Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Tiểu Sử Thiền Sử Thích Mật Nguyện
Tác giả: Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

TIỂU SỬ THIỀN SỬ
THÍCH MẬT NGUYỆN

  1.- Thân thế :

  Ngài thế danh Trần Quốc Lộc.

  Thọ sanh vào lúc giờ Thìn, ngày 25 tháng 06 nhuận năm Tân Hợi (tức ngày 19 tháng 08 năm 1911), tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên .

  Là con trưởng trong gia đình năm anh em .

  Thân phụ là cụ Trần Quốc Lễ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hoàng . Thiếu thời theo Tây học . Bẩm tính hiền hòa .

  2.- Sự Nghiệp Tu Học :

  Vốn được thọ sanh trong gia đ́nh nền nếp, thuần lương, ngài cảm nhận đời là vô thường, giả tạm, huyễn hóa, không thật, liền từ bỏ tân học xuất gia tầm sư phỏng đạo, mặc dầu ngài đã đổ Yếu Lược.

  Năm Bính Dần (1926), xuất gia đầu Phật với tổ Giác Tiên .

  Năm Kỷ Tỵ (1929), được 18 tuổi, bổn sư nhận thấy có đủ khả năng kham thọ giới pháp, nên đăng đàn thọ Sa di Thập giới .

  Pháp danh : Tâm Như,

  Pháp tự : Mật Nguyện

  Thuộc dòng Lâm tế chánh tông đời thứ 43.

  Suốt thời gian tu học ở Trúc Lâm, không ngày nào mà ngài không tụng kinh bái sám hoặc tọa thiền để thúc liễm sơ tâm.

  Sau khi xong chương trình Trung học Phật giáo tại Trúc Lâm, ngài được vào học với Hòa thượng Phước Huệ, chùa Thập Tháp, tỉnh Bình Định.

  Năm Tân Mùi (1931), ngài cùng các vị đồng huynh đệ được Giáo hội cử vào ban giảng sư của hội An Nam Phật Học. Quý giảng sư gồm các vị : Thiền sư Đôn Hậu, Thiền sư Quy Thiện, Thiền sư Mật Khế, Thiền sư Mật Hiển, Thiền sư Mật Nguyện, Thiền sư Mật Thể và Thiền sư Trí Thủ. Đặc biệt trong bảy vị giảng sư đầu tiên của hội, thì, Trúc Lâm thiền phái đã đóng góp được bốn vị.

  Giới pháp tinh thông, uy đức đầy đủ. Tinh thần vì Đạo pháp và Dân tộc thì ngài luôn luôn canh cánh bên lòng. Ngài đă từng vượt Trường Sơn ra tận các vùng Thanh Hóa, Nghệ An để hoằng truyền chánh pháp. Hết Bắc, ngài lại xuôi về Nam, đă từng băng đèo lội suối qua các vùng Phan Thiết, Khánh Hòa để quần chúng hóa Phật giáo. Đi đâu ngài cũng hướng dẫn quần chúng học đạo giải thoát. Những bài giảng của ngài đều có đăng trên tạp chí Viên Âm, Giác Ngộ, Liên Hoa,… Những loạt bài của ngài ảnh hưởng rộng lớn trong quảng đại quần chúng.

  Năm Bính Tý (1936), được bổn sư truyền kệ phú pháp :

    Tâm Như (*) pháp giới như,

    Vô sanh hạnh đẳng từ,

    Nhược năng như thị giải,

    Niệm niệm chứng vô dư .

  (*)      Tâm Như là Pháp danh của ngài .

  Năm Đinh Sửu (1937), tuổi vừa 28, liền được đăng đàn thọ Tỳ kheo và Bồ Tát giới tại chùa Tịnh Lâm, tỉnh Bình Định.

   Sau khi đắc giới, ngài xin ở lại đây một thời gian nữa để theo học với Hòa thượng Phước Huệ.

  3.- Ảnh Hưởng Của Ngài Đối Với Đạo :

  Năm Kỷ Măo (1939), được mời vào ban Giảng sư của Phật học đường Tây Thiên.

  Năm Bính Tuất (1946), ngài vào tận Hòa Tân, tỉnh Bình Định để sáng lập chùa Bảo Tràng Huệ Giác . Chiến tranh đã phá hủy mất đi công trình này của ngài.

  Ngày 10 tháng 04 năm 1946, được sơn môn Thừa Thiên - Huế giao phó trách vụ Trú trì Tổ đình Linh Quang.

  Không phụ lời ủy thác của chư Tăng, tín đồ bản tỉnh giao phó trong ngày đại hội nói trên, từ một ngôi chùa xưa, mái tranh vách đất hư mục, ngài đã tận tâm tận lực ngày cũng như đêm, nắng cũng như mưa để xúc tiến việc trùng tu lại ngôi cổ tự Linh Quang vốn đã được tạo dựng vào năm 1882. Ngôi tổ đình Linh Quang nầy do ngài Liễu Triệt làm tổ khai sơn. Chùa cũng được thiền sư Nguyên Cát tổ đình Quốc Ân ra đảm nhiệm trách nhiệm trú trì năm 1882, sau khi tổ Liễu Triệt viên tịch.

  Năm 1914, Thiền sư Đắc Cần kế vị ngài Nguyên Cát,

  Năm 1920, Thiền sư Phước Hậu kế vị ngài Đắc Cần,

  Năm 1944, các lớp Đại, Trung và Tiểu học được tạm thời dời về đây một thời gian và thiền sư Trí Thủ được giao phó trách nhiệm Giám viện và kiêm luôn trú trì .

  Tháng 06 năm 1946, Sơn môn Tăng già Thừa Thiên mở Đại hội, quyết định dời về Báo Quốc, chùa được phó thác lại cho ngài Mật Nguyện.

  Đầu Xuân năm Tân Măo (1951), ngài được mời giữ chức Chánh trị sự trưởng Sơn môn Thừa Thiên. Cuối năm ấy, ngài được mời dạy Phật học đường Báo Quốc.

  Năm Giáp Ngọ (194), được bầu chức Trị sự trưởng Sơn môn Tăng già Trung Việt cho đến năm 1964.

  Năm Đinh Dậu (1957), khai sáng chùa Từ Hàn thuộc quận Nam Hòa.

  Ngày 10 tháng 09 năm 1959, trong Đại hội Tăng già toàn quốc kỳ hai, tại Ấn Quang - Sài Gòn, ngài được bầu làm Trị sự phó Tăng già Việt Nam và kiêm nhiệm chức vụ Ủy viên Nghi lễ của Giáo hội. Trong dịp nầy, khi đề cập đến Giáo hội Tăng già và Phật giáo Việt Nam, ngài nói :

  -. “…Giáo hội Tăng già là đoàn người thực hiện và tượng trưng cho giáo chế của đấng Giáo chủ Phật giáo. Từ khi Phật giáo có mặt trên lănh thổ Việt Nam đến nay, đã hơn 18 thế kỷ, trải qua các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, … khi thịnh cũng như khi suy, Giáo hội vẫn luôn luôn được công nhận là một tổ chức lãnh đạo của một tôn giáo thuần túy. Do đó, Giáo hội không bị ràng buộc bởi thể chế của một hiệp hội. Công nhận sự có mặt của Phật giáo là công nhận sự hiện hữu của Tăng già.

  Trách nhiệm truyền thống của đạo pháp không một tổ chức nào khác có thể chịu mọi trách nhiệm và Phật giáo trước quần chúng, trước lịch sử nếu không phải là Tăng già, …”.

 (Trích Kỷ yếu Đại hội kỳ 2, ngày 10-09-1959).

  Năm Canh Tý (1960), nhận thấy Phật sự ngày một gia tăng, chùa Linh Quang thì chật hẹp, ngài lại phải một lần nữa đứng ra đại trùng tu toàn bộ từ chánh điện đến các cơ sở cần thiết cho việc thờ phụng và những tăng phòng để có được tiện nghi tương đối, một khi có chư khách tăng lưu trú cũng như tu học.

  Năm Tân Sửu (1961), ngài làm Chánh chủ đàn Tỳ kheo và Bồ Tát giới tại Linh Quang.

  Năm Quý Mão (1963), pháp nạn do nhà Ngô đem tới, ngài cùng với chư tôn giáo phẩm bản tỉnh đứng lên hướng dẫn quần chúng Phật tử tranh đấu cho sự sống còn của Đạo pháp.

  Đêm 20-08-1963, chính quyền nhà Ngô xua quân tấn công chùa chiền, bắt bớ Tăng Ni và Phật tử ; ngài cùng hội đồng giáo phẩm cao cấp đều bị bắt giam tại ty Công an Cảnh sát ở An Cựu. Sau đó, đều bị chuyển về Sài Gòn, mãi đến khi Cách Mạng 01-11-1963 thành công, mới được thả ra.

  Năm Giáp Thìn (1964), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, ngài giữ chức Phó đại diện Giáo Hội PGVNTN miền Vạn Hạnh và Thừa Thiên - Huế.

  Năm Ất Tỵ (1965), ngài làm Chánh chủ đàn Đại giới đàn Từ Hiếu.

  Trong khung cảnh ngày khai mạc Đại giới đàn, diễn văn chào mừng, có đoạn ngài viết :

   - “… Chúng tôi xin nhắc lại vài câu trong giới kinh chắc ở đây có nhiều vị đã từng nghe : Giới là thuyền bè đưa người qua bể khổ, là ngọc anh lạc trang nghiêm pháp thân, và ở một xã hội nào, một địa phương nào, giới luật được bảo tồn thì dân chúng được thuần lương, xứ sở được thịnh vượng, …

   Chúng tôi hy vọng được quý giới tử đặc biệt tin tưởng và luôn luôn ghi nhớ những lời Phật dạy ấy, trọn đời kiên trì giới luật, để cải tiến thân tâm và hoàn cảnh hầu báo đáp hồng ân Tam bảo và phụng sự Đạo pháp cùng Dân tộc nhất là giai đoạn đầy đau thương của xứ sở hiện tại …”

  Cùng trong ý nguyện tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, thiệu long thánh chúng, ngài đã giữ chức vụ Giáo thọ A xà lê sư trong nhiều Đại giới đàn.

   Năm Bính Ngọ (1966), Phật giáo lại lâm vào một pháp nạn thứ hai. Tăng Ni Tín đồ bị bắt bớ rất nhiều. Người thì bị thuyên chuyển hoặc bị sa thải khỏi công sở, kẻ bị tù đày xa xứ ; đứng trước hoàn cảnh vô cùng nguy nan, ngài vẫn vững tâm đứng cùng với Dân tộc để tranh đấu cho sự sống còn của Đạo pháp.

  Năm Đinh Mùi (1967), ngài cùng với thiền sư Đôn Hậu, thiền sư Mật Hiển và thiền sư Thiện Siêu đứng ra thành lập lớp Chuyên khoa Phật học Nội trú bốn năm có tên là Liễu Quán tại nơi ngài đang quản nhiệm. Ngài vừa làm Giám đốc vừa trực tiếp giảng dạy.

  Năm Mậu Thân (1968), Giáo hội công cử ngài lên ngôi vị Chánh đại diện miền Vạn Hạnh và Thừa Thiên - Huế.

  Năm Canh Tuất (1970), ngài khuyến khích và khai giảng cho khóa Chuyên khoa Phật học của Ni giới tại Ni viện Diệu Đức.

  Cùng trong năm ấy, làm cố vấn cho Đại giới đàn Vĩnh Gia tại Phật học viện Phổ Đà, Đà Nẵng. (Thượng tọa Thích Tín Nghĩa đắc giới ở đây).

         Kể từ ngày ngài đứng ra lănh nhiệm vụ trọng đại mà Giáo hội giao phó, ngài chưa từng chùn bước. Ngài thường bảo :

 - “ … Hoàn cảnh mà tạo được nơi để Tăng Ni học tập tu niệm, tín đồ có chỗ lui tới chiêm bái, đóng góp Phật sự ; lo an sinh cho quảng đại quần chúng thì đó là đệ tử của Phật …”.

 Những lúc ngài giảng dạy cho Tăng Ni, ngài thường bảo :

  - “… Các con phải là người của muôn phương, muôn hướng, có trách nhiệm phải khai sáng và hướng dẫn tín đồ, phải luôn luôn đi dúng đường lối và hiến thân cho Đạo Pháp và Dân tộc…”

 Nhờ hạnh nguyện nhiếp hóa rộng rãi, đệ tử rất đông đảo. Tăng Ni xa gần đến xin thọ giáo không ít.

Hoàn cảnh chiến tranh của đất nước ngày khốc liệt, dân chúng miền Trung ngày một lầm than ; đồng bào hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên đổ dồn về thị xă Huế và phụ cận ngày một đông đúc, ngài phải đi vận động đó đây để xây cất những cô ký nhi viện, viện dưỡng lăo, bệnh xá để cứu trợ. Bên cạnh đó, ngài còn tìm cách tổ chức đào tạo một số cán bộ về y dược cấp tốc để cung ứng kịp thời cho dân chúng.

Những nơi đồng khô cỏ cháy, bị gọng kềm của hai chế độ đang tương tranh ảnh hưởng với nhau, họ không thể thoát thân được ; ngài cho Tăng Ni và Phật tử đến để ủy lạo, phân phát thuốc men và an ủi họ. Chính ngài cũng đă từng đích thân đi đến những trại cùi ở sát bờ biển và chân đèo Hải Vân là biên giới giữa Thừa Thiên và Đà Nẵng để thăm viếng và cho thuốc men, mùng mền, gạo cơm, … Đến đâu ngài cũng khuyến khích tạo dựng Phật tượng và Niệm Phật đường để có nơi cho dân chúng chiêm bái. Bước chân ngài đặt đến đâu thì được hàng ngủ hóa Phật giáo tới đó. Vì vậy, không lạ gì các đoàn Sinh viên, Học sinh Phật tử, Hướng đạo Phật tử, Tiểu thương Phật tử, Xích lô Phật tử, Quân nhân Phật tử, … ngày một đông đúc thêm.

 1.-     Ngài thường nhắn nhũ :

- “… Hơn bao giờ hết, Phật tử chúng ta phải tỏ ý nguyện tha thiết hòa bình của mình bằng cách thức thể hiện một đoàn kết to rộng, lấy sự sống làm căn bản, lấy trí thức làm phương châm, lấy giác ngộ làm cứu cánh. Cùng với những tâm hồn nhân loại khác, chúng ta cố tâm xây dựng, không phải những cường quốc hùng mạnh về binh khí mà là những quốc gia ham chuộng hòa bình, biết sống trong tinh thần tri túc và thương yêu, biết sống hướng thượng. Chúng ta tin rằng từ bi sẽ thắng cường bạo và hòa bình sẽ ở lại với mọi người, nếu chúng ta thật tình mong muốn …”

Với tâm niệm của Ngài như vậy, ngày mồng hai tháng hai năm Tân Hợi (1971), trong Đại hội Giáo hội bản tỉnh, ngài thiết tha nói lên :

 - “ … dù mai nầy hoàn cảnh có dổi dời ra sao, biến chuyển cách nào đi nữa, tinh thần cố hữu của người tín đồ Thừa Thiên và cố đô Huế nơi phát xuất nhiều dũng sĩ hy sinh cho Đạo pháp, cho Dân tộc, từng chịu đựng thử thách qua các biến cố chưa hề phai mờ trong tâm trí.

Không ai có thể phủ nhận rằng những tín đồ ở các tỉnh miền Trung nầy, nơi mà un đúc trong lòng Bi Trí Dũng của đức Phật, lại có thể bỏ mất chánh niệm, chánh tín, và chánh tâm của mình, để chạy theo tiếng gọi của danh lợi ảo tưởng, những tuyên truyền phỉnh phờ, di hại cho đạo giáo và dân tộc.

 Thuấn nhã đa tánh, khả tiêu vong,

 Thước ca ra tâm, vô động chuyển.

 Một câu kệ của đức Phật như đã in sâu vào tâm khảm của người Phật tử trung kiên …”

  Tuổi trời có hạn. Cái gì giả tạm rồi cũng ly tán. Cái thân tứ đại vô thường của ngài rồi cũng phải gặp cảnh bất hòa, chia ly. Ngài thọ bệnh.

 Ngài vào Sài Gòn để chữa bệnh, nhưng tâm trí lúc nào cũng đặt ở miền Vạn Hạnh và Thừa Thiên - Huế. Bệnh chữa trị chưa được lành hẳn thế mà ngài vẫn trở về để lo cho đạo, cho quê hương của xứ miền Trung nghèo nàn khổ cực. Trước những ngày cơn bệnh hoành hành cái thân vô thường, Ngài còn gọi môn đồ đến chung quanh giường để căn dặn :

  - “… Thầy sống thì thầy lo cho các con, một mai thầy mất thì các con phải thương yêu nhau và hòa hợp nhau tu hành, sau nầy phục vụ Giáo hội và duy trì công việc chùa chiền thay thế thầy …”

Với chí nguyện kiên trì, với tấm lòng tha thiết cho tiền đồ đạo pháp, nhất là hướng dẫn hậu lai làm thế nào đi đúng đường hướng của chánh pháp và phải ở trong lòng Dân tộc Việt Nam. Thân bệnh mà tâm ngài không bệnh.

Sau hơn một tuần tịnh dưỡng, Ngài đã xả báo an tường để trở về với cõi tịnh đúng vào lúc 9 giờ 30’, sáng ngày 10 tháng 07 năm Nhâm Tý (tức là ngày 18-08-1972), Phật lịch 2516.

Thọ thế 62 tuổi.

 Kim quan của ngài quàng tại Tổ đình Linh Quang, nơi ngài làm chủ và hành đạo hơn 40 năm.

Lễ phò Kim quan nhập tháp được tổ chức trọng thể đúng vào lúc 10 giờ 30’ sáng, ngày 17 tháng Bảy năm Nhâm Tư (25-08-1972).

Tháp của ngài được lập bên cạnh bổn sư tổ Giác Tiên.

Buổi lề phò Kim quan từ Linh Quang về Trúc Lâm, hàng vạn Tăng Ni Tín đồ từ trung ương đến địa phương về tham dự.

          Về phía chính quyền đến phúng điếu, tham dự và tiễn đưa Ngài gồm :

          *.- Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn I, Quân khu I, Vùng I Chiến thuật.

          *.- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn I.

          *.- Đại tá Lê Văn Thân, Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Thị xă Huế.
     
          *.- Quý Tổng trưởng, Bộ trưởng, Nghị sĩ, Dân biểu, Hội đồng hàng tỉnh, Quận trưởng, …

          Cuộc đời ngài là một trang sử rất sáng chói cho Đạo, cho Đời. Ngày còn tại thế, nơi nào gặp khó khăn là có hình bóng của ngài xuất hiện. Ngài chỉ đem tâm từ trải rộng ra thì mọi chuyện đều trở thành tốt đẹp. Đặc biệt ngài là tu sĩ nhưng vấn đề tổ chức hành chánh thật tài tình. Văn phòng Giáo hội lúc nào cũng ngăn nắp, chu đáo.

          Đời tu hành của Ngài là một trang sử sáng chói, đẹp đẽ, đầy lòng vị tha vô ngã. Một lòng hy sinh cho Đạo pháp và Dân tộc. Luôn mưu cầu hạnh phúc cho quần sanh. Những ngày về tuổi già, thân bệnh mà tâm không bệnh ; Ngài vẫn một mực đảm đương chức vụ nặng nề trên đôi vai do Giáo hội giao phó, Tín đồ mong mỏi ; đương đầu với bao khó khăn gian nguy của thời cuộc hiện tại.

          Ngài ra đi, nhưng dư âm của ngài còn đọng lại không những chỉ cho miền Trung mà còn lan dần về tận Giáo hội Trung ương.

     Nam mô Từ Lâm tế Chánh tông, Tứ thập tam thế, Vạn Hạnh Thừa Thiên Giáo hội Chánh Đại diện, Linh Quang tự Trú trì húy thượng Tâm hạ Như hiệu Mật Nguyện Giác linh Hòa thượng Chứng giám.


Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

VIỆN TĂNG THỐNG

Giáo chỉ số 10 VP/VTT

ĐỨC TĂNG-THỐNG

* * * * * * * * *

            -  Chiếu Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,

            -  Chiếu đề nghị của Hội đồng Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo và thuyết trình của Thượng tọa Chánh thư ký Viện Tăng Thống,

GIÁO CHỈ

            Điều I.- Nay truy tôn Thượng tọa THÍCH MẬT NGUYỆN, Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh kiêm Chánh Đại Diện Giáo hội tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, lên ngôi vị Hòa thượng, kể từ ngày ban hành giáo chỉ này.

            Điều I I.-  Văn phòng Viện Tăng Thống và Hội đồng Chỉ đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất chiếu nhiệm vụ thi hành giáo chỉ này.

Làm tại Sài Gòn, ngày 20-08-1972 – PL. 2516


 (Ấn ký)

Đại lão Hòa thượng :  THÍCH TỊNH KHIẾT

 Phó bản :

Kính gởi Ban Đại diện miền Vạn Hạnh và Ban Đại diện tỉnh Giáo hội Thừa Thiên và Thị xã Huế để thi hành

CHÁNH THƯ KÝ VIỆN TĂNG THỐNG

              THÍCH ĐỨC NHUẬN

*

*    *


ĐIẾU VĂN

     Của Phái Đoàn Đại Diện Hội Đồng Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo

Đọc trước giờ cung thỉnh Kim quan Cố Hòa thượng nhập bảo tháp tại chùa Trúc Lâm - Huế. (vào ngày 17 tháng 07 Nhâm tý, nhằm ngày 25 tháng 08 năm 1972).

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Trưởng lão kỳ túc Tòng lâm Thừa Thiên, Huế,

Kính bạch chư Hòa thượng, Thượng tọa Đại đức và Tăng Ni,

Kính thưa quý liệt vị quan khách và toàn thể Phật tử hiện diện,

Kính thưa môn đồ Linh Quang và tang quyến,

Kính thưa quý liệt vị,

     Cố đô Huế là nơi có truyền thống phát sinh và chịu đựng nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.

     Cũng thế Phật giáo Huế, Tòng lâm Huế, nơi đây cũng đã anh dũng đương đầu và gánh chịu bao tang tóc đau thương của lịch sử Phật giáo. Quả vậy biến cố 1963, 1966 và 1968 Phật giáo và Tòng lâm Huế và cả miền Vạn Hạnh đã bị thương tổn quá nhiều về mọi mặt tinh thần lẫn vật chất. Vết thương đó ngày nay vẫn còn đang đau nhứt trong tâm khảm mọi người con Phật. Chưa hết biến cố 4/72 gần đây và còn đang tiếp diễn ác liệt, cũng một lần nữa làm cho Cố đô Huế xơ xác và chưa biết Cố đô văn vật thân yêu này Thiền môn cổ kính thâm nghiêm này, trong những ngày tháng sắp tới sẽ ra sao, trước thế cuộc rối ren hiện tại của xứ sở. Đó là tất cả mối thao thức băn khoăn của Giáo hội, của mọi người dân Cố đô nói chung và Phật tử nói riêng.

     Thưa quý liệt vị,

     Trước tình trạng hoang mang bất ổn của quê hương như thế, thì một biến cố đau lòng mới lại đột ngột xảy ra của Giáo hội và Tòng lâm Cố đô. Đó là việc ra đi của cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện Chánh đại diện tại miền Vạn Hạnh kiêm Chánh đại diện Giáo hội Thừa Thiên và Thị xã Huế.

     Thưa quý liệt vị,

     Đức Phật cao cả của muôn loài chúng sanh, Ngài đã ra đời rồi cũng ra đi sau khi đã hoàn thành bản nguyện và tất cả có mặt nơi đây, rồi cũng sẽ lần lượt ra đi như những người đã đi trước. Luật quy khứ tử sanh biến dịch của vũ trụ vốn không một ai trốn khỏi con đường cuối cùng ấy. Tuy nhiên, sự ra đi của cố Hòa thượng Linh Quang trong lúc này đã lam cho Giáo hội mất đi một bậc Giáo phẩm cao cấp khả kính, tòng lâm chư sơn và tín đồ mất đi một đại Tăng lãnh đạo đức hạnh, suốt đời chỉ biết phụng sự đạo pháp, phục vụ chúng sanh, bất từ gian lao, không nài khó nhọc.

     Nghĩ đến tiền đồ đạo pháp, nghĩ đến tương lai đất nước, trước cảnh ngữa nghiên thống khổ như hiện nay, dù ai có bình tình đến đâu cũng không thể không ngậm ngùi thương tiếc trước sự vắng mặt của cố Hòa thượng Linh Quang.

     Than ôi !  Đông tây hai ngã, người ra đi không hẹn ngày về đã để lại cho người ở lại một nỗi niềm bàng hoàng đau xót và đau xót hơn nữa cảnh tre già lại khóc cho măng trong chốn Tòng lâm, cảnh gia đình của một mẹ già cô quạnh, cảnh trò mất thầy của đông đảo của những người con Phật, đang cần sự hiện diện dìu dắt giáo hóa của Hòa thượng.

     Than nôi !  Kể sao cho xiết, nói sao cho cùng, những ưu tư, những mất mát, những thiệt thòi to lớn của Giáo hội và tất cả, khi Hòa thượng Linh Quang không còn nữa ở thế gian này.

     Kính bạch Giác linh cố Hòa thượng,

     Chúng ta, những huynh đệ đồng sự khắp cả nước, đã trót vào đời trong một hoàn cảnh đen tối của xứ sở, cũng như chúng ta cũng đã vào đạo trong tình trạng suy vi của Tòng lâm. Nhưng chúng ta đã có duyên gặp nhau trên đường nghĩa vụ với ý thức yêu nước phụng đạo và trong gần suốt cuộc đời của chúng ta, đã không được một lúc nào an nghĩ trước sự đòi hỏi của tình thế trong ngoài. Chúng ta đã dấn thân và đã chấp nhận bao phủ phàng cay đắng qua việc làm của chúng ta, nhưng chúng ta cũng đã được an ủi bởi những khích lệ qua những thành công dù là khiêm nhường trên những công việc mà chúng ta đã làm cho đời cho đạo trong bao năm qua.

     Kính bạch Hòa thượng,

     Trên con đường mà chúng ta đang tiến bước chưa định ngày dừng nghỉ ấy thì một tang tóc đau lòng bất ngờ đã xảy ra. Đó là sự tự ý dừng chân, sự trao lại trách nhiệm giữa đường, sự từ giả bạn đồng hành của Hòa thượng. Hòa thượng đã bỏ dở sự nghiệp cao quý, bỏ anh em đồng đạo và cả những người thân yêu để ra đi một mình. Hòa thượng quả đã làm cho Giáo hội, cho chúng tôi vô cùng băng khoăng và thương tiếc trước cảnh kẻ ở người đi, trước ngã ba đường của thế lộ.  Nhưng dù sao đi nữa, chúng tôi cũng sẽ cố gắng đi hết con đường đã vạch trong sự gia hộ ân cần của Hòa thượng, dầu phải dẫm lên chông gai nguy hiểm.

     Kính bạch Giác linh cố Hòa thượng,

     Trước khi tiễn đưa Hòa thượng vào cõi vô trung bất diệt, an nghĩ cuối cùng chúng tôi thành kính nghiêng mình trước di ảnh cố Hòa thượng, đồng thanh xưng dương tán tụng công đức cao dày của Hòa thượng và cầu nguyện Giác linh Hòa thượng được cao siêu Phật quốc. Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng từ bi chứng giám. Chúng tôi cũng không quên thay mặt Giáo hội Trung ương và toàn thể các cấp Giáo quyền trong ngoài nước thành tâm chia buồn cùng chư tôn Trưởng lão, chư Hòa thượng, Thượng tọa Đại đức, Tăng Ni Môn đồ tang quyến và Phật tử miền Vạn Hạnh và Cố đô Huế trước sự viên tịch của cố Hòa thượng Mật Nguyện. Xin quý vị nhận nơi đây lòng chân thành của chúng tôi.

     Trân trọng kính chào liệt quý vị.

Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

* * * * * * * * * *
PHẬT LỊCH  2516

VU-LAN Nhâm Tý

* * * * *

Vô cùng mến tiếc H.T. MẬT NGUYỆN

*.-  Đồng bào còn đau khổ, nhân loại còn nhiễu nhương,

lá vàng rơi xơ xác cội Bồ Đề, Hòa Thượng ra về chi quá vội !

*.-  Đạo pháp cần phát huy, đàng em cần hướng dẫn,

mây trắng phủ lờ mờ trăng Bát Nhã, chúng tôi ở lại tính sao đây !

Đồng Sự Pháp Lữ :

Thiện Hòa, Trí Thủ, Thiện Hoa,

Trí Tịnh, Thiện Minh, Pháp Tri, Huyền Quang,

Minh Châu, Quảng Độ, Từ Nhơn,

Hộ Giác, Mãn Giác, Giác Đức.

                                                                                                   Đồng Niệm Vãng


(Trên đây là Bức trướng của chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa trong Giáo hội Trung ương)

     (Ghi chúTrong danh sách chư Tôn đức trên đây, có một vị cuối cùng hàng thứ ba, chúng tôi không tài nào đọc được, vi bản copy quá xấu, lu mờ. Kính xin quý Ngài tha thứ. Tín Nghĩa)

*
*   *

ĐIẾU VĂN

Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại miền Vạn Hạnh và tỉnh Thừa Thiên

* * * * * * * * * * *

Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật

            Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

            Biển nghiệp thức bây giờ đã lặng sóng, trời trăng sao trên đỉnh Lang già đã đậm nét vô thường giữa lòng bất diệt. Bên kia bờ tịch diệt, tâm nào đây mà tưởng tới cho cùng. Bên này bờ nhân ngã lời nào đây mà nói lên cho tận. Tâm đã không cùng trong lẽ tức sắc tức không, lời đã không tận giữa cõi sanh thành hoại diệt nay một phút chí thành chiêm ngưỡng di hình tỉnh mặc. Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên và toàn thể Phật tử miền Vạn Hạnh cung kỉnh đầu thành đảnh lễ Giác linh Hòa thượng, và dâng lên Ngài những lời thống thiết, trước giờ phút bàng hoàng của ngọn gió từ sẽ thổi đến, mang sắc thân tứ đại của Ngài vĩnh viễn đi vào nơi thường tịch.

            Trước giờ phút khoảnh khắc mà trở thành thiên thu này, Giáo hội xin mượn những lời đơn bạc không cùng, trải hết tấm lòng bi ai không tận để ghi lại công hạnh một đời tu trì và hóa đạo, để khắc cốt và ghi tâm những gì đã thành và đã mất, mà mãi mãi vẫn còn vang bóng như hư không trong ức triệu tấm lòng của người Phật tử.

            Ngài nguyên họ Trần tên Lộc, húy thượng Tâm hạ Như, hiệu Mật Nguyện đời thứ 43 dòng Lâm tế Chánh tông

            Vốn sinh trưởng trong một gia đình thuộc hàng trung kiên của Phật giáo, Ngài đã sớm nhiểm mùi đạo, thấy rõ cuộc đời biến thiên vô định mà bờ giác mong lên còn xa thẳm, nên đã dõng mãnh phát tâm xuất gia để tiến xa trên đường đạo, cắt đứt thế học từ lúc Ngài vừa lên 16 tuổi.

            Ngay từ đầu, Ngài đã đến đầu sư với cố Hòa thượng Giác Tiên chùa Trúc Lâm. Nhờ sẵn có tư chất mẫn tiệp, chí nguyện kiên trinh lại được dìu dắt dưới sự hướng dẫn sáng suốt khéo léo của cố Hòa thượng Bổn sư, mà Ngài đã sớm trở nên một vị Tăng già lỗi lạc trong những vị Tăng già trẻ từng đóng góp công đầu vào cuộc phục hưng Phật giáo miền Trung, ngay khi hội Việt Nam Phật Học mới thành lập năm 1931 tại Huế.

            Là một vị Giảng sư kiêm biên tập viên nguyệt san Viên âm, cơ quan truyền bá giáo lý của hội, suốt bao năm liền, lưu động diễn giảng khắp các Tỉnh hội, Khuôn hội và viết bài đăng báo Viên âm, Ngài đã dìu dắt cho bao nhiêu người thấy rõ ánh quang minh, quay về với đạo, để chung lo phục hồi và bồi đắp cho nền đạo giáo cổ truyền chóng được phát triển.

            Nhằm mục đích tùy duyên làm Phật sự giáo hóa chúng sanh, Ngài đã liên tiếp đãm đương nhiều chức vụ, khi thì Giảng sư, khi thì Giáo thọ đào tạo Tăng tài, khi làm Thư ký, khi Trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già Trung phần, bất luận công việc tổ chức Phật sự quan trọng nào đều có Ngài tham dự, không nề hà từ chối.

            Cho đến suốt trong mấy năm nay, Ngài vừa là Trụ trì sùng kiến chùa Linh Quang, nguyên trụ sở của Giáo hội Tăng già, vừa là Phó đại diện, rồi Chánh đại diện tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên kiêm miền Vạn Hạnh. Mặc dù lắm lúc bị cơn bệnh dày vò, hoặc gặp khó khăn vất vả nhưng không lúc nào tỏ ý thối chuyển.

            Nhờ ý chí hăng say, tâm hồn hoan hỷ bao dung, cho nên Ngài đã hòa đồng với mọi tầng lớp trong Tăng già cũng như ngoài cư sĩ cùng chung đẩy mạnh đà tiến triển của Giáo hội sự cọng tác cảm mến của mọi người.

            Nhưng than ôi !

            Bây giờ thì Ngài đã như là bóng núi xa xăm, như một cánh nhạn giữ bầu trời đến và đi không còn vết tích. Ngài đã đi, giữa lúc đất nước còn ngữa nghiêng đồng bào lắm đau khổ, đạo pháp đang cần nhiều người tài đức, tuổi tác và uy tín như Ngài để làm tấm gương sáng, nêu cao lý tưởng giác ngộ giữa cơn mộng mị điên cuồng của thế gian. Ngài đã vội vả ra đi mang theo đạo nghiệp của 40 hạ lạp, 62 tuổi đời, để lại một nỗi niềm trống trải, đang thấm lạnh giữa hàng Tăng giới và tín đồ, làm cho chúng tôi vô cùng bùi ngùi lo lắng khi thiếu mất một người lèo lái trong chiếc thuyền Đạo pháp đang gặp lúc sóng vổ gió gào.

            Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

            Vẫn biết đường chim bay không vết tích, mất và còn như gợn nắng trên cánh đồng hoang, nhưng khổ lụy hữu tình làm sao nguôi được trong lòng Phật tử. Ngưỡng trông Giác linh Hòa thượng hãy chứng giám nỗi niềm bi ai thống thiết không nói hết bằng lời của tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên và toàn thể Phật tử miền Vạn Hạnh.

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

*
*     *

Bài Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang tặng Tang Lễ Ôn LINH QUANG

MẬT NGUYỆN PHÁP SƯ LỤY

                                                                        Lập Bồ đề chí,

                                                                        Bất phụ chúng sanh,

                                                                        Sư thân tuy huyễn,

                                                                        Sanh nhược liên hà,

                                                                        Thuyền môn thiểu nhiếp,

                                                                        Trúc Lâm thâm nhập,

                                                                        Tôn thuyết lưỡng thông,

                                                                        Sở đắc bất tiểu,

                                                                        Giới vu pháp nạn,

                                                                        Vi chúng tác y,

                                                                        Chánh pháp sở đô,

                                                                        Kiên thân tác thành,

                                                                        Bệnh bất xả chúng,

                                                                        Dự nhơn an ách,

                                                                        Bệnh khả khổ hình,

                                                                        Chí bất tật thương,

                                                                        Huyễn thân nhất phế,

                                                                        Pháp thể á nhiên,

                                                                        Sanh kham tác giám,

                                                                        Diệt cánh cảnh ngưỡng,

                                                                        Phật đức thượng báo,

                                                                        Nhơn gian phụ châu,

                                                                        Kỳ chi di đại,

                                                                        Kỳ hành khả tắc,

                                                                        Tà bà hành chỉ,

                                                                        Cực lạc túc thê,

                                                                        Trường vi hữu tình,

                                                                        Tác bất thỉnh hữu,

                                                                        Ngã cố bất tỉnh,

                                                                        Tư tề thị vọng,

                                                                        Đắc thử vi lụy,

                                                                        Phục tiển Tây thành.

                            Trí Quang Tỷ Kheo - PL. 2516


                 

baothap

Toàn cảnh Bảo tháp của Thiền sư MẬT NGUYỆN

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Đại Lão HT Thích Nhất Hạnh.
Tiểu Sử Tổ Liễu Quán
Vài Nét Về Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh tại Huế
Tiểu Sử Tổ GIÁC TIÊN Khai Sơn Tổ Đình Trúc Lâm Huế
Tiểu Sư Thiền Sử Thích Mật Khế
Tiểu Sử Thiền Sử Thích Mật Hiển
Tiểu Sử Thiền Sư Thích Mật Thể
Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diên Trường
Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Huệ
Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Không
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3894799
Có 0 Khách Đang Online