<January 2025>
SunMonTueWedThuFriSat
2930311234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Thời Điểm Chiến Lược
Tác giả: Nguyễn Viết Khánh

THỜI ĐIỂM CHIẾN LƯỢC

 

 

 

       Bức tâm thư và nghị quyết 8 điểm của Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ họp tại Dallas (được trang trọng tổ chức ba ngày 09, 10 và 11 tháng 10 năm 1998 tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại) tuần qua là một dấu mốc quan trọng trên chặng đường tranh đấu chông gai cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tôi nghĩ đây là việc làm đúng thời đúng điểm.

 

              Hồi tháng 8 năm nay khi Đại Hội La Vang kỷ niệm 200 năm đức Mẹ hiện lên được tổ chức thành công rực rỡ với trên một trăm ngàn giáo dân tham dự, chúng tôi đã viết những khó khăn cho việc Hà Nội kiểm soát tôn giáo chỉ mới bắt đầu. Đức tin tôn giáo đã thắng và bước lùi kế tiếp. Đầu tháng 9 năm nay, Hà Nội đã phải thả một số tù chính trị và lương tâm nổi tiếng trên thế giới, trong đó có Hòa Thượng Thích Quảng Độ và hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu. Những sụ kiện dồn dập đó là những khích lệ rất lớn cho phong trào đòi hỏi tự do tôn giáo ở Việt Nam.

 

              Đầu tuần nầy, sứ giả đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, ông Abdelfattah Amor, thuyết trình viên về bất dung tôn giáo, đã khởi sự cuộc điều tra trong 10 ngày về những vi phạm quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ ở Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại thành phố Dallas, Texas, đã đến đúng lúc, vì vị sứ giả Liên Hiệp Quốc đến Hà Nội vào ngày 17-10 thì trước đó một tuần, Đại Hội đã họp để nói lên tinh thần đoàn kết keo sơn của các cộng đồng Phật Tử Việt Nam trên khắp thế giới nhất trí đứng sau Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đòi hỏi tự do tôn giáo ở Việt Nam.

 

              Trong nghị quyết của đại hội có một đoạn rất thích ứng với sự biến chuyển của thời cuộc là đòi hỏi chế độ Hà Nội “phải cho phái đoàn Liên Hiệp Quốc được tự do đi lại và tiếp xúc với bất cứ nhà lãnh đạo tôn giáo nào thuộc các tôn giáo lớn tại Việt Nam như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, Giáo Hội Cao Đài, Giáo Hội Hòa Hảo, Giáo Hội Tin Lành.” Tâm thư cũng nhấn mạnh các Thuợng Tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban, Thích Thiện Minh, Thích Huệ Đăng hiện bị giam giữ tại trại Z – 30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cũng như nhiều Tăng Ni, Phật tử khác còn bị giam giữ torng các trại cải tạo và nhà tù trên khắp cả nước.

 

              Bức tâm thư và nghị quyết đuợc công bố ngày 11 tháng 12 thì, Lê Qung Vinh, Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam phải lên tiếng nhìn nhận chính quyền Cộng Sản Hà Nội sẽ cho phép ông Amor được hội kiến riêng tư với hai vị Thượng Tọa Thích Không Tánh và Thích Nhật Ban trong nhà tù. Tiếng nói của khối đồng bào Phật Tử hải ngoại đã có một sức nặng không phải nhỏ.

 

              Chủ nghĩa Cộng Sản đã nổi danh về thủ đoạn chụp mũ những tội vu vơ như “phản động” hay “lật đổ” để bắt giam những người đòi hỏi tự do tôn giáo. Như trường hợp hai vị Thượng Tọa Không Tánh và Nhật Ban có lẽ điển hình nhất. Hai vị cao tăng nầy đã bị bắt cùng với một đoàn Phật Tử hồi tháng 8 năm 1995 khi họ đi phân phối đồ tiếp tế cho các nạn nhân bão lụt. Họ bị buộc tội làm mất thế đoàn kết tôn giáo vì đã làm việc thiện bất hợp pháp. Trên thế giới có lẽ chỉ có nước Việt Nam dưới sự cai trị của Cộng Sản, đi phân phối đồ tiếp tế cứu nạn nhân thiên tai là một “tội” bị bỏ tù hơn ba năm chưa biết đến ngày nào ra.

 

              Hai vị cao tăng đó đã “phá hoại sự đoàn kết tôn giáo” chăng? Sự thật chế độ Hà Nội sợ có sự đoàn kết tôn giáo trong một tổ chức tôn giáo mà họ không kiểm soát được. Đó là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được hình thành từ trước ngày quân đội Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam. Họ sợ không có “đoàn kết” cho tổ chức sư quốc doanh của họ thì đúng hơn. Vấn đề căn bản cho tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn là tự do tôn giáo. Hiến pháp của Cộng Sản nói đến tự do tôn giáo, nhưng cái tự do trên văn bản pháp lý nầy vẫn chỉ là thứ tự do ngược ngạo như mọi cái “tự do” khác của họ. Đó là “tự do” trong vòng đai kiểm soát ngặt nghèo.

 

              Cộng Sản giải thích như thế nào trước quốc tế về cái gông chế ngự đức tin này? Họ nói trong một trăm năm nay đế quốc và thực dân đã lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập của đất nước. Đây là một lời nói ngang ngược, bởi vì trong lịch sử đấu tranh dành độc lập từ đầu thế kỷ nầy, ngay cả trước khi chủ nghĩa Cộng Sản ra đời, các nhà sư Việt Nam đã từng tham gia phong trào chống thực dân Pháp, và chính các nhà sư cách mạng Việt Nam cũng đã từng mượng cửa thiền ẩn núp che mắt bọn Mật Thám Pháp. Cộng Sản nói ngược vì trong thời kỳ bịp bợm hô hào tranh đấu cho độc lập tổ quốc, chính họ đã dùng chiêu bài dân tộc để quyến rũ Tăng Ni vào hàng ngũ của họ. Phật Giáo chống thực dân đế quốc, đó là sự thật. Bây giờ Cộng Sản sợ Phật Giáo thì chỉ có một lý do đơn giản: Chính họ đã trở thành một thứ thực dân đế quốc rồi.

 

              Một ngày sau khi ông Amor đến Hà Nội, Cộng Sản đã cho một nhà sư quốc doanh hàng đầu của họ lên tiếng nói chỉ có một thiểu số Phật Tử ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tuy nói vậy, ông ta thấy cần phải kêu gọi toàn thể các vị Tăng Ni Việt Nam hải ngoại trở về giúp đất nước. Sư quốc doanh đã sợ sức mạnh Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Bây giờ mới thấy rõ chính các ông “quốc doanh” là kẻ phá hoại tình đoàn kết tôn giáo chớ không ai hết. Thế kềm chế tôn giáo của Cộng Sản đã lung lay.

 

              Chúng tôi bái phục tâm thư và nghị quyết của đồng bào Phật Tử đúng thời điểm chiến lược. Lúc nầy không đánh còn chờ đến lúc nào ?.

 

Sơn Điền NGUYỄN VIỀT KHÁNH

 

              Ghi Chú : Trên đây là bài Xã Luận của ký giả Sơn Điền, chúng tôi trích đăng vào kỷ yếu nầy để quần chúng Phật tử rộng đường suy luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Đời sống tăng đoàn ở Nalanda . . . .
Chùm Thơ Mừng Xuân Ất Tỵ
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
4732661
Có 0 Khách Đang Online