắm,

Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang.

(tức cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà). 

          2.-  Luận Quán :  Đã lược biết ý nghĩa về phần y cứ cũng như về mục đích của phẩm nầy, giờ đây cũng nên lược luận về tuần thứ luận quán của Mười điều đại nguyện : 

1.-  Một là lễ kính các đức Phật,

2.-  Hai là khen ngợi đức Như Lai,

3.-  Ba là rộng sắm đồ cúng dường,

4.-  Bốn là sám hối các nghiệp chướng,

5.-  Năm là tùy hỷ các công đức,

6.-  Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp,

7.-  Bảy là thỉnh Phật ở lại đời,

8.-  Tám là thường học theo Phật,

9.-  Chín là hằng thuận lợi chúng sanh,

10.- Mười là hồi hướng khắp cả. 

          ...  Chúng sanh lưu lãng trong vòng snah tử luân hồi, nguyên nhơn là vì trái quên giác tánh mà đem theo trần lao. Trần lao là thứ vô thường, nên đã theo nó tức là lưu chuyển như nó. Nếu chúng snah thức tỉnh biết xét trở lại :  rời trần lao mà xoay về giác tánh thời khỏi hẳn luân hồi, vì giác tánh là bản thể chơn như thường trụ. Bậc chứng cùng giác tánh là đức Phật, nên đều nguyện thứ nhất “Lễ Phật” đây, là biểu tượng trái trần lao mà hiệp với giác tánh vậy. 

          ...  Đã kính lễ Phật, tất nhiên phải biết rõ hạnh đức thần thông trí huệ vô thượng của Phật. Việc “Tán thán công đức”, chính là biểu hiện của sự rõ biết rồi quá khâm phục mà thốt ra lời, làm thành lời nguyện thứ hai trong mười nguyện. 

          ...  Muốn thỏa mãn tấm lòng khâm phục, kính ngưỡng ân đức sâu dày của Phật, lễ lạy và tán thán vẫn chưa đủ. Bồ tát lại lấy sự “Cúng dường Phật” làm điều nguyện thứ ba. Hạnh cúng dường có Hai cách : 

          1.-  Tài cúng dường (dùng hoa, hương, đèn v.. v... để cúng dường).

          2.-  Pháp cúng dường (y theo lời Phật dạy mà tu hành, cho đến chẳng rời tâm Bồ đề để cúng dường, ...). 

Về tương đối, công đức của Pháp cúng dường lớn hơn công đức của Tài cúng dường. Nhưng ở nơi tài cúng dường mà tam luân không tịch, thời Tài cúng dường trở thành Pháp cúng dường công đức vô lượng vô biên, như trong kinh Kim Cang nói Bố thí không trụ trước nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, công đức rộng lớn như hư không. Và như kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương, nhắc việc cúng dường của ngài Nhất Thế Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát. 

...  Nơi Phật thì đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm. Nơi ta thì từ vô thỉ đến nay kết cấu vô biên nghiệp hoặc. Muốn thành tựu công đức, trước phải trừ sạch nghiệp chướng đã gây tạo từ quá khứ, cũng không tái phạm ở hiện tại và tương lai. Đây là ý của điều nguyện thứ tư “Sám hối các nghiệp chướng”

...  Ở nơi công đức của người mà mình có quan niệm tán thành kính mộ thì mới có sự phát tâm làm theo, tu tập theo, nên “Tùy hỷ công đức” là điều nguyện thứ năm của Bồ tát. 

...  Đã có quan niệm tán thành ngưỡng mộ công đức vô thượng, tất cần phải biết do phương tiện gì, do pháp môn nào mà được thành tựu. Vì thế nên Bồ tát gấp “Thỉnh Phật chuyển Pháp luân”, đồng thời, để chúng sanh gội nhuần ơn pháp nhũ, thành điều nguyện thứ sáu. 

Chư Phật thành Phật là vì chúng sanh mà thành Phật, đã vì chúng sanh tất phải nói pháp, Bồ tát cần gì phải cầu thỉnh ?  Sự thỉnh pháp nầy có hai ý nghĩa : 

1.-  Vì muốn cho Chánh pháp có phần quý trọng, có quý trọng mọi người miớ sanh lòng khaó khát ngưỡng vọng, có khao khát ngưỡng vọng mới có lợi ích. 

2.-  Lòng của Bồ tát lúc nào cũng tha thiết đối với sự lợi người lợi mình. Người cùng mình được lợi ích, không gì bằng nghe Phật thuyết pháp, nên đức Phật chưa nói mà Bồ tát đã vội cầu thỉnh trước. 

Mình và chúng hội hiện tại được thấy Phật, được nghe pháp âm, nhưng còn lo tương lai thiếu huệ nhật nếu đức Phật nhập diệt. Phật ở nơi đời là phước lợi tối thắng cho quần sanh, nên Bồ tát chí thành “Thỉnh Phật trụ thế mãi mãi”. Đây là điều nguyện thứ bảy. 

...  Đã thỉnh Phật diễn nói pháp mầu, tất đã thông hiểu. Nhưng nghe pháp mà thiếu tư duy tu tập, thì đâu có thể đạt đến kết quả giải thoát thành Phật. Muốn thành Phật, phải đi đúng theo con đường của Phật đã đi. Nghĩa là phải thực hành những công hạnh như Phật đã làm trước khi thành Phật và sau khi thành Phật, nên điều nguyện thứ tám “Thường học theo Phật” nối liền với điều nguyện “Khuyến thỉnh”. (Chữ Học trong đây có nghĩa là học tập thực hành)

...  Pháp thân do phước đức và trí tuệ mà trang nghiêm. Trí huệ cùng phước đức được viên mãn, tức là thành Phật hoàn toàn. Tư duy tu tập chính để rèn luyện trí huệ, còn từ bi lợi sanh chính là vun trồng phước đức, mà đồng thời cũng là bổ túc cho trí huệ do sự kinh nghiệm. Vì thế nên công hạnh độ sanh lợi tha do từ bi tâm là phận sự khẩn thiết của bậc Bồ tát đắc nhẫn. (Đắc nhẫn nói cho đủ là đắc Vô sanh nhẫn, nghĩa là bậc Bồ tát đã chứng Vô sanh Giải thoát) mà thành điều nguyện thứ chín “Hằng tùy thuận Chúng sanh” (Hai chữ Tùy thuận ở nơi đây chính ý là thiết tha lân mẫn chúng sanh, chìu theo chỗ hạp nghi nguyện vọng trong sạch của chúng sanh, mà thi hành những phương pháp gì để chúng sanh được lợi ích trên đường giải thoát khỏi khổ, ...). 

...  Bồ tát đã lấy từ bi nằm lòng, nên chúng sanh khổ là mình khổ, chúng sanh vui là mình vui, tất cả công hạnh tu tập chính là vì chúng sanh mà tu tập, nên Bồ tát có bao nhiêu công đức đều hồi hướng cho cả pháp giới cháng sanh, mong sao cho muôn loài chúng sanh chóng thoát khỏi khổ sanh tử, đồng sớm được thành Phật. Đây là điều nguyện thứ mười “Phổ giai Hồi hướng” của Bồ tát.*

          Mười nguyện vương đã thuộc cảnh giới bất tư nghì, thì đâu còn phải ở trong phạm vi ngữ ngôn văn tự, chỉ tùy chỗ sở đắc thánh trí của hành giả tự chứng tỏ lấy. Nhưng vì muốn cho các hàng sơ cơ hiểu được phần nào nơi ý nghĩa trong phẩm nầy, nên chúng tôi mới trắc đạt viết ra những lời lược luận trên đây. Đồng thời cũng mong mọi người, do sự hiểu phần nào ấy, để được vô lượng công đức, như nguyên văn trong phẩm đã nói : 

          Nầy thiện nam tử !  Các chúng sanh kia hoặc nghe hoặc tin nơi nguyện vương rộng lớn nầy, rồi thọ trì đọc tụng và giảng nói cho người nghe, công đức của chúng sanh kia chỉ có đức Phật Thế tôn biết, ngoài ra không ai hiểu thấu. 

          Hoặc có người dùng lòng tin sâu chắc ở nơi mười điều nguyện rộng lớn nầy thọ trì, đọc tụng, cho đến biên chép một bài kệ bốn câu, thì sớm có thể dứt trừ được Năm nghiệp Vô gián, cả thảy thân bệnh, tâm bệnh, khổ não trong thế gian, cho đến tất cả các ác nghiệp nhiều như cực vi trong cõi Phật đều được tiêu trừ, tất cả các quân ma, quỷ Dạ xoa, quỷ La sát, hoặc quỷ Cưu bàn trà, Tỳ xá xà, Bộ đa v.v...  các quỷ thần hung ác uống máu ăn thịt thảy đều lánh xa, hoặc nếu có gần gũi thì là hạng phát tâm theo hộ trì. 

Vì thế, nên người trì tụng nguyện nầy, thì đi trong thế gian không bị chướng ngại, như mặt trăng giữa lừng ra khỏi mây mù, các đức Phật, Bồ tát đều khen ngợi, tất cả hàng nhơn thiên đều nên lễ kính, tất cả chúng sanh đều nên cúng dường. Người thiện nam tử nầy trọn được thân người đầy đủ bao nhiêu công đức của ngài Phổ Hiền. Chẳng bao lâu sẽ như Phổ Hiền Bồ tát mau được thành tựu sắc thân vi diệu, đủ ba hai tướng đại trượng phu ...  trọn có thể phá hoại tất cả đường ác, trọn có thể xa lìa tất cả bạn dữ, trọn có thể chế phục tất cả ngoại đạo, trọn có thể giải thoát tất cả phiền não ...  Lại người nầy lúc lâm chung, trong khoảnh khắc được sanh về cõi Cực lạc. Lúc bấy giờ người ấy tự thấy mình gá sanh nơi hoa sen báu, được đức Phật xoa đầu thọ ký. Sau khi được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp, khắp cả mười tất cả thế giới, dùng sức trí huệ tùy theo tâm của chúng sanh mà làm lợi ích. Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ đề đạo tràng, hàng phục quân ma, thành bậc Đẳng Chánh Giác, giảng nói Pháp mầu vi diệu. ... 

Chú thích những danh từ trong kinh 

          Kinh :  Tiếng Phạn gọi là “Tu đa la”, dịch là “Khế kinh”, nghĩa là pháp lý thường hnằg khế chơn và khế lý và hiệp căn cơ của chúng sanh. Chữ Kinh lại có nghĩa là “Nhiếp trì”, nhiếp trì : Giáo, Lý, Hạnh, Quả, như dây xâu những hạt chuỗi làm cho dính lại với nhau không bị rời rạc. Tất cả lời Phật dạy, hoặc của Bồ tát giảng, hoặc đệ tử Phật nói, đã được Phật ấn chứng đều gọi là Kinh. 

            Đại Phương Quảng :  Đại là cùng tột ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, khắp cả mười phương Đông, Tây, Nam, Bắc v.. v...  Phương, là phương pháp giữ gìn tánh cách cho người nhận biết. Quảng là rộng chứa cùng khắp. 

            Phật :  Nói cho đủ là Phật đà (Buddha). Tức là đấng đã tự Giác ngộ và Giác ngộ cho người, tất cả công hạnh Tự giác, Giác tha đều viên mãn. 

            Hoa Nghiêm :  Muôn hạnh viên thành cảm quả vô thượng trang nghiêm, như hoa đẹp thơm kết thành quả Bồ đề Chánh giác.           

            Gồm những nghĩa trên lại, lời của đức Phật dạy, hay lời của chư Bồ tát cùng hàng đệ tử được đức Phật ấn chứng, khế chơn lý, hiệp căn cơ, có nghĩa diệu mầu cao xa rộng khắp, đầy đủ tất cả công hành lành trong sạch, trang nghiêm Phật thân, rốt ráo viên thành Phật quả, nên gọi là : Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. 

            Phẩm :  Gồm nhiều chương nhiều đoạn văn liên hợp thành một phần trong bộ kinh gọi là phẩm. Trong phẩm nầy nói về hạnh và nguyện của ngài Phổ Hiền Bồ tát, những hạnh nguyện nầy thực hành trong cảnh giới tự tại giải thoát của bậc Pháp thân Bồ tát, chỉ có chơn trí khế chứng, không thể dùng tâm lượng bình thường suy lường mà thấu biết được, nên gọi là :  Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện. 

            Nhà Đường :  Một triều đại của Trung Hoa từ 618-907 Tây lịch, tức là nhà Lý Đường. 

            Kế Tân :  Một nước nhỏ của Ấn Độ thời xưa. 

            Bát Nhã :  Dịch là Trí Huệ, tên của một vị xuất gia siêng năng dứt điều ác tu hạnh lành, thông suốt giáo lý cả tạng Kinh, Luật, Luận, nên được tôn xưng là Tam tạng Sa môn. 

            Dịch :  Đổi văn Phạn ra văn Hán, cũng như đổi văn Hán ra văn Việt. 

            Phổ Hiền :  Tên một vị đại Bồ tát làm Thượng thủ trong Pháp hội Hoa nghiêm. 

            Bồ tát : Nói cho đủ là Bồ đề Tát đỏa. Bồ đề là Giác ngộ, Tát đỏa là Hữu tình. Bậc đã tự Giác ngộ cho mình và Giác ngộ cho người, được gọi là Bồ tát. 

            Như Lai :  Một trong Mười hiệu của đức Phật. Như, tức là thể tánh chơn thật Như Như Thường Trụ :  không sanh diệt, không dời đổi. Lai là diệu dụng thành bậc Đẳng Chánh Giác, độ khắp chúng sanh.

            Tức là đắng từ nơi thể tánh chơn thật thường như thị hiện diệu dụng thành Phật độ sanh, nên gọi là Như Lai (tức là Như Bất Động, Lai Thành Chánh Giác). 

            Thiện Tài :  Tên một vị đồng tử phát tâm Bồ đề đi tham học khắp các bậc thiện tri thức, hiện một đời viên mãn tất cả trí hạnh thành bậc Đẳng Giác.

            Lúc sanh ra ngài, trong nhà tự nhiên hiện nhiều vàng bạc châu báu, nên đặt tên ngài là Thiện Tài. 

            Đồng Tử :  Người đồng chơn nhập đạo (người tu hành từ nhỏ đến lớn không lập gia đình, không lấy vợ). 

            Thiện Nam Tử :  Danh xưng tặng đàn ông, con trai do người trên gọi người dưới. 

            Cực Vi Trần :  Là hạt bụi hết sức nhỏ, không còn có thể phân tích được nữa, nếu phân tích thêm thi sẽ thành hư không. Nhiều Cực Vi Trần hợp lại thành một vi trần. 

            Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết :  Một con số rất lớn trên số Bất Khả Thuyết trong mười số lớn của Ấn độ. 

            Cõi Phật :  Cõi của một đức Phật giaó hóa. Như cõi Ta Bà nầy là cõi của đức Phật Thích Ca giáo hóa, cũng giống như cõi Cực lạc do ngài Di Đà làm Giáo chủ để giáo hóa vậy. 

            Hạnh :  Công hạnh, những việc phát ra từ mong muốn cùng ý chí. 

            Cúng Dường :  Cúng là dâng cho, dường là nuôi dưỡng. Người dưới dâng tặng lên người trên gọi là cúng dường. 

            Sám :  Tiếng Phạn nói Sama, dịch là Hối quá. Tiếng Phạn hợp cùng tiếng dịch gọi chung thành danh từ là Sám Hối. Có nghĩa là ăn năn lỗi trước và chừa cải đổi về sau. 

            Nghiệp Chướng :  Nghiệp là hạnh nghiệp, tức là những sự tạo tác thí vi. Chướng là ngăn ngại, che lấp. Các hạnh nghiệp hữu lậu hay ngăn che chơn trí nên gọi là nghiệp chướng. 

            Tùy hỷ :  Thấy điều hay việc tốt của ngưòi rồi sanh ra vui mừng và tán thành. 

            Tùy thuận :  Thuận theo căn tánh, trình độ của chúng sanh mà cứu vớt và khai hóa. 

            Hồi hướng :  Xoay công đức hướng đến chỗ mình muốn. 

            Thế Tôn :  Thế là thế gian gồm có tam giới lục đạo, và xuất thế gian gồm có các bậc thánh nhơn của ba thừa. Đức Phật là bậc tôn quý nhất của thế gian phàm phu và của xuất thế gian thánh nhơn, nên tôn xưng là Thế tôn. 

            Pháp Giới :  Phàm những vật những sự có tánh cách riêng biệt, có khuôn mẫu nhất định làm cho người, hiểu biết được gọi là Pháp. Giới : Giới hạn hay phạm vi. Các pháp đều có phạm vi riêng. Chữ Giới cũng có nghĩa là Nhơn, là Tánh, là Thể.

            Danh từ Pháp Giới ở đây là tổng chỉ vô biên không gian và vô tận thời gian. 

            Thâm Tâm Tín Giải :  Tâm rõ biết và tin một cách sâu xa chắc chắn. 

            Thế Gian :  Chữ Thế có nghĩa là dời đổi vô thường, chữ Gian có nghĩa là cách hở. Vạn sự, vạn vật đều là vô thường, cách hở không thông nhau nên gọi là thế gian. 

            Thắng Giải :  Rõ biết nhất định. 

            Tri Kiến :  Sự thấy biết. Trí huệ rất sâu thấy biết rõ ràng nhất định và sáng suốt luôn, nên gọi là thậm thâm hiện tiền tri kiến. 

            Mây :  Ở đây ngụ ý rất nhiều nhóm họp như mây. 

            Tu Di Sơn Vương :  Quả núi lớn nhất trong các núi, ở giữa bốn biển Hương Thủy, cao 168,000 do tuần. 84,000 do tuần trầm dưới nước, 84,000 do tuần nổi lên trên mặt nước. Dịch là núi Diệu Cao. Núi ấy toàn bằng chất châu báu : Vàng, bạc, lưu ly và pha lê, ánh sáng tỏa ra bốn phía. Giữa lưng núi là cõi trời Tứ thiên vương, trên đỉnh núi là cõi trời Đao lợi. 

            Bồ Đề Tâm :  Chí nguyện chứng quả Vô thượng Chánh giác, để đủ khả năng cứu độ muôn loài. 

            Ưu Ba Ni Sa Đàn Phần :  Phần rất nhỏ, không còn gì nhỏ hơn được nữa. 

            Sanh Ra Các Đức Phật :  Thực hành theo lời Phật dạy, một người y theo giáo pháp của Phật mà tu hành thì sẽ có thêm một vị Phật, một trăm người thực hành thì thêm được một trăm vị Phật, nên gọi là Sinh Ra. 

            Ba La Mật :  Dịch là Đáo bỉ ngạn. Nghĩa là đến được bờ bên kia. Những công hạnh xuất thế, khi được đến đích rốt ráo cùng tột rồi thì được gọi là Ba La Mật. Đại khái có Mười môn Ba La Mật :  1.- Bố thí Ba la mật – 2.- Trì giới Ba la mật – 3.- Nhẫn nhục Ba la mật – 4.- Tinh tấn Ba la mật – 5.- Thiền định Ba la mật – 6.- Bát nhã Ba la mật – 7.-  Phương tiện Ba la mật -  8.- Nguyện Ba la mật – 9.- Lực Ba la mật – 10.- Trí Ba la mật. 

            Lục Thú hay Lục Đạo :  Sáu loại phàm : 1.- Loài trời, 2.- Loài người, 3.- Loài A tu la, 4.- Loài súc sanh, 5.- Loài quỷ và 6.- Loài địa ngục. 

            Thanh Văn :  Hàng Thánh Tiểu thừa có bốn bậc :  1.- Tu đà hoàn, 2.- Tư đà hàm, 3.- A na hàm và 4.- A la hán. 

            Bích chi Phật :  Có Hai nghĩa là :  1.- Duyên Giác, 2.- Độc Giác.

            Hành giả tu hành, quán sát Mười hai nhơn duyên của đức Phật dạy mà được giác ngộ chứng quả Vô sanh thì gọi là bậc Duyên giác. Hành giả sanh ra gặp thời không có Phật, tự mình ngộ lý vô thường chứng Chơn không, giải thoát được sanh tử luân hồi, gọi là bậc Độc giác. (riêng mình giác ngộ lấy mình). 

            Thiện Tri Thức :  Chữ Thiện là lành, chữ Tri thức là quen biết, chính là chỉ các bậc thầy sáng suốt trọn lành. 

            Tỳ Lô Giá Na :  Dịch là Biến Nhất Thế Xứ, tức là Pháp thân Phật thông khắp pháp giới. 

            Ta Bà :  Dịch là Kham nhẫn. Chúng sanh ở cõi nầy kham nhẫn những điều khổ lụy, nên đặt tên cõi là Ta bà, hiện tại thuộc quyền giáo hóa của đức Bổn sư Thích Ca Như Lai Từ Phụ. 

            Bát Bộ :  Tức là Tám bộ Thiên, Thần :  Trời, Rồng, thần Dạ xoa, thần Càn thát bà, thần A tu la, thần Kim súy điểu, thần Khẩn na la và thần Mãng xà. 

            Thành Thục :  Thành là nên, Thục là chín. Thành thục là công đức được tăng trưởng nhẫn đến chứng đạo đắc quả. 

            Đại Bi :  Lòng thương xót cứu vớt tất cả muôn loài trong pháp giới một cách rốt ráo, rộng lớn và bình đẳng. 

            Bảy Món Báu :  Vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não. 

            Ngũ Vô Gián Nghiệp :  Cũng gọi là Năm tội ngũ nghịch :  1.- Tội giết cha, 2.-  Tội giết mẹ, 3.-  Tội giết Thánh nhơn (A la hán, Bích chi Phật, Bồ tát, v.. v...), 4.-  Tội ác tâm làm thân Phật ra máu, 5.-  Tội phá Yết ma Tăng, chuyển pháp luân Tăng. 

            Tướng Đại Trượng Phu :  Có 32 tướng :

            1.-  Đỉnh đầu nổi cao nơi búi tóc,

            2.-  Lông trắng giữa chặn mày trong sáng (bạch hào),

            3.- Tròng mắt xanh biếc như nước biển đứng lặng,

            4.-  Lông nheo đẹp như lông nheo của ngưu vương,

            5.-  Khuôn mặt tròn như trăng rằm,

            6.-  Miệng đủ 40 cái răng,

            7.-  Răng nhỏ và đều,

            8.-  Răng trắng và trong sạch,

            9.-  Lưỡi rộng và dài có thể ràn ra le trùm cả mặt đến chân tóc,

            10.- Tiếng nói thanh và nghe xa,

            11.- Cổ hầu thường có nước cam lồ rịn ra,

            12.- Hai vai liền lạc,

            13.- Vóc mình tròn đều,

            14.- Mã âm kín,

            15.- Hai tay thòng dài đến gối,

            16.- Tay dịu mềm,

            17.- Ngón tay và ngón chân đều dài và suôn vót,

            18.- Ngón tay và ngón chân có màng mỏng và trong suốt,

            19.- Bắp vế tròn suông như vế lộc vương,

            20.- Bàn chân tròn đầy,

            21.- Gót chân tròn đầy,

            22.-  Lòng bàn chân cũng tròn đầy,

            23.-  Lòng bàn chân có tướng thiên bức luân,

            24.- Hai vai, hai nách, hai mắt cá và trước ngực, bảy chỗ đều no đầy (không khuyết hãm, không lộ xương),

            25.-  Tóc và lông trong mình đều sắc xanh biếc,

            26.-  Tóc và lông đều xoáy qua phía hữu theo theo hình trôn ốc.

            27.-  Da mịn trơn láng,

            28.-  Da màu vàng hoàng kim,

            29.-  Thân hình cao lớn (một trưọng sáu theo thước tàu),

            30.-  Thân hình ngay thẳng đỉnh đạt,

            31.-  Thân hình oai nghiêm,

            32.-  Nơi thân luôn có ánh sáng tỏa ra bốn phía. 

            A Di Đà :  Chữ  “A” là tiếng Phạn, dịch là Vô (không) ;  chữ  “Di Đà” là tiếng Phạn, dịch là Lượng. Đức Giáo chủ cõi Cực lạc có quang minh vô lượng chiếu suốt mười phương thế giới không bị chướng ngại nên Ngài hiệu là A Di Đà (Vô Lượng Quang), thọ mạng của Ngài vô lượng vô biên nên gọi Ngài A Di Đà (Vô Lượng Thọ)

            Quan Tự Tại Bồ tát :  tức là đức Quán Thế Âm Bồ tát. Các ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Quan Tự Tại Bồ tát, Di Lạc Bồ tát đều là bậc Đẳng Giác Bồ tát (bậc kề quả vị đức Phật)

            Tùy Theo Tâm :  Tùy theo tâm nguyện, chí hướng của chúng sanh để dìu dắt vào đường đạo. 

            Tùy căn tánh :  Thuận theo căn cơ lợi hay độn cùng chủng tánh Đại thừa hay Tiểu thừa v.. v... của chúng sanh rồi dùng phương tiện thích hợp để hóa độ. Hai điều trên (tùy theo tâm và tùy căn tánh) đều là đại bi thiện quyền phương tiện nhiếp hóa quần sanh của Bồ tát. 

            Biết Túc Mạng :  Vì sức đa văn trí huệ, nên cho dù đi vào trong sáu loài, nhưng vẫn không quên hạnh nguyện của đời trước của mình, vì nhớ nên chùa dữ làm lành mau được giải thoát. 

            Hoặc :  Những phiền não (tâm niệm xấu) chúng snah do mê hoặc chơn tánh. 

            Cảnh ma :  Những hoàn cảnh làm não hại thân tâm của người cùng làm hư tổn thiện căn công đức của người. Có bốn thứ ma :  1.-  Phiền não ma, 2.- Ngũ ấm ma,  3.-  Tử ma và 4.- Thiên ma. 

            Biện Tài :  Có bốn :  1.- Pháp vô ngại biện tài, 2.-  Nghĩa vô ngại biện tài, 3.- Ngữ vô ngại biện tài và 4.- Nhạo thuyết vô ngại biện tài. 

            Nhơn Sư Tử :  Đức Phật ở trong loài người là bậc vô thượng tự tại, như sư tử là chúa trong loài muôn thú. 

            Phổ Môn :  Các môn (những phương pháp, phương tiện) mà Phật và Bồ tát dùng độ khắp quần sanh. Như đức Quán Thế Âm dùng để độ muôn loài mà trong phẩm Phổ Môn đã tường thuật. 

            Trưởng Tử :  Ngài Phổ Hiền Bồ tát là bậc thượng thủ trong pháp hội Hoa Nghiêm nên gọi ngài là Trưởng tử (con cả của đức Phật)

            Cực Lạc :  Trong kinh “A Di Đà” đức Thích tôn phán dạy :  từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức Phật độ, có thế giới gọi là Cực lạc, cõi ấy hiện có một vị Phật hiệu là A Di Đà, đang thuyết pháp.

            Đức Bổn sư liền tự giải thích :  Vì chúng sanh nơi cõi ấy không có tất cả những điều khổ mà chỉ thuần hưởng những  điều vui, nên cõi ấy tên là Cực lạc. Lại vì cõi ấy có vô lượng sự tốt đẹp trang nghiêm và thuần thanh tịnh v.. v...  nên cõi ấy hiệu là Cực lạc. Cõi Cực lạc cũng có tên An lạc hay An dưỡng. 

            Hoa Sen Nở Sanh :  Người được sanh về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà, đều nương vào hoa sen làm thai bào, khi còn búp thì gọi là ở thai, lúc hoa nở là sanh. Vừa snah ra thì thân thể đã đầy đủ đi đứng nói năng tự tại. Có chín phẩm sen khác nhau :  Ba phẩm sen bậc thượng, Ba phẩm sen bậc trung và Ba phẩm sen bậc hạ. Về vấn đề chín phẩm sen ở đây, trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật trình bày rất rõ ràng, rành mạch (Xin quý vị tìm kinh ấy mà xem ở chương Nhân Dân trong bộ đường về Cực Lạc tập thứ nhất)

            Thọ Ký :  Do sức đại trí huệ, đức Phật biết rõ các vị đệ tử, vị nào về sau nầy sẽ trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu công hạnh, gặp bao nhiêu đức Phật, sẽ ở cõi nào, thành Phật hiệu là gì, hóa độ được bao nhiêu chúng sanh, chánh pháp, tượng pháp trụ ở đời được bao lâu v.. v... Đức Phật đem những việc ấy nói trước với các đệ tử, khiến vui mừng mà tinh tấn tu hành, gọi là Thọ

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Tiểu Kinh Giáo Giới La Hầu la
Kinh Khất Thực Thanh Tịnh
Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na
Kinh Giáo Giới Nandaka
Kinh Giáo Giới Channa
Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc
Kinh Căn Tu Tập
Đại Kinh Sáu Xứ
Bát Nhã Tâm Kinh
21. Kinh - Sớ Thích Văn - (Sakka Panha-sutta
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
5582442
Có 0 Khách Đang Online