Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Duyên Nợ Của Tôi Với Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo
Tác giả: Giáo sư Trần Chung Ngọc

 

Duyên Nợ Của Tôi Với Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo

Giáo sư Trần Chung Ngọc

          Sau một chuyến du hành Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, John Walters đã thấy thực chất của Phật Giáo, hoàn toàn không như những điều ông đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ.  Ông bèn suy nghĩ lại, tìm hiểu lịch sử và so sánh Ki Tô Giáo với Phật Giáo.  Ông nghĩ tới “những sai lầm và tội ác của những Giáo hội Ki Tô và những giới chức lãnh đạo trong quá khứ”, những lễ tiết trong Ki Tô Giáo mà ông cho là có tính cách “mê tín tàn bạo”, thí dụ như bí tích ban thánh thể, nôm na là ăn thịt uống máu Chúa,  và khi biết về Phật Giáo, ông ta thú nhận là “lần đầu tiên trong đời tôi được thở trong bầu không khí tự do trí thức của sự thuần khiết Phật Giáo”

          Vài Lời Nói Đầu :

          Tôi vốn rất kỵ nói về tôi, vì tôi quan niệm đời tư không liên quan gì đến những điều tôi viết hoặc luận trên các chủ đề.  Nhưng nay, tôi lại muốn viết vài lời về tôi, cái tôi đáng ghét.  Nhưng đây không phải là tiểu sử, mà là về cái duyên của tôi với Phật Giáo.. Đây cũng là cơ hội để tôi tự kiểm điểm về cái hiểu của tôi đối với Phật Giáo, và lẽ dĩ nhiên, cái hiểu của tôi về Phật Giáo chỉ là cái hiểu của . . . tôi.  Lẽ dĩ nhiên, chẳng có ai quan tâm làm gì đến cái hiểu của tôi về Phật Giáo.  Tôi biết vậy, nhưng bài viết này không chỉ viết về cái hiểu của tôi về Phật Giáo mà là tôi muốn nói về những đóng góp tư duy của tôi như thế nào trên diễn đàn truyền thông hải ngoại trong sự áp dụng cái hiểu đó vào trong cuộc đời.  Tôi phải khẳng định là sự đóng góp tư duy của tôi chỉ ở trên các trang nhà Giao Điểm và Sách Hiếm.  Tôi tuyệt đối không gửi bài cho bất cứ diễn đàn nào khác nhưng tôi không gạt bỏ có những trường hợp, vì những bài của tôi không giữ bản quyền, nên được đọc giả lấy ra từ hai trang nhà trên và đăng ở nơi khác, nhiều khi thêm, bớt, và tôi không chịu trách nhiệm về những việc này.  Nếu những đọc giả đó có ghi xuất xứ của bài, tôi hi vọng những ai quan tâm và muốn phản biện hay thảo luận các vấn đề trong bài sẽ tìm đọc bản gốc trên Giao Điểm hoặc Sách Hiếm.

          Trong tiếng Việt, từ “Duyên” có nghĩa rất rộng và có vẻ như là một từ đặc thù của Phật Giáo.  Một thuyết căn bản bao trùm vũ trụ của Phật Giáo là thuyết “Duyên sinh” hay “Duyên khởi”.  Vạn Pháp đều do duyên mà thành. Đủ duyên thì thành rồi trụ, thiếu duyên thì trở thành hoại, và hết duyên thì diệt. Đây là chân lý ngàn đời không thay đổi của nhà Phật. Chân lý này không loại trừ bất cứ cái gì trong vũ trụ, từ các ngôi sao, mặt trời cho đến trái đất, từ các thần hay thượng đế, hay chúa,  cho đến con người, con sâu con kiến v…v... Và chân lý này, không ai có thể phủ nhận là nó nằm trong thuyết Tiến Hóa của Khoa Học hiện đại. 

          Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết trong cuốn L'Infini Dans La Paume de la Main : “Tiến hóa từ những cát bụi của những ngôi sao, chúng ta chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với những con sư tử trong những vùng hoang mạc và những bông hoa tỏa mùi thơm” (Poussières d'étoiles, nous partageons la même histoire cosmique avec les lions des savanes et les fleurs de lavande).  Chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với những con sư tử trong những vùng hoang mạc và những bông hoa tỏa mùi thơm,  nhưng những sinh vật như chúng ta trở thành người vì chúng ta hội đủ duyên để được làm người, khác với những duyên để trở thành con cừu, con chiên, con bò, con ngựa, con sâu, con kiến v..v..

          Tuy “duyên” không thể định nghĩa được một cách chính xác, nhưng chúng ta có thể coi “duyên” như là một tập hợp các yếu tố đưa đến sự thành hình của một cái gì đó, hoặc có tác dụng kéo con người tới gần một cái gì đó.  Phật Giáo quan niệm Duyên có hai mặt: thuận duyên và nghịch duyên.  Thuận duyên sẽ khiến cho con người trở thành lành thiện, thăng tiến, trí tuệ mở mang, cuộc sống ổn định, ít bệnh tật, vững chắc trong niềm tin hiểu biết  v..v…  Nghịch duyên sẽ khiến cho con người sa đọa, sức khỏe yếu kém, trí tuệ kém cỏi, tâm hồn bất an, sợ sệt, thiếu tự tin, trở thành mù lòa tin bướng tin càn v..v..  Cho nên, một người theo Phật Giáo không nhất thiết bao giờ cũng phải là thuận duyên, mà trong nhiều trường hợp, lại là do nghịch duyên. Chẳng phải là Phật Pháp có thuận hay có nghịch mà đó chỉ là những duyên đến với con người mà thôi.  Nếu là do thuận duyên thì con người thực hành đúng Phật Pháp. Nhưng Phật Pháp thì bao la, cho nên mỗi người thực hành Phật Pháp một khác, nhưng dù thực hành thế nào thì  có thể nói,  nếu thực hành với cái tâm thiện và nằm trong ba câu chư Phật dạy trong Kinh Pháp Cú : “Không làm các điều ác, Hãy làm các điều thiện, và giữ tâm ý thanh tịnh” (Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý), thì đó là đúng với Phật Pháp.   Nếu nghịch duyên thì rất có thể con người hiểu, hoặc cố ý hiểu Phật Pháp một cách lệch lạc, biến Phật Pháp thành Ma Pháp, hoặc bỏ Phật theo Ma.  Riêng đối với tôi,  có thể nói tôi là người có duyên với Phật Giáo, khá nhiều duyên, và tất nhiên, theo chủ quan của tôi, là những thuận duyên.

          Phật Giáo Và Tôi : Một Chữ Duyên

          Tôi sinh ra trong một gia đình theo đạo Phật.  Hồi còn nhỏ, độ 8, 9 tuổi gì đó, nhà tôi ở Hà Nội, phố Lê Lợi, sau đổi là Bà Triệu, ngay trước cửa Chùa Chân Tiên.  Song thân tôi đưa tôi sang học chữ Nho với Sư Ông trụ trì Chùa.  Sư ông dạy chúng tôi, tôi và vài đứa trẻ cùng phố, chữ nho trong cuốn Minh Đạo Gia Huấn, và sơ sơ về đạo Phật nhưng về sau, trong nhiều năm, tôi chẳng nhớ được bao nhiêu vì còn bận rộn với việc học hành chữ Tây và rồi nghề nghiệp. Nhưng dù sao thì đây cũng là các duyên đầu của tôi với Phật Giáo.

          Thời gian qua, năm 1951 tôi bị gọi nhập ngũ, 10 tháng huấn luyện trong trường sĩ quan trừ bị Khóa I ở Nam Định.  Rồi sau Hiệp Định Genève, năm 1956 tôi xin được giải ngũ, về với gia đình đã di cư vào Saigon.

          Ở Saigon, tối tối mẹ tôi niệm Phật nhưng chưa bao giờ bảo tôi phải niệm theo.  Hàng tuần, ngày Chủ Nhật, chị tôi đi Chùa Xá Lợi nghe giảng Pháp, nhất là trong thời kỳ Phật Giáo tranh đấu, nhưng chưa bao giờ chị tôi bảo tôi phải đi theo.  Tôi thấy đây là một nét rất đẹp của Phật Giáo, đặt căn bản trên tự giác, con người thấy đạo Phật hay thì tìm đến với đạo Phật chứ không phải là bị bố mẹ hay người nào áp đặt, nhồi sọ từ thuở nhỏ, điều mà giới trí thức Tây phương ngày nay coi đó là một tội ác đối với nhân loại, hoặc nếu đã trưởng thành thì bị mua chuộc bởi đôi chút vật chất trong những hoàn cảnh khó khăn, hoặc nếu không có đủ đầu óc thì dễ bị huyễn hoặc bởi những điều hoang đường của thời bán khai.

          Nhưng rồi một buổi sáng đẹp trời, tôi theo mẹ đến Chùa để quy y Tam Bảo.  Mẹ và chị tôi đã quy y từ lâu. Khi đó tôi đã lớn, đang học ở Đại Học Khoa Học Saigon.  Thực ra thì trước đó mẹ tôi đã hỏi tôi là có muốn quy y Tam Bảo không? Tôi thấy quy y Tam Bảo cũng chẳng mất mát gì, và cũng để chiều ý mẹ tôi, tôi đã bằng lòng.  Và sáng ngày hôm đó, tôi đã theo mẹ tôi đến Chùa xin được quy y Tam Bảo vì hôm đó vị Thượng Tọa trụ trì Chùa Văn Thánh bên Thị Nghè, nơi mẹ tôi và chị tôi thường đi lễ sáng chủ nhật, có làm lễ quy y cho vài người khác. 

          Thế là, ngày 15 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958), tôi đã quy y Tam Bảo tại Chùa Văn Thánh, Thị Nghè.  Thầy truyền giới là Hòa Thượng Đồng Đăng, Thượng Tọa Thích Tuệ Đăng thay mặt Tăng Già Đồng Chứng Truyền.  Tôi được ban cho một Pháp danh và được truyền ngũ giới.

          Trong Ba Quy Y, điều thứ 3 dạy rằng : “Đệ tử quy y Tăng, là những vị xuất gia chân chính, trọn đời nguyện không theo bè đảng xấu ác.”.  Từ đó đến nay tôi đã theo đúng lời dạy này.

          Khi đó, Năm Giới Cấm tôi được truyền là: Không Được Giết Hại, Không Được Trộm Cướp, Không Được Tà Dâm, Không Được Nói Dối, Không Được Uống Rượu.  [Ngày nay, giới thứ 5 thường được đổi là không được uống rượu say sưa cũng như không được dùng các chất ma túy]

          Hiện nay tôi còn giữ được “Chứng chỉ quy y” trên, bản chứng chỉ này còn lớn hơn cả cái bằng Cử Nhân Giáo Khoa Khoa Học mà sau này Khoa Học Đại Học Saigon cấp cho tôi, nên khi mang theo sang Mỹ tôi phải gập làm bốn cho nên vẫn còn những nếp gập.  Đáng lẽ tôi phải ủi cho nó phẳng trước khi chụp lại.

          Sau khi quy y Tam Bảo, “Phật sự” của tôi chỉ là mỗi năm vài lần cùng mẹ và chị, và sau này cùng “bà cụ thân sinh của mấy đứa con tôi” đi Chùa lễ Phật trong những ngày lễ Phật Giáo chính và ngày Tết.  Nghĩ lại thật xấu hổ, mang danh Phật tử, đã quy y Tam Bảo mà tôi chẳng biết gì về Phật Giáo, chẳng bao giờ đọc Kinh điển Phật Giáo, chẳng bao giờ đi nghe thuyết Pháp, lãng phí nhiều năm, thật là oan uổng.  Thật ra thì chế độ giáo dục Việt Nam khi đó làm cho học sinh, sinh viên không còn thì giờ đâu mà nghĩ đến chuyện khác.  Phải “học ngày không đủ, tranh thủ học đêm, học thêm ngày chủ nhật” may ra mới qua khỏi bậc Tú Tài Toán (9 môn toán).  Lên Khoa học Đại Học, học với mấy ông giáo sư Tây cũng trần ai, tỷ lệ đậu được những chứng chỉ như Toán Đại Cương (M.G), hay Toán Lý Hóa (MPC), nhiều nhất là 15%.  Ngay cả những giáo sư người Việt như Nguyễn Quang Trình, Lê Văn Thới  v…v… cũng đều dạy bằng tiếng Pháp.  Vì vậy đâu còn thì giờ mà đọc Kinh điển Phật Giáo hay đi Chùa nghe thuyết Pháp.

          Tuy nhiên, có lẽ hạt giống Phật Giáo đã có sẵn trong người, chỉ cần hội đủ cơ duyên là nảy mầm, phát triển.  Cho nên, sau khi định cư tại Hoa Kỳ, và khi cảm thấy việc làm và đời sống đã ổn định, tôi bắt đầu để thì giờ “nghiên cứu” về Phật Giáo, và mỗi năm vài lần lái xe hơn 1 giờ đi Chùa dự các ngày lể Phật Giáo chính như Phật Đản, Thích Ca Thành Đạo, Vu Lan v..v…  Do đó tự nhiên đã có nhiều duyên lành đưa tới, những cơ duyên được tiếp xúc với nhiều Tăng, Ni Phật Giáo, và học hỏi thêm được nhiều. 

          Nhưng, thực ra, cái duyên có tính cách quyết định để buộc chặt tôi với Phật Giáo là cuốn “Tinh Túy Của Phật Giáo” [The Essence of Buddhism] của John Walters.  Cuốn sách nhỏ này, vào khoảng 150 trang, rất đặc biệt, vì đó là tác phẩm của một người trưởng thành trong truyền thống Ki Tô, bị nhồi sọ Phật Giáo là một tôn giáo yếm thế, vô vọng, một dạng sơ khai của chủ thuyết hiện sinh v..v… (p.2 :  a defeatist philosophy of pessimism and hopeless, a primitive form of Existentialism), và tin rằng Ki Tô Giáo là tôn giáo duy nhất có ích cho nhân loại (p.2 : in the belief that Christianity was the only religion that had anything useful to offer to mankind).. Lẽ dĩ nhiên, đó là những điều mê tín đặc thù của Ki Tô Giáo : cái ích cho nhân loại là “một cái bánh vẽ trên trời” (từ của Mục sư Ernie Bringas = A-pie-in-the-sky), và Phật Giáo yếm thế, vô vọng, là những điều mà các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo thường nhét vào đầu tin đồ trong khi họ chẳng hiểu gì về Phật Giáo. 

          Nhưng sau một chuyến du hành Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, ông ta đã thấy thực chất của Phật Giáo, hoàn toàn không như những điều ông đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ.  Ông bèn suy nghĩ lại, tìm hiểu lịch sử và so sánh Ki Tô Giáo với Phật Giáo.  Ông nghĩ tới “những sai lầm và tội ác của những Giáo hội Ki Tô và những giới chức lãnh đạo trong quá khứ” (p.3 : the blunders and crimes of the churches and their leaders in past ages), những lễ tiết trong Ki Tô Giáo mà ông cho là có tính cách “mê tín tàn bạo” (sadistic superstition), thí dụ như bí tích ban thánh thể, nôm na là ăn thịt uống máu Chúa,  và khi biết về Phật Giáo, ông ta thú nhận là “lần đầu tiên trong đời tôi được thở trong bầu không khí tự do trí thức của sự thuần khiết Phật Giáo” (p.3 : I breathed deeply for the first time in the intellectual freedom of pure Buddhism), và ghi nhận: “một trong những sự vinh quang nhất của Phật Giáo là tinh thần khoan nhượng” (p.4 : one of the greatest glories of Buddhism is its tolerance), và ông ta nghĩ đến những giáo hội Ki-tô thù nghịch nhau (p.11 : The squabbling rival churches of Christianity) đối chiếu với sự khác biệt đối với Phật Giáo : “Các Phật tử chưa bao giờ phát động chiến tranh vì tôn giáo của họ.  Phật Giáo chưa từng có những tòa án xử dị giáo, sự bạo hành, hay cưỡng bức cải đạo, hay tấn công đẫm máu những tín đồ của đạo khác” (p. 11 : Buddhists have never waged wars over their religion.  There have been no Buddhist inquisitions, persecutions, or conversion by force, or bloody assaults on devotees of non-Buddhist sects).  Những điều trên là vài điều trong 7 núi tội ác của Công Giáo đối với nhân loại mà Giáo hoàng John Paul II đã xưng thú trước thế giới ngày 12 tháng 3 năm 2000. 

          Cuốn sách này giúp tôi có một kiến thức căn bản về cuộc đời Đức Phật, những giáo lý chính yếu của Phật Giáo, đạo đức và sinh hoạt của đoàn thể Tăng Già, nghĩa là về Tăng Bảo, cùng lúc ít nhiều về Ki-tô Giáo.  Cuốn sách này cũng là động cơ thúc đẩy tôi đào sâu, nghiên cứu về Ki Tô Giáo về sau.  Chính những hiểu biết căn bản về Tam Bảo này đã làm cho tôi vô cùng hâm mộ Phật Giáo và từ đó, say mê tìm hiểu thêm về Phật Giáo.  Như vậy, có thể nói là tôi có khá nhiều duyên với Phật Giáo.  Chính những duyên này đã giúp tôi sống một cuộc đời có thể nói là với tâm thanh thản, thoải mái trong một xã hội đầy ham muốn và ganh đua, tuy tôi thường xuyên bận rộn với công việc đọc và viết. 

          Một Nét Đặc Biệt Của Phật Giáo

          Đi vào Phật Giáo, tôi ngạc nhiên khi đọc đến Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama về nền tảng đức tin trong Phật Giáo, có viết sơ lược trong cuốn The Essence of Buddhism của John Walters.  Tôi không thể ngờ được là, cách đây trên 2500 năm, mà Đức Phật lại có thể đi trước thời gian về vấn đề tâm linh như thế, và còn rất phù hợp với tinh thần khoa học trong thời hiện đại. Cũng vì vậy mà tôi luôn luôn, nếu có dịp, nói với người ngoại Đạo Kinh này. Kinh này được Tỳ Kheo Thích Nhật Từ trình bày rất rõ ràng dưới đầu đề "Kinh Nền Tảng Đức Tin" trong cuốn “Kinh Tụng Hằng Ngày”, được tóm tắt như sau :

          Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết, thuộc về truyền thống, được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền, được ghi lại trong kinh điển hay sách vở, thuộc lý luận siêu hình, phù hợp với lập trường của mình, được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt, phù hợp với định kiến của mình, được sức mạnh và quyền uy ủng hộ, được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.  Hãy tự mình quán chiếu, suy nghiệm, xem điều đó có lành thiện, mang lại lợi ích cho người cho ta rồi hãy tin và kiên trì áp dụng.

          Nhưng thật là tuyệt vời, Đức Phật thuyết Kinh Kalama như trên và cũng nói rõ là phải áp dụng những điều này trên chính Đức Phật.  Đức Phật đã chẳng nói: “Đừng vì lòng tôn kính mà chấp nhận những giáo lý của Ta, mà trước hết hãy thử những giáo lý đó như người thợ vàng thử vàng vậy.” Tôi tự hỏi, trong các tôn giáo khác, nhất là những tôn giáo thờ “ông thần độc nhất” như Ki-Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, có vị giáo chủ nào tự xưng là đấng cứu thế, là tiên tri, là thiên sứ v..v.. dám nói lên điều này hay không, hay chỉ bắt tín đồ tin một cách tuyệt đối, không được thắc mắc.  Nếu có thể được thì tôi đã bắt chước Martin Luther khi xưa, nhưng thay vì đem dán trên các cửa nhà thờ 95 luận điểm để bác bỏ những giáo lý ngoài Kinh Thánh của Công Giáo La Mã như Martin Luther đã làm,  thì tôi khắc bản Kinh Kalama này trên cửa tất cả các nhà thờ của Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo, để giúp họ nhận thức được cái quý báu nhất mà “Thượng đế hay Thiên chúa của họ” đã ban cho họ chính là trí tuệ, nếu có...

          Cho nên, với Kinh Nền Tảng Đức Tin này, người đời bảo rằng Phật Giáo là đạo của trí tuệ quả nhiên không sai. Vì đây mới chính là nền tảng đức tin mà theo tôi, tuyệt vời nhất trong mọi nền tảng đức tin khác, vì nền tảng này đã tôn trọng phẩm giá và trí tuệ của con người đúng nghĩa là một con người.  Điều kỳ lạ là Kinh Nền Tảng Đức Tin mà Đức Phật thuyết từ hơn 2500 về trước lại rất phù hợp với tinh thần khoa học hiện đại ngày nay.  Trong khoa học con đường đi tới những sự thực khoa học là phải qua những giai đoạn thực nghiệm để kiểm chứng sự hiểu biết.  Trong Phật Giáo, con đường đi tới giác ngộ cũng phải đi qua mọi giai đoạn hiểu biết, quán sát, suy tư và thể nghiệm.

          Kinh Nền Tảng Đức Tin của Phật Giáo đã mở một chân trời mới cho người Tây phương.  Bắt đầu từ đây, người Tây phương đã có thể, theo như Mục sư Harry Willson, tháo gỡ những ngón tay bóp chặt yết hầu họ, cất đi gánh nặng Thượng đế trên vai họ, để họ có thể hít thở bầu không khí tự do, trong sạch.  Và cũng từ đây, tâm thức Tây phương đã thức tỉnh, mở rộng để đón nhận một luồng gió tư tưởng mới từ Đông phương thổi tới.  Luồng gió này chính là các tư tưởng từ bi hỉ xả, vị tha, nhân bản, rộng rãi, khoan dung, tiến bộ, hòa bình và phù hợp với các suy lý khoa học của Phật Giáo.  Cho nên, tôi không lấy làm lạ khi thấy Phật Giáo đang phát triển mạnh ở Tây phương. 

          Thật vậy : Ngay từ năm 1969, John H. Garabedian & Orde Coombs đã xuất bản cuốn Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age), hình bìa ngoài là hàng chữ lớn viết lên tường : Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Đang Sống (Christ Is Dead - Buddha Lives), nội dung nói về cuộc nổi giậy đạo đức ở Mỹ (moral revolt in America), phân tích tại sao hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống về tôn giáo của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương (Why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East)

          Năm 1994, Stephen Batchelor xuất bản cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West), nội dung viết về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương.  Cuốn sách được giới thiệu như sau:

          "Cuốn "Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương" là một cuốn viết rất hay về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương trong 2000 năm qua - một cuốn sử biên về những cơ hội bỏ lỡ, sự kiêu căng văn hóa, thảm kịch chính trị, và những giấc mộng không thành.  Từ thời đại đế Alexandre, các vua chúa và giáo hoàng Tây phương đã mong mỏi kiếm được quyền lực bằng cách chinh phục Á Châu.  Qua nhiều thời kỳ họ đã phái từng đợt sứ giả và các nhà truyền giáo tới Á Châu để tiếp xúc với những người “ngoại đạo”, nhưng tâm thức hẹp hòi của người Tây phương đã làm cho những người này chẳng biết được bao nhiêu về Phật Giáo.

          Ngày nay Phật Giáo được coi như là một tôn giáo phát triển nhanh nhất và là một trong những phong trào tinh thần có ảnh hưởng nhiều nhất ở Tây phương.”

          (The “Awakening of the West” is a beautifully written history of the Encounter of Buddhism with the West during the past 2000 years - a chronicle of missed opportunities, cultural arrogance, political tragedy, and unfulfilled dream.  Since the time of Alexander the Great, European kings and popes longed for the power to be gained through the conquest of Asia.  They sent periodic streams of envoys and missionaries to establish contact with the “infidels,” but the European's narrow-mindedness prevented them from learning much at all about Buddhism.

          Buddhism is said to be the fastest growing religion and one of the most influential spiritual movements in the West.)

          Tên cuốn sách đã gây sự ngỡ ngàng trong thế giới Tây phương không ít.  Tây phương vẫn được coi, hay tự nhận, là văn minh tiến bộ nhất, và tôn giáo Tây phương, Ki Tô Giáo, vẫn được coi, hay tự nhận, là tôn giáo mạc khải, tôn giáo duy nhất có giá trị trên thế gian.  Vậy tại sao Phật giáo đã làm cho Tây phương thức tỉnh, và thức tỉnh khỏi cái gì ?

          Lẽ dĩ nhiên, góp phần với vô số trí thức Tây phương nghiên cứu về Ki Tô Giáo, Phật Giáo đã thổi thêm một luồng gió mới về hòa bình, từ bi hỉ xả, vào những xã hội hiếu chiến Tây phương,  do đó Tây phương đã phần nào thức tỉnh khỏi sự mê tín, sự tiếp tục tin vào những điều không thể nào tin được, những điều đã không còn giá trị trong thế giới tiến bộ Tây phương.

          Trong cuốn “Phật Giáo và Tây Phương :  Sự Hội Nhập của Phật Giáo Vào Xã Hội Tây Phương” (Buddhism and The West : The Integration of Buddhism into Western Society), Sangharakshita  giải thích như sau :

          Trong 2500 năm lịch sử, bất cứ tới đâu thì Phật Giáo cũng nhập vào nền văn hóa địa phương một cách phong phú và sinh động.  Đối với Phật Giáo thì điều này có nghĩa là Phật Giáo có những dạng bày tỏ ý kiến và truyền thông mới cũng như những phương pháp truyền đạo khác biệt nhau một cách đáng kể.  Phật Giáo đã mang tới những xã hội địa phương những lý tưởng mới, ý tưởng mới, lối sống đạo đức mới, và đời sống xã hội, văn hóa, nghệ thuật mới mẻ - thường là một sự biến đổi tận gốc.

          Ngày nay Phật Giáo đang đi tới Tây phương, và căn cứ trên cách chấp hành nghiêm chỉnh những nguyên tắc và thực hành Phật Giáo của những người Tây phương thì chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là lịch sử sẽ lại tái diễn.  Phật Giáo đang tiến tới sự hội nhập vào các xã hội Tây phương.

          (Wherever Buddhism has traveled during its 2500 year history it has entered into a rich and dynamic relationship with its host cultures.  For Buddhism this has meant new forms of expression and communication as well as considerable differences in emphasis and approach.  To its surrounding societies have come new ideals, new ideas, new ethical standards, fresh social, cultural, artistic life - indeed, rarely anything less than radical transformation.

          Now Buddhism is coming to the West, and judging from the seriousness with which many Westerners are taking to its principles and practices, there can be no doubt that history is going to repeat itself.  Buddhism is about to become integrated into Western society.)

          Phật Giáo Và Tôi

          Vì nhận thức được sự ưu việt của giá trị tâm linh Phật Giáo cho nên tôi biểu lộ sự tin tưởng vào các giáo lý và chủ trương hòa bình của Phật Giáo bằng cách treo trước cửa nhà lá cờ Phật Giáo song song với cờ Mỹ, quốc gia mới của tôi từ 37 năm nay, trong những ngày lễ chính của Mỹ và Phật Giáo.  Có khi treo liền cả tháng trong mùa khô.  Mù Đông nhiều tuyết thì cất vào nhà. Tôi làm như vậy không phải vì cuồng tín mà làm theo lối xóm.  Có nhiều nhà treo thường xuyên cờ Mỹ và nhiều nhà treo thường xuyên những lá cờ mà họ ưa thích, ủng hộ, như cờ của đội banh CUBS, Green Bay Packer, hay cờ của một đại học mà họ xuất thân từ đó, hay cờ Mỹ có dấu hiệu hòa bình thay chỗ những ngôi sao v…v….

          Cờ Phật Giáo và cờ Mỹ treo trước cửa nhà trong một khu phố mà dân cư gồm 98% là Mỹ trắng và không có người Việt nào khác

          Cờ Mỹ : Thay vì sao là dấu hiệu hòa bình.

          Hình chụp ở Bar Harbor, một city nhỏ gần Park Acadia, tiểu bang Maine

          Trở lại vấn đề tôi đi vào đạo Phật.  Như trên đã nói, cuốn The Essence of Buddhism của John Walters đã thúc đẩy tôi trong việc tìm hiểu thêm về đạo Phật.  Sau đó. tôi tìm đọc những tác phẩm viết về Phật Giáo của Dwight Goddard, Paul Carus, Rhys Davids, Theodore Stcherbatsky, Christmas Humphreys, Edward Conze, Charles Luk, John Blofeld, Sangharakshita, D.T. Suzuki, Thomas Cleary (vào những thập niên 1970, 1980, sách viết về Phật Giáo không nhiều như bây giờ, chỉ có những tác giả trên là được nhiều người biết tới, chứ không như ngày nay kinh sách Phật Giáo có rất nhiều trong các tiệm sách lớn), và của Thích Thiện Hoa, Thích Thiên Ân, Thích Nhất Hạnh, Thích Đức Nhuận v..v.. để mở mang thêm kiến thức về Phật Giáo, và sau cùng mới đi vào các Kinh Luận Phật Giáo.  Kinh Luận Phật Giáo quả là một sự thách đố trí thức, càng đi sâu vào trong đó tôi càng thấy chân trời của tôi mở rộng, càng thấy những tư tưởng Phật Giáo quả là siêu việt, vượt thời gian và không gian. Tôi đã viết một loạt bài về “Khoa học và Phật Giáo”, chứng minh là nhiều tư tưởng về vũ trụ của Phật Giáo đã đi trước Khoa học khá xa và đã được chứng minh bởi khoa học thực nghiệm.  Một bài tóm lược về vài tư tưởng Phật Giáo đi trước Khoa học có trên

          http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=1054

          Nhưng chính cái dụng của Phật Giáo mới là những phép lạ biến cải con người, nhưng đây không phải là chỗ để đi vào chủ đề này.

          Tôi có thể nói ngay rằng, Kinh điển Phật Giáo là một gia tài vô giá chứa đựng những tư tưởng và kinh nghiệm thực chứng cao đẹp, sâu sắc nhất của nhân loại. Nhưng có lẽ không có mấy người có thể đọc hết ba Tạng Kinh điển của Phật Giáo.  Tôi mới chỉ đọc có một phần nhỏ trong đó, và tôi thấy đó cũng đủ để tôi dùng trong cuộc đời.  Hưởng được phần nào cái gia tài đó, và có biết hưởng đúng không, tất cả hoàn toàn tùy thuộc ở khả năng, căn trí của chúng ta.  Không biết hưởng, dù chỉ là một phần nhỏ của cái gia tài đó thì thật là quá uổng, uổng công sinh thành của cha mẹ, vì được sinh ra làm người quả thật là một điều hiếm hoi quý báu, vì chỉ có con người mới có hoàn cảnh, khả năng thuận tiện nhất để hưởng cái gia tài đó.  Muốn hưởng cái gia tài quý báu đó, chúng ta cần đặt sự hiểu biết trên căn bản của Kinh Kalama như đã nêu trên: quán chiếu, suy tư và thực nghiệm.  Nhưng vấn đề không phải là dễ, như tôi sẽ trình bày sau đây.

          Bất cứ người nào muốn đi vào lãnh vực Kinh điển Phật Giáo cũng phải ngần ngại trước cái kho tàng Kinh sách nhiều không kể xiết của Phật Giáo.  Nếu cái hiểu trong Phật Giáo là thực chứng thì trừ các vị đã đắc đạo ra có lẽ không ai có thể hiểu hết được toàn bộ giáo lý của Đức Phật và các Tổ.  Những vị này đắc đạo vì đã nắm được cái chìa khóa để đi vào mọi Pháp môn của Phật Giáo, do đó họ có thể thông suốt Kinh điển Phật Giáo.  Còn đối với chúng ta, Phật  Pháp quả thực quá rộng rãi, từ những điều giản dị, bình dân, dễ hiểu cho đến những triết lý quá sâu sắc, quá huyền nhiệm và phức tạp, cho nên rất khó đi vào.  Tuy nhiên đây cũng lại là diệu điểm của Phật Giáo vì có như vậy Phật Giáo mới có thể đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của mọi người với mọi căn trí khác nhau, trình độ khác nhau.  Trên thực tế, chúng ta không cần, hay nói đúng hơn, không thể hiểu hết toàn bộ Phật Pháp mà chỉ cần thực hành những giáo lý nào hợp với căn cơ của chúng ta, và nếu thực hành giáo lý đó hay Pháp môn đó một cách kiên trì và đúng thì cũng có thể đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, khoan nói đến giác ngộ.  Sau đây là vài điều về cái hiểu hạn hẹp của tôi về Phật Giáo.

          Từ Hiểu Biết Đến Thực Hành

          Mọi Phật tử đều biết rằng trong Phật Giáo có quan niệm Nhị Đế:  Chân Lý Tuyệt Đối (Chân Đế) và Chân Lý Tương Đối (Tục Đế).  Phật Giáo dạy là con người có thể sống trong hai thế giới: thế giới của chân lý tuyệt đối (Chân đế), và thế giới các hiện tượng (Tục đế).  Nhưng hiển nhiên là chân lý tuyệt đối chỉ có thể lãnh hội được bởi một số nhỏ các vị cao Tăng đạo cao đức trọng, sau nhiều năm tu tập, mà tác phong hàng ngày phản ánh đúng với những cái hiểu về chân lý tuyệt đối.  Hiểu về chân lý tuyệt đối là một chuyện, và rất có thể mỗi người hiểu mỗi cách, nhưng sống theo cái hiểu về những chân lý tuyệt đối lại là chuyện khác, tôi e rằng không có mấy người.  Có điều chắc là tuyệt đại đa số Phật tử, Tăng cũng như tục, hàng ngày phải sống trong thế giới các hiện tượng, phải đối diện với những sự việc trong thế giới hiện tượng mà có thể nói, những chân lý tuyệt đối hầu như rất khó có thể áp dụng.  Chân lý tuyệt đối là đối tượng của quán chiếu, của tu tập cá nhân.  Còn chân lý tương đối là những đối đãi thường ngày trong thế giới các hiện tượng.  Ý thức được khó khăn này, Đại Thừa Phật Giáo chủ trương Phật Giáo đi vào cuộc đời với lý tưởng Bồ Tát, cuộc đời nằm trong thế giới hiện tượng.  Thời buổi này, chúng ta không có quyền cứ ngồi hít vào thở ra suốt ngày, mà phải có bổn phận đưa tinh thần thực tế, nhân bản, hòa bình của Phật Giáo vào trong nếp sống hàng ngày của mọi người, phải biết ôm cái gì, bỏ cái gì, cùng góp phần lành mạnh hóa xã hội, cải tiến xã hội, vì phúc lợi của quần chúng. Cũng vì thế mà Bồ Tát Long Thọ đã minh xác quan niệm Nhị Đế trong Phật Giáo như sau:

          “Chư Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế, Chân Đế hay Đệ Nhất Nghĩa Đế và Tục Đế  mà nói Pháp. Không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn...” 

          Tục đế, như trên đã nói, là thế giới hiện tượng mà chúng ta đang sống trong đó, một thế giới trong đó có những quy ước hay chân lý mà con người đồng ý với nhau và có tính cách tương đối.  Còn Chân Đế là thế giới của những chân lý tuyệt đối, có tính phổ quát, đúng ở khắp nơi và trong mọi thời gian. Trong khi hành đạo, chúng ta không thể lúc nào cũng mang Chân Đế ra mà nói, mà áp dụng trong thế giới hiện tượng, và bỏ qua những quy ước đồng thuận của nhân loại.  Y vào Nhị Đế mà nói Pháp, Phật Pháp chứ không phải là những điều phi Pháp, đây là con đường hoằng Pháp của chư Phật mà chúng ta cần noi theo.  Cho nên, khi quý vị Tăng Ni giảng Pháp, tôi nghĩ Phật Pháp  sẽ dễ đi vào quần chúng hơn, nếu quý vị chú trọng hơn vào vấn đề áp dụng Phật Pháp vào cuộc đời một cách dễ hiểu và bỏ qua những triết lý cao, trừu tượng trong Phật Giáo, thí dụ như Tính Không, và những điều thuộc về truyền thuyết hay huyền thoại. Tôi nghĩ, bất cứ diễn giải như thế nào, những chuyện như mới sinh ra Đức Phật bước đi 7 bước, mỗi bước nở một hoa sen, hay Đức Phật sinh ra từ nách của hoàng Hậu, hay những chuyện về tiền thân Đức Phật v…v…  đều không thích hợp đối với quần chúng thông thường.  Cốt tủy của đạo Phật không ở những câu chuyện như vậy. Vấn đề chính là làm sao cho Phật tử thấm nhuần được lý Vô Thường và một hai điều nào đó trong Bát Chánh Đạo tôi nghĩ cũng đủ dùng trong cuộc đời.  Với một số điều chọn lựa trong Bát Chánh Đạo, tùy theo trường hợp,  từ một em nhỏ học tiểu học cho đến vị nguyên thủ quốc gia, đều có thể áp dụng để mang đến lợi ích cho bản thân hay cho xã hội.

          Theo chân lý tương tức, nhìn một cái bàn, chúng ta thấy cả vũ trụ trong đó.  Điều này không sai, nhưng cái bàn không phải là khúc gỗ, không phải là ánh sáng mặt trời, không phải là người thợ mộc đóng bàn v..v..., mà là cái bàn chúng ta sử dụng như là cái bàn để làm việc, để ăn cơm v..v.. trong đời sống hàng ngày.  Trong cái ghế làm bằng cùng một khúc gỗ như cái bàn, đóng bởi cùng một người thợ mộc, thì có thể nói cái ghế cũng có đủ thứ như trong cái bàn.  Nhưng cái ghế không phải là cái bàn.  Nhìn một bát cơm, chúng ta có thể thấy cả vũ trụ trong đó.  Đúng vậy.  Nhưng khi chúng ta ăn là ăn cơm để sống, cơm là cơm, không phải là ánh sáng mặt trời, gạo lúa, hay người đi cầy, người giã gạo, người thổi cơm.  Biết rằng vạn pháp đều liên hệ với nhau trong vũ trụ để chúng ta tu tập hạnh từ bi, nhưng quên đi những thiên sai vạn biệt trong thế giới chúng ta đang sống, và những thực tế của cuộc đời, đây không phải là con đường tu tập theo tinh thần Phật Giáo Đại Thừa. 

          Ý thức được quan niệm về Nhị Đế trong Phật Giáo, người Phật tử không ngần ngại khi thấy cần phải dấn thân vào cuộc đời.  Tôi quan niệm rằng, Phật tử nói chung, Tăng cũng như Tục, hàng ngày phải đối diện với rất nhiều vấn đề trong xã hội, cho nên, theo tinh thần Đại Thừa, người Phật tử không thể ngồi yên, suốt ngày thở ra hít vào, bỏ mặc chuyện thế gian vì cho rằng vạn Pháp đều là không, mà phải dấn thân để làm vơi bớt nổi khổ đau của nhân loại, chuyển hóa con người, vén bức màn vô minh để ánh sáng chân thực soi vào, thay thế cho bóng tối của mê tín, dị đoan. Tưởng chúng ta cũng nên hiểu qua về quan niệm dấn thân trong Phật Giáo.

          Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trong tác phẩm Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời  như sau :

          Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.

          Nhưng vượt lên trên cuộc đời không có nghĩa là phủ nhận cuộc đời, ghét bỏ cuộc đời. Nếu chỉ có một sự ghét bỏ, xa lánh, trốn chạy thì chưa có thể gọi là vượt lên. Đó chỉ là một sự chán nản hoặc khiếp sợ. Vượt lên ở đây bao hàm một ý chí khỏe mạnh, một ý thức giải thoát, một thái độ khinh thường khổ đau. Và được trang bị đầy đủ những bản lĩnh ấy rồi, con người giác ngộ đi vào cuộc đời với tất cả can đảm và thiện chí để chuyển hóa cuộc đời.

          Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên (transcendance) trong thái độ dấn thân vào cuộc đời (engagement) của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước (détachement) của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ.

          Vô trước có nghĩa là không bị dính vào. Cố nhiên con người giác ngộ sẽ không những không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh mà còn không bị dính vào những cố chấp có tính cách tri thức như quan điểm và sự phân biệt nhân ngã nữa. Đó là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát mà kinh Kim Cương Bát Nhã đã diễn tả trong rất nhiều đoạn.

          Chúng ta nên hiểu, từ “giác ngộ” mà Thiền sư Nhất Hạnh nói ở trên không phải là sự “giác ngộ” theo nghĩa con người đã giác ngộ như chư Phật và chư Tổ. Hiển nhiên là Phật Giáo không hề trốn tránh xã hội, làm ngơ trước những khổ đau trong xã hội.  Chúng ta hãy đọc một học giả Công giáo viết về một hành động dấn thân của Phật Giáo Việt Nam trong thời cận đại :

          Trong cuốn “The Final Superstition : A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy” sau khi nghiên cứu tường tận và đánh giá về cái gia tài tinh thần Do Thái – KiTô (Judeo Christian Legacy), Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, đã lược duyệt những tín ngưỡng khác như Đa Thần giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo, Hi Lạp Thiên Nhiên Giáo v….v… Về Phật Giáo Việt Nam, ông ta đã  đưa ra nhận định như sau :

          “Hiển nhiên là rất dễ tuột từ vị thế không truy cầu xuống thuần túy trốn tránh. Tăng sĩ Phật Giáo thường trốn tránh không tham gia tích cực vào vấn đề xã hội. Điều này có nghĩa là quay lưng lại với sự bất công thay vì chống lại bất công (tác giả muốn nói đến một số tăng sĩ Tiểu thừa ở vài quốc gia theo Phật Giáo Nguyên thủy). Tuy nhiên, điều này thật xa sự thực đối với những tăng sĩ Việt Nam, những người đã tự thiêu để tập trung sự quan tâm của thế giới vào những nỗ lực của Hoa Kỳ hòng quyết định tương lai của Việt Nam. Những lời giới thiệu hay nhất về Phật Giáo là, như Khổng giáo, cái hệ thống tín ngưỡng này đã tồn tại suốt 25 thế kỷ mà không hề có lấy một cuộc Thánh chiến, một Tòa Án xử dị giáo, hay một toan tính đế quốc nào để đi xâm lăng và hủy diệt văn hóa của một dân tộc khác”.

          (It should be apparent that it is very easy to slide from a position of nonstriving to pure escapism. The Buddhist monk has often opted to escape from any meaningful social involvement. This can mean turning one’s back to injustice, rather than combating it. However, this was far from true for those Vietnamese monks who set themselves ablaze to focus world attention on US efforts to determine the future of Vietnam. The best recommendations for Buddhism is that, like Confucianism, this belief system has existed for tweny-five centuries without a single Crusade, Inquisition, or imperialist attempt to invade and destroy the culture of another people).

          Những cuộc tự thiêu của những người con Phật trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam không bắt nguồn từ sự thù hận.  Khi thù hận thì người ta tìm cách trả thù hay chống đối chứ chẳng có ai tự hủy tấm thân khó được của mình vì thù hận.  Các tăng sĩ Phật giáo hay Phật tử tự thiêu chẳng qua chỉ nhằm mục đích thức tỉnh nhân loại trước những sự bất công quá độ của một chính quyền mù quáng và sự tàn bạo của một cuộc chiến tranh vô lý.  Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong một tác phẩm của Quán Như Phạm Văn Minh.

          Trong tác phẩm “Phật Giáo Việt Nam Dấn Thân: Phong Trào Tranh Đấu 1963-1966” (Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1963-1966, Van Nghe Publisher, CA., 2002), một cuốn sách Anh ngữ dày hơn 500 trang, tác giả Quán Như Phạm Văn Minh không chỉ nói về cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chế độ độc tài, tôn giáo trị, gia đình trị Ngô Đình Diệm, và tranh đấu cho hòa bình trên đất nước Việt Nam, mà còn cho chúng ta hiểu biết thêm về một số giáo lý cốt tủy của Phật Giáo như Vô Thường, Vô Ngã, Duyên Khởi v…v…  và về lý tưởng Bồ Tát trong Phật Giáo Việt Nam.  Tác giả cũng cho chúng ta biết là tư tưởng Phật Giáo Dấn Thân đã có trong mọi hệ phái Phật Giáo.  Và tác giả cho chúng ta định nghĩa về Phật Giáo Dấn Thân như sau, trang 91-92 :

          Trong hình ảnh bao quát về căn bản tỉnh thức đối với căn bản phục vụ, hay căn bản kỷ luật và đạo đức đối với chủ nghĩa vị tha và Phật Giáo Dấn Thân, chắc phải có những tiêu chuẩn để định nghĩa thế nào là Phật Giáo Dấn Thân, như là dấn thân, hành động hay làm việc, để thay đổi thế giới.

          Phật Giáo Dấn Thân không nên hiểu chỉ là những công việc xã hội và từ thiện.  Những Phật tử dấn thân, đi theo vết chân của các Bồ Tát, phải hợp nhất những niềm tin cá nhân, tham gia vào chính trị hay những hình thức tham gia khác, để thay đổi hay tạo nên những định chế mới để làm giảm bớt sự khổ.  Đây là vấn đề chọn lựa, không phải phán xét.

          (Within the spectrum of mindfulness-based versus service-based, or discipline and virtue-based versus altruism and engagement-based Buddhism, there must be essential criteria to define Engaged Buddhism, such as to engage, to act or to do, in order to change the world . . .

          Engaged Buddhism should not be understood as just social or charitable work.  Engaged Buddhists, following into the footsteps of Bodhisattvas, must incorporate their personal beliefs, political commmitments or other forms of involvement, to change or to create new social institutions to alleviate suffering.  This is a matter of choice, not judment.)

          Chúng ta thấy, người Phật tử dấn thân dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo sự hiểu biết và khả năng của mình trong một lãnh vực nào đó, chứ không nhất định phải thu hẹp trong một mục đích duy nhất. Phật tử dấn thân là để thể hiện lòng từ bi. Từ là “cho vui”, bi là “cứu khổ”. Nhiều người hiểu sai lầm về hạnh từ bi của Phật Giáo, cho rằng từ bi chỉ có nghĩa là hiền từ, không làm hại ai khác, cho nên họ đánh giá nhiều hoạt động dấn thân của Phật tử trong xã hội là không theo đúng lòng từ bi của Phật Giáo.  Từ bi không có nghĩa là khi bị tát má này thì đưa má kia ra cho họ tát thêm, tuy không tát trả nhưng phải làm sao để cho những hành động ngược ngạo không tái diễn được nữa.  Người Phật tử dấn thân cần phải có trí tuệ, hiểu biết đúng về đạo của mình, của người, và phải có cái dũng để đối phó với những xuyên tạc, phê bình thiếu hiểu biết của ngoại đạo, là sao chúng ta không chịu chuyên tâm tu hành mà còn dính vào những chuyện thế gian.  Những xuyên tạc của ngoại đạo mục đích chỉ muốn ru ngủ chúng ta, để mặc cho họ thao túng xã hội.

          Trong thời đại ngày nay, mở mang dân trí là điều rất cần thiết để cho có sự hài hòa trong xã hội.  Người dân cần phải biết đúng về những vấn nạn của xã hội để mà tránh.  Sự nguy hại của rượu, thuốc lá, cần sa, ma túy cần phải phổ biến rộng rãi trong xã hội và nghiêm khắc với những kẻ buôn bán ma túy.  Giúp cho người dân mở mang đầu óc, cập nhật hóa kiến thức thời đại, nhận rõ chân thực, là mang đến cho họ một nguồn vui vô tận; giúp cho người dân nhận rõ tỉnh thức, không bị huyễn hoặc bởi những điều hoang đường, mê tín, cất bỏ lòng sợ hãi thần quyền, và thoát khỏi một tâm cảnh nô lệ ngoại quyền, đó chính là cứu khổ.  Quý độc giả nào không đồng ý, xin mời lên tiếng.

          Mục Đích Dấn Thân Của Tôi : Trả Nợ Thiên Chúa Giáo

          Năm nay tôi đã ngoài 80 tuổi. Ở cái tuổi quá “cổ lai hy” này, đối với tôi, người nào còn thiết tha ham muốn danh vọng, chức tước, tiếng tăm, quyền lợi, hay có tinh thần phe phái mù quáng v..v.. là người thật đáng thương, không biết sống. Ở cái tuổi này, chỉ có hai cách sống có ý nghĩa.  Một là vui thú điền viên, hưởng phúc cùng gia đình con cháu.  Hai là dấn thân phục vụ cho đồng bào, xã hội và dân tộc, tùy theo khả năng và hiểu biết của mình.  Tôi đã chọn cách sống thứ hai khi quyết định hợp tác với Giao Điểm trong chủ trương “Trừ Tà, Hiển Chánh và Độ Sinh”. 

          Quyết định này không phải là một đột phát bốc đồng mà sau một thời gian dài suy nghĩ. Định cư ở Mỹ từ 1975, tôi mới có cơ hội và phương tiện để tìm hiểu về Phật Giáo. Tôi cho đó là một hồng phúc của tổ tiên để lại.

          Ngoài ra, tôi cũng còn có cơ hội để tìm hiểu thực chất về các tôn giáo khác, đặc biệt là về Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo La-mã  (Roman Catholicism) nói riêng, cũng như về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam mà tôi tin rằng nếu ở lại Việt Nam tôi không thể nào có phương tiện và cơ hội để có được những sự hiểu biết này. 

          Với những kiến thức mới này, cho nên, vào giữa thập niên 1990 tôi mới quyết định đi vào con đưởng giải hoặc Ki Tô Giáo, nghĩa là đưa ra những sự thực về Ki Tô Giáo để thức tỉnh những người còn u mê trong ngục tù tâm linh của một tôn giáo mà lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ là đã gây tác hại rất nhiều cho nhân loại và nhất là giam giữ đầu óc tín đồ trong vòng ngu tối trí thức..  Tại sao tôi lại quyết định như vậy?  Bởi vì nghiên cứu về Ki Tô Giáo tôi thấy đó không phải là một tôn giáo có mục đích thăng tiến trí tuệ, tâm linh của con người, trái lại chủ trương ngu dân dễ trị, giam hãm con người vào trong một ngục tù tâm linh qua những xảo thuật để huyễn hoặc đầu óc con người bằng những điều hoang đường mà ngày nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới những quốc gia tiến bộ trí thức..  Hơn nữa lịch sử Ki Tô Giáo cho chúng ta thấy tôn giáo này đã tác hại trên nhân loại rất nhiều, trong đó có Việt Nam,  so với những lợi ích tôn giáo này mang lại.

          Do đó, điều mà tôi, và chắc chắn có rất nhiều người khác muốn làm, là giúp những người này thức tỉnh để họ có thể thoát ra khỏi sự u mê không những không có ích lợi thực tế gì cho họ mà nhiều khi còn có hại cho xã hội vì sự cuồng tín của họ bắt nguồn từ sự u mê.  Đây là điều mà các trí thức cũng như một số lãnh đạo tôn giáo Tây phương đã làm trong mấy trăm năm nay qua những tác phẩm nghiên cứu của họ, đối với quần chúng Tây phương. Ảnh hưởng của những tác phẩm nghiên cứu này rất rõ rệt trong thế giới Tây phương, nếu chúng ta theo dõi những biến chuyển tư duy của người dân và thực trạng của các tôn giáo thờ thần ngày nay ở Tây phương.

          Không phải ngẫu nhiên mà :

          “Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Gót không hề hiện hữu”.

          (At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.)

          Và cũng không phải là không suy nghĩ chín chắn trước khi Giáo hoàng Benedict XVI  đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực (theo thông tin của hãng Reuters ở Rome) :

          “Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không có bằng chứng nào là con người còn cần đến Gót nữa, và còn cần ít hơn đến Chúa Ki Tô [Giê-su].  Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.”

          Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày  Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công giáo  bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả.

          (It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.

          “The so-called traditional churches look like they are dying”, he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.

          Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.

          “The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ”  “There’s no system for a rapid change.”)

          Đối với các tín đồ Công giáo Việt Nam, tuyệt đại đa số rất mù mờ, không biết gì về nội dung Thánh Kinh, không biết gì về thực trạng giáo hội của mình, không biết gì về lịch sử của giáo hội, không biết gì về những diễn biến, thay đổi trong Vatican, chúng ta muốn giúp cho họ thức tỉnh, theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, là chuyện của chúng ta.  Còn họ có để cho chúng ta giúp không là chuyện của họ.  Nếu họ muốn sống trong vòng trói buộc tâm linh vì một niềm hi vọng không tưởng là sau khi chết sẽ được lên thiên đường là quyền của họ. Nhưng hi vọng càng cao thì sự thất vọng càng lớn, nhất là khi mà niềm hi vọng đó lại đặt vào một cái gì không có thực và do đó chỉ là một ảo tưởng và trở thành vô vọng . . .

          Chắc có người sẽ đặt vấn đề :  Qua những bài viết của tôi về Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, làm sao tôi có thể giữ cho tâm hồn được thanh thản, thoải mái?

          Người Công giáo cho rằng những bài đó thuộc loại “chống Công giáo” hoặc có mục đích gây chia rẽ tôn giáo.  Họ không hiểu được rằng, trong lãnh vực học thuật, và trong chiều hướng mở mang dân trí, những hiểu biết về các tôn giáo không thể thiếu.  Đưa ra những sự thật về tôn giáo không có nghĩa là chống tôn giáo, hay gây chia rẽ tôn giáo.  Trong thế giới Tây phương những tác phẩm nghiên cứu về mọi mặt của tôn giáo có đầy  trong các trường đại học, trung học, trong thư viện, và trong các tiệm sách lớn nhưng có vấn đề gì đâu.  Tại sao lại thành vấn đề đối với người Công giáo Việt Nam ?  Chẳng lẽ người Công Giáo Việt Nam lại lạc hậu đến thế hay sao ? 

          Nếu bảo là tôi “chống Công giáo” thì đó là tôi chống những gì Công giáo đã tác hại trên nhân loại mà Giáo hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công giáo trong lịch sử.  Tôi cũng chống những giáo lý lừa bịp để mê hoặc con người.  Tôi không chống người Công Giáo chỉ vì họ theo Công giáo.  Điều mà tôi muốn là trình bày thực chất của đạo Công giáo, từ lịch sử cho đến nội dung Kinh Thánh, các tín lý, bí tích v…v…  Đây là công việc mà giới trí thức Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội Công giáo, đã làm từ 200 năm nay.

          Do hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, nay khối người Việt ở hải ngoại mới có cơ hội tiếp xúc với văn hóa Tây phương, ngày nay chúng ta mới có cơ hội làm công việc mở mang dân trí này. Người Công giáo Việt Nam có chấp nhận những sự thực về đạo của họ hay không là chuyện của họ, không phải chuyện của chúng ta.  Đây là công việc trí thức có trách nhiệm, không đặt căn bản trên sự thù nghịch, hay khác biệt tôn giáo, vì tất cả những tác phẩm mà chúng tôi dùng để “chống Công giáo” đều là, hoặc là của các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, hoặc là của các bậc học giả, trí thức trong những xã hội Ki Tô Giáo.  Cho nên, những tín đồ Công giáo muốn bảo vệ đạo của họ bằng cách chụp mũ chúng tôi là thân Cộng, hay theo sách lược chống Công giáo của Cộng Sản chỉ là những luận cứ thiếu thông minh, nếu không muốn nói là ngu đần.  Do đó, chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy cần thiết cải chính hay biện bạch.

          Nhưng viết về những vấn đề tế nhị tôn giáo dễ gây hiểu lầm, và trước những lời “không trong sáng” (mượn từ của Nguyễn Ngọc Ngạn) của những con chiên để đả kích cá nhân, làm sao giữ cho tâm thần thanh thản, thoải mái?  Chẳng có gì là khó cả, nếu chúng ta hiểu ít nhiều về Phật Giáo. Phật Giáo dạy rằng: “Vạn Pháp duy tâm tạo”, tất cả đều do cái tâm của mình.  Trong những hoạt động văn hóa của mình, nếu mình không có ý hại ai, nếu mình chỉ có ý giúp ích cho đời bằng những kiến thức đúng bắt nguồn từ sự hiểu biết đúng, từ trí tuệ, thì tâm của mình sẽ luôn luôn thanh thản.  Ngoài ra, có ba điều trong Phật Giáo mà người Phật tử có thể giữ cho tâm mình được thanh thản:

          - Thứ nhất, luôn luôn nhắc nhở chân lý “vô thường” :

          Ở đời, không có gì tồn tại mãi mãi, tất cả đều phải qua những thời kỳ thành trụ, hoại, diệt. Con người, bất kể quyền cao chức trọng như thế nào, bất kể vinh quang phú quý ra sao, cuối cùng cũng không tránh khỏi một thất bại to lớn của cuộc đời: đó là sự già yếu và chết, nếu còn sống đến tuổi già. Nhận thức được chân lý vô thường này thì con người sẽ bớt đi những ham muốn và bớt đi những tội ác xã hội như tham nhũng, lừa đảo, gian dối để phục vụ cho những nhu cầu không cần thiết, trái lại, có những nhu cầu có hại như thuốc lá, bia, rượu, của ngon vật lạ v…v… Cho nên, kiếm tiền cho nhiều một cách bất lương để ăn uống nhậu nhẹt bừa bãi hay thỏa mãn những nhu cầu thấp hèn của con người, chưa chắc đã phải là điều hay.  Kinh nghiệm của tiền nhân cho biết: “Bệnh tòng khẩu nhập” và người Mỹ cũng có câu: “You are what you eat”.  Cho nên, ăn uống chừng mực và thanh đạm là một bí quyết để giữ cho thân thể ít bệnh tật.   Rất ít người lao đầu chạy theo vật chất, làm đủ mọi cách kể cả lừa đảo, tham nhũng để thụ hưởng, cũng chỉ vì không nhận thức được chân lý vô thường.  Họ không ý thức được rằng, chẳng bao lâu, chỉ nhiều nhất là vài chục năm sau, hay sớm hơn, vì ảnh hưởng của sự thụ hưởng và hành lạc quá độ, khi mình đã nằm trong lòng đất, hay trở thành tro bụi trải trên sông, hồ, thì họ có mang theo được gì, nhiều nhất là cái nhà ba tầng, cái xe Lexus bằng giấy, và ít đô-la âm phủ.  Nhưng nhất là, chẳng có ai còn quan tâm hay nhớ đến mình và ca tụng mình đã ở cái nhà sang trọng như thế nào, đi xe gì, có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, ăn uống cái gì, và nhiều khi còn bị người đời chê trách vì những việc vô đạo đức của mình.

         Hạnh phúc con người không nằm trong sự thụ hưởng vật chất quá độ hay không cần thiết như trên.  Đức Phật đã dạy một người dân thường tên là Dighajanu là có bốn điều kiện đưa hạnh phúc đến cho con người ở trên cõi đời: Thứ nhất: chăm chỉ, cố gắng đạt tới "nhất nghệ tinh nhất thân vinh"; Thứ nhì : phải bảo vệ tài sản kiếm dược một cách chính đáng bằng mồ hôi, nước mắt; Thứ ba: kết bạn với các thiện tri thức nghĩa là những người đạo đức, học rộng biết nhiều, phóng khoáng và thông minh, để giúp mình tiến bộ trên Chánh Đạo, xa lánh ác nghiệp; và Thứ tư: tiêu pha trong khả năng và dành một phần cho những việc thiện, không bần tiện mà cũng không hoang phí. Sau đó Đức Phật nêu ra 4 đức tính đưa đến hạnh phúc trong tương lai của con người :

         (l) : phải có lòng tin vào những giá trị đạo đức, tinh thần và trí thức (Saddha) ;

         (2) : phải giữ năm giới căn bản của Phật tử (Sila) ;

         (3) : Thực hành hạnh bố thí, lòng quảng đại, không bám chặt vào của cải (Caga) ;

         (4) : Phát triển trí tuệ trên con đường diệt khổ, nhằm cứu cánh Niết Bàn (Panna).

         Như vậy chúng ta thấy rằng giáo lý của Đức Phật nhằm tạo ra sự ổn định kinh tế gia đình và từ đó đưa đến sự ổn định và phát triển kinh tế quốc gia mang lại hạnh phúc cho dân chúng.

         - Thứ nhì, làm mà coi mình như không làm, nghĩa là làm mà không truy cầu bất cứ cái gì cho mình, tránh được cái khổ vì “cầu bất đắc”.  Như vậy, tâm sẽ luôn luôn thanh thản.

         - Và thứ ba, cuộc sống thoải mái là cuộc sống không bám víu vào quá khứ, không chạy theo vật chất, và sống với hiện tại theo lý tưởng Đại Thừa, nghĩa là, theo lời giảng của một Sư Ni ở Chùa Phước Hậu, Milwaukee, trước đây: “còn sống ngày nào, nếu thấy mình có thể giúp ích được cho đời theo khả năng và hiểu biết của mình, thì hãy làm ngay, đừng trì hoãn.” Đây chính là quan niệm “Phật Giáo đi vào cuộc đời” hay “Phật Giáo dấn thân”, hay “Phật Giáo nhập thế”..

         Kết  Luận

         Một trong những lý do để tôi đi đến quyết định dấn thân là tôi cảm thấy mình có trách nhiệm của một trí thức trước một hiện thực của xã hội.  Chúng ta đã biết, qua những lời thú nhận của Hội Đồng Giám Mục Âu Châu và của Giáo Hoàng Benedict XVI ở trên, sự suy thoái không phương cứu chữa của Ki Tô Giáo nói chung, của Công Giáo nói riêng, đã là một sự kiện ở Âu Châu và càng ngày càng trầm trọng thêm.  Chúng ta cũng đã biết, trong lịch sử Việt Nam cận đại,  Công giáo ở Việt Nam đã là một tập thể phi dân tộc và phản bội dân tộc, làm tay sai hỗ trợ phục vụ cho thực dân Pháp, một yếu tố quyết định để đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp như Giám mục Puginier đã thú nhận.  Thật vậy, chính giám mục Puginier đã nói rõ hơn ai hết vai trò phản quốc của giáo dân Việt Nam như sau, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của  Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi :

         “Giám Mục Puginier viết rằng : “Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng.  Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ.  Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào  tình trạng không  thể hoạt động  được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng.  Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại”.

         (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes.  La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force.  En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres.  Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

         Đây là một vết nhơ không bao giờ có thể rửa sạch trên khuôn mặt của giáo hội Công giáo hoàn vũ nói chung, giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng.  Vì lời thú nhận của giám mục Puginier ở trên đã vạch trần vai trò gián điệp thực dân của các thừa sai Tây phương và vai trò phản quốc của giáo dân Việt Nam trên đất nước Việt Nam. [Độc giả có thể đọc thêm nhiều chi tiết về sự hỗ trợ quân xâm lăng Pháp của giáo dân Việt Nam trong những cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần ; Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897) của Nguyễn Xuân Thọ ; Thập Giá Và Lưỡi Gươm của Linh Mục Trần Tam Tĩnh ; The Vietnam Response To French Intervention: 1862-1874 của Mark W. McLeod ; Vietnam’s Will To Live của Helen Lamb; Catholic Imperialism Against The Asiatic Continent của Avro Manhattan; French Catholic Missionaries And The Politics Of Imperialism In Vietnam, 1874-1914 của Patrick J. N. Tuck; Annam-Tonkin 1885-1896 của Charles Fourniaux v..v..].  Nhiều tài liệu về sự kiện người Công Giáo làm tay sai cho thực dân Pháp đã được trình bày trên http://giaodiemonline.com/2008/02/nhinlai.htm, trong bài “Nhân Vụ Tòa Khâm Sứ Nhìn Lại Ca-tô Giáo VN Trong giòng Lịch Sử VN:  Một khảo Luận Qua Các Tài Liệu”

         Sự suy thoái của Công giáo ở Âu Châu đã bắt đầu từ lâu và ngay từ Công Đồng Vatican II đã đưa ra kế hoạch để mang những đồ phế thải ở Âu Châu đi kiếm ăn ở các nước kém phát triển ở Châu Á, nơi đây dân tình đông đảo, tài nguyên phong phú.  Chúng ta phải nhớ rằng, Công giáo sống dai không phải vì giá trị đạo đức hay tâm linh mà vì, như đại tư tưởng gia của nước Mỹ, Robert G. Ingersoll, đã nhận định chính xác:  Công giáo sống dai vì các linh mục thì xảo quyệt, và các tín đồ thì ngu đần.  Đây là một sự kiện ở khắp nơi nào mà có Công giáo hiện diện: một số người xảo quyệt, ngu dốt, ngồi trên chóp của một cái Kim Tự Tháp mà đáy là đám tín đồ ngu muội.  Rất nhiều tài liệu ở Tây phương đã nói lên sự kiện này.

         Nhưng nay, cái hồ nước ngu dốt và nghèo khổ mà trong đó con cá tượng trưng cho Ki Tô Giáo đã bơi lội vẫy vùng trong nhiều thế kỷ ở Tây phương nay đã gần cạn, cho nên Ki Tô Giáo phải đi tìm một hồ nước khác để có thể sống còn.  Và Ki Tô Giáo nghĩ rằng, Á Châu chính là cái hồ nước ngu dốt và nghèo khổ đó để Ki Tô Giáo có thể bơi lội trong thiên niên kỷ thứ ba của thường lịch.  Từ niềm hoang tưởng này, Ki Tô Giáo đã sáng chế ra cái gọi là “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu”, khoác bộ áo Á Châu để cải đạo Á Châu.  Nhưng dù cho có khoác bộ áo Á Châu với những chiêu bài như “Giê-su là người Á Châu”, “hội nhập văn hóa Á Châu” v..v.. , Ki Tô Giáo cũng không thể che đậy được cái ruột thần học Tây phương đã mọt rỗng qua nhiều thế kỷ.  Sự kiện này đã được chứng minh rõ ràng trong cuốn “Ki Tô Giáo Và Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu”, NXB Á Châu, 2005, một tác phẩm khảo luận gồm ba bài phân tích rất trí thức, rất khoa học, về bản chất sách lược Cải Đạo Á Châu của Ki Tô Giáo, của ba tác giả: Tỳ kheo Thích Nhật Từ, nhà trí thức Ngô Triệu Lịch, và cư sĩ Trần Chung Ngọc.

         Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999, giáo hoàng John Paul II đã ban hành một văn kiện gọi là “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia).  Nội dung bản “Tông Huấn” này là chỉ đạo đường hướng cho  một sách lược xâm lăng văn hóa, tôn giáo, và truyền thống Á Châu, đã được hoạch định từ Công Đồng Vatican II, 1962-65, và nhất là dựa trên một niềm hoang tưởng của chính giáo hoàng.  Ông phát biểu một cách mê sảng : “Dân Á Châu cần tới Giê-su Ki Tô và Tin Mừng của người.  Á Châu đang khát nước, một loại nước để sống mà chỉ có Giê-su mới có thể cho họ” (The people of Asia need Jesus Christ and his gospel.  Asia is thirsting for the living water that Jesus alone can give.), trong khi toàn thể giới nghiên cứu tôn giáo ở Tây Phương đã đồng thuận ở điểm: “Giê-su không mang lại tin mừng mà chỉ là dữ” . . . David Voas, giáo sư đại học, đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ : Cuốn Tân Ước (The Bad News Bible : The New Testament). Cùng một thứ đạo đức gian dối xuyên tạc bẻ queo lịch sử, Giáo hoàng Benedict XVI, trong một chuyến đi Brazil lại nhắc lại luận điệu ngu xuẩn của các thừa sai khi xưa, phê bình hạ thấp các tín ngưỡng địa phương và huênh hoang cho rằng Công giáo đã đến Nam Mỹ để văn minh hóa người dân ở đây.  Ông ta cũng cũng còn mê sảng như John Paul II,  cho rằng: Giáo hội không áp đặt trên thổ dân Nam Mỹ đạo Công giáo mà là chính những thổ dân này đã đón tiếp (sic) những linh mục Âu Châu trong thời đất nước của họ bị chinh phục vì họ đã “âm thầm khao khát” (sic) Ki Tô Giáo. [In a speech to Latin American and Caribbean bishops at the end of a visit to Brazil, the Pope said the Church had not imposed itself on the indigenous peoples of the Americas. They had welcomed the arrival of European priests at the time of the conquest as they were "silently longing” for Christianity, he said.] 

         Những câu nói nhảm nhí này đã bị người dân Nam Mỹ chống đối kịch liệt và đòi ông ta phải xin lỗi, nhưng ông ta cứ lờ đi coi như không có chuyện gì xẩy ra. Lẽ dĩ nhiên ông ta không bao giờ nói đến trong quá khứ người Nhật đã đón tiếp những linh mục Âu Châu vì đã “âm thầm khao khát” (sic) Ki Tô Giáo như thế nào.  Vậy thì để tôi nhắc cho ông ta cũng như con chiên Việt Nam là Nhật đã bảo vệ truyền thống quốc gia của họ như thế nào.  Đây là những tài liệu trong cuốn “Những Giáo Sĩ Thừa Sai” [Missionaries] của Julian Pettifer &  Richard Bradley, và cuốn "Chủ Nghĩa Đế Quốc của Công Giáo Và Sự Tự Do Của Thế Giới" (“Catholic Imperialism and World Freedom” của Avro Manhattan.

         Khi các thừa sai Công giáo mới đến truyền đạo trên đất Nhật, họ được sự ủng hộ nồng nhiệt của Nobugata, một lãnh chúa Nhật Bản (1573-1582). 

         Nobugata, ngoài việc cho phép các giáo sĩ tự do truyền đạo còn cấp đất cho họ ở Kyoto,  cùng hứa hẹn  cấp cho họ một  khoản tiền  mỗi năm. Do đó, Công giáo lan tràn khắp nước, hàng ngàn người theo đạo và các trung tâm Công giáo mọc lên ở nhiều nơi trong nước Nhật.

         Nếu các giáo sĩ Công giáo chỉ giới hạn trong việc truyền bá tình thương của đạo Chúa thì chắc chắn Nhật Bản và các nước khác ở Á Châu sẽ để cho họ tự do, nhất là Việt Nam, một dân tộc đã nổi tiếng là hiếu khách và không hề có chuyện kỳ thị tôn giáo.  Nhưng, do sự cực đoan tôn giáo của Công giáo giáo là Giáo hội Công giáo phải thống trị giáo dân trong tất cả những lãnh vực tôn giáo, đạo đức,  xã hội,  chính trị v..v..,  kết quả  là các cộng đồng Công giáo ở Nhật Bản đều phải đặt dưới quyền thống trị của Vatican.  Theo giáo điều Công giáo, Giáo hội không cho phép những người dân Nhật theo đạo phục tùng những người cầm quyền như là một người dân trong một nước. [Điều này cũng xảy ra ở Việt Nam và còn kéo dài cho tới ngày nay qua vụ Tòa Khâm Sứ v…v…] Những người gia nhập Giáo hội Công giáo đương nhiên tự biến họ thành những thuộc hạ của Giáo Hoàng.  Một  khi sự trung thành  đã chuyển  sang  một  thế  lực ngoại quốc ở ngoài đất Nhật, các giáo dân trở thành bất trung đối với những nhà cầm quyền Nhật Bản.  Điều này rất nguy hại cho sự an ninh của Nhật, quốc nội cũng như quốc ngoại. 

         Vì Công giáo dạy rằng đạo Công giáo là đạo duy nhất chân thật, do chính Chúa thành lập, nên các tín đồ Công giáo Nhật cuồng tín đã phát  động  tinh thần  bất  khoan nhượng tôn giáo, và khi ở vị thế có quyền hành, tìm cách xóa bỏ các tôn giáo khác bằng bạo lực.  Điều  này đã gây nên những  xáo trộn trong xã hội.  Bất  cứ ở nơi nào mà Công giáo giáo chiếm  đa số  trên  đất Nhật thì ở nơi đó Phật Giáo và các tôn giáo khác đều bị chèn ép.  Chùa chiền bị phá hủy, đóng cửa hay chiếm đoạt để làm nhà thờ.  Trong nhiều trường hợp, Phật tử bị cưỡng bách theo đạo, từ chối có thể bị tịch thu gia sản hay xử tử. (Đây là những cảnh đã xẩy ra ở Việt Nam khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam.  Những người sống ở miền Nam, nhất là vùng Nam, Ngãi,  dưới triều Ngô Đình Diệm chắc chắn chưa quên những cảnh này).

         Trước tình thế quốc gia như vậy, những nhà cầm quyền Nhật Bản, Hideyoshi rồi Ieyasu, thay đổi thái độ và bắt đầu từ năm 1614 Ieyasu đưa ra một chính sách để đối phó với những xáo trộn mà các giáo sĩ và giáo dân Công giáo đã gây ra:

         "Mọi công dân Nhật theo đạo được lệnh phải bỏ đạo; các nhà thờ và tu viện Ca Tô bị phá hủy, tài sản đất đai bị tịch thu, và tất cả linh mục ngoại quốc được lệnh phải rời khỏi các xứ đạo,  tập  trung tại  Nagasaki để chờ tống xuất."

         Sắc lệnh này chưa kịp thi hành thì "một sắc lệnh khác khe khắt hơn được ban hành, và sự đàn áp tôn giáo trở thành tàn nhẫn hơn cho tới khi mọi vết tích công khai của Ki Tô Giáo bị phá hủy."

         (Missionaries :  A further decree, much fiercer in tone, set in train a ruthless persecution that continued until all overt vestiges of Christianity had been destroyed.) 

         “Khi sắc lệnh trục xuất thứ hai được ban hành, một số thừa sai rời khỏi nước Nhật nhưng nhiều vị ở lại và toan tính tiếp tục gây dựng ngầm các xứ đạo. Tất cả đều bị săn lùng và hành quyết.

         Toàn thể các cộng đồng Ki Tô phải chịu đựng những biện pháp cấm đạo.  Họ bị cưỡng bức giẫm lên hình tượng của Mẹ Maria bồng Con khắc trên những bản nhỏ, ai từ chối đều bị hành quyết.  Hình phạt thông thường là đóng đinh, nhưng được thay đổi một cách ác độc, nạn nhân  bị đóng  đinh đầu  ngược  xuống đất  và ở bờ biển. Khi thủy triều lên họ bị chết ngộp dần dần”.

         (When the second decree of expulsion was promulgated, a number of missionaries left Japan but many remained and tried to continue their ministry in hiding. All of them were hunted down and put to death.. . Whole communities were put to the test. They were forced to trample upon a fumie, a small plaque bearing a carved  image  of  the Virgin  and  Child, and those who refused were executed. Crucifixion was the usual fate, but, in a cruel refinement, the victims were crucified upside down on the shoreline. As the tide came in, they slowly drowned. )

         Vào thời điểm này, những tín đồ Công giáo ở Nhật bắt đầu tổ chức võ trang chống lại chính quyền.  Cuộc chiến bùng nổ vào mùa đông năm 1637 tại Shimbara và tại đảo Amakusa, những vùng hầu như toàn tòng Công giáo.  Những cộng đồng Công giáo này, cầm đầu bởi các linh mục Tây phương, công khai chống lại chính quyền.

         Chính quyền Nhật, sợ rằng các toán giáo dân đó liên kết với những giáo dân Công giáo Tây phương và bị Bồ Đào Nha dùng làm phương tiện để chiếm đất đai của Nhật, đánh thuế rất nặng trên những cộng đồng này.  Các linh mục dòng Tên tổ chức một đạo quân khoảng 30000 giáo dân Nhật, với cờ xí mang tên Giê-Su, Maria, Thánh Iago, tiến quân đối đầu với đại diện chính quyền về dân sự và quân sự ở địa phương, và nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra  trong  vùng Shimbara    vùng vịnh Nagasaki.  Giáo dân giết luôn Thống Đốc ở Shimbara và rồi cố thủ trong một thành lũy kiên cố khi quân chính phủ kéo đến dẹp.

         Với vũ khí thô sơ, chính quyền Nhật phải nhờ đến sự trợ giúp của Hòa Lan (theo Tin Lành) về súng đại bác và tàu chiến.  Hòa Lan ưng thuận, và giúp chính quyền san thành bình địa nơi cố thủ của các giáo dân và hầu như tất cả các giáo dân trong đó đều bị tàn sát. Và :

         “Trong 24 năm đàn áp Ki Tô Giáo ở Nhật Bản, 62 thừa sai Tây phương đã bị hành quyết cùng với hàng ngàn giáo dân Nhật.  Phải tới hơn 200 năm sau Nhật mới lại mở cửa cho các thừa sai trở lại, nhưng lòng của họ vẫn khép kín”.

         (Missionaries, trg. 169 : During the twenty-four years of the great Japanese persecution, sixty-two European missionaries were put to death together with thousands of Japanese Christians. It was to be more than 200 years before the Japanese would again open their doors to missionaries but even then, they did not open their hearts.)

         Giáo hoàng nói láo ở Brazil mà không biết ngượng, lờ đi sự thực về Nhật Bản đã đón tiếp các linh mục Công Giáo vì “âm thầm khao khát Ki-Tô Giáo” như thế nào.  Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Công giáo Giáo nói riêng và Ki Tô Giáo nói chung,  Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất  Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một  linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Công giáo  sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi  Đô Đốc Perry  của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp  Nhật phải  mở cửa giao thương và cho  truyền  đạo  lại vào  năm 1854.  Nhưng lòng người dân Nhật vẫn khép kín đối với Ki Tô Giáo, và cho tới ngày nay số người Nhật theo Ki Tô Giáo chưa tới 2%.

         Một câu ngắn gọn sau đây của Hal Dareff trong cuốn Câu Chuyện Việt Nam (The Story of Vietnam, trg. 28,) có thể nói lên hoàn cảnh khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ 19:

         “Đóng cửa biên giới, họ (triều đình Gia Long. Trần Chung Ngọc) sẽ  tránh được sự xâm nhập của người ngoại quốc với những lối sống xa lạ của họ.  Bất hạnh thay, trong nước đã có những người ngoại quốc rồi - Các giáo sĩ thừa sai”. 

         (By sealing off their borders, they would keep out the foreigner and his alien ways.  Unfortunately, there were already foreigners in Vietnam - The Missionaries.)

         Đúng là một sự bất hạnh cho Việt Nam, với hậu quả là Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp.  Trong thời gian này, Công giáo, vì có công với Pháp nên được hưởng mọi quyền lợi về chính trị và xã hội mà Pháp ban cho.  Nhưng trong hơn 400 năm truyền đạo trong lợi thế, kể từ khi các giáo sĩ thừa sai đầu tiên xâm nhập Việt Nam vào thế kỷ 16, đa số người dân Việt Nam vẫn hững hờ với Công Giáo, trừ những trường hợp bị cưỡng bách cải đạo, hay “theo đạo có gạo mà ăn”, cho nên tỷ số giáo dân trên tổng số dân vẫn quanh quẩn ở mức từ 5% đến 7%.  Điều này chứng tỏ truyền thống văn hóa và xã hội Việt Nam không thích hợp với Công giáo.

         Nhưng không chỉ có những lời huênh hoang nhảm nhí xuyên tạc lịch sử mà Vatican còn có rất nhiều thủ đoạn hạ cấp để đề cao cái đạo thổ tả của mình.  Một trong những thủ đoạn này là đi ăn cắp đồ của người khác về biến đổi đi làm của mình.  Chứng minh ?

         Trong cuốn “Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo”, Giao Điểm xuất bản, 2000, viết chung với Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, tôi đã đưa ra những Bản Tin mật của Vatican gửi cho các Giám mục địa phương, trong đó hoạch định những thủ đoạn hạ cấp nhơ bẩn để xâm lăng văn hóa Á Châu và phá ngầm Phật Giáo, đã thực hiện phần nào ở Thái Lan.

         Sau đây là hai tài liệu của Vatican nói lên thủ đoạn xảo trá, bất lương, ăn cắp của một Giáo hội tự nhận là do Chúa thành lập để mê hoặc tín đồ.  Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong Bản Tin số 10 (Bulletin No 10, pp. 25-27) của Vatican :

         “Trong những xứ Phật Giáo, để khoác bộ áo văn hóa bản địa, giáo hội có thể và phải lấy những điều hay trong truyền thống Phật giáo và biến đổi chúng, cho chúng một ý nghĩa của Ki Tô Giáo để có thể áp dụng chúng vào đời sống của những tín đồ của Ki-Tô.”

         (In the Buddhist countries, in order to make its own cultural garnment, the Church can and must take on the good elements of the Buddhist tradition and transform them giving them a Christian meaning so as to adapt them to the life of the followers of Christ.)

         Một thí dụ điển hình khác của trò ma giáo này nằm trong Bản Tin số 10 trên :

         “Toàn thể Phật Giáo đặt căn bản trên Tứ Diệu Đế : Khổ, Nguồn gốc của Khổ, Diệt Khổ và Thoát Khổ (Khổ,Tập, Diệt, Đạo).  Tại sao sự truyền bá Phúc âm của Ki-Tô không thể cũng được thâu tóm trong bốn chân lý trên ?  Sự khổ chân thật của con người là tội.  Giê-su đến để giải thoát con người khỏi khổ –tội. “

         (The whole of Buddhism is based on the four thuths: sorrow, the cause of sorrow, the destruction of sorrow and liberation from sorrow.  Why could not the spreading of the Gospel of Christ be summed up also in these four truths ?  The true sorrow of Man is sin.  Jesus came to liberate Man from sorrow-sin.)

         Với tinh thần dấn thân của Phật Giáo và với mục đích ngăn chặn mưu toan huyễn hoặc dân chúng Việt Nam bằng một ý hệ không thích  hợp với nền văn hóa và truyền thống Việt Nam, tôi đã bắt buộc phải đóng vai ông Ác, đưa ra những tài liệu bất khả phủ bác về những sự thực của Ki-Tô Giáo (Christianity), đặc biệt về Công Giáo La Mã, một tôn giáo toàn cầu mà lịch sử thế giới đã chứng minh rằng đi tới đâu cũng mang tới sự chia rẽ, thù hận, giết chóc v..v... , kéo dài cho tới tận ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, chưa kể đến những mưu toan và hành động thực sự để phá hủy các nền văn hóa địa phương.

         Tôi quan niệm rằng, nếu những tài liệu tôi dẫn chứng mà phần lớn là kết quả của những công cuộc nghiên cứu nghiêm túc của các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, các nhà Thần Học trong Công giáo, khoan kể đến những tác phẩm nghiên cứu của các chuyên gia về tôn giáo cùng những giáo sư đại học nổi tiếng, hiện có đầy trong các thư viện của các trường đại học, trong các tiệm sách, trong Internet v.v. .. mà không thành vấn đề ở Âu Mỹ, ở trong những quốc gia mà đa số theo KiTô Giáo, thì không có lý do gì chúng lại trở thành vấn đề đối với người dân Việt Nam trong đó chỉ có khoảng 7% theo Công giáo. Do đó, ngăn chặn phổ biến các tài liệu trên là đi ngược lại trào lưu mở mang dân trí của người dân, giữ dân tộc Việt Nam trong vòng ngu muội, đặt quyền lợi tôn giáo phe phái lên trên quyền lợi của dân tộc. Nhà Nước nên nghĩ đến tương lai xa của Việt Nam.

         Vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại âm mưu bành trướng của Ki Tô Giáo sang Á Châu là mở mang dân trí.  Những sự thực về lịch sử những tội ác của Công giáo, về tổ chức độc tài của Giáo hội, về những thần quyền tự phong của giới lãnh đạo Công giáo, cùng những tín điều hoang đường phi lô-gic, phi lý trí, phản khoa học, huyền hoặc, lỗi thời v..v.. của Công Giáo phải được nghiên cứu cẩn thận và phổ biến rộng rãi. 

         Sự khắc phục Ki Tô Giáo đã xảy ra trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, trong đó đời sống vật chất của con người tương đối cao, và những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về tôn giáo của những người có uy tín trong giới trí thức như lãnh tụ tôn giáo, học giả, chuyên gia, giáo sư đại học v..v…  được phổ biến rộng rãi trong quần chúng.  Chúng ta không bao giờ nên e ngại trước những sự phản đối vô căn cứ, lên án việc mở mang dân trí là chống tôn giáo hay chia rẽ tôn giáo.  Sự hài hòa giữa những khối dân có tín ngưỡng khác nhau trong những quốc gia tân tiến Âu Mỹ, nơi đây các tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo được phổ biến tự do và rộng rãi, là một bằng chứng rõ rệt nhất về lợi ích của việc mở mang dân trí để cho người dân biết rõ sự thật về các tôn giáo trong xã hội.

         Tôi hi vọng, ngày nay, khi chúng ta đã biết rõ bộ mặt thực của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, người dân Việt Nam cần phải dấn thân trong nhiệm vụ giải hoặc, làm lành mạnh hóa xã hội, không để cho những tế bào ung thư lan tràn mạnh mẽ trong xã hội.  Tôi hi vọng nhiều ở giới trẻ, vì tương lai của đất nước nằm trong tay họ, và vì ngày nay họ có đầy đủ các phương tiện để tìm hiểu mọi vấn đề về Ki Tô Giáo thế nào là đúng với sự thật, và thế nào là giả dối.  Từ đó tôi hi vọng họ sẽ có một quyết định dấn thân hợp lý để xây dựng quốc gia, và tiến tới sự hài hòa trong xã hội.  Tôi cũng hi vọng giới trẻ trí thức Công giáo hãy để thì giờ tìm hiểu thêm về đạo của mình.

         ĐỪNG CÓ SỢ, Không có ai phải xuống hỏa ngục vì muốn tăng thêm kiến thức để mở mang đầu óc của mình đâu.

         Trần Chung Ngọc  -  Gõ xong ngày 15 tháng 8, 2012

 

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Kamala Harris Sẽ Là Một Thảm Họa Cho Hoa Kỳ
Đối Chiếu Kế Hoạch Kinh Tế giữa Donald Trump và Kamala Harris
Những Yếu Tố Nào Giúp Cựu Tổng Thống Trump . . . .
Cuộc Chiến Khó Khăn Của Trump
Sến ơi là sến !
Tại sao gọi là Ba Tàu ?
Con Rối Biden và Chủ Trương Xã Nghĩa Hóa
Nói có chứng có mách và FBI đã nhận tội giàn dựng có thật
Joe Biden : Đồng Minh Không Đáng Tin cậy
Cựu Tổng Thống Trump Có Cơ Hội Đắc Cử Trở Lại ?
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3924569
Có 0 Khách Đang Online