Vấn Đề Mẫu Tự Y (I-DÀI)
Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận
A- Hiện-Trạng
B- Mâu-Thuẫn
C- Giải-Pháp
A- Hiện Trạng
A1) Nhiều người đã tốn rất nhiều công-sức& thì-giờ phát-biểu, đề-nghị, bàn-thảo, tranh-cãi, chung quanh vấn-đề mẫu-tự (letter/lettre) “y” mà thời Pháp-thuộc thì được phát-âm là “i-gờ-rếch” (i grec= “y” trong bộ mẫu-tự [alphabet] Hy-Lạp), và sau tháng 8-1945 thì được phát-âm là “i-dài” (khác với mẫu-tự “i” được phát-âm là “i-ngắn”).
A2) “i/I” và “y/Y” là hai mẫu-tự khác nhau. Chúng thường được ghép với các mẫu-tự khác, để tạo thành một chữ/từ (word/mot) nhất-định. Riêng trong tiếng Việt thì, kể từ khi chữ “quốc-ngữ” mới thành-hình, chúng đã được thay-đổi lẫn nhau trong các chữ/từ nhiều lần. Cho đến trước năm 1975, tại Miền Nam Việt-Nam, vị-trí của chúng đã được “định-hình”, như chúng ta đã và đang xem/thấy trong hầu hết các loại văn-bản của Người Việt Hải-Ngoại hiện nay.
A3) Tuy nhiên, có nhiều đồng-bào muốn cải-tiến chúng (trong lúc cải-tiến cả các mẫu-tự khác), tức là đổi mới chữ Việt (chữ viết tiếng Việt) nói chung. Xin tạm đơn-cừ hai trường-hợp nổi bật trong nhiều trường-hợp tương-tự:
A3.1/ Giáo-Sư Lê Hữu Mục, tác-giả một bài-viết trong tác-phẩm “Trần Lục” (Canada, 1996), đã đổi tất cả các mẫu-tự y “y” (i-dài) ra thành “i” (i-ngắn), gây nên sự phản-đối của nhiều người, mà quyết-liệt nhất là cây-bút Từ Chuyên, trên tờ “Văn Nghệ Tiền Phong” đã kêu gọi ký-giả Gàn Bát Sách chống “cái ông Mục nào đó” [vì cho rằng ông ấy “chỉ muốn đem i (i-ngắn) vào văn-học hải-ngoại để chia rẽ anh em trí-thức”], đồng-thời làm một bài thơ trào-phúng ca-tụng “y” (i-dài) như sau:
Bàn về “i” ngắn làm chi?
Làm trai ai chẳng muốn “y” cho dài ?
Y dài thì... đ... mới dai,
Mới mong tiếp cú thứ hai hầu bà !
Muốn yêu mà ngắn như gà,
“Gô ao” cái chắc, chả ra.... chó gì !
Hỏi bà, bà muốn cái chi ?
Muốn “yêu” thì phải kéo “y” thật dài...
A32/ Mới đây, Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ “Viện Việt-Học” đã tổ-chức một Đêm Nhạc (Westminster, 2015) mà chủ-đề được ghi trên bích-chương là “Biệt Li” (chữ “Li” với i-ngắn), khiến cho nhiều người dị-ứng, cho rằng nội-dung là “của Quốc-Gia” mà hình-thức lại là “của Việt Cộng”, thậm-chí các vi-dân (Patrick Willay, Thái Hiến, Chuyen Tran...) đã gọi Viện Việt-Học lả Viện Thất Học ...
trở lên
B- Mâu Thuẫn
B1) Tán-Thành : Sau đây là một số thử-nghiệm & thực-hành, việc dùng mẫu-tự “i” thay cho mẫu-tự “y” :
B1.1/ Một trong những nhà biên-khảo và soạn từ-điển bằng chữ quốc-ngữ đầu tiên trong văn-học-sử Việt-Nam từ cuối thế-kỷ thứ 19, tác-giả bộ “Đại Nam quấc âm tự vị” (1895), [Huỳnh Tịnh Của], đã tự viết tên mình là Huình Tịnh Của .
B1.2/ Một món gia-vị quen-thuộc của người Việt-Nam từ hơn thế-kỷ qua là “tàu vị iểu” (không viết là “tàu vị yểu”).
B1.3/ Thời Việt Nam Cộng Hòa, trên báo “Bách Khoa” có mấy người viết như vậy trong đó có Ông Nguyễn Ngu Ý đã tự viết đổi tên mình thành Nguyễn Ngu Í.
B1.4/ Giáo-sư Nguyễn Ðình Hòa giữ vững lập-trường về việc thay thế “y” (i-dài) bằng “i” (i-ngắn). Theo ông, các chữ vốn viết là y (i dài) nay phải viết lại như sau: địa-lí, thế-kỉ 21, Tổng-thư-kí, hồi-kí, kĩ-thuật, công-ti, lí-tưởng, Mĩ, Hoa-kì, kỉ-niệm, mĩ-thuật, kĩ-nghệ, v.v...
B1.5/ Năm 1970, cụ Trúc Thiên cho ra đời bản dịch Tập I Bộ “Thiền Luận”. Tác-phẩm ấy đã được nhà xuất-bản “Đại Nam” (Hoa-Kỳ) in lại. Trong đó nhà biên-khảo Minh Di (Úc) thấy có cả ngàn chữ mà mẫu-tự “y” được thay-thế bằng mẫu-tự “i”.
B1.6/ Bạch Diện Thư Sinh (Hoa Kỳ) trong tác-phẩm “Mặt Trận Đại Học” (Tủ Sách Hoàng Sa, 2014), cũng như Giáo-Sư Đoàn Xuân Kiên (Anh) trong bài-viết “Nói Thêm về Chữ I và Chữ Y trong Chính Tả Tiếng Việt” (Tạp-Chí Định Hướng, 2002), đã từng chủ-trương thay mẫu-tự “Y” bằng mẫu-tự “i” từ trước 1975.
B1.7/ Nhân-vật Matthew Trần (vneagle_11@yahoo.com), người chuyên viết chữ quốc-ngữ bằng cách phiên-âm giọng Huế, cũng ủng-hộ cách viết này (“Tại jăng fãi bị zị-ứng trong trường-hợp nầy?”) . . . .
Phụ-Chú : Không thấy các vị kể trên đề-cập trường-hợp mẫu-tự “i” nằm sau các mẫu-tự “a”, “â”, “u”.
B2) Tán-Thành Bán-Phần [không phải toàn-phần]: Có một số người (Nguyễn Hiến Lê, ....) chỉ tán-đồng việc dùng “i” thay “y” trong một số trường-hợp, còn lại thì vẫn dùng “y” trong các chữ khác:
B2.1/ Trên tờ “Đất Mẹ” (Texas, Hoa-Kỳ), trợ-bút Nguyễn Ước tuy viết chu-kì, thiên-niên-kỉ, kỉ-nguyên, kĩ-lưỡng..., nhưng với các chữ “kỹ nghệ”, “vật lý”, “người Ý”, “nước Ý”... thì vẫn còn dùng y (i-dài).
B2.2/ Năm 1996, nhà xuất-bản “Văn Nghệ” đã cho chào đời tác-phẩm “Tử Tù Tự Xử Lí” của Trần Thư, mà trong “xử lí” thì chữ i (i-ngắn) được dùng thay cho y (i-dài), trong lúc “hợp-lý”, “tâm-lý” thì vẫn để nguyên i-dài.
B2.3/ Nhà văn Nguyễn Phước Đáng, trong cuốn biên-khảo “Tiếng Việt - Chữ Việt” (San Jose, 2001) đã đề-nghị và thử-nghiệm cải-cách nhiều mẫu-tự trong đó có mẫu-tự “i”.
Phụ-Chú : Không thấy các vị kể trên giải-thích vì sao (nơi thì “i=i-ngắn”, nơi thì “y=i-dài”).
B3) Phản-Đối : Những người chống lại việc dùng mẫu-tự “i” thay cho mẫu-tự “y” gồm có : Tiến-Sĩ Nguyễn Phúc Liên (Thụy-Sĩ), nhà văn Chu Tất Tiến, vi-dân Đỗ Khắc Nhuận, giáo-sư Trần Chấn Trí, nữ-sĩ Hoàng Lan Chi, v.v...
B4) Lý-Do Phản-Đối : Những người chống-đối (như vi-dân Orchid Nguyen, ...) viện-dẫn lý-do là nếu thay “i” bằng “y” thì :
B4.1/ Sẽ có những chữ được phát-âm sai, do đó, vô-nghĩa, như một thí-dụ sau đây :
Ai làm lỡ CHU-IẾN đò ngang,
Cho sông cạn nước hai hàng biệt LI.
Cất tiếng than hai hàng LỤI nhỏ,
Anh nói thương em rồi lại bỏ em ĐÂI.
B4.2/ Sẽ có hàng chục triệu người mất tên (Huy, Huyền, Lý, Thúy, Thụy, Truyền, ... ) và nhất là Việt Nam sẽ không còn có các anh-hùng Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, ....
B5) Đề-tài này (dùng “i” thay “y”) đang được hâm nóng trở lại, thí-dụ: trên báo “Thế Kỷ 21”, trên báo mạng “Talawas”, và nhiều nơi khác...
trở lên
C- Gia3i Pháp
C1- Lập-Luận
C2- Biện-Pháp
C1) Lập-Luận :
C1.1/ Các mẫu-tự trong chữ Quốc-Ngữ xuất-phát từ bộ mẫu-tự La-Tin, trong đó mẫu-tự “y/Y” cũng có xuất-xứ là Hy-Lạp (cho nên thời Pháp-thuộc gọi là “y-gờ-rếch” [i grec] là “y/Y” của Hy-Lạp).
C1.2/ Khi chúng đã được Việt-Nam-hóa, chúng đã được cải-biến nhiều cách, qua nhiều giai-đoạn, tùy theo quan-điểm của người đề-xuất. Mẫu-tự “d/D” được phát-âm là “dê/dờ” chứ không còn là “đê/đi”. Các mẫu-tự “f, j, w, z” bị loại bỏ. Vân vân. Thậm-chí lúc đầu, người ta phát-âm mẫu-tự “b/B” là “t/T”, mẫu-tự “l/L” là “r/R”: Để phát-âm chữ “trên trời” người ta đã viết là “tlên blời”.
Mọi người đều đã chấp-nhận như thế, một thời-gian dài, cho đến khi được cải-biến [những] lần tiếp theo.
C1.3/ Riêng về mẫu-tự “y/Y”, nó nguyên là một âm đặc-biệt, lưỡng-loại: vừa là nguyên-âm, vừa là phụ-âm (tức bán-phần phụ-âm). Tham-chiếu:
trở lên :
C2) Biện-Pháp :
C2.1/ Trong chiều-hướng cải-biến chữ quốc-ngữ, người xưa đã làm nhiều cách; thì ngày nay, riêng với mẫu-tự “y/Y”, chúng ta chỉ cần làm một cách, duy-nhất, giản-dị, là sử-dụng “y/Y” với tư-cách là một “phụ-âm” (consonant) – phụ-âm mà thôi, không còn nguyên-âm gì hết.
C2.2/ Từ nay, mẫu-tự “y/Y được phát-âm là “giờ”. (“i/I” là i”, không còn là “i-ngắn”). – “y/Y” là “giờ”; không còn “y-gờ-rếch” hay “i-dài” gì hết. Giống như “b” là “bờ, “c” là “cờ, “x” là “xờ”..., “y/Y” là “giờ”.
Trong văn-bản cũ chữ Việt Kinh Ki-Tô-Giáo La-Mã: Lúc đầu, nhóm chữ “Cha Chúng Tôi” được viết là “Cia Ciúm Toi”. Sau đó mới đổi từ “Cia” ra “Cha”, từ “Ciúm” ra “Chúng”. Như thế tức là đã đổi từ “i” (là một nguyên-âm) qua “h” (là một phụ-âm). Thay một nguyên-âm bằng một phụ-âm là việc người xưa đã làm. Vậy nay chúng ta chuyển-loại, riêng mẫu-tự “y”, chính nó, trước kia là một bán-phần phụ-âm (part consonant), nay thành hẳn một toàn-phần phụ-âm (full consonant). Người xưa làm thế đã được, thì nay chúng ta chuyển-loại chính mẫu-tự “y”, từ một bán-phần phụ-âm, qua một toàn-phần phụ-âm, không phải là điều quá mới, quá lạ. Tàu có họ Li (không phải Ly) ; Mỹ có ngân-hàng Citi (không phải City) và các chữ Spahi, Tophi (không phải hy) ; Ski, Bousouki (không phải ky) ; Broccoli, Chili, (không phải ly) ; Miami, Tsunami (không phải my) ; Confetti, Graffiti (không phải ty) : Hi Ki Li Mi Ti thay cho Hy Ky Ly My Ty.
Huống gì Đạo Chúa Gia-Tô La-Mã đã được mọi người viết là Kitô giáo, giáo-dân là Kitô hữu (Kitô, không phải KyTô).
Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Kitô_giáo
C2.3/ Như thế nghĩa là :
C2.3a. Khi “y” đứng đầu các mẫu-tự trong một chữ, chúng ta có : Ya yáo (đánh vần: giờ-a là gia ; giờ-áo là giáo) thay vì gia-giáo.
Yan nan, Yang san (đánh vần : giờ-an là gian ; giờ-ang là giang) thay vì gian-nan, giang-san.
Yìn yữ (đánh vần : giờ-ìn là gìn ; giờ-ữ là giữ) thay vì gìn-giữ.
Yọng nói (đánh vần : giờ-ọng là giọng) thay vì giọng nói.
Yông yó (đánh vần giờ-ông là going ; giờ-ó là gió) thay vì giông gió.
Yường chiếu (đánh vần : giờ-ường là giường) thay vì giường chiếu, . . .
(Giống như khi viết hoặc đọc: Yahoo, Yahweh, yam, Yamaha, Yankee, yard, year, yellow, yes, yesterday, yet, yield, yoga, yoke, you, young, v.v...).
C2.3b. Khi “y” đứng giữa các mẫu-tự trong một chữ (như lối viết cũ), thì “y” phải nhường cho “i” (tức là không có “y” đứng giữa các mẫu-tự khác).
Như thế, chúng ta có :
Huiên-thiên, huình-huịch, khuiên-răn, khuinh-hướng, luính-quính, nguiên-nhân, nhuần-nhuiễn, thuiên-chuiển, thuiền-bè, tuiên-truiền, xuiên-tạc; v.v...
Điểm này trông có vẻ lạ, khó viết lúc đầu, nhưng hẳn chúng ta còn nhớ ít nhất là một nhân-vật đi đầu trong việc sáng-chế chữ Việt, từ xưa đã tự viết tên của mình là “Huình” Tịnh Của.
C2.3c. Khi “y” đứng cuối các mẫu-tự trong một chữ, chúng ta có :
Bày biện (đánh vần : bờ-ày là bày) khác với Bài bạc (đánh vần : bờ-ài là bài).
Chay tịnh (đánh vần : chờ-ay là chay) khác với Chai lọ (đánh vần: chờ-ai là chai).
Uy tín (đánh vần : u-giờ là uy) khác với Ui chao (đánh vần : u-i là ui)...
Do đó, mẫu-tự “y” không thể đứng sau các phụ-âm h, k, l, m, t, ... để làm thành “hy”, “ky, “ly”, “my”, “ty” ... bởi lẽ chúng ta không thể đánh vần chữ “hy” bằng hờ-giờ, chữ “ky” bằng kờ-giờ, chữ “ly” bằng lờ-giờ, chữ “my” bằng mờ-giờ, chữ “ty” bằng tờ-giờ; mà phải dùng chữ “i” (i-ngắn) thay cho “y” (i-dài) để viết các chữ “hi”, “ki”, “li”, “mi”, “ti” (hi-sinh, ki-lô, li-kì, lí-do, mĩ-thuật, ti sở)....
Thế là các tên-gọi, của các vị sau đây sẽ chỉ là biệt-lệ, vì là danh-từ riêng (proper noun) :
Cao Xuân Vỹ, Hoàng Kim Lynn, Lâm Mai Thy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lynh Phương, Lý Thụy Ý, Mỹ Vân, Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Vy Khanh, Thủy Lâm Synh, Thy Lan Thảo, Trần Kim Lý, Yến Vy, v.v...
Các họ, như họ Lý, họ Huỳnh, họ Nguyễn... đã là danh-từ riêng, thì không bị ảnh-hưởng gì. (Không bắt-buộc phải thay-đổi mẫu-tự “y” thành “i” – cho đến khi nào [nếu] có sự cải-biến trong tương-lai).
Không có vấn-đề “sai nghĩa” hay “mất tên” như nêu ở các Đoạn B41 và B42 trên kia.
C2.4. Khi “y” đứng riêng, thì, thời Việt-Nam Cộng-Hòa, trên báo “Bách Khoa” có người đã ký tên là Nguyễn Ngu Í (không phải là Nguyễn Ngu Ý).
C2.5. Tóm lại, “i” là “i”; “y” là “giờ”. Không có vấn-đề đồng-âm, đồng-nghĩa. Không đồng tự-loại (vì “i” là nguyên-âm, mà “y” là phụ-âm), không đồng phận-sự (vai trò), cho nên không có vấn-đề thay đổi lẫn nhau (không có vấn-đề thay “i” bằng “y”, thay “y” bằng “i”, hoặc giữ nguyên “y”; vì “i” và “y” là hai mẫu-tự khác loại với nhau).
C2.6. So với cách viết (cải-biến) ngày xưa, như trên [C12], thì nay nếu chúng ta viết “ya yáo” thay vì “gia giáo”, “tuiên truiền” thay vì “tuyên truyền”... thì sự thay-đổi (chuyển-loại) ngày nay vẫn là giản-dị (đơn-giản và dễ-dàng) hơn hẳn ngày xưa rất nhiều.
Biệt Lệ : Có người áp-dụng sự cải-biến này bằng cách viết chữ “quý” thành “quí”. Viết “quí” là sai, vì nếu đánh vần, thì : quờ+úi=không phải là quý (phải là quờ+úy=quý). Với mẫu-tự “q”, phải viết là “quý”, “quỳ”, “quỷ”, “quỹ”, “quỵ” (kết-thúc bằng mẫu-tự/phụ-âm “y”).
trở lên
* * * * *
Kết-luận, theo tôi gợi ý như trên, nếu được chấp-thuận thì đã giải-quyết xong được vấn-đề mẫu-tự “y”.
Bước đầu thì thay các mẫu-tự phụ-âm y/Y đứng cuối mỗi chữ sau đây bằng mẫu-tự nguyên-âm i/I (Hy=Hi ; Hý=Hí ; Hỷ=Hỉ ; Ky=Ki ; Ký=Kí ; Kỳ=Kì ; Kỷ=Kỉ ; Kỹ=Kĩ ; Kỵ=Kị ; Ly=Li ; Lý=Lí ; Lỵ=Lị ; Mỹ=Mĩ ; Ty=Ti ; Tý=Tí ; Tỳ=Tì ; Tỷ=Tỉ ; Tỵ=Tị).
Rồi sẽ lần-lượt cải-biến cách viết các chữ khác (với các mẫu-tự nguyên-âm “i/I” đứng đầu và đứng giữa mỗi chữ ; và các mẫu-tự phụ-âm “y/Y” đứng đầu mỗi chữ và đứng sau các nguyên-âm a, â, u).
Người Thơ
(Trích bài “TIẾNG VIỆT” – phần “Chữ Viết”)
trở lên
Tham-chiếu :
http://dictionary.reference.com/help/faq/language/g01.html :
The letter Y stands for a consonant in “yoke” but for a vowel in “myth.” The answer to the question is that Y is the only letter commonly used as both vowel and consonant in English.
http://www.answers.com/Q/When_is_the_letter_y_a_consonant :
Generally, the letter "Y" is used as a consonant when it “sounds” like a consonant. It can be used as either a vowel sound or a consonant sound,
http://www.phonicsontheweb.com/y-roles.php :
Sometimes, the letter y is a consonant, and other times it is a vowel.
http://community.write.com/topic/1478-is-the-letter-y-a-consonant-or-a-vowel/ :
Technically, the letter Y is a consonant. Confusingly, there are times when Y acts like a vowel.
http://www.readingbyphonics.com/letter-sounds/y.html#.ViPfsDZdEb4 :
Letter Y is quite unique in the English alphabet in that it could be both a consonant and a vowel.
http://www.todayifoundout.com/index.php/2014/04/makes-vowel-vowel-consonant-consonant/ :
You already know that vowels in the English alphabet are a, e, i, o, u, and sometimes y, while the rest of the letters are called consonants.
http://www.oxforddictionaries.com/words/is-the-letter-y-a-vowel-or-a-consonant :
The letter Y can be regarded as both a vowel and a consonant.
https://en.wikipedia.org/wiki/Y :
Y is the 25th and next-to-last letter in the modern English alphabet. In the English writing system it represents either a vowel or a consonant.
https://answers.yahoo.com/question/index?qid=20081118115039AApZFuv :
The letter Y is inherently vacillating in its nature and usage, and consequently is sometimes a vowel, sometimes a consonant, depending upon how it is used in the name.
https://answers.yahoo.com/question/index?qid=20100719163421AABM2im :
The letter Y can be regarded as both a vowel and a consonant.
trở lên
Thanh-Thanh LeXuanNhuan
Bảy Mươi Năm Làm Thơ Cảnh-Sát-Hóa
Poems by Selected Vietnamese Biến-Loạn Miền Trung
Vietnamese Choice Poems