Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Năm 1960 Đối Với Đệ Nhất Cộng Hòa
Tác giả: Lê Xuân Nhuận

Năm 1960 Đối Với Đệ Nhất Cộng Hòa

Lê Xuân Nhuận Tổng Hợp

          Nhìn lại chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ta thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thời kỳ, trước và sau năm 1960.

          Đúng ra thì có thể có sự thay đổi mặt này mặt nọ trước năm ấy hoặc sau năm ấy, nhưng nói chung thì năm 1960 là năm đánh dấu rõ nét nhất sự thoái trào, xuống dốc quá mức của chế độ Diệm.

          Sau đây là một vài (trong nhiều) dấu chỉ liên quan.

* * * * * *

Kế Hoạch 5 Năm

          Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ giao cho Bang Michigan đảm-trách hầu hết mọi việc trong mối hợp tác Mỹ Việt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội . . .), thể-hiện qua các lãnh vực của ngành ngoại viện (tổ chức, huấn luyện, xây dựng, tái thiết, trang bị, tài trợ . . .), cụ-thể là để thành lập một bộ máy hành chánh lành mạnh và hữu hiệu và một quân lực thống nhất và hung mạnh, mục đích là nhằm ngăn chận đà tiến của cộng sản từ phương Bắc cũng như thành lập và phát triển một nước Cộng Hòa gương mẫu tại Miền Nam Việt Nam.

          Cơ quan đại diện của Bang Michigan mang tên là Phái Bộ MSU (Michigan State University).

          MSU yểm trợ cho “Kế Hoạch 5 Năm” đầu tiên cuả chính phủ Ngô Đình Diệm.

          Năm 1960 là năm đúc kết kết quả 5 năm đầu tiên, để rút tỉa ưu khuyết điểm dọn đường cho “Kế Hoạch 5 Năm” tiếp theo.

          Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với chính phủ Ngô Đình Diệm tốt xấu thế nào phần lớn là tùy vào kết quả cuả “Kế Hoạch 5 Năm” đầu tiên, tức là vào năm 1960.

          Tình Hình Việt Nam

          * Gần đến thời điểm 1960 :

          = Về phía cộng sản :

          Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam (Cộng Sản) mở đại hội lần thứ 15, họp từ tháng 1, đến ngày 13/5/1959 thì ra Nghị Quyết số 15 thống nhất đất nước (xâm lăng Miền Nam) bằng vũ lực. Tức là từ 1954 đến nay cộng sản chưa thật sự “đánh” Miền Nam, nên Miền Nam mới có được một thời kỳ tạm yên. Tổng Thống Diệm đã biết rõ điều đó nên mới ban hành Luật 10/59, chứ nếu không thì tại sao chống Cộng mà không ban hành luật ấy từ khi mới lên cầm quyền (từ 1954-55) mà phải đợi cho đến năm 1959 ? 

          Báo “Nhân Dân” của Cộng Sản Bắc Việt tố cáo Diệm giết hơn 1,000 “đồng bào yêu nước” ở trại giam Phú Lợi (Bình Dương). Võ Nguyên Giáp yêu cầu Ủy Hội Quốc Tế điều tra vụ này. “Mặt Trận Tổ Quốc” phát động phong trào đấu tranh, và Hà Nội tổ chức biểu tình, phản đối vụ tàn sát ở Phú Lợi.

          Quốc Hội Bắc Việt thông qua Hiến Pháp mới.

          Bắc Việt phản đối với Ủy Hội Quốc Tế về cuộc bầu cử Quốc Hội của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30/8/1959.

          Phạm Văn Đồng vận động Anh và Liên Xô yêu cầu Mỹ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam.

          Hoa Cộng gay gắt đả kích chủ nghĩa đế quốc xâm lược (Hoa Kỳ). 

          Cộng Sản Việt Nam gây được sự chú ý của thế giới qua các đề tài “nóng bỏng” kể trên.

          Hồ Chí Minh qua Mạc Tư Khoa dự Đại Hội thứ 21 của Đảng Cộng Sản Liên Xô rồi về Hà Nội họp 

          Đảng học tập về Đại Hội ấy; lại qua Bắc Kinh “làm việc” với cộng sản Trung Hoa.

          Cộng Sản quốc tế bắt đầu phối hợp chặt chẽ hơn trong mưu đồ thôn tính Miền Nam.

          = Về phía Hoa Kỳ :

          Bộ Ngoại Giao Mỹ xác nhận là cộng sản bắt đầu sử dụng bạo lực, ám sát công chức, tấn công đồn điền, đánh phá chương trình cải cách điền địa hay tài trợ nông dân . . .

          Phó Phụ Tá Graham Parsons, đặc trách Viễn Đông của Ngoại Trưởng Mỹ, qua gặp Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đại-Sứ Mỹ Elbridge Durbrow yêu cầu Parsons mang theo một cây gậy khi vào gặp Diệm.

          Chính phủ Mỹ không chịu gia tăng quân viện vì Diệm không chịu cải thiện bang giao với Cao Miên.

          Nhà báo Albert Colgrove viết một loạt bài về Việt Nam, nhất là về Đảng Cần Lao, khiến Thượng Nghị Viện chất vấn Bộ Ngoại Giao, Đại Sứ Durbrow phải bàn thảo với Cố Vấn Ngô Đình Nhu, và tướng Creighton Williams, Tư Lệnh MAAG, phải về điều trần trước Quốc Hội.

          Lãnh Sự Mỹ Theodore Heavner tại Huế (Miền Trung) điều tra các hoạt động kinh tài của Đảng Cần Lao tại Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi; phản ảnh những lời giải thích của ông Nhu, tiếp xúc với ông Cẩn.

          Đại Sứ Durbrow nghiên cứu vai trò của quân đội Việt Nam, tìm một khuôn mặt quân sự có thể thay Diệm ; tạm-thời ủng hộ Nguyễn Ngọc Thơ.

          Bang giao Mỹ Việt căng thẳng hơn.

          = Về phía Việt Nam Cộng Hòa :

          Tướng Dương Văn Đức từ chức để chống lại kế hoạch của Cố Vấn Nhu đưa chính trị vào quân đội ; các tướng chắc không hài lòng với việc Diệm thăng thưởng mà chỉ tùy theo sở thích cá nhân và dựa vào lòng trung thành riêng với mình (Đức tuyên bố : “thà làm bồi bàn ở Paris hơn là làm tướng cho Diệm”). 

          Ông Nhu lên tiếng phê bình các tướng. Tướng Williams (dù là thân Diệm) cực lực bài bác lời phê bình của Nhu ; Williams xác nhận khả năng của các tướng (Việt Nam Cộng Hòa) xuất sắc hơn các tướng ở Đông Nam Á hay Nam Mỹ.

          Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ không đồng ý với chủ trương thuần dùng vũ khí quân sự để chống Việt Cộng mà Diệm áp dụng theo lời cố vấn của Nhu ; Thơ muốn đáp ứng đòi hỏi của nông dân và lôi kéo họ về với chính phủ bằng cách thuyết phục. Lê Văn Đồng, Bộ Trưởng Canh Nông, một cán bộ Cần Lao cao cấp, đồng ý với Thơ.

          Hai nhân vật đối lập Phan Quang Đán và Hoàng Cơ Thụy bị gạch tên trong danh sách ứng cử viên Quốc Hội. Do áp lực của Đại Sứ Durbrow, Tổng Thống Diệm cho phép họ tranh cử nhưng báo trước là nếu đắc cử kết quả kiểm phiếu có thể bị hủy bỏ. Rốt cuộc, Đán và Nguyễn Trân (cũng là đối lập) đắc cử nhưng bị loại bỏ.

          Bắt đầu từ đầu năm 1959, trong lúc Cộng Sản gia tăng hoạt động khắp nơi, nhứt là đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau và vùng biên giới Cam Bốt, thì Ngô Đình Nhu giảm thiểu số đồn bót, bỏ ngỏ một phần lớn xã thôn cho Cộng sản. Dân Vệ phải nạp vũ khí tốt để nhận vũ khí thô sơ và dao găm, không đủ khả năng tự vệ cho chính họ, nói chi bảo vệ dân chúng.

          Hai đại đội của Sư Đoàn 23 bị Tiểu Đoàn 2 Giải Phóng phục kích thiệt hại nặng ở Đồng Tháp Mười. Một tiểu đoàn của Việt CộngC đánh chiếm Đầm Dơi ở Cà Mau.

          Tổng Thống Diệm gặp khó khăn dồn dập đối với các tướng trong quân đội của mình, các thành viên cao cấp trong nội các của mình, các lãnh tụ đối lập trong dân chúng, đồng minh Hoa Kỳ, kẻ thù cộng sản, lẫn dân chúng Việt Nam.

          * Trong năm 1960 :

          = Về phía Cộng Sản :

          Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 1/SL ban hành Hiến Pháp mới.

          Ngày 17/2/60, Ban Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam ra chỉ thị đẩy mạnh công tác chống bọn “phản cách mạng” (gồm có “Mỹ + Ngụy” Miền Nam). 

          Ngày 5/4/60, Quốc Hội Bắc Việt thông qua luật nghĩa vụ quân sự (tăng-cường quân-số để đưa vào Nam). 

          Ngày 8/5/60, Cộng Sản Bắc Việt bầu cử Quốc Hội Khóa II (quyết định mới, cho tình hình mới). 

          Tháng 8/60, Tổng Bí Thư Liên Xô Khruschev tiếp kiến Hồ Chí Minh tại Yalta.

          Ngày 9/5/60, Thủ Tướng Hoa Cộng Chu Ân Lai qua thăm Bắc Việt (thắt chặt thêm tình hữu nghị, nhất là viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).

          Ngày 5/9/60, Đảng Lao Động Việt Nam họp Đại Hội lần thứ III, mệnh-danh là Đại Hội Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa và Đấu Tranh Thực Hiện Thống Nhất Nước Nhà (giải phóng Miền Nam bằng vũ lực).

          Ngày 20/12/60, Cộng Sản cho ra đời “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam”.

          = Về phía Hoa Kỳ :

          Hội Đồng Phối Hợp Hành Động của Mỹ soạn thảo kế hoạch mới, về Việt Nam. Kế hoạch này nhằm dung hòa dị biệt giữa các Bộ trong liên hệ với Việt Nam. (Kế hoạch mới, tức là có những đổi mới. Xem phần cụ thể dưới đây).

          = Về phía Việt Nam Cộng Hòa :

          Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp tân đầu năm, tỏ vẻ than thiết đặc biệt với Đại Sứ Pháp Roger Lalouette. Ngày 9/1/60, Diệm gặp riêng Lalouette, câu chuyện kéo dài 2 giờ (Pháp muốn phá Mỹ, trung gian hòa giải giữa Ngô và Hồ).

          Ngày 26/1/60, Việt Cộng đột kích Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 32 của Sư Đoàn 21, ở Tây Ninh, gây cho 23 quân nhân tử thương và cướp đi hằng ngàn vũ khí. Tư Lệnh Sư Đoàn là Trung Tá Trần Thanh Chiêu và Trung Đoàn Trưởng liên hệ bị cách chức và giáng cấp, thêm đình thăng thưởng trong 5 năm. 

          Đầu năm Canh Tý, nhật báo Tự Do (mặc dù ấn hành nhờ tiền Mật Vụ của Nhu), số Xuân, đăng lên bìa trước một bức hoạ của họa sĩ Phạm Tăng, vẽ 6 con chuột đang gậm nhấm trái dưa hấu Việt Nam (ám chỉ gia đình họ Ngô : Diệm, Thục, Nhu, bà Nhu, Cẩn, Luyện).. 

          Ngày 29/1/60, Việt Cộng xâm chiếm Đồng Xoài, ở Bình Long, và cướp của của một chủ đồn điền Pháp.

          Tháng 2/60, Ngô Đình Nhu ra lệnh Cảnh Sát, Hiến Binh và An Ninh Quân Đội trừng trị những người chủ trương nhật báo Tự Do ; tòa soạn bị đập phá, nhân viên bị lùng bắt.

          Ngày 8/2/60, Lalouette báo cáo về Pháp nội tình Miền Nam Việt Nam.

          Ngày 24/2/60, Wolf Ladejinsky, Cố Vấn cho Diệm về Cải Cách Điền Địa, thảo luận với Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Văn Đồng và Võ Văn Hải (Bí Thư riêng của Tổng thống Diệm), bày tỏ quan tâm về sự suy thoái an ninh, hoạt động ám muội của Đảng Cần Lao, nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo cao cấp của đảng này (thí dụ vụ Trần Quốc Bửu với công ty Sterling Oil), lòng bất mãn của nông dân, những thất bại mới đây của quân đội, tình trạng bất mãn trong hang ngũ sĩ quan, và ý muốn loại bỏ Nhu.

          Ngày 24/2/60, Lalouette báo cáo về tình hình Miền Nam.

          Ngày 5/4/60, Khmer chiếm hai đảo phía bắc quần đảo Les Pirates ở Cà Mau.

          Ngày 6/4/60, Đại-Sứ Mỹ Durbrow trực tiếp than phiền với Tổng thống Diệm, vào ngày 6/4, về sự lộng hành của Đảng Cần Lao.

          Ngày 8/4/60, Lalouette báo cáo về Đảng Cần Lao.

          Ngày 9/4/60, Cố Vấn Parsons nêu lên với Bộ Trưởng Thuần các vấn đề tham nhũng và liên hệ giữa chính-phủ Diệm với dân chúng.

          Ngày 13/4/60, Đại Sứ Durbrow gặp Trần Trung Dung, Phụ Tá Quốc Phòng, thắc mắc về lời phát biểu của Chánh Văn Phòng của Dung. Theo Dung, kẻ kia là đảng viên Cần Lao, tay chân của Cẩn, có thể được gài vào Bộ Quốc Phòng để phá Nhu và Thuần.

          Ngày 19/4/60, Tổng Thống Diệm xin Mỹ cho tướng Edward Lansdale, nguyên là “cột trụ chống đỡ” của mình từ những ngày đầu, trở lại Việt Nam giúp mình, nhưng bị Durbrow phản đối ; hiềm khích cá nhân giữa hai người này gia tăng.

          Ngày 21/4/60, Thuần xin gặp Durbrow về vụ hãng đường Hiệp Hòa.

          Ngày Lễ Hai Bà Trưng (mồng 6 tháng 2 âm-lịch= 3/3/60), Lê Xuân Nhuận, người vốn tích cực ủng hộ Ngô Đình Diệm (một mình chống lại tập đoàn Nguyễn Văn Hinh & Trương Văn Xương của Quân Đội Quốc Gia tại Đệ Nhị Quân Khu) từ những ngày đầu Diệm gặp khó khăn lúc mới về nước, đã đứng lên trong lớp học tập “chính trị và công dân giáo dục” tại cơ quan Cảnh Sát Huế, tố-cáo các sai trái của chế độ Diệm (xem thêm) Biến cố này xảy ra trước cả chuỗi những biến cố khác.

          Ngày 26/4/60, 18 nhân vật tên tuổi họp báo ở khách sạn Caravelle, Saigon, ra kháng thư phản đối chế độ độc tài của Diệm. Đó là các ông : Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Văn, Trần Văn Lý, Lê Quang Luật, Nguyễn Lưu Viên, Trần Văn Tuyên, Huỳnh Kim Hữu, Nguyễn Tiến Hỉ, Lê Ngọc Chấn, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui (trong đó có đến 11 Tổng Trưởng, Bộ Trưởng của chính Đệ Nhất Cộng Hòa).

          Ngày 30/4/1960, Phan Khắc Sửu và Trần Văn Văn họp báo, phân phối bản kháng thư ký ngày 26/4/60.

          Ngày 30/4/60, Trưởng Phái-Bộ MSU, Wesley Fishel, viết thư cho Diệm, cho biết là Trần Văn Chương (Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ) chống đối Diệm, và Nguyễn Phú Đức (Đệ Nhất Thư Ký của Tòa Đại Sứ ấy) đã khiến cho Diệm mất dần những người bạn Mỹ. Dư luận ở Mỹ chú ý kháng thư của Nhóm Caravelle.

          Ngày 3/5/60, Durbrow thấy đã đến lúc “thêm răng cho lời thuyết phục” - nói thẳng với Diệm, về các vấn đề : nạn tham nhũng, sự lộng hành của Đảng Cần Lao, chuyện không tận dụng tài lực trong công cuộc chống Cộng, việc nên ngưng khiêu khích và thù hận với Miên. Nếu Diệm không thay đổi, sẽ tạm ngưng gia tăng viện trợ.

          Ngày 9/5/60, Ladejinsky báo cáo với Durbrow : Diệm không coi trọng tuyên cáo của nhóm Caravelle, không chịu hòa hoãn với Miên. Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Văn Đồng lo ngại Diệm mất dần lòng dân.

          Ngày 9/5/60, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đồng ý cho Đại Sứ Durbrow cảnh cáo Diệm về các tệ nạn.

          Ngày 9/5/60, Phan Quang Đán và các chính hữu gửi Thư Ngỏ cho Ngô Đình Diệm.

          Ngày 13/5/60, Durbrow gặp Diệm, nói về Cần Lao và liên hệ với Miên. Diệm bảo Cần Lao chỉ chống tham nhũng, chứ không tham nhũng.

          Ngày 28/5/60, Việt Cộng tấn công quận lỵ Đức Hòa ở Gia Định.

          Ngày 22/6/60, Việt Cộng chạm súng với Biệt Động Quân tại Đức Huệ ở Long An.

          Ngày 6/7/60, Việt Cộng xúi dân nổi dậy tại quận Mõ Cày ở Kiến Hòa..

          Ngày 11/7/60, Ladejinsky nói chuyện về Diệm với các Trưởng Sở Việt Miên Lào của Nha Hợp Tác Quốc Tế: Diệm quá tự kiêu tự đại, ngày một xa rời đám đông, công khai che chở Cần Lao và các thân thuộc. Người thay thế Diệm có thể là Thơ. Mỹ cần cứng rắn với Diệm. Diệm chẳng còn nơi nương tựa.

          Ngày 1/8/60, Phan Khắc Sửu (Mặt Trận Quốc-Gia Đoàn-Kết) và một số nhân sĩ yêu cầu Diệm chấm dứt quốc sách Khu Trù Mật.

          Ngày 20/8/60, Việt Cộng tràn ngập quận lỵ Hiệp Đức, rồi phục kích đả viện, ở Quảng Nam.

          Ngày 22/8/60, Đại-Sứ Lalouette báo cáo tình hình chính trị Miền Nam ngày càng suy thoái.

          Ngày 23/8/60, theo bản Ước Lượng Tình Báo của Mỹ tại Washington DC thì sự chống Diệm ngày càng gia tăng, hoạt động cộng sản cũng ngày càng tăng.

          Ngày 5/9/60, Durbrow báo cáo tình hình an ninh ngày càng suy thoái : bất-mãn trong mọi giới, đặc biệt trong quân đội và trong cộng đồng giáo dân Ky Tô Giáo di cư. Giáo dân dự định biểu tình vào ngày 19/8 (nhưng bị ngăn chận). (Dương Văn Minh tuyên-bố: giết được một tên Việt Cộng thì chúng tăng cường 10 tên).

          Ngày 16/9/60, Durbrow sợ rằng đảo chính sẽ xảy ra : bất mãn trong mọi tầng lớp dân chúng ; người dân tin vào dư luận về vợ chồng Nhu ; nên gửi Nhu làm đại sứ đâu đó, cũng như Trần Kim Tuyến.

          Ngày 21/9/60, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ họp phiên thứ 460, quyết định Diệm phải mở rộng chính-phủ.

          Ngày 23/9/60, Loyd Musolf, Trưởng Đoàn Chuyên Viên MSU, báo cáo : tình hình Việt Nam ngày càng tồi tệ. Mỗi tháng có khoảng 5,000 tù nhân chính trị bị bắt.

          Ngày 6/10/60, Phan Quang Đán lại gửi thư ngỏ cho Diệm.

          Ngày 7/10/60, Xử Lý Thường Vụ Ngoại Trưởng Mỹ, Clarence Dillon, chỉ thị Durbrow khéo léo khuyên Diệm đưa Nhu đi làm đại sứ.

          Ngày 14/10/60, Durbrow trao Diệm văn thư yêu cầu thi hành một chính sách cởi mở hơn, và tuyên bố đổi mới trong bài diễn văn nhân Ngày Quốc Khánh 26/10 sắp tới.

          Ngày 21/10/60, Việt Cộng tấn công hàng loạt tiền đồn Việt Nam Cộng Hòa tại Dakpek, Daksut, và Dakse ở Kontum. Quận lỵ Toumorong bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm giữ nhiều ngày.

          Ngày 24/10/60, Lalouette lại báo cáo tình hình Miền Nam tồi tệ.

          Ngày 28/10/60, Việt Cộng lại tấn công vào công trường xây đường Kontum - QuảngNgãi.

          Ngày 11/11/60, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Chỉ Huy Trưởng Nhảy Dù, làm đảo chính : Tham dự có các Trung Tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông, các Thiếu Tá Phan Trọng Chinh và Phạm Văn Liễu. 03g30 Lực lượng nòng cốt gồm 4 tiểu-đoàn Dù và Liên Đoàn Biệt Động Quân của Thiếu Tá Lữ Đình Sơn, dưới quyền Thiếu-Tá Chinh đóng tại vườn Tao Đàn. Đại-Uý Phan Lạc Tuyên, một nhà thơ, cùng tham-dự. Ngoài ra, còn có một tiểu-đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến do Đại Uý Nguyễn Kiên Hùng chỉ huy. Lúc 12g, phe đảo chính chiếm Đài Phát Thanh Quốc Gia, công bố danh sách Uỷ Ban Cách Mạng, có các tướng Phạm Xuân Chiểu và Lê Văn Kim. Hoàng Cơ Thụy (luật-sư) và Phan Quang Đán (lãnh-tụ Tự Do Dân Chủ) lên đài phát thanh, ra thời hạn cho Diệm phải đầu hàng trước 14g. Thương thuyết tiếp tục. Durbrow góp ý là hai bên nên hoà-giải, nhấn mạnh là tránh nội chiến, và cho biết không thể đưa Thủy Quân Lục Chiến Mỹ vào như Diệm yêu cầu. Nhu muốn Durbrow can thiệp để phe cách mạng đồng ý giữ Diệm làm Tổng Thống. Durbrow nói rằng Mỹ muốn phe Cách Mạng vẫn giữ Diệm làm Tổng Thống, và duy trì đoàn kết để chống Cộng, nhưng không muốn can thiệp vào nội tình Việt Nam, để hai phe tự dàn xếp với nhau. 20g30 Đài Saigon phát thanh mỗi 15 phút ; một thông báo của Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, cho biết Diệm đã ký giấy tờ chuyển giao chính quyền cho Tỵ và 18 người khác. Ba nhân vật quan-trọng của chế độ đều vắng mặt : Tướng Nguyễn Văn Là, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An (đi trốn), Trần Kim Tuyến, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (đến trưa ngày 12 mới ra mặt), các Trung Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Nguyễn Văn Châu, Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý (trốn vào nhà thờ cho đến chiều ngày 11). Phe thân Diệm : Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống kiêm Quốc Phòng, liên lạc với Đại Sứ Durbrow. Tướng Raymond Nguyễn Khánh leo qua cổng hậu vào Dinh Độc Lập. Võ Văn Hải, Chánh Văn Phòng của Diệm, ra ngoài vòng thành trực tiếp thương thuyết với nhóm Vương Quang Đông.

          Ngày 12/11/60, 06g20 Đài phát thanh Saigon phát hiệu triệu của Diệm gửi đồng bào, tuyên bố giải tán chính phủ, kêu gọi các tướng chỉ huy quân đội thành lập một chính phủ lâm thời. Trong khi chờ đợi, Diệm sẽ hợp tác với Uỷ Ban Cách Mạng để thành lập một chính phủ liên hiệp. Diệm cũng cho lệnh ngưng bắn để tránh đổ máu. Thuần báo cho tướng Lionel McGarr, Tư Lệnh MAAG, là một chính phủ quân nhân, với Diệm làm Tổng Thống, đã được thành lập. 07g00 Đại Sứ Durbrow báo tin hai phe đã đạt thoả ước : 

          1/ Diệm làm Tổng Thống (không có thực quyền). 

          2/ Tướng Lê Văn Tỵ làm Thủ Tướng một chính phủ quân sự. Đông nói là các tướng Mai Hũu Xuân, Phạm Xuân Chiểu (Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quan), Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, đã được chọn vào chính phủ. 

          3/ Hội-Đồng Cách Mạng sẽ được duy trì, gồm có : Nguyễn Chánh Thi, Vương Quang Đông, Nguyễn Huy Lợi, và Hoàng Cơ Thụy (Ki-Tô-Giáo).

          Đông yêu cầu chính phủ Mỹ ra tuyên cáo yểm trợ tân chính phủ ; Durbrow xin Bộ Ngoại Giao duyệt xét bản thông-cáo. Bộ Ngoại Giao Mỹ đồng ý, chỉ sửa vài chữ và chờ Durbrow xác nhận lại trước khi phổ biến cho báo chí Mỹ, thì tình hình thay đổi.

          08g30 Nguyễn Khánh từ Dinh Độc Lập thuyết phục các tướng đứng ngoài hãy nhập cuộc để ổn định tình thế, ra lệnh cho lực lượng Dù của Nguyễn Chánh Thi di chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu, và ngưng bắn ; nhưng các đơn vị của Sư Đoàn 5 của Trần Thiện Khiêm từ Mỹ Tho thì tang cường cho lực lượng trung thành với Diệm tại Saigon, đánh lại phe đảo chính.

          18g Diệm đọc diễn văn trên Đài Saigon, tuyên bố là đã ra lệnh Quân Đội Cộng Hòa thanh toán lực lượng phản loạn, hứa sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng-Hòa và Nhân Vị.

          Trong ngày, các cơ quan an ninh của Dỉệm âm thầm bắt giữ các chính khách đối lập, như Trần Văn Hương, v.v...

          Ngày 13/11/60 Đại Úy Phan Phụng Tiên, Trưởng Phi Đoàn 1 Vận Tải, lái C-47 bay qua Nam Vang (Cao Miên) chở theo 15 nhân vật cầm đầu cuộc đảo chính (trong đó có Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Trung Tá Vương Quang Đông, Thiếu Tá Phạm Văn Liễu, v.v...). Phan Lạc Tuyên thì dùng xe Jeep vượt biên qua theo. 

          Tóm lại, Tổng Thống Diệm đã nhượng bộ, đồng ý giải tán chính phủ để thành lập một chính phủ liên hiệp với các tướng, nhưng chỉ trì hoãn để chờ phản công lại phe đảo chính. 

          Đó là kinh nghiệm cho phe Cách Mạng 1/11/1963 sau này.

          Ngày 25/11/60 . . .

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Loạt ảnh về Trại Lê Văn Duyệt trụ sở Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô .
Về quy mô vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Tài Liệu Lịch Sử : Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa Năm 1969
Hồ Đắc Huân : Người thu nhặt những mảnh vỡ lịch sử của một Quân Đội bị bức tử
Những sự kiện nghiêm trọng đã từng xảy ra thời chế độ Ngô Đình Diệm :
Cướp Chùa, Chiếm Đất Để Xây Nhà Thờ
Câu Chuyện Lịch Sử . . . .
Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Xuân Thảo
Ba Ngày Cuối Tháng 8 Năm 1963 : Tài Liệu Giải Mật Của Chính Phủ Mỹ
1963 – 2013 - Năm Mươi Năm Nhìn Lại : Jean Baptiste Ngô Đình Diệm - Thời Kỳ Chưa Nắm Quyền, 1897-1954
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3942778
Có 0 Khách Đang Online