7 Loại Vũ Khí Trung Cộng Sao Chép Hoặc Ăn Cắp Của Hoa Kỳ
Bùi Phạm Thành - Đặc San Lâm Viên
Từ hơn hai mươi năm qua, Trung Cộng (TC) đã ăn cắp kỹ thuật chế tạo vũ khí quân sự của những hãng chế tạo vũ khí có hợp đồng với chính phủ Hoa Kỳ.
Qua hệ thống Internet toàn cầu và những phương thức khác như gài người hoặc mua chuộc nhân viên của hãng xưởng Hoa Kỳ,
Trung Cộng đã ăn cắp được rất nhiều kỹ thuật từ những khẩu súng cá nhân cho đến phản lực cơ tối tân nhất của Hoa Kỳ.
Dưới đây là một số vũ khí Trung Cộng đã làm giả nhờ mua được hoặc ăn cắp được kỹ thuật từ ngay trong hãng chế tạo.
1. Phản Lực Cơ Vận Tải C-17
A U.S. Air Force C-17 Globemaster III T-1. (U.S. Air Force via Wikimedia Commons)
Năm 2011, Dongfan “Greg” Chung, một kỹ sư hàng không ở Orange County, California,
đã bị kết án 24 năm 5 tháng tù vì tội làm gián điệp cho Trung Cộng và đã ăn cắp trên 250,000 tài liệu của Boeing và Rockwell.
Trong đó có tài liệu và phóng đồ chế tạo máy bay vận tải C-17 Globemaster của Boeing năm 2006.
The Xi’an Y-20 (wc/airliners.net via Wikimedia Commons)
Với những tài liệu này, hãng Xi’an Aircraft Industrial Corporation của Trung Cộng đã chế ra chiếc Y-20, rập theo đúng khuôn mẫu của chiếc C-17, có trọng tải hơn 200 tấn và bay được một khoảng đường xa hơn 9,400 dặm, có thể dùng để chuyên chở vũ khí hoặc tiếp tế nhiên liệu trên không, đem lại lợi ích rất lớn cho sự mở rộng tầm hoạt động của quân đội Trung Cộng.
2. Phản Lực Cơ Chiến Đấu F-22 And F-35
A Lockheed Martin F-22A Raptor fighter (Rob Shenk/Wikimedia Commons)
The U.S. Navy variant of the F-35 Joint Strike Fighter. (The U.S. Navy/Wikimedia Commons)
Cuối tháng Bảy năm 2014, hãng chế tạo máy bay của Trung Cộng Chengdu Aircraft Corporation đã thành công trong việc thử nghiệm chếc phản lực cơ chiến đấu Chengdu J-20, là một kết hợp kỹ thuật của hai chiếc F-22 Raptor và F-35 Strike Fighter của Hoa Kỳ.
Tháng Bảy năm 2014, một thương gia người Tàu đã bị bắt vì tội ăn cắp, qua mạng Internet, tài liệu của hơn hai chục chương trình chế tạo vũ khí quốc phòng, trong đó có tài liệu chế tạo phản lực cơ chiến đấu F-22 và F-35.
Chinese Fifth Generation Fighter J-20. (Baiweiflight/Wikimedia Commons)
Đây là một mất mát rất lớn của nghành hàng không quân sự, bởi vì hai chiếc phản lực cơ chiến đấu F-22 và F-35 là loại phản lực cơ chiến đấu hàng đầu của Hoa Kỳ.
3. Máy Bay Không Người Lái Predator Drone
MQ-1 Predator unmanned aircraft. (Lt.. Col. Leslie Pratt/U.S. Air Force via Wikimedia Commons)
Với tài liệu ăn cắp được của Hoa Kỳ, hãng kỹ nghệ hàng không quốc doanh của Trung Cộng,
China Academy of Aerospace Aerodynamics of the China Aerospace Science and Technology Corporation (CASC), đã chế ra chiếc Cai Hong-4 (CH-4) hay còn gọi là Rainbow-4 drone.
Đây là loại máy bay đa năng không người lái rập theo khuôn mẫu của chiếc MQ-1 Predetor của Hoa Kỳ.
China’s CH-4 Drone (Screenshot via chinanews.com)
Phát ngôn viên của Không Quân Trung Cộng, Shen Jinke, tuyên bố rằng chiếc CH-4 có thể làm những nhiệm vụ như “quan sát, thám thính, và tấn công”, có trọng tải 760 pounds (345 Kg), bay được 38 giờ và khoảng xa hơn 2,000 dặm.
4. Hỏa Tiễn Chống Xe Tăng FGM-148 Javelin
The FGM-148 Javelin (United States Army via Wikimedia Commons)
Năm 2014, tờ báo China Daily đăng tin Trung Cộng đã chế tạo được một loại hỏa tiễn mang vai chống xe tăng, HJ-12, có tầm tác xạ xa hơn 2 dặm.
Loại hỏa tiễn này có thể phá hủy xe tăng M1 Abrams của Hoa Kỳ, T-90 của Nga, và Type 90 Kyū-maru của Nhật.
Được chế tạo bởi hãng quốc doanh NORINCO, và đã bán qua South Sudan để dùng trong cuộc nội chiến ở quốc gia này.
China’s HJ-12 Anti-Tank Missile (Screenshot via sohu.com)
Hỏa tiễn chống xe tăng HJ-12 của Trung Cộng giống như khuôn đúc của loại hỏa tiễn chống xe tăng FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ.
Giống từ kích thước, hình dạng, máy nhắm, phương phức bắn.
Các nhà quan sát đã nhận định đây là một “bản sao chép” hoàn hảo, không sai một li nào cả, ngay cả tên có chữ “J” viết tắt của Javelin, tên của Hoa Kỳ.
5. Trực Thăng Sikorsky UH-60 “Black Hawk”
The UH-60 Black Hawk Helicopter. (SSGT SUZANNE M. JENKINS/U.S. Air Force via Wikimedia Commons)
Cuối năm 2013, Trung Cộng đã cho bay thử chiếc trực thăng Z-10, giống gần như khuôn đúc của chiếc trực thăng Sikorsky UH-60, vẫn được biết với tên “Black Hawk”.
China's Changhe Z-10 Helicopter. (Shimin Gu/Wikimedia Commons)
Ở thập niên 1980, Trung Cộng đã mua một chiếc Black Hawk loại chế tạo cho dân sự, và cơ quan tình báo của Pakistan đã cho Trung Cộng xem các kỹ thuật của chiếc Black Hawk.
Các nhà nghiên cứu về nghành hàng không đưa ra nhận xét là chiếc Z-10 của TC được sửa đổi để có vài phần khác biệt như 5 cánh quạt, thân tàu lớn hơn, bánh đáp, và phần đuôi.
6. Xe Humvee
A Humvee (U.S. Navy via Wikipedia Commons)
Vào cuối thập niên 1980, hãng AM General, một trong những hãng chế tạo xe hơi chính của Hoa Kỳ có trụ sở ở Indiana, có ý định bán cho quân đội Trung Cộng một loại xe đa năng High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicle, được biết đến tên gọi là Humvee, thế nhưng Trung Cộng đã từ chối, và hãng AM General đã để chiếc xe mẫu lại ở Trung Cộng.
Sau khi thấy công dụng của chiếc Humvee trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh (Gulf War) năm 1991, Trung Cộng đã gom góp tất cả những chiếc Humvee, loại dân sự, đã mua từ 1990 và chiếc xe mẫu của AM General để lại, rồi dùng phương pháp “đảo ngược kỹ thuật - reverse engineering (mở ra để sao chép tất cả bộ phận) để chế ra chiếc Dongfeng EQ2050.
Dongfeng EQ2050 (Boris van Hoytema via Wikimedia Commons)
Từ năm 2004, hãng AM General bán phụ tùng cho Trung Cộng để chế xe Humvee và giúp Trung Cộng làm xưởng chế tạo phụ tùng.
Chỉ còn một trở ngại là máy của xe là quyền sở hữu của hãng Cummins.
Hoa Kỳ đã có luật cấm bán phụ tùng chế tạo vũ khí và quân dụng cho Trung Cộng kể từ sau cuộc đàn áp dân ở Thiên An Môn năm 1989.
Tuy nhiên có ngoại lệ “lưỡng dụng”, các dụng cụ dùng để chế tạo sản phẩn cho cả dân sự lẫn quân đội, nên hãng Cummins có thể bán cho Trung Cộng loại máy để Trung Cộng chế xe EQ2050 cho dân sự, tuy rằng chẳng có người dân nào ngoài quân đội Trung Cộng có thể mua loại xe này cả.
Đây là một lỗ hổng khiến Trung Cộng vẫn có thể nhập cảng quân dụng từ Hoa Kỳ. Xe Dongfeng EQ2050 hiện nay rất thông dụng trong nghành cảnh sát và quân đội Trung Cộng.
7. Vũ Khí Chống Đám Đông
The Active Denial System. (U.S. Air Force)
Cuối năm 2017, trong một cuộc triển lãm kỹ thuật của quân đội, Trung Cộng cho trưng bày một một loại vũ khí chống đám đông bằng microwave.
Được gắn trên một chiếc xe vận tải, WB-1 “millimeter-wave beam” chế tạo bởi China Poly Group Corporation phát ra những tia microwave không giết người, mà chỉ hâm nóng lớp nước ở dưới da của người, khiến họ phải đau đớn như bị phỏng.
China’s WB-1 Weapon. (Screenshot via china.com)
Vũ khí này là sao chép về phương pháp điều hành và công dụng của Active Denial System (ADS), chế tạo bởi hãng thầu quân đội Raytheon của Hoa Kỳ.
Vũ khí ADS này đã được Hoa Kỳ đưa qua Afghanistan năm 2010, nhưng chưa từng đem ra xử dụng.
Hãng thông tin của TC cho biết WB-1 có vùng hoạt động là 80 mét, khiến nó trở thành một loại vũ khí nguy hiểm cho những cuộc biểu tình của dân Trung Cộng.
oOo
Ngoài sản phẩm quốc phòng, Trung Cộng còn ăn cắp rất nhiều tài liệu, tài sản trí tuệ, của các hãng xưởng dân sự của Hoa Kỳ với ước tính trên 600 tỉ đô-la mỗi năm.
Bản báo cáo mới đây cho biết một trong năm hãng chế tạo của Hoa Kỳ bị TC ăn cắp tài sản trí tuệ.
Ngoài việc dùng kẻ xâm nhập qua hệ thống mạng Internet (hackers, cyberattacks) và gián điệp kinh tế trong hãng xưởng (corporate espionage),
Trung Cộng còn dùng áp lực thương mại để buộc các hãng xưởng muốn giao dịch với thị trường Trung Cộng phải chuyển giao tài sản trí tuệ (intellectual property - tài liệu chế tạo) cho họ.
Những hành động này của Trung Cộng đều đã được điều tra và trình bày với chính phủ Hoa Kỳ từ hơn 20 năm qua, thế nhưng các đời tổng thống trước đều không dám đụng đến vì sợ mất thị trường, tiêu thụ và nhân công, gần một tỉ rưỡi người của Trung Cộng.
Thời Tổng thống Obama, FBI đã đưa ra danh sách để lùng bắt 5 hackers của TC, thế nhưng không có biện pháp nào khác ngoài việc đưa ra hình ảnh và tên tuổi của các hackers này vì chúng đều là thành viên của cơ quan tình báo quân đội TC.
Tổng thống Donald Trump là người đầu tiên tìm ra biện pháp ngăn cản sự bành trướng của TC về mặt quân đội qua sự đánh cắp tài liệu chế tạo vũ khí để tranh giành quyền lực và tài sản trí tuệ của hãng xưởng để lấn áp Hoa Kỳ trên thị trường thương mãi, đó là cuộc chiến thương mại (trade war) với TC.
Vấn đề quan trọng của cuộc chiến thương mại với TC là giới lãnh đạo và thời gian lâu dài.
Chính phủ của ông Trump bị giới "truyền thông thiên vị" và "quốc hội thiên tả" kình chống và đả phá không ngừng từ ngày đầu tiên nhậm chức, thì không hiểu cuộc chiến thương mại và Biển Đông, trong đó có Việt Nam, sẽ ra sao nếu ông Trump không tái đắc cử năm 2020?
Có lý nào ở thế kỷ thứ 21 này mà "vành đai, con đường" của TC có thể xuyên qua tất cả các đại lục xiết cổ toàn thể thế giới, để bàn tay tham lam của TC vơ vét tất cả tài nguyên của nhân loại?
Có thể nào nhà "Đại Hán" của Tập Cận Bình lại có thể thống trị cả thế giới, vượt qua giấc mơ của các đại đế trong lịch sử thế giới như Alexander the Great (thời cổ đại Hy Lạp, hơn 300 năm trước tây lịch) và Thành Cát Tư Hãn (Mông Cổ, thế kỷ thứ 12)? Cổ sử còn đấy và lịch sử cận đại cũng còn ngay trước mắt.
Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, 1945, ngoài tổng thống Donald Trump còn lãnh tụ nào trên thế giới dám chống lại TC? Đây là điều để chúng ta phải suy nghĩ.
Một điều chắc chắn rằng chúng ta không thể suy nghĩ như csVN "Thà mất quyền lực và kinh tế (cho Trung Cộng) hơn là mất quyền lãnh đạo của đảng (Dân Chủ)."
Bùi Phạm Thành - Đặc San Lâm Viên