Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Antenna Vũ Thành An – Tên Tội Đồ Dân Tộc
Tác giả: by Phạm Liễn

 

Antenna Vũ Thành An – Tên Tội Đồ Dân Tộc

by Phạm Liễn  (badin...@gmail.com)

Tên nhạc sĩ đốn mạt Vũ Thành An

          Năm mới, ngày mới... mời đọc lại chuyện cũ để thấy sao có những người chữ nghĩa đầy mình lại hành xử quá ư ác độc, ti tiện . . . Có thẻ nào như vậy ? Một nhạc sĩ có tôm hồn lãng-mạng sáng-tác một loạt tình-ca từ trước 75 cho đến bây giờ lại Đốn Mạt như rứa ?  Đúng là đời không thể biết lòng ngườii . NHS

          Bạn nào chưa đọc nên đọc cho biết. Nếu cần biết rõ chi tiết có thể hỏi tôi, vì tôi không những là nhân chứng mà cũng là nạn nhân của Vũ Thành An, tôi ở tù với Vũ Thành An từ  1975-1982

fb Nguyen Ken

          Ông về Việt Nam trao tác quyền di sản âm nhạc của mình vì mục đích thiện nguyện (ảnh) nhưng không hiểu sao ông lại đang tâm đòi lại nhà mà các bà sơ đang sử dụng để nuôi trẻ mồ côi và người già cơ nhỡ.

          Khi các bà sơ hỏi, nếu ông lấy lại nhà thì lấy gì để nuôi những người trên, ông bảo các bà sơ phải tự lo, dù chương trình này do ông lập ra.

          Ông và quỹ thiện nguyện mà ông đứng đầu đã vi phạm thỏa ước với các bà sơ về ngôi nhà này.

          Ông đã kiện ra tòa vì các bà sơ không chịu giao nhà nhưng tòa án Thành phố Hồ Chí Minh vừa xử ông thua.

          Thật tiếc cho tên tuổi đã gầy dựng hơn nửa thế kỷ qua của ông. Các ca khúc của ông thì đẹp nhưng cách hành xử của ông thì không được đẹp.

          Sắp chết gồi, làm phúc cho các cháu nhỏ được nhờ ông ạ !

          * Thái An Vũ

          Tên khốn kiếp này khi còn trong trại cải tạo từng làm ăng ten cho cộng sản, hại không biết bao nhiếu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

           Mã Vy Phương

Đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Sơn Thương

          Khi tôi post cái stt này người tôi nghĩ đến là Đại tá Sơn Thương

          Ông đã tới thăm thân phụ tôi tại Huế năm 1974. Khi bị địch quân Bắc Việt cầm tù ở Nam Hà sau cái ngày 30/4/1975 nghiệt ngã. Cũng như hàng ngàn sĩ quan binh lính Việt Nam Cộng Hòa khác . Đại tá đã chiu đựng những khắc nghiệt của thời tiết sự trả thù đê hèn của bên thắng cuộc. Nhiều sĩ quan binh lính vì tham sống sợ chết nên đã cam tâm làm ăng ten cho vi xi để mong có được một cái giấy ra trại sớm trong đó có Vũ thành An tác giả của 10 bài không tên.

          Trong trại tù. Vũ Thành An được hưởng nhiều đặc ân của địch quân/đổi lại ông ta phải bẩm báo những gì nghe thấy được từ các tù binh khác Đã cùng chung một kẻ thù với ông ngày nào.

          Đại tá Sơn Thương người gốc Miên. Là một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Đại tá đã từng xông xáo trên chiến trường sát cánh với binh lính đánh tan những mũi tấn công của Bắc Việt

          Ông bị Vũ Thành An hạ nhục vu khống để làm vừa lòng Việt Cộng khát máu.

          Đại tá Sơn Thương đã Tuẩn Tiết trong tù.

          Sau khi chương trình HO rục rịch chuẩn bị thông báo.

          Vũ Thành An trở mặt bám áo một vài linh mục và hắn được Rửa Tội Chui.

          Mặc áo giòng đen/đeo thánh giá trước ngực. Định cư tại mẽo.

          Vũ Thành An thu phục được lòng người nhờ những việc làm gọi là từ thiện . . . nhưng cho đến hôm nay hắn trở về Việt Nam để đòi lại tài sản mà hắn đã theo ý chúa tặng cho các bà phước.

          Thua kiện

          Bám vào chiếc áo dòng.

          Đi show. Thâu tiền của những ai đã hát nhạc hắn mà không xin phép.

          Tu kiểu gì đây ?

          Hình 1& 2 : Nhạc sĩ ăng ten Vũ Thành An

          Hình 3 : đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa Sơn Thương

          * Mã Vy Phương

          Lão này ác độc hại chết đại tá Sơn thương trong trại cải tạo của Việt Cộng.

          * Daniel Hoàng

          Vũ Thành An học chung lớp với tui ở trường Cao Học Chính Trị Kinh Doanh, đồng thời làm việc ở bộ Dân Vận Chiêu Hồi của Hoảng Đức Nhã, anh ta làm ăng ten thật à ?

          * Mã Vy Phương

          Vũ thành An được mấy ông già của đảng Đại Việt che chở nên mới được rửa tội chui trong trại giam Nam Hà. Bản tính độc ác, hèn hạ, tham sống sợ chết Vũ Thành An đã hại chết biết bao nhiêu sĩ quan binh lính Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt là đại tá Sơn Thương. Đại tá Sơn Thương rất oai hùng. Ông xông xáo trên chiến trường nên Việt Cộng rất căm thù ông. Đại tá Thương phải Tuẩn tiết vì không chịu nổi sự nhục nhã do tên ăng ten hèn hạ Vũ Thành An gây ra

          * Thien Thien Tran

          Thằng già Vũ Thành An nó chết chưa ?

          * Mã Vy Phương

          Thien Thien Tran hắn đang ở Sài Gòn và mần show em à !

          * Nguyễn Văn Thanh

          Mã Vy Phương, tên này đúng với bản chất :  Mượn ĐẠO tạo ĐỜI ;  Tôi có thắc mắc là bên Thiên Chúa Giáo muốn hiến đời phụng vụ cho Chúa thì phải đi từ khi bước vào Trung Học Đệ Nhất cấp và qua thì tuyển để được chọn. Nhưng nghe nói tên Vũ  Thành An được rửa tội trở lại Đạo trong Tù, vậy thì tên Vũ Thành An chỉ được xem là Giáo Dân, tại sao lại mặc Áo Dòng nữa chừng thế ?  Và được Ai phong chức “tu sỹ”.

          * Mã Vy Phương

          Nguyễn Văn Thanh no !

          Để tui noái cho mà nghe. Đi tu bên Công giáo thì tu như bạn nói. Phải có ăn có học và đặc biệt về giáo lý.

          Tu sĩ Công giáo trước đêm đợi ngày mai thụ phong Linh mục thì hết sức xét lại con người của mình coi có xứng đáng được Chúa chọn hay không ?  Vũ Thành An này là tu chui.

          * Nguyễn Văn Thanh

          Mã Vy Phương, lần đầu tiên biết có trường hợp : Tu Chui

          * Mã Vy Phương

          Nguyễn Văn Thanh ôn qua trang Thanh Nguyen mà đo. Nhiều tài liệu giựt gân lắm !

          * Hiền Hoa

          Đúng là một tên đê hèn không xứng đáng là một nhạc sĩ cứt chó gì hết. Làm ăn ten được gì đồ thằng hèn hạ ngu xuẩn nhục quá đi.

          * Le Nguyen

          Rất cám ơn em. Người nhà của ông Sơn Thương có được đi H.O không em ? (dù ông đã mất). Nghe là vc rất sợ sự gan lỳ của ông khi Ông chỉ huy trận.

          * Dzuy Lynh

          Khiếp nhược, đê hèn trong lao ngục, đâm sau lưng chiến sĩ, đồng đội mình là kẻ không xứng đáng làm người ! ! !

          * Hung Nguyen

          Dzuy Lynh

          Bản nhạc bài không tên 50 lão chôm nguyên con bài thơ của nữ thi sĩ Ukraine không sửa một chữ mà khi ra nhạc không nêu tên nhà thơ thật khốn nạn ! Tớ ở Oregon biết “nó” nhiều ! ! !

          * Thu Vo

          Một tên hèn thế mà chui vào thánh đường để lừa mỵ người khác !  Tên nầy cũng không thua gì Bùi Đình Thi một tên đê hèn, lẽ ra chúng không phải là một công dân của Việt Nam Cộng Hòa mới phải !  Nếu chúng do Cộng Sản Bắc Việt Gíao dục thì không có gì ngạc nhiên, nhưng đằng nầy chúng là bọn có học của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa !

          * Thanh Nguyen

          Thu Vo :  Ở miền Nam, nhưng Vũ Thành An học được bao nhiêu ? Tú Tài 1, Tú Tài 2, hay đậu Đại Học ở ngành nào ?  Tên này không thể gọi là có học. Nó giỏi ở chỗ Chui Rúc.

          * Mai Bích Hồng

          Nghe nhiều điều xấu về ông. Giờ thêm một điều tệ hại nữa. Buồn thay.

          * Hồ Thụy Mỹ Hạnh

          Tôi rất thích nhạc của Vũ Thành An. Nhưng từ nay, sẽ không nghe, không hát những bài nhạc của tên vô liêm sĩ này nữa !

          * Trang Y Ha

          Hồ Thụy Mỹ Hạnh Hắn là một kẻ độc ác đối với anh em trong tù . . . “antenna”. Hắn núp bóng nhà thờ để che giấu bản chất xấu xa . . .

          * Huey Nguyen

          Năm 1976-1977 lúc còn bị giam ở khu An Dưởng Biên Hòa, chúng tôi đã nghe đầy tai, Vũ Thành An 1 tên hèn hạ lúc nào cũng thế - với gương mặt ra vẽ hiển từ nai vàng ngơ ngác - hắn luồng cuối trước kẻ thù và ngay trước mắt mọi người để mua chuộc lòng tin. Khi mượn áo thày tu có nhiều, nhiều người biện hộ cho hắn :  “Thôi Vũ Thành An biết ăn năn rồi ! !”. Đau đớn thật.

          * Mã Vy Phương

          Huey Nguyen không ăn năn đâu !

          * Mã Vy Phương

          Son US thằng này khôn lắm

          * Nguyen Van

          Con người hai mặt . . . ! ! !

          * Ly Ba

          Thanh Nguyen, tên bán bạn cầu an . . . thời lai đồ đểu thành công dị.

          * Thanh Nguyen

          Ly Ba ; thằng chó chết Vũ Thành An này có xứng đáng là đứa con yêu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đâu ?  Nó là gì để là bạn của những người trai hùng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ?  Nó chỉ là 1 thằng Hèn của miền Nam thôi. Đáng tiếc cho miền Nam. Cũng vì bọn Cộng Sản Dân Chủ Mỹ.

          * Hung Vo

          Thằng này là antene cho mấy thằng Cộng Sản tù hại chết anh em lính Việt Nam Cộng Hòa .

          * Mã Vy Phương

          Hung Vo đúng

          Hắn hại chết đại tá Sơn Thương !

          * Duc Hoang

          Nó mà đęp à, hỏi bạn tù với nó, hỏi những người chung quanh nó tiểu bang nó đang ở, tin cái tên này há !. Nó là tên ma đầu. Rất mừng vì các soeur thắng kiện.

          * Nguyen Van

          Một con người gian dối là lừa lọc. Giả dối ngay cả với mục đích thành một tu sĩ Công giáo. Cuối cùng cũng lòi ra mặt chuột . . . ! ! !

          * Nguyễn Thế

          “Bài không tên cuối cùng” của Vũ Thành An trở thành Vũ Bất An. (Này A hởi ! Con đường A đi đó sẽ đưa A đi đâu . . . ! ? ?).

          * Annie Vuong

          Nó viết nhạc thì hay, nhưng làm nhiều điều không hay, ngày trước làm antenna trong tù hai anh em ngày nay thêm nghề bợ đỡ. Chắc đòi nhà để bán lấy tiền trước khi chết. Nhà này cũng là tiền của bá tánh đóng góp vô cho nó mua để làm từ thiện. Bà con Hải ngoại hết tin và u mê chưa ?

          * Văn Phương Minh

          Tên này angten cho Cộng Sản

          * Ha Nguyen

          Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng là thế đấy !

-------------------------

Antenna Vũ Thành An - Tên Tội Đồ Dân Tộc

by Phạm Liễn

          Năm mới, ngày mới . . . mời đọc lại chuyện cũ để thấy sao có những người chữ nghĩa đầy mình lại hành xử quá ư ác độc, ti tiện . . . Có thẻ nào như vậy ?  Một nhạc sĩ có tôm hồn lãng-mạng sáng-tác một loạt tình-ca từ trước 75 cho đến bây giờ lại ĐỐN MẠT như rứa ?  Đúng là đời không thể biết lòng người. NHS

          Bạn nào chưa đọc nên đọc cho biết. Nếu cần biết rõ chi tiết có thể hỏi tôi, vi tôi không những là nhân chứng mà cũng là nạn nhân của Vũ Thành An, tôi ở tù với Vũ Thành An tờ 1975-1982

          Cuộc Rửa Tội Chui.

          Đầu năm 1981, vào một buổi chiều khi các tù nhân trong trại đã bị lùa vào “chuồng”, Vũ Thành An được Bộ Nội Vụ Cộng sản Hà Nội cấp riêng cho một mình một chiếc “ô tô con” (xe Jeep) chở đến trại Hà Tây. Điều đó nói lên niềm ưu đãi của Việt cộng đối với một tù cải tạo thuộc loại VIP. Vũ Thành An (VTA) được Ban giám thị trại Hà Tây tiếp nhận và đưa thẳng về Ban Trật Tự Thi Đua ở góc trại, nơi mà những thành phần tự giác (free man) được sống thoải mái, được tự do đi lại ngày đêm trong vòng tường đai của trại tù. Theo tên thiếu úy Kế, cán bộ giáo dục việt cộng lúc ấy cho biết thì Vũ Thành An có giấy của Bộ Nội Vụ đưa về để trại sắp xếp cho anh ta làm Trật Tự Thi Đua trại cải tạo Hà Tây. Thông thường thì việc di chuyển tù từ trại nọ đến trại kia, Việt cộng thường dùng xe môlôtôva của Liên Xô hoặc xe tải của Trung cộng, bắt tù đi bộ hoặc đi bằng xe trâu, trường hợp đi bằng “ô tô con” là rất hiếm thấy.

          Hai ngày sau, từ nhóm tự giác Vũ Thành An về nhập đội cải thiện và văn nghệ ở buồng giam số 1.

          Tình hình sinh hoạt chung, về mặt nội qui kỷ luật thì lúc này Việt Cộng có chiều hướng nới lỏng không như cách đây một năm. Không còn cảnh truy lùng bắt bớ nấu nướng linh tinh, nói tiếng nước ngoài, ca hát nhạc vàng, làm cây Noen, vui đùa tụ tập đọc sớ táo quân hay hội họp nhau để hát xướng cầu nguyện. Bọn cai tù thì mặc kệ còn đám chó săn ăng ten cũng không lai vãng rình mò như trước.

          Luồng gió mới thực sự đang xoay chiều. Nhiều tin vui cho tù dồn đến trại do các thân nhân thăm nuôi từ Miền Nam ra. Lúc này các phái đoàn Ân xá Quốc tế, Hồng Thập Tự Quốc Tế, các phái đoàn Công Giáo và Tin Lành của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới như Thụy Điển, Ba Lan, Tây Đức, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại, Úc, kể cả Liên Sô v.v ra vào tấp nập như đi chợ, đến trại tù quan sát. Thân phận người tù đang được xem như món hàng chiến lược sắp đem xuất khẩu. Người ta tin rằng sắp có nhũng cuộc trả giá để cho các tù nhân chính trị được thả ra và cho đi định cư ở nước ngoài.

          Tù nhân đang chuẩn bị tinh thần, đua nhau học sinh ngữ và định hướ́ng cho mình một “đường binh” tương lai gần như trong tầm tay. Đối với những người chưa theo đạo, họ đang đắn đo giữa ngã ba đường để chọn cho mình một đức tin tôn giáo. Khi đội Tuyên úy ở Thanh Phong chưa chuyển về Hà Tây thì các anh em công giáo vẫn âm thầm truyền đạo và rửa tội lẫn cho nhau. Cao trào theo đạo xem như đang nở rộ như nấm gặp mưa, ai cũng đinh ninh sửa soạn ngày mai sẽ đi định cư ỏ Hoa Kỳ hay những nước tự do trên thế giới.

          Tin tức từ khu F, biệt giam các tướng lãnh vượt ra khỏi bức tường ngăn là linh mục Phan Phát Huồn mớí bị đưa vào khu F cách ly khỏi đội Tuyên úy mấy hôm, ông đã cấp kỳ rửa tội cho 3 ông tướng theo đạo công giáo gồm các ông Lê Minh Đảo, Lê Văn Tư và Phan Đình Thứ tự Lam Sơn. Trong khi đó, các tướng khác như Nguyễn Hữu Có, Lê Trung Trự̣c, Lý Bá Hỷ đang tiếp xúc với mục sư Dương Kỳ để xin theo đạo Tin Lành. Còn ở khu giam bên ngoài thì có Đại tá Dương Quang Tiếp Cảnh sát Quốc gia, Đại tá Phùng Ngọc Ẩn Không Quân cũng vừa gia nhập vào đại gia đình Công giáo . . .

          Nếu nói rằng đây là Ơn Thiên Triệu hay nói cách khác là Ơn Thiêng Liêng từ trời thì cũng chỉ đúng nửa phần vì cũng có kẻ cơ hội chủ nghĩa xin vô đạo không phải vì Chúa mà là vì một dụng ý khác đầy tính toán.

          Những tên ăng ten chó săn khét tiếng tại Hà Tây như Đỗ Công Thành, Phạm Thái bây giờ bị co cụm lại với nhau và run sợ bị trả thù. Chúng báo cáo và xin cai tù bảo vệ nhưng dường như không được đáp ứng. Chúng đã bị vắt chanh bỏ vỏ và đang bị bỏ rơi gần như tuyệt vọng. Không những thế, bọn cai tù còn thẳng thừng trả lời với bọn ăng ten rằng chuyện của các anh thì các anh phải tự lo lấy. Còn những loại làm ăng ten nửa kín nửa hở thì đang rụt vòi trốn tránh.

          Những trận đòn đánh ăng ten vừa diễn ra hôm qua là tấm gương trước mắt. Vừa đóng cửa buồng thì đội trưởng Phạm Thái đã bị nhóm Thành Đỏ cắt dây điện và trùm chăn bề hội đồng. Phạm Thái phải đưa sang buồng giam khác vì sợ mất mạng.

          Trước nguy cơ này Vũ Thành An rất lo sơ,̣ không dám gặp ai, không dám đi ra ngoài một mình, sợ nhất là hai nhóm tù biệt kích Yên Bái là thành phần còn sống sót trong những cuộc nhảy dù ra Bắc trước 1975 và nhóm Mỹ Phước Tây. Sau cùng Vũ Thành An đã tìm cách thoái thác không dám nhận làm Trật Tự Thi Đua nữa và xin về buồng 1 ở đội Cải Thiện và Văn Nghệ lân la làm quen và xin cầu cứu các anh em tù Công Giáo che chở. Đây là dịp Vũ Thành An xin theo đạo.

          Đêm 19 tháng 3 năm 1981, Vũ Thành An được anh em tù “rửa tội chui” tại Buồng giam số 1 trại cải tạo Hà Tây.

          Đêm nay máy điện bị hư, những ngọn đèn dầu tù mù không nhìn rõ mặt người chỉ vừa đủ ánh sáng để khỏi va chạm vào nhau. Tại một góc sàn trên, một nhóm tù Công giáo đang tụm đầu vào nhau cầu nguyện và làm lễ rửa tội cho Vũ Thành An. Tham dự hôm ấy có các tù nhân thuộc buồng giam số1 gồm các ông Nguyễn Văn Mân, ông Trần Cảnh Chung, ông Nguyễn Lý Tưởng, ông Nguyễn Văn Độ, ông Huỷnh Văn Trứ, ông Nguyễn Thành Tiên, ông Vũ Công Định, ông Trần Khắc Khoan, ông Nguyễn Vạn Hùng . . . Riêng ông Định là không thuộc Công Giáo.

          Vũ Thành An hôm nay ngoan ngoãn như một con chiên hiền lành và chọn tên thánh của mình là :

          Jean-Marie-Thérèse Vũ Thành An

          Ông Nguyễn Văn Mân, người lớn tuổi nhất nhận cầm đầu. Người đổ nước trên đầu Vũ Thành An và đọc kinh rửa tội là ông Nguyễn Thành Tiên.

          Ông Nguyễn Thành Tiên, một người hiền lành như đất, cả trại tù ai cũng mến. Những anh em trong buồng bị mắc bệnh lao ai cũng tránh xa thì ông lại đến làm thân với họ, truyện trò, ăn uống và hút chung ống điếu với họ và không sợ lây lan. Ông đi tu sắp được làm linh mục thì xin về vì gia đình hiếm hoi. Trước năm 1975 ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Khánh Hoả có hai người con trai tu Dòng Châu Sơn Nha Trang và một người con gái là Dì Phước . . .

          Sau vụ rử̉a tội cho Vũ Thành An ông kể lại cảm nghĩ của ông như sau :

          “Nước Trời chẳng đóng cửa ai. Khi có người lầm lỗi trở về thì cả thiên đàng mở hội. Tôi thú thật rằng khi đổ nước trên đầu Vũ Thành An và đọc câu :

          “Ego te baptizo in nomine Patris et Filii et Spiritu Santi”, bất giác tôi nghĩ đến cố Đại Tá Sơn Thương nên trong lòng tôi không được vui”.

          Thương thay, chẳng bao lâu sau, ông Nguyễn Thành Tiên người rửa tội cho Vũ Thành An đã qua đời tại Hà Tây khi đang lao động cuốc đất lúc 10 giò 30 sángngày 25 tháng 2 năm 1982.

          Từ sau khi theo đạo Chúa, Vũ Thành An tạm kể như an lòng vì được nấp trong cái pháo đài của một số anh em công giáo. Thế nhưng dưới cái nhìn hoài nghi của nhiều tín hữu khác, Vũ Thành An đáng sợ hơn Việt cộng. Có người thắc mắc tại sao Vũ Thành An lại có đến 3 tên thánh ?  Khi qua đời đọc kinh sẽ rắc rối. Chẳng hạn “chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn Gioan, Maria và Têrexa Vũ Thành An được lên chốn nghỉ ngơi . . .” !  Tuy vậy những tù nhân trong trại Hà Tây nói chung, vẫn coi Vũ Thành An là một đối tượng nguy hiểm cần phải đề phòng.

          Ngày 18 tháng 3 năm 1983, Vũ Thành An được chuyển về trại tù Nam Hà.

          Vũ Thành An được đưa vào đội Văn nghệ của Phạm Kim Quy, cựu Đại tá Cảnh sát Quốc gia cũng ở tại buồng 1 cho tới ngày ra tù. Trại Nam Hà lúc đó cũng sôi động về khí thế diệt ăng ten, tại đây có đội 20 quy tụ những thành phần “phục quốc” rất trẻ từ Miền Nam.

          Vũ Thành An ở tù đúng 9 năm 6 tháng 17 ngày. Được tha ra khỏi trại ngày 12 tháng 1 năm 1985. Đợt tha này phần đông là những tù nhân có máu mặt hoặc thuộc loại con nhà giầu. Chỉ cần gọi gia đình đem một cây vàng (1 lạng vàng) ra đặt cọc, nộp cho Việt cộng ở Hà nội rồi về chờ lệnh tha mà không cần xét hồ sơ ác ôn hay nợ máu. Khi được tha về sẽ có người đến tận nhà thu số tiền còn lại (4 lạng vàng nữa). Đây là đợt tháo khoán cuối cùng cho bọn tham nhũng Hà Nội vơ vét tài sản của tù cải tạo nếu muốn được về với gia đình sớm hơn người khác. Khiếu Thiện Kế (nghị sĩ) là kẻ mánh mung móc nối làm ăn trong vụ này vì y có người chị ruột rất có thế lực tại Hà Nội. Con gái bà này là một nữ minh tinh điện ảnh Việt cộng và là con dâu của Lê Duẫn.

          Được tha cùng ngày với Vũ Thành An có giám sát viên Đào Thanh Quế em rể Bộ trưởng Canh nông Tôn Thất Trình, đại úy Địa Phương Quân Ngô Xuân Thu dân biểu Pleiku, trung tá Vũ Công Định Thiết Giáp, và 62 viên chức khác. Đa số là khách hàng của Khiếu Thiện Kế.

          Về chuyện đời tư, Vũ Thành An dường như chưa hề hé lộ với ai và cũng chẳng ai thèm đề cập đến. Tại Hà Tây có một lần được gọi ra thăm nuôi. Một người đàn bà dắt đứa con trai từ Sàigòn đến thăm rồi từ đó không bao giờ gặp lại nũa. Vũ Thành An có người chị ruột tên Liên làm công cho một bà có chồng lính Mỹ có 3 đứa con lai. Bà này có 2 tiệm photocopy ở ngã tư Bảy Hiền và trên đường Lý Thái Tổ Sàigòn.

          Vũ Thành An từ chối chương trình H.O.8 để đi theo gia đình con lai này vào năm 1990 và phải ở lại Phi Luật Tân nửa năm sau mới được vào Hoa Kỳ tức là năm 1991 và hiện nay định cư tại Portland, Oregon.

          Sang Hoa Kỳ, đội lốt thần linh, trốn vào nhà thờ.

          Ai cũng biết Vũ Thành An là một nhân vật rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ vì ông là một nhạc sĩ tên tuổi, một cựu tù nhân chính trị và hiện là một phó tế của giáo hội công giáo La Mã - địa phận Portland, Oregon - hơn nữa ông là giám đốc chương trình Bát Gạo cho các cụ già ở Việt Nam, có nhiều cơ sở hoạt động không những ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, có nhiều cơ sở và tài sản ở Việt Nam, có biệt thự mua cho các cụ già ở thành phố nghỉ mát Đà Lạt v.v. Ngay tại thành phố Houston Texas, ông có nhà để cho vợ chồng Trung sĩ Quẩn trông nom và cho thuê. Ông có cung nô bộc tốt cho nên không cần thuê mướn tà lọt để phục dịch và hầu hạ. Những cuộc quyên tiền nào cũng có vợ chồng Trung sĩ này “đeo bám ăn theo” vì lao tư lưỡng lợi. Ngoài biệt tài chiêu dụ đồng hương quyên góp tiền bạc dưới mọi hình thức, từ tổ chức văn nghệ gây quỹ tại các nhà hàng đến việc đi xin tiền các giáo hữu, các tín đồ tại các nhà thờ, họ đạo, các chùa chiền thánh thất, ông còn kinh doanh buôn bán dưới danh nghĩa Têrêxa Charity, thậm chí còn bán cả thẻ điện thoại và các loại thuốc dược thảo tăng cường sinh lý cho đàn ông và phụ nữ. Ai dám cả gan mà chọc tức Vũ Thành An thì không chết cũng bị thương, chớ xem thường mà toi mạng !

          Bây giờ Vũ Thành An vững như bàn thạch, tiền tài, danh vọng dư thừa, còn sợ gì ai nữa !  Vừa ngồi đếm tiền đô la, vừa ca hát :  “Xóa hận thù đi thôi. Hãy mở lời tha thứ . . .”.  Miệng lưỡi y hệt như Vẹm, giết người xong còn muốn người chết phải lên tiếng. Thật là thâm ác !

          Vũ Thành An ngoài bảy bó, các bạn đồng tù với ông hôm nay cũng bằng hay hơn tuổi ông, có những người đã quá cố, có những người còn sống già nua tóc bạc răng long, mắt mờ tai điếc, kệ mặc thiên hạ sự, ai làm gì mặc nấy, không thiết tha với chuyện đời quanh mình. Nhưng thưa ông Vũ Thành An, chuyện đâu còn đó, người sống có thể tha thứ cho ông nhưng đối với người đã chết thì hồn oan của họ vẫn còn đeo đẳng và không bỏ qua những tội ác của ông.

          T hơn tháng nay, hầu như ngày nào cũng có e-mail đăng tấm hình của ông và bài viết của tác giả Trần Trung Chính với nhiều ý kiến không mấy thuận lợi cho Vũ Thành An. Dường như có sự thôi thúc thiêng liêng nào đó của người đã khuất. Và xem trên TV hình ảnh ông Vũ Thành An mặc tu phục y hệt như mấy linh mục, áo đen cổ cồn trang trọng làm nhiều người tưởng lầm ông là những bậc tu hành thật sự. Ông đã bị chê bai và mất cảm tình vì ông là một kẻ ngạo mạn. Ông nên phân biệt tu phục và lễ phục. Lễ phục ông mặc trong nhà thờ như các cậu giúp lễ chứ không được mặc đi chơi ngoài phố. “Bay nâng mình lên thì Ta sẽ hạ bay xuống”. Đó là lời Chúa.

          Vũ Thành An muốn trở thành tên cộng sản quốc tế :  POPLOV !

          Trong một tài liệu viết tay, nghị sĩ Trần Tấn Toan là người ở cùng trại Phú Sơn 4 nhưng không ở cùng đội cùng buồng với Vũ Thành An, ông Toan có những nhận xét như sau :  (trích nguyên văn)

          “Tôi không là “nạn nhân” cũng không quen thân ông Vũ Thành An. Nhng điều tôi biết về ông không do liên hệ cá nhân giữa ông với tôi mà có, nhưng do tôi quen lắng nghe, quan sát và suy nghĩ về nhng điều xảy ra quanh mình, trong đó có trường hợp Vũ Thành An.

          Ông Vũ Thành An ở tù 10 năm, chuyển qua 5 trại (Long Thành, Phú Sơn 4, Thanh Phong, Hà Tây, Nam Hà). Ở Long Thành, ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua, ở Phú Sơn 4 ông là đội trưởng lao động sản xuất và một đôi lần được trại giao cho đặc trách dàn dựng chương trình văn nghệ ca nhạc kịch. Chính ỏ hai nơi này, từ 1975 đến 1979, mà những hành động của ông đã di lụy cho ông tới bây giờ.

          Hoạt động nổi bật của ông ở Long Thành là sáng tác các ca khúc chính trị. Chẳng phải một mình ông Vũ Thành An viết ca khúc chính trị nhưng vì ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua nên cai tù chọn nhng bài của ông bắt anh em toàn trại tập hát. Mỗi lần hát ai cũng tức anh ách. Ông Vũ Thành An và nhũng lời hát chính trị của ông trở nên đề tài đàm tiếu trong anh em từ đó.

          Ra Bắc, tới Phú Sơn 4 (PS4) ông Vũ Thành An làm đội trưởng lao động. Trại PS4 kỷ luật khắt khe, lao động khổ cực, công an luôn luôn gây sức ép, anh em mệt mỏi thể xác, mệt mỏi tinh thần, mỗi giây phút thư dãn đều quý như vàng mà cũng hiếm như vàng. Ông Vũ Thành An thì có một niềm tin vào Xã Hội Chủ Nghĩa đã trở thành một thứ Thép Đã Tôi Thế Đấy ở Phú Sơn 4. Ông tin tưởng chấp nhận và tuân hành triệt để kỷ luật và nội quy của trại vốn đã sẵn hà khắc. Hình như ông cho rằng đó thực là chìa khóa của giải phóng và tiến bộ. Tôi không cùng đội vói ông nhưng hồi đó có dịp quan sát ông lâu dài ở một tầm gần, thấy ông giống như tên Paplov (!) bị mờ mắt vì cái hào nhoáng gỉa tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học, triệt để dấn thân xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.

          Như ở trên đã viết, không phải chỉ có một mình ông Vũ Thành An mà cũng có nhiều anh em khác rơi vào tình trạng giác ngộ chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên ông Vũ Thành An nổi nhất có lẽ vì ông thâm tín hơn nhũng người khác. Lại cũng vì ông là đội trưởng nên việc ông khắc nghiệt với bản thân mình đã ảnh hưởng bất lợi đến đời sống anh em đồng đội vốn đã sẵn cực khổ. Do đó ông bị nhiều nguòi oán hận phê phán . . .”.

          Tội ác Vũ Thành An ?

          Nguyên nhân nào khiến Đại tá Sơn Thương tự vẫn ?

          Bài báo Antenna và Con Người của tác giả Trần Trung Chính viết về Vũ Thành An làm ăng ten ỏ trại tù Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái (Lạng Sơn) có liên quan tới cái chết của cố Đại Tá Sơn THương đã đăng trên các báo SàiGòn Nhỏ của Bà Hoàng Dược Thảo cũng như báo Dân Việt của Bà Đoan Trang năm 1995 và 1996, sau đó đã được sao chép lại và phát tán khắp nơi gây xôn xao dư luận một thời trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Người ta không ngờ một nhạc sĩ tên tuổi có tước vị phó tế như Vũ Thành An hôm nay lại đốn mạt hèn hạ đến thế !

          Dù đúng hay sai, Vũ Thành An vẫn là "bị cáo" trên dư luận và bị mang tiếng trong vụ tự vẫn của cố Đại Tá Sơn Thương.

          Ông Sơn Thương được xem là người hùng sát Cộng của Quqân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1953, ông đã mang lon Thiếu Úy và có huy chương cao quý nhất từ Quân Đội Pháp. Chuyển sang Quân Đội Việt Nam ông được ưu tiên gửi vào Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt học bổ túc sĩ quan năm 1954. Ông là người Miên quê quán Trà Vinh. Khoảng đầu thập niên1960, ông chỉ huy đại đội Biệt Động Quân vẫy vùng ở Khu Chiến Thuật Tiền Giang, đánh đâu thắng đó. Lúc nào ông cũng đeo cái nanh heo rừng và lá bùa hộ mệnh trên cổ theo phong tục của người Miên. Sau chiến thắng Ấp Bắc1 năm 1961, ông được thăng cấp đại úy và làm Tiểu Đoàn Truỏng Biệt Động Quân biệt phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tiểu Đoàn Sơn Thương được trang bị súng AR14 - AR15 cùng lúc với Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy thiết đội xe tăng lội nuóc M113 và với đội trực thăng H21 của không quân thực hiện nhũng cuộc hành quân Lùng và Diệt thống thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh để trác nghiệm khả năng tác chiến. Năm 1964, ông Sơn Thương nổi tiếng với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia - Thạch Trụ. Danh hiệu tiểu đoàn Sơn Thương đã một thời đối phương run sợ. Sau đó ông được đổi về làm Tiểu Khu Phó Tiêủ Khu Vĩnh Bình và chức vụ sau cùng là Giám Đốc Nha Miên Vụ thuộc Bộ Phát Triển Sắc Tộc. Dù ở cương vị nào, ông cũng khiêm nhường, sống hài hoà vói tất cả mọi người.

          Một cái may đến với Vũ Thành An, ông Vũ Thành An phải cám ơn Linh Mục Nguyễn Hũu Lễ đã vô tình cứu ông trong thời gian này vì đem sự kiện Bùi Đình Thi ra toà tước quyền tỵ nạn và trục xuất về Việt Nam vì y làm ăng ten tay sai cho Việt cộng, y đã sát hại Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn trong trại tù Thanh Cẩm.

          Vụ này được đồng hương chú ý hơn nên câu chuyện Antenna Vũ Thành An còn treo lơ lửng như cái thòng lọng tại đó.

          Bùi Đình Thi đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, trả về Việt Nam thì Việt cộng không nhận nên bị đưa đến một hòn đảo nào đó và y đã chết. Linh mục Nguyễn Hửu Lễ đã viết cuốn Hồi Ký Tôi Phải Sống dầy 650 trang, mấy chục ngàn cuốn bán chạy như tôm tươi nhờ bức ảnh ông đứng chụp chung với vợ chồng Bùi Đình Thi ở Westminster California ngày 9-̣9-̣1996.

          Ai biết rõ vụ tự vẫn của Đại Tá Sơn Thượng ở trại Phú Sơn 4 ?

          Theo như các tài liệu ghi nhận thì khi xảy ra vụ tự vẫn của ông Sơn Thương, trong trại Phú Son 4 vẫn còn 200 tù nhân chính trị trong đó có 22 linh mục và một số viên chức chính quyền và quân đội được biết sau đây :

          Các q ông :  Ông Trần Huỳnh Thanh Phủ Tổng Thống, Trung tá Nguyễn Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Thiếu Tá Văn Hiệp Vân Trưởng F Cần Thơ, Dân biểu Bác Sĩ Trần Cao Để Vũng Tàu, Dân biểu Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cử, Dân biểu Trương Vi Trí, Nghị sĩ Nguyễn Khoa Phước bào đệ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Nghị sĩ Trần Tấn Toan, Nghị sĩ Khiếu Thiện Kế, Thiếu tá Trần Văn Hên khóa 19 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, ông Nguyễn Bá Lộc Thanh Tra Kinh Tế Vùng 4 Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngọai Giao Việt Nam Cộng Hòa, ông Đỗ Duy Chí Bộ Kinh Tế Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm . . . và còn nhiều quý ông đã một thời ở trại Phú Sơn 4 mà chúng tôi không biết tên.

          Năm 1982, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa ở Hà Tây. Ông Diễm nói chính ông là người cho Đại tá Sơn Thương mượn tiền lưu ký để mua khoai mì. Ông Sơn Thương bị làm nhục nên đã uống 20 viên Chloroquine tự tử. Ông đã gục ngã tại sân tập họp đi lao động và được anh em khiêng xuống bệnh xá. Lúc chết trong túi áo ông có bức thư tuyệt mạng.

          Năm 1988, một nhân chứng nữa là ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, con trai của cụ Thẩm Phán Nguyễn Mạnh Nhụ, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn đã lấy bóng đèn ra thề sống chết trước mặt vị Hoà Thượng và tôi tại ngôi chùa ở đường Trương Minh Giảng Sài Gòn rằng Đại Tá Sơn Thương đã chết vì Anten Vũ Thành An. Hôm gặp tôi, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm mới ở tù ra và đang đi bán ô mai cam thảo kiếm tiền nuôi gia đình.

Vấn đề Antenna Vũ Thành An và vụ tự vẫn của Đại tá Sơn Thương cho đến nay vẫn chưa ai làm sáng tỏ.

          Trong Thư Ngỏ của Vũ Thành An tung ra để chống đỡ dư luận thì ông Vũ Thành An cố bám víu vào ông Toan : Nguyên Thượng nghị sĩ Trần Tấn Toan, người đã chúng kiến cái chết của Đại Tá Son Thương vì đã ở cùng đội cùng phòng vói ông Sơn Thương lúc đó.  Điều này ông Toan đã nói ở đoạn trên ông Toan phủ nhận ông không ở chung đội chung buồng vói ông Sơn Thương.

          Đọc kỹ bài viết 18 trang của ông Toan, có một thắc mắc lớn của người đọc là không hiểu ông Toan ở đội nào trong trại Phú Sơn 4 ? Ông Toan cũng không nói buồng trưởng, đội trưởng của ông Sơn Thương là ai ?  Trong suốt bài viết của ông Toan không hề đề cập đến yếu tố mà mọi người cần biết đó là cái nguyên nhân nào đã khiến ông Sơn Thương phẫn uất mà chết.

          Ông Trần Tấn Toan là người Công Giáo và sinh hoạt chung ở cùng đội văn nghệ trại Nam Hà trong những tháng cuối cùng trước khi Vũ Thành An xuất trại cho nên ông Toan cũng có phần nào tình cảm dành cho Vũ Thành An, ông đã kết luận bài viết có tính cách bỏ ngỏ như để làm vui lòng một người bạn : (trích nguyên văn)

          Ai muốn kiểm chứng việc ông Vũ Thành An không liên can gì đến vụ tự̣ vẫn của ông Sơn Thương thì tôi xin giói thiệu tìm hỏi hai người mà phẩm cách cá nhân và tư cách nhân chứng rất đáng tin cậy. Người thứ nhất là ông Nguyễn Ngọc Diễm . . . Âu Châu Sụ Vụ Bộ Ngoại Giao qua Mỹ năm 1991 ở tiểu bang Miền đông không rõ địa chỉ và người thứ hai là ông Đỗ Duy Chí . . . hiện nay là Eligibility Technician tại Santa Ana, California . . .”.

          Ông Toan viết tiếp :

          Về vụ tự̣ vẫn của Đại Tá Sơn Thương, tôi hy vọng rằng sẽ có lúc một anh em nào ở "đội 4 xây cất" Phú Sơn 4 nêu ra để bạch hóa vấn đề trước công luận . . ..

* * * * * * *

Vài Lời Chia SVới Ông Vũ Thành An :

          Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra. Bàn tay con người không thể che nổi ánh sáng mặt trời. Tiếng lành đồn xa . . . và câu chuyện của ông từ Nam ra Bắc, từ Long Thành đến Phú Sơn 4, ngay cả các bà mẹ, bà vợ của các anh em tù nhân chính trị, thân cò lặn lội nuôi chồng nuôi con, hầu như cả nước đều biết.

          Những tháng đầu ở trại Long Thành đã có nhiều người say nắng đưa xuống bệnh xá trong số đó có một người chết ở khối tình báo vì những sản phẩm trí tuệ quái đản giết người của ông VTA đẻ ra để ca tụng bọn Việt gian cộng sản. Trời nắng chang chang, nóng tháng tám cháy da người, 4000 người tù là những viên chức mà bọn Việt Cộng gán cho cái tên ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu phải ngày ngày riu ríu ra sân ngồi xổm, không một mảnh nón che đầu, mồ hôi nhễ nhại, vừa vỗ tay vừa hát những bài ca do ông sáng tác và chỉ đạo theo điệu Son Đố Mì.

          Toàn dân vui mừng, mừng người trai thanh niên bộ đội, mừng miền nam hôm nay ta giải phóng . . . Trồng khoai trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người, trồng niềm tin cho con tim đổi mới . . .” và cùng với những sản phẩm dị hợm khác ca tụng dao găm, lựu đạn, mã tấu, súng trường AKA chẳng kém những loại nhạc không tên của ông, nếu nói về số lượng.

          Tại Phú Sơn 4, ông đã quì gối giang tay kính cẩn cúi đầu lên giọng ca tụng công ơn trời biển của "bác đảng", đã thi ân cho ông được tái sinh lại kiếp người. Ông có biết nhục và hổ thẹn khi nó đã trở thành bia miệng ngàn đời sao !

          Miền Nam bị giặc phương Bắc xâm chiếm bằng súng đạn của Nga-Tàu và chúng ta đã bị bạn bè Đồng Minh bỏ rơi, hàng trăm ngàn quân dân cán chính và nhân dân miền Nam đã chịu chung số phận chết chóc tù đày, gia đình ly tán, nước mất nhà tan. Hoàn cảnh thất thế phải xử thế theo tình huống nhưng vẫn bảo toàn phẩm cách, không tự giết chết danh dự của mình. Tôi kể lại một mẩu chuyện ở Hà Tây mà đích thân tôi chứng kiến cho ông nghe :

          Sáng sớm vừa mở cửa khu, tù nhân Vĩnh Thái đội nhà bếp vừa đẩy xe nước uống tới cổng để phát cho tù trước khi đi lao động thì một nữ cán bộ Việt Cộng cũng xuất hiện đội trên đầu một thúng thịt lợn chết đem rao bán cho tù. Nhìn những miếng thịt thâm tái của con lợn chết đêm qua, ông Nguyễn Văn Độ, thiếu tá Cảnh sát Đặc biệt lên tiếng :

          - Này cán bộ ơi !  Hôm nay thứ sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giê su chịu đóng đinh và chịu chết cho nên chúng tôi ăn chay kiêng thịt. Xin cán bộ thông cảm.

          Mụ cán bộ này bỗng tru mõm ra như một con chó dại :

          - A . . . a . . .a . . . Thế, thế cái thằng Giê su nó là ai mà các anh sợ nó thế ?.

          Ông Nguyễn Văn Độ, có biệt danh là Độ Mù vì ông mang kính cận, đã thản nhiên tươi cười lấy tay chỉ lên trời và nói :

          - Ông ấy là ông Trời, làm ra Sấm Sét ! Trời sắp mưa rồi. Cán bộ nên về đi !.

          Ngoài trời lấm tấm mưa nhưng không lấn át được độ hương nồng của Hoa Soan ngào ngạt trong tuần Phục Sinh năm ấy. Đấy là cách ứng xử cao thượng của người thất thế !

          Về cái chết của cố Đại tá Sơn Thương, hiện nay ông VTA vẫn là bị cáo dù chỉ là dư luận nhưng nó vẫn còn âm ỉ như một đống than. Chỉ một làn gió nhẹ sẽ bùng lên. Ông Vũ Thành An có nghĩ rằng nó sẽ trở thành một vụ án Bùi Đình Thi thứ 2 ? Ở một xứ tự do công bằng và dân chủ như Hoa Kỳ thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai ...

          Tôi có lời khuyên cuối cùng cho ông sau đây :

          Thứ 1. Nên công khai thú nhận những việc đã làm Mea Culpa ! Mea Culpa và cúi đầu xin tha thứ như ông đã từng quỳ gối giang tay trước bọn cai tù.

          Thứ 2. Đừng lớn tiếng kêu gọi Xóa Bỏ Hận Thù như một con nợ muốn quỵt nợ của người cho vay nợ. Đó là trái phép công bằng. Có 2 thứ tội của con người thấu tới trời xanh : Tội trái phép công bằng và tội giết người. Xóa Bỏ Hận Thù là chính sách của Việt Cộng trong Nghị Quyết 36 nhằm lừa phỉnh nhuộm đỏ đồng bào hải ngoại.

          Thứ 3. Muốn bạch hóa những lỗi lầm của ông ở trại Phú Sơn 4, muộn còn hơn không, ông nên thành thật viết ra trên giấy trắng mực đen để giải tỏa những thành kiến hoặc ngộ nhận về ông. Ông nên tự bào chữa cho mình hơn là chờ đợi sự mời gọi nhân chứng theo ý kiến của nghị sĩ Trần Tấn Toan vì ông là một đội trưởng của trại Phú Sơn 4. Ông nhận biết vụ tự sát của cố Đại tá Sơn Thượng như thế nào ? Nguyên nhân từ đâu gây ra ?  Theo ông thì ai là người chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm oan nghiệt này nếu người đó không phải là ông.

          Hy vọng lời nói của ông sẽ có sức thuyết phục và được mọi người lắng nghe nhất là những người thân, vợ con, anh em và đồng đội của cố Đại tá Sơn Thương.

--------------------------------------------

Nhắc đến Vũ Thành An

          Chúng tôi được biết hiện nay Vũ Thành An đang làm thầy sáu phụ giúp cho Tòa Giám Mục ở Portland. Vũ thành An còn đảm nhận chức chi hội trưởng Hội từ thiện Thérèsa, trụ sở chính ở Virginia, kêu gọi mọi người đóng cho hội 3 Đôla để giúp người già ở Việt Nam. Nhưng kỳ thực không ai kiểm soát được số tiền đóng góp đó được dùng vào việc chi chỉ biết là Vũ Thành An đi về Việt Nam thường xuyên. Nhắc lại lúc mới sang Mỹ, Vũ thành An không tìm được chổ để sống ở Cali sau khi làm Antenne trong trại tù Cộng Sản Việt Nam như bài viết dưới đây cho thấy. Sở dĩ Vũ thành An trôi dạt đến Portland là vì y được giới thiệu với Linh mục quạ đen Cao Đăng Minh . Tên nầy tìm cách gởi gấm Vũ thành An cho Tòa Giám Mục và giáo xứ Portland. Con quạ đen Cao Đăng Minh có vợ tùm lum và liên hệ với Cộng Sản Việt Nam. Hiện nay, Cao đăng Minh về ở Việt Nam, có gia đình, và dạy anh văn cho các trường trung học để kiếm sống và tìm cách làm áp phe với băng đảng của y còn sót lại ở Portland trong đó có Vũ thành An.

          Trước 1975, Vũ thành An, sau khi nhập ngũ, được bổ về Tiểu Đoàn 5 Quân Cảnh, đường Lý Thái Tổ Saigon, sau biệt phái về làm Trưởng Ty Dân Vận Chiêu Hồi Tỉnh Gia Định, lúc đó Đoàn hữu Định làm Giám Đốc Bộ Chiêu Hồi.

Thành An, học trường Yersin Đà lạt, cũng là bạn học với Hoàng Đức Nhã. Một chi tiết khác cũng hay, hồi ở Việt Nam, vợ chồng Nguyễn Thành An đều theo đạo Phật, nhưng khi sang Mỹ thì Vũ Thành An theo đạo thiên chúa, còn bà vợ theo Tin Lành. Thôi thì đạo nào cũng là đạo !

Antenna Con Người

Trần Trung Chính

          Niên khóa 1966-1967, trong giờ Thème của môn Pháp văn, giáo sư Nguyễn Huy Đương (nhạc phụ của nhà giáo Nguyễn Kim Dũng - được nhiều người biết với danh hiệu Thế Uyên - người sớm giác ngộ đạo đức cách mạng cộng sản đã viết bài phản tỉnh từ trại Katum vào Noel 1975 trên báo Đứng Dậy của linh mục nằm vùng Nguyễn Ngọc Lan) đã cho dịch câu nói của cô Mai trong tác phẩm Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng, đoạn nói về bà Án, mẹ của Lộc - đang dụ dỗ cô Mai về làm vợ lẽ cho Lộc vì bà Án cần đứa cháu trai. Cô Mai từ chối và trả lời như sau :

          - Bẩm thưa bà, nhà tôi không có mả đi lấy lẽ.

          Toàn thể lớp đệ nhị B2 của tôi không một ai dịch nổi nhóm từ mả đi lấy lẽ. Giáo sư Nguyễn Huy Đương gợi ý nên chuyển câu nói ấy qua một dạng khác thì người ngoại quốc (Âu Mỹ) mới có thể hiểu được :

          Bẩm thưa bà, truyền thống giáo dục của dòng họ tôi không có dạy tôi đi làm vợ lẽ người ta ! !.

          Năm 1976, nghĩa là 10 năm sau, oái oăm thay khi thiếu tá Trần Văn Thảo đưa cho tôi tờ Đứng Dậy đọc bài phản tỉnh của Thế Uyên, tôi lại nhớ đến câu thoát dịch của giáo sư Nguyễn Huy Đương và tự hỏi sao Thế Uyên lại không trả lời được như cô Mai (ghi nhận là Thế Uyên uyên bác hơn cô Mai rất nhiều), đáng lẽ Thế Uyên phải nói :  Thưa ông cán bộ, (có thể là Thế Lữ hay trưởng trại cải tạo), nhà tôi không có mả giác ngộ chính quyền cách mạng, nhất là hiện nay tôi không có tự do.

          Tiếc thay Thế Uyên không có cái dũng cảm như cô Mai nên bài phản tỉnh ra đời. Kết quả hiện thực là Thế Uyên được rời trại cải tạo rất sớm. Trong quá trình hành tội những kẻ thua trận dưới dạng từ hoa mỹ học tập cải tạo tốt, người cộng sản luôn luôn đòi hỏi phạm nhân phải giác ngộ chính sách và đường lối. Rất nhiều người hiểu sai chữ giác ngộ của cộng sản : giác ngộ của cộng sản dùng không giống một chút nào với giác ngộ trong Phật giáo. Thước đo của sự giác ngộ là tố cáo một cách thành khẩn những tội lỗi hay ý nghĩ của những người xung quanh mình để dâng lên đảng cộng sản và chính quyền của nhân dân ! Giá trị của thước đo càng lớn thì cải tạo viên mới được về với gia đình (tôi không dùng được trả lại tự do). Thế Uyên được trả về sớm quá nên tôi không rõ mức độ giác ngộ của Thế Uyên ra thế nào, có lẽ không nhỏ.

          Nhưng tôi ngạc nhiên biết bao khi tháng 6/1984, trở lại Sài Gòn với gia đình, tôi vẫn chưa thấy ông cựu Trưởng Ty Dân Vận Chiêu Hồi tỉnh Gia Định là nhạc sĩ Vũ Thành An được trả về với gia đình. Mãi đến năm 1987, trước khi tôi vượt biên vài tháng, tôi mới được tin Vũ Thành An được rời trại tù và tạm cư ở cư xá Thanh Đa.

          Nhắc đến Vũ Thành An, nếu lấy 100 diểm làm thước đo cho cuộc thi mức độ giác ngộ thì Vũ Thành An đạt 100/100 với lời khen tặng của Ban Giám Khảo ! !

          Người bạn của tôi, cựu đại úy Trần Văn Chính, nguyên khóa 4 Biên Tập Viên Cảnh Sát, ở tù chung với tôi trong Nam, nhưng khi bị chuyển ra Bắc lại ở chung trại với Vũ Thành An, đã nói rằng Vũ Thành An là antenna nguy hiểm nhất, đã từng hại rất nhiều chiến sĩ của ta. Có người lại bảo Vũ Thành An đâm sau lưng chiến sĩ, nhưng anh Trần Văn Chính lại bảo rằng hắn đâm đàng trước nhiều hơn đâm sau lưng. Tôi thì góp ý như sau :  Bố mẹ đặt tên là Vũ Thành An, nhưng sau mười mấy năm tù với thành tích ác ôn, ta phải gọi là Vũ Thành An-ten-na mới đúng. Vậy từ đây trở về sau, tên được gọi là Vũ Thành An và tên gọi được là Vũ Thành An-ten-na ! !

          Con người hiện hữu luôn luôn bao hàm hai phần :  tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên là phần trời cho, hậu thiên là phần ảnh hưởng bởi môi trường sinh sống. Vũ Thành An có phần tiên thiên khá tốt :  mắt sáng, nguòi cao (cỡ 1.85m), tài hoa (có khoa bảng và làm nhạc có hồn), nhưng có lẽ phần hậu thiên không khá mấy, vì không có một ông thầy nào cũng như không có một chương trình giáo dục nào của người quốc gia dạy con người đi làm antenna hại người thân, bạn bè và chiến hữu cả (ộng sản thì có : đó là chính sách căn bản cho sự đấu tranh giai cấp). Vậy thì chỉ còn giáo dục gia đình là có ảnh hưởng, chả lẽ dòng họ của Vũ Thành An có mả đi làm antenna ?”.

          Xin Vũ Thành An minh xác về điểm nghi vấn này của tôi. Tự điển Webster định nghĩa về antenna như sau :

          A movable segment organ of sensation on head of insects, myriapods and crustaceans (tạm dịch : Cơ quan về cảm giác có nhiều đoạn khúc có thể chuyển động được, ở trên đầu các loài côn trùng, loài đa túc và loài giáp xác).

          A usual metalic device (as a rod or wire) for radiating or receiving radio waves (tạm dịch : Thiết bị bằng kim loại thường dùng cho các làn sóng bức xạ hay nhận làn sóng vô tuyến - có thể là một thanh sắt hay bằng dây).

          Đại đa số anh em tù nhân chính trị và nhân dân miền Nam hiểu về antenna qua định nghĩa thứ hai, ít ai để ý đến định nghĩa thứ nhất, ngoại trừ những chuyên viên nông nghiệp và các giáo sư dạy môn vạn vật. Thật vậy hầu hết các loài côn trùng đều có antenna mà chúng ta thường gọi là râu như các loài bướm, cào cào, châu chấu, dán, dế . . .  Các loài đa túc như kiến, cuốn chiếu, rết . . . cũng có antenna. Loài giáp xác như tôm, cua . . . cũng có antenna. Chúng dùng antenna để truyền thông cho nhau, trong khi thiết bị bằng kim loại ỏ định nghĩa thứ hai hoặc chỉ là phát sóng hoặc chỉ nhận sóng chứ không vừa phát vừa nhận như antenna của sinh vật.

          Bọn Việt Cộng (Việt Nam Cộng Sản) - dù là kẻ chiến thắng - vẫn bị thua trận và nhân dân miền Nam coi là loài sâu bọ lên làm người, sự miệt thị này không phải xuất phát từ sự ghen tức mà chính là sự quá ngu dốt của tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam từ thượng tầng trung ương đến hạ tầng cơ sở. Phạm vi bài viết này không phải chỗ để liệt kê các ngu dốt ấy, mà nếu liệt kê thì chắc phải dùng đến một quyền dầy cỡ tự điển mới đủ. Điều tôi muốn nói ở đây là chỉ có bọn sâu bọ lên làm người mới truyền thông được với bọn "côn trùng học lên làm người" như Vũ Thành An-ten-na, Cung Củ Đậu, Nguyễn Minh Đăng . . .

          Chính miệng Vũ Thành An đã phát biểu để minh chứng cho nhận xét của tôi. Tôi không hề bầy đặt và gán cho thân phận của Vũ Thành An là côn trùng học làm người. Chúng ta hãy đọc lại đoạn hồi ký sau đây của đại úy Trần Văn Chính (tôi cũng liệt kê vào đây một số nhân chứng như cựu dân biểu Trương Vị Trí, cựu phó tỉnh trưởng Trần Huỳnh Thanh, cựu Trung Tá Nguyễn Lô - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 nhảy dù, cựu thiếu tá Văn Hiệp Vân - trưởng F Cần Thơ, cựu thiếu tá Trần Văn Hên - khóa 19 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, cựu thiếu tá Nguyễn Văn Tăng - trưởng F Vũng Tàu . . .) :

          [Trích đoạn] . . . Đêm 30 tháng 12 năm 1980, trong không khí lạnh lẽo của núi rừng tỉnh Bắc Thái, trại tù Phú Sơn tổ chức đón giao thừa. Sân khấu được dựng trong sân trại tù. Phía dưới sân khấu khoảng trên 2,000 tù nhân thuộc thành phần quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa ngồi lặng lẽ trên sàn đất. Phía sau đó, xa hơn một chút, 22 vị linh mục bị cô lập ngồi co ro vì lạnh. Sau chót là những hàng ghế dành cho bọn công an coi tù đang chễm chệ (chú thích của tôi : chắc anh Trần Văn Chính bị mất kính cận thị nên không trông rõ, chứ bọn công an Việt Cộng ít kẻ biết ngồi chễm chệ, đa số hay ngồi kiểu nước lụt - nghĩa là cho cả 2 chân lên ghế ! !).

          Tiếng đàn nổi lên cùng giọng sáo của Tô Kiều Ngân thì Vũ Thành An xuất hiện, quỳ gối, đôi tay giang rộng, thành kính kêu mừng :

          Ôi tôi không hiểu hạnh phúc này hôm nay vì sao mà tôi có. Đó là nhờ công ơn trời biển của Bác và Đảng, nhờ công ơn của cách mạng mà tôi mới được thành người !”. [Ngưng trích]

          Vũ Thành An dường như đậu cử nhân Văn Khoa (cũng có người cho biết Vũ Thành An tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh), không rõ ban nào, tuy nhiên sau này được chuyển về Tổng Ủy Dân Vận và đảm trách chức vụ Trưởng Ty Thông Tin Dân Vận tỉnh Gia Định, chắc trình độ lý luận cũng không đến nỗi kém. Vậy xin hỏi mãi đến năm 1980, An mới biết được thành người. Thế thì từ lúc được bà mẹ sinh ra năm 1942 đến năm 1972 là lúc làm Trưởng Ty Dân Vận, Vũ Thành An có biết mình là cái gì không ?  Hay là tuổi của Vũ Thành An là tuổi con gián, không nằm trong thập nhị chi ?

          Hỏi tức là trả lời : Trước năm 1980, Vũ Thành An là côn trùng học làm người, nhờ được giáo dục bởi bọn "sâu bọ lên làm người" nên đêm giao thừa năm 1980 mới thành kính kêu mừng tôi mới được thành người. Tuy nhiên, phút biến hình đó ngắn quá (có một đêm so với 38 năm tính từ năm 1942 đến năm 1980) nên antenna của cốt côn trùng vẫn còn dính trên đầu của Vũ Thành An.

          Trong tác phẩm Người đàn bà bên kia vĩ tuyến, nhà văn Doãn Quốc Sỹ có viết về một người đàn bà tên Diễm - qua lời phát biểu của trung úy Luận :  Tao thấy elle có tiếng kêu siêu âm của loài cái đang mời gọi loài đực.

          Nhưng theo giáo sư Tôn Thất Trình - nhà nông học nổi tiếng của miền Nam, hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông - loài côn trùng khi đến giai đoạn sinh trưởng, giống cái tiết ra mùi quyến dụ giống đực đến để làm công tác truyền giống, chớ côn trùng không phát ra tiếng kêu siêu âm. Giáo sư Tôn Thất Trình gọi mùi quyến dụ của côn trùng giống cái là nhục tình hương. Và để bắt mùi được nhục tình hương của giống cái, những con côn trùng giống đực đã dùng tối đa khả năng cảm nhận của chúng là antenna.

          Hai con vật khác nổi tiếng trong lãnh vực khứu giác là con chó và con cá mập :  lỗ mũi của chó thật siêu đẳng, nó có thể bắt được mùi của ma túy khi bất cứ chất này được gói dấu kỹ cỡ nào ; con cá mập cũng ghê gớm không vừa gì, chỉ cỡ 1/50 của giọt máu rơi xuống đại dương trong vòng bán kính 3 miles, các con cá mập đã đánh hơi được để lao tới kiếm ăn rồi. Tuy nhiên 2 con vật này không có antenna, do đó những bọn làm antenna như Vũ Thành An, Nguyễn Minh Đăng, Cung Củ Đậu, . . . chỉ đáng ở cấp độ sâu bọ, côn trùng . . . chứ chưa đủ cấp độ để bước lên hàng thú vật ! !

          Trong quyển sách Nông Học Đại Cương, chương Bảo Vệ Mùa Màng, tác giả Tôn Thất Trình có đề cập nhiều phương pháp diệt côn trùng, phương pháp nào cũng có mặt yếu mặt mạnh ;  phương pháp hóa học thì rất hữu hiệu nhưng lại làm thay đổi sinh thái và ảnh hưởng lưu độc đến sức khỏe của con người, đo đó các nhà nghiên cứu phải thay đổi phương pháp hoặc kết hợp, hoặc luân phiên . . .

          Người ta đã tổng hợp được một số nhục tình hương của một số côn trùng, để phết chất nhục tình hương tổng hợp này nhằm bắt giết những côn trùng bằng bẫy, ít gây độc hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên giá cả của nhục tình hương tổng hợp còn cao, nên chỉ có nông gia nhà giàu như Hoa Kỳ, Nhật Bản . . . mới đủ khả năng xài . . .

          Trong kỹ nghệ trại cải tạo, bọn sâu bọ lên làm người là Cộng Sản Việt Nam cũng có nhục tình hương là các chức vụ đội trưởng, thi đua, văn-thể-mỹ, học tập cải tạo tiên tiến...đã quyến dụ được những tên côn trùng học làm người sử dụng antenna để tấu trình mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của các bạn đồng tù cho bọn công an cai tù.

          Ngay từ khi nhập trại Long Thành, Vũ Thành An đã tỏ ra một tên đầu hàng giai cấp, đã đem tâm huyết ca tụng Hồ chí Minh và đảng Cộng Sản. Vũ Thành An có học nên nên trình độ làm antenna cao cấp hơn, khéo léo hơn. Trên chuyến tàu chuyển tù nhân từ Nam ra Bắc, bác sĩ dân biểu Trần Cao Đễ đã mắng Vũ Thành An về cái tội làm tay sai và làm antenna (bác sĩ Trần Cao Đễ hiện mở phòng mạch tại ở Orange County).

          Ra đến trại Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái, Vũ Thành An được bọn Việt Cộng cho làm đội trưởng đội cờ đỏ (đội 1). Cựu dân biểu Trương Vị Trí - tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh, người dân biểu trẻ tuổi nhất của Hạ Nghị Viện VNCH thời bấy giờ, đại diện đơn vị bầu cử số 5 tại Sài Gòn, - ở đội nhà bếp, là người cân đo cơm, khoai, sắn cho các anh em tù bị nghiêm giam. Ông thường cân nhiều hơn tiêu chuẩn bình thường, Vũ Thành An đã báo cáo hành vi của ông cho bọn việt cộng cai tù, cải tạo viên Trương Vị Trí bị bắt quả tang về tội cho tù nghiêm giam hưởng tiêu chuẩn cao hơn người lao động, nên bị thi hành kỷ luật và sau đó bị tống ra khỏi đội nhà bếp. (cựu dân biểu Trương Vị Trí hiện định cư ở tiểu bang Florida). (*)

          Cựu thiếu tá Không Quân Nguyễn Văn Cử, nguyên dân biểu đơn vị Nha Trang, người cùng với anh hùng Phạm Phú Quốc năm 1962 đã oanh tạc Dinh Độc Lập của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng phi cơ Skyraider AD-6, đã bị Vũ Thành An báo cáo thêu dệt và chèn ép đủ điều, vì ngoài chức vụ thiếu tá và dân biểu, Vũ Thành An có biết thiếu tá Cử hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng - là đảng khắc kỵ với đảng Cộng Sản Việt Nam. Thiếu tá Nguyễn Văn Cử hiện cư trú tại 4270 Albany Dr # 214 - San Jose - CA 95129, nếu Vũ Thành An cho rằng tôi hiểu sai hành vi của Vũ Thành An, xin cứ thư cho thiếu tá Nguyễn Văn Cử ở địa chỉ trên.

          Sau một thời gian lập công, bọn Việt Cộng cất nhắc Vũ Thành An lên làm thi đua. Đây là chức vụ tương đương với Tổng Đội Trưởng. Vũ Thành An đã câu kết và điều khiển một số đội trưởng ác ôn khác thi hành những sáng kiến của y như là thi đua lao động trong ngày nghỉ, thi đua học tập và kiểm điểm thành tích mỗi đêm. Nhóm tay sai dưới trướng Vũ Thành An có thể kể - cựu dân biểu Nguyễn Minh Đăng, cựu bác sĩ dân biểu Nguyễn Văn Ngân, cựu nghị sĩ Khiếu Thiện Kế . . . (tên Khiếu Thiện Kế tỏ ra xu nịnh một cách hèn hạ, nhưng không làm đội trưởng).

          Đại Tá Sơn Thương khi còn là Tiểu Đòan Trưởng Biệt Động Quân đã nổi tiếng ở miền Trung vào năm 1964 tại trận Ba Gia và Thạch Trụ, sau này lên Trung Tá ông về làm Tiểu khu phó tỉnh Vĩnh Bình và chức vụ sau chót khi ông lên Đại Tá là Giám Đốc Nha Miên Vụ. Ở trại Phú Sơn 4, thiếu dinh dưỡng, nên ông thường khai bệnh để nghỉ ;  khi thiếu tá Đặng Hữu - công an việt cộng làm phân trại trưởng - cho phép mọi người được trích từ tiền lưu ký để mua thêm 1kg sắn (trại tù bán cho người tù tính bằng tiền của tù, chứ không cho không) thì Vũ Thành An và Nguyễn Minh Đăng không cho đại tá Sơn Thương mua vì chúng nói rằng ông không có đi lao động.

          Đã thế chúng còn tập họp kiểm điểm hàng đêm đem đại tá Sơn Thương ra đấu tố, nào là ông không có tinh thần giác ngộ, nào là ông có tinh thần chống đối lao động, đi ngược với chính sách khoan hồng của đảng cộng sản, nào là ông nghỉ bệnh nhiều quá nên đội mất điểm tiên tiến, không đạt đuọc danh hiệu cờ đỏ khiến ảnh hưởng đến quá trình cải tạo của người khác . . . v..v...

          Một phần vì là gốc người Khmer, một phần là chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, đại tá Sơn Thương không đủ ngôn từ để đáp lại bọn mồm loa mép giải Vũ Thành An và Nguyễn Minh Đăng, cho nên bị quá căng thẳng, ông đã tự vẫn. Còn tên bác sĩ dân biểu Nguyễn Văn Ngân, lúc đầu bọn Việt Cộng cho làm y vụ, hắn ăn cắp thuốc tiêu chuẩn của trại cấp để chữa trị cho tù nhân, đem mua bán đổi chác hay dâng làm quà cho bọn việt cộng, bị bắt quả tang, bị mất chức y vụ nhưng được lên làm đội trưởng (giống Quế tướng công, mất chức tư lệnh sư đoàn 2 vì chặt rừng bán quế cho ngoại quốc cũng như bị tố cáo hiếp dâm, thì lại lên chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, sau chuyển về làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3).

          Tên đội trưởng Ngân này đã ăn cắp một gói sữa bột của một người trong đội và ăn cắp nhiều món đồ vật khác của anh em. Bị phát hiện, nhưng có sự bao che của Vũ Thành An nên tên Ngân vẫn làm đội trưởng mà không có bị cảnh cáo hay bị khiển trách gì. Trong khi đó, chúng tiếp tục gia tăng sự báo cáo với bọn cai tù : chuyện đói trong trại tù cộng sản là điều hiển nhiên, nên anh em đi lao động thường hay ăn sắn sống (không luộc được), bọn Vũ Thành An cũng báo cáo không sót một ai. Bác Đăng - anh ruột của bộ trưởng Cao Văn Tường - bộ trưởng đặc trách liên lạc quốc hội - nhiễm trùng trong tai, ném bông gòn ra đường cũng bị Khiếu Thiện Kế đấu tố hết mấy đêm.

          Khi chuyển trại từ Phú Sơn về trại Thanh Phong tỉnh Thanh Hóa, Vũ Thành An sợ bị anh em đầu độc nên xin với bọn quản giáo việt cộng được ăn riêng :  Vũ Thành An tự biết mình là VIP quá quan trọng ! ! ! Tại trại Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái, côn trùng học làm người Vũ Thành An cho biết ý kiến thế nào về cái chết tự vẫn của đại tá Sơn Thương ?  Ý kiến thế nào về những nhục hình, những lăng mạ, những trừng phạt . . . của bọn cai tù đối với một số bạn đồng tù (một số đã chết, một số còn lại ở Việt Nam, một số đã qua Hoa Kỳ diện H.O.). Những đau đớn kéo dài về thể xác và tinh thần của những cải tạo viên không thể hóa giải một cách nhẹ nhàng như lời phát biểu nhẹ như lông vịt của Vũ Thành An ở Nam Cali khi con côn trùng này ra mắt những thính giả yêu những bài ca không tên :  Tôi xin lỗi các anh em, trong những lúc yếu lòng . . .”.

          Phân tích câu nói của Vũ Thành An, tôi thấy có một số khúc mắc :  Thứ nhất, lỗi không phải của anh em cho nên Vũ Thành An không thể xin về cho mình được. Cho rằng vì quen miệng nên nói sai, ý của Vũ Thành An là "xin các anh tha lỗi cho tôi", thì các anh em nạn nhân của antenna đã có ai lên tiếng đồng tình tha lỗi cho Vũ Thành An chưa ? (theo học giả Nguyễn Hiến Lê, đồng ý và đồng tình khác nhau : đồng ý là bằng mặt chưa bằng lòng. Còn đồng tình là vừa bằng mặt vừa cả bằng lòng) . Cho rằng một số anh em ở Hoa Kỳ đồng ý tha lỗi cho Vũ Thành An đi nữa, thì còn lại số khuất mặt (bao gồm người chết, người còn ở Việt Nam, những người ở các quốc gia khác) tính làm sao?

          Điểm thứ hai, Vũ Thành An nói : " . . . trong những lúc yếu lòng" là Vũ Thành An không thành thật. Trong luật pháp, một hành vi phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài và lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, có bài bản thì bị kết án với trường hợp gia trọng là có cố ý . Nếu chấp nhận lời nói của Vũ Thành An thì hóa ra từ khi "đi cải tạo" tháng 6- 1975 đến tháng 6-1987, Vũ Thành An yếu lòng đến 12 năm !!! Thế lúc nào là lúc vững lòng ? Có phải Vũ Thành An vững lòng khi được trở lại đạo và được sự che chở của các vị linh mục ?

          Vũ Thành An đã tự sát sinh mệnh lịch sử của mình khi cam tâm đem thân làm tay sai cho lũ sâu bọ lên làm người. Các vị linh mục lúc nào cũng rộng lượng, bác ái, bao dung . . . mở rộng vòng tay đón nhận mọi con cái của Chúa. Công trạng hay tội lỗi chỉ được minh xử bởi Chúa Trời vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Chúng tôi - những cựu tù nhân chính trị- một số là giáo dân, một số là tín đồ các tôn giáo khác, lên tiếng với linh mục Nguyễn Huy Tưởng, chính xứ nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland -Texas, nhân dịp ngày 11- 11 sắp tới đây- kỷ niệm Lễ Ngân Khánh của ngài, Vũ Thành An sẽ trình diễn văn nghệ. Vì luật pháp Hoa Kỳ, vì tình Bác Ái của Ki Tô, vì chúng tôi không muốn trồng nhân xấu cho nghiệp của mình . . . chúng tôi tạm forget những hành vi của Vũ Thành An trong quá khứ, nhưng chúng tôi không bao giờ forgive cho động cơ thúc đấy Vũ Thành An gây nên tội phạm ấy.

          Những tên tội phạm khác - tội lừa thầy phản bạn, một số chịu ở lại Việt Nam, một số khác qua Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada . . . đều im hơi lặng tiếng để sống hết kiếp, để dành thời gian còn lại trong quãng đời ăn năn hối hận. Chúng tôi cũng chấp nhận "forget " họ. Nhưng một số linh mục có thể không phân biệt sinh mệnh nhục thể với sinh mệnh lịch sử nên đã cho phép Vũ Thành An dùng tài năng âm nhạc để xuất đầu lộ diện trở lại, nhằm làm hồi sinh "sinh mệnh lịch sử đã chết của Vũ Thành An". Xin các linh mục hãy suy nghĩ cho kỹ về ý kiến của chúng tôi. Tôi tin rằng quý vị linh mục chỉ muốn bao dung chấp nhận sinh mệnh nhục thể chủa Vũ Thành An, chứ quý vị không muốn phục sinh "sinh mệnh lịch sử đã chết của Vũ Thành An".

          Nữ ca sĩ Thanh Lan khi mới đến Hoa Kỳ, hớ hênh tuyên bố có lợi cho Cộng sản, bị Ủy Ban Chính Nghĩa Quốc Gia và các cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ phản đối. Sau đó, Thanh Lan xin tỵ nạn và được cộng đồng chấp nhận vì từ 30-4-1975 trở về sau, cô không có làm antenna cho bọn Việt Cộng. Trong khi đó, Vũ Thành An là một tên phản bội, tay sai rõ ràng của cộng sản Việt Nam - sắp sửa đến trình diễn tại vùng Dallas - Texas thì lại không thấy Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại lên tiếng gì cả.

          Các ông các bà trong Ban Đại Diện đang bận ngủ hay đang bận đấu đá nhau nên quên dịch côn trùng Vũ Thành An sắp kéo đến vùng Dallas hay sao ?  Xin quý vị thức tỉnh để làm việc chung cho đồng bào ?

          Trần Trung Chính - Arcadia 11-01-1995

          PS :  Nhắc đến làm antenna trong trại tù thì nhiều lắm, nhưng bản thân Đức tui cũng có làm antenna dzậy, xin thành thật khai báo :

          Trong thời gian tù ở trại Cồn Tiên khoãng năm 1978, có một đêm cán bộ gọi lên và nói :

          - Trại xét thấy anh có tiến bộ trong học tập tuy nhiên chưa đủ, bây giờ trại giao nhiệm vụ cho anh là giúp cho mọi người cùng tiến bộ bằng cách là anh phải ghi nhận các biểu hiện thái độ, tư tưởng lời nói việc làm của anh em chung quanh không đúng theo nội quy trại rồi báo cáo lên trại để giúp đở cho anh em đó thấy cái sai trái, . . .

          Đứng một mình với đám cán bộ coi tù đang lườm lườm ban đêm trên trại, Đức tui chỉ biết vâng vâng rồi khi trại cho về láng làm việc, anh em trong đội chờ xem Đức tui có bị trại mần thịt như những lần trước không?.

          Ngay lúc đó Đức tui xin anh em chú ý và biết việc phải làm :

          - Xin thông báo cho các bạn là tui mới được cán bộ gọi lên và giao nhiệm vụ là :  Gíup Đỡ Anh Em Tiến Bộ !!, cho nên từ bây giờ trở đi anh em phải chú ý và cẩn thận đừng phát ngôn linh tinh, đứng cải thiện mua bán đổi chát khi có mặt tui nhé, nhớ cho kỹ và nhắc nhở cảnh giác nhau khi thấy mặt tui .

          Vừa nói xong thì đột nhiên có tên vệ binh từ ngoài bước vào chỉ mặt tui hét lên : "Mày lên trại với tao !!".

          Lạ nhỉ mới đó đã thay đổi từ : Anh Đức thành Mày liền !!.

          Sau khi ăn mấy loi đau điếng, tui mới nói là tui đâu có mần gì sai đâu, thì cán bộ bảo sao tui mần dzậy thôi.

          Quý vị thấy không, mới mần antenna có mấy phút là bị cách chức, bị ăn mấy dộng . . . hu . . . hu . . . vì cái tội thật thà ăn nói không biết khéo léo.

          Ôi !  antenna là ăn đòn nhớ đời.

------------------------

Hùng Đặng

Vũ Thành An - Nhạc sĩ-Angten trong trại tù Việt Cộng

Một kịch sĩ thực hiện Nghị quyết 36 của Việt Cộng “Nối vòng tay lớn” Việt Cộng và khúc ruột ngàn dặm

Bài lấy trên mạng

         Mời đọc :

         Màn Kịch Vũ Thành An Đã Hạ

         Trong vở hài kịch nổi tiếng của Molière, Tartuffe ou l’hypocrite (1664), nhân vật chính, Tartuffe, là một gã vô lại, cơ hội chủ nghĩa, được Orgon, thuộc giới trung lưu (bourgeois), rước về nhà với sự chấp thuận của bà mẹ mộ đạo cuồng tín, Mme Pernelle, và hai mẹ con xem gã như một thánh sống. Trong khi, ngược lại, cả gia đình, từ Elmire, vợ kế của ông, đến Damis, con trai, đến Mariane, con gái, đến người anh vợ, đến cô người làm trực tính, trực ngôn, đều khinh ghét gã. Orgon, mỗi lần đi đâu về, đều ân cần vấn an Tartuffe trước tiên. Và dự tính gả Mariane cho gã, mặc dù cô đã có người yêu, là Valère. Trước mọi người, Tartuffe có thái độ khiêm cung, nói năng nhỏ nhẹ, dáng vẻ nghiêm trang, miệng lúc nào cũng kêu tên Chúa. Một hôm, có dịp gặp riêng Elmire, gã thả lời ong bướm. Từ phòng bên, Damis nghe được, liền báo cho bố biết, nhưng Tartuffe chối bay chối biến và tố ngược Damis vu khống, khiến Orgon, vì quá mê gã, bèn từ con, đuổi đi, và viết giấy tặng hết nhà cửa, tài sản cho gã. Còn Elmire giả vờ nói với gã, sẽ không tiết lộ việc này nếu gã chịu từ bỏ Mariane để cho cô lấy Valère. Rồi bày mưu, hẹn gặp Tartuffe tại phòng, làm như muốn đáp lại tình yêu của gã, nhưng trước đó, đã sắp xếp cho Orgon núp dưới bàn, nghe hết. Orgon bèn nổi giận lôi đình, đuổi gã ra khỏi nhà, trong khi Mme Pernelle vẫn không tin. Nhưng Tartuffe lại đuổi ngược gia chủ, sau khi trưng ra đầy đủ giấy tờ. Vua biết được câu chuyện, ra lệnh bắt gã. Vở kịch kết thúc có hậu cho gia đình Orgon với tin loan báo đám cưới của Mariane với Valère.

         I. Tartuffe trong bối cảnh Portland, Oregon

         Tôi kể sơ về nội dung vở hài kịch Pháp, thế kỷ XVII, của Molière, để nhắc đến một vở hài kịch tương tự, đương thời, mà nhân vật là người thế kỷ XXI, đang sống giữa Cộng đồng của chúng tôi, tức Portland, Oregon. Anh là một nhạc sĩ nổi tiếng, đối với người Việt tỵ nạn trên thế giới, mặc nhiên trở thành người của quần chúng (public figure), nhưng tôi tạm gọi “không tên”, cho có vẻ lập dị như những bài hát của anh. Từ lúc chưa thành phó tế, anh nhạc sĩ không tên này luôn cư xử với mọi người còn hơn một nhà tu hành thứ thiệt: lễ độ, tươi cười, nhã nhặn, dáng vẻ e ấp như cô dâu mới về nhà chồng, và nhũn như con chi chi. Một lần, trong bữa ăn tại nhà một người bạn tôi, vốn mê những bài không tên, anh nhạc sĩ tuyên bố rằng anh đã có lời hứa với Chúa là sẽ không bao giờ hát và làm nhạc đời nữa. Liền sau đó, anh cầm đàn, hát một bài sặc mùi đạo, mà anh nói mới sáng tác. Tôi quên tựa đề, nhưng nhớ mang máng nội dung, đầy tính tượng trưng : Một người leo lên dốc đá cheo leo, trượt chân ngã xuống mấy bận, cuối cùng cũng thành công, nhờ Chúa giơ tay dắt lên. Và kết thúc là một coda cao vút, ngân vang như tiếng kinh cầu, ai nghe cũng cảm động.

         Nhiều lần, trước đây, bạn bè, người quen, và đồng hương Portland, Công giáo hay không, vốn dị ứng với anh nhạc sĩ kiêm thầy tu này, cho anh là một tên đạo đức giả thật. Biết tôi là con chiên trong giáo xứ Mỹ mà anh đang phục vụ, họ đã mớm ý cho, và thúc giục, tôi viết một bài tố anh ta về ba tội :  Làm ăng-ten trong trại tù cải tạo ; Làm thầy sáu mà không thuộc giáo lý ; Lợi dụng tiền bá tánh để làm giàu cá nhân…

         Tôi từ chối, bác bỏ những lời buộc tội mà tôi cho hoặc quá cũ, hoặc thiếu bằng chứng cụ thể, hoặc không đủ thuyết phục. Và qua đó, vô tình đóng vai luật sư bào chữa cho anh ta –điều mà anh chưa hề biết. Như sau :

         A. Làm ăng ten trong tù ?

         Tôi nói với họ rằng tôi cũng đã ở tù tám năm ngoài Bắc, nhưng không chung trại, chung đội với anh ta, nên không chứng kiến tận mắt, và bởi vậy, không dám lên tiếng bàn bạc về điều gì mình không rõ, không thấy, mặc dù đã đọc nhức mắt nhiều bài viết ký tên tác giả đường hoàng, và nghe rát tai những tin đồn nặc danh, nửa thực nửa hư, thuộc loại tabloids, rất tiêu cực về anh. Tuy nhiên, tôi thắc mắc, về từ ngữ, khi các tác giả, độc giả, và tù nhân cải tạo gọi anh là ăng-ten, không biết có đúng (lắm) không. Bởi một lý do đơn giản : Hệ thống ăng-ten trong tù được bố trí ngầm –không, hoặc khó, có ai phát giác được, và làm sao ?– và đôi khi ăng-ten chính là thằng bạn tù tử tế, hiền như ma sơ, nằm cạnh bên. Thông thường, bọn ăng-ten được giao phó nhiệm vụ theo dõi và báo cáo, một cách bí mật, cho cán bộ trại về những hành động, và tư tưởng, của đồng đội, đặc biệt âm mưu trốn trại –là điều mà bọn cai tù lo sợ nhất. Nhưng để lập công, chúng báo cáo, hoặc bịa ra, đủ thứ chuyện, thượng vàng hạ cám, kể cả thở dài trong đêm, ngủ gật trong giờ “học tập”, hay lén hôn vợ trong nhà thăm nuôi v..v...

         Riêng anh nhạc sĩ, qua lời của nhiều nhân chứng, có thời gian được cử làm thi đua, và đội trưởng một đội, với nhiệm vụ báo cáo một cách công khai, hợp pháp, về người và việc trong trại, trong đội, và mặc tình hành hạ đồng tù. Tôi nghĩ, đã là công khai thì không còn bị gọi ăng-ten nữa. Phải chăng vì hành động hắc ám, muốn lấy điểm với cai tù, mà anh đã bị những nạn nhân và nhân chứng quen miệng gán cho cái nickname ăng-ten, là danh xưng nặng nề và bỉ ổi nhất, mặc dù về hậu quả, tội làm ăng-ten hay làm đội trưởng, mà ác ôn, cũng ngang nhau, bên tám lạng bên nửa cân ?  Hoặc giả, có thể ở trại này, anh ta làm ăng-ten, ở trại nọ, làm đội trưởng ác ôn ? Hoặc có thể ở cùng một trại, có lúc anh làm đội trưởng ác ôn, có lúc làm ăng-ten, cho nên lẫn lộn về chữ dùng chăng ?

         B. Làm thầy sáu dỏm ?

         1) Năm 1992, tôi đang nghỉ hè ở San José. Anh nhạc sĩ không tên, lúc ấy mới qua Mỹ, dự định tổ chức buổi tái ngộ với những fans của mình trong một hội trường gần đó và anh ta bị một số cựu quân nhân cảnh cáo, tẩy chay, và dọa hành hung, và cửa hội trường bị họ chận, cấm không cho ai vào dự, bởi bất mãn với thành tích “ăng-ten” của anh. Cho nên, tôi biết rất rõ. Anh bèn chạy lên Portland, để tỵ nạn. Tại đây, theo tin đồn miệng, hay phổ biến trên Mạng, nhưng không ai dám xác nhận: đầu tiên, anh ta vô chùa xin quy y. Bị chùa từ chối, anh bèn nhảy sang nhà thờ Tin Lành. Bị từ chối nữa, anh chưa biết đi đâu, thì bất ngờ được tiến cử lên Linh mục chánh xứ La Vang bởi những người thân cận của ông. Biết anh là nhạc sĩ nổi tiếng, Linh mục chánh xứ nhận ngay, cho vào ca đoàn và sau giữ chức “sứ vụ tông đồ mục vụ” (?), nhưng anh rất mù mờ về giáo lý, khiến giáo dân bàn tán, khó chịu. Về sau, không biết bằng cách nào, anh thuyết phục được ông Linh mục chấp thuận cho học làm thầy sáu, mà không qua thủ tục bắt buộc cho tất cả ứng viên phó tế khác :  Phải đi học lấy bằng MA về Thần học (theology) tại University of Portland. Vì kém Anh văn, lại không có BA ở Mỹ, anh được Tòa Tổng Giám Mục Portland –thời đó, còn quá dễ dãi– châm chước cho tham dự các lớp Kinh Thánh căn bản do giáo phận tổ chức và học thần học “hàm thụ” tại chỗ với một Linh mục trẻ, đệ tử của Linh mục chánh xứ, và với sự giúp đỡ làm homework của một giáo viên dạy giáo lý tại La Vang. Năm 2001, anh được phong chức phó tế. Theo thiển ý, anh làm thầy sáu ngang, tức là tắt, cũng như làm quan tắt, chứ không phải làm thầy sáu chui hay dỏm, như dư luận dị nghị. Lúc ấy, Linh mục chánh xứ đã đổi đi và một Linh mục khác lên thay, và với ý kiến của giáo dân, ông cha xứ mới này từ chối, không nhận anh về giáo xứ La Vang, mặc dù đang rất cần một phó tế người Việt.

         2) Rồi thầy sáu Việt Nam này được Tòa Tổng Giám Mục Portland bổ nhiệm về phục vụ một giáo xứ Mỹ, từ 2001 cho đến hôm nay.

         a. Trong buổi lễ chiều Chúa Nhật, có tôi, anh được cha xứ Mỹ mời đứng lên tự giới thiệu, trước giáo dân Mỹ và thiểu số, gồm khá đông người Mễ, Phi, Nga, . . . và lèo tèo vài bổn đạo Việt Nam. Vì thế, anh tha hồ bốc phét, khiếp quá, tuy không ác liệt như kho đạn Long Bình, hoặc văng miểng tới mây xanh như vài vị thuộc hàng cự phách trong Làng Nổ Oregon, về thân thế và lý lịch. Anh ta nói, và tôi còn nhớ rõ, tuy là một Trung úy Phật tử, nhưng anh đã có ơn gọi đi tu theo Công giáo, từ lúc còn ở Việt Nam trước 1975, sau khi một cô bạn gái dạy anh học kinh Kính Mừng, và đi đánh trận [hồi nào ?], nhờ đọc kinh Kính Mừng, anh đã nhiều lần thoát chết, và sau 1975, trong tù Việt Cộng, cũng nhờ đọc kinh ấy, anh đã khỏi bệnh mất ngủ [sic]. Nào là qua Mỹ, bị bệnh gần chết, anh đã nhờ Chúa và Đức Mẹ Maria cứu khỏi. Nào là anh có bằng Cử Nhân Luật ở Việt Nam, đặt nhạc trữ tình, nhưng, anh thêm, với thiên chức thầy sáu, từ nay anh sẽ quên đi “quá khứ sai lầm” đó. Nào là, động trời hơn, chức vụ cuối cùng của anh, trước ngày Sài Gòn sụp đổ, là chỉ huy Bộ Thông Tin của chính phủ Miền Nam và dùng chữ minister –bởi, tôi tự hỏi, anh cố tình nổ sảng hay không hiểu chữ đó có nghĩa “bộ trưởng” ?  Nào là anh bị giam nhiều năm tại những trại tù khắc nghiệt của Việt Cộng, và ở đó được bạn bè rửa tội cho . . . Giáo dân Mỹ tò mò lắng nghe, không phản ứng, một phần vì lịch sự, một phần vì không ở trong chăn nên anh nói hươu nói vượn gì cũng tin tuốt luốt, một phần vì chỉ hiểu lõm bõm, cũng như tôi, tiếng Anh đầy accent An Nam Mít của anh.

         b. Trung bình mỗi tháng, anh đến nhà thờ một lần để phụ giúp cha xứ làm lễ, và mỗi lần, trước và sau lễ, thấy tôi, anh ta gật đầu chào, và ngược lại, nhưng không bắt tay nhau, bởi mặc cảm từ cả hai phía. Tiếp xúc với anh, tôi cảm thấy khó thoải mái, nếu không muốn nói khó chịu, vì cử chỉ và lời ăn tiếng nói, khiêm nhường, hay nhún nhường quá đáng, của anh, có cái vẻ gì đó không thật, nếu không muốn nói giả tạo, làm tôi nghĩ đến vở kịch và nhân vật của Molière. Càng khó chịu hơn khi, sau này, nghe tin về một phép lạ, được ai đó đồn ầm trên báo và Mạng Việt Nam, đã xảy ra cho cặp kính mát của anh, nghĩa là giơ nó lên ánh mặt trời người ta thấy có hình Đức Mẹ hiện ra rõ ràng. Phép lạ nhảm nhí, lố bịch đó, ít lâu sau, không còn được ai nhắc nữa, nhưng nhiều người vẫn nhớ, để kể lại với ít nhiều châm biếm, mỉa mai.

         c. Làm giàu từ những hoạt động từ thiện ?

         Tòa Tổng Giám Mục Portland và cha chánh xứ cho anh thời gian rộng rãi để lo cho Hội Từ Thiện, mà anh sáng lập năm 2005, và quảng cáo rầm rộ trong một flyer (đính kèm).

         Phải công nhận anh điều hành Hội một cách khoa học và qui mô, gồm cả việc bán điện thoại V247 và dược thảo chữa bách bệnh (trong đó có thuốc “tăng cường hạnh phúc gia đình”) và đã kiếm được tiền một cách hợp pháp, ít ra theo giấy tờ và báo cáo. Được tờ The Sentinel của Giáo phận và cha xứ nhiệt liệt ca ngợi, và anh mặc nhiên trở thành thầy sáu cưng của Tòa Giám Mục Portland. Thậm chí, cũng năm ngoái, 2016, cha xứ đã đi Manila, Philippines làm từ thiện, cùng với anh ta.

         Có một điều làm đồng hương chê bai :  Thành công như thế, nhưng anh không bao giờ tham gia sinh hoạt Cộng Đồng, không đóng góp tài năng hay tài chánh cho Cộng Đồng khi cần. Nhưng sau hai mươi năm, vẫn né, vẫn núp dưới chiếc veste đen và cổ cồn trắng, và những ngày Chúa Nhật, dưới lễ phục –được sử dụng như một áo giáp vững chắc. Và rất tự tin, tưởng rằng người ta đã quên.

         Nhưng người ta vẫn nhớ. Tôi thành thật nói với những kẻ còn căm ghét anh rằng, dù có tội gì chăng nữa, anh đã cải tà qui chánh và chọn con đường tu rồi thì hãy cho anh ta một cơ hội làm lại cuộc đời. Bằng cách để yên cho anh tu hành, leave him alone, như người Mỹ thường nói. Và tôi im lặng. Kiên nhẫn chờ đợi, và cầu mong, một ngày anh sớm thành “chánh quả”.

         II. Áo gấm về làng

         Đùng một cái, có tin anh nhạc sĩ kiêm thầy tu này trở về Việt Nam làm một tua ra mắt và bán sách (Chuyện tình không tên) viết kể lại chuyện tình “hàm thụ” ngày xưa một cách vô duyên, lẩm cẩm, vớ vẩn (đối với một người trên bảy bó, quá tuổi hồi xuân, nếu không vớ vẩn, lẩm cẩm, vô duyên thì còn là cái gì ?), đồng thời tổ chức hát những bài không tên cũ rích, cùng với những ca sĩ hải ngoại cóc nhái, vô liêm sỉ, mùa chay nào cũng có nước mắt, cộng với vài ca sĩ lô-can quốc nội, suốt tháng 8 này, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Quảng Ngãi, và Sài Gòn. Tin được tung ra, chuyền đi nhanh như tên bắn, làm mọi người sửng sốt, thất vọng, nhưng không ngạc nhiên, vì bản chất là bản chất, ở đây, giả dối, và, như Việt Cộng nói, không bao giờ thay đổi. Đối với anh ta, vấn đề chỉ là thời gian cho vở kịch bịp bợm, có lớp lang, dài đến hai mươi năm, hạ màn, trót lọt.

         Hôm nay, tôi không còn chọn lựa, vì anh nhạc sĩ kiêm phó tế này đã vượt qua lằn ranh đỏ (red line). Nhìn những bức ảnh của anh chụp ngày 28/7 tại phi trường Nội Bài, và phổ biến tràn ngập trên Mạng, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, hớn hở, khác xa hồi mới đến Portland, vào đầu thập niên 90, còn lẻ loi, lêu bêu, bèo nhèo, và cười nói tươi rói với các ca sĩ địa phương, bạn bè và thân nhân ra đón, tặng hoa, níu lấy tay, khiến những người tỵ nạn chống Việt Cộng và các cựu tù binh cải tạo hiện ở hải ngoại không khỏi thấy ngứa mắt và ứa gan.

         Mặt nạ rơi xuống, anh ta hiện nguyên hình một Tartuffe bằng xương bằng thịt đã đóng vai trò của mình quá xuất sắc, và bây giờ, cụ thể hơn, đã trở thành một công cụ ngu ngốc, nhưng hãnh diện, của Việt Cộng, trong việc thực thi Nghị quyết 36, cũng như hơn bốn mươi năm trước, tại các trại tù, trong việc đối xử ác độc với các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đồng đội của anh. Vì sao ?

         1) Thời điểm trở về (tự nguyện, hay được Việt Cộng mời dụ ?) của anh rất phù hợp với “ý đồ” và kế hoạch thâm độc của Việt Cộng và tình thế hiện tại trong nước. Xin nhắc, tháng 8 là tháng Việt Cộng kỷ niệm Hà Nội khởi nghĩa (19/8/1945), còn gọi là “Cánh mạng tháng 8”. Không phải bởi trùng hợp, ngẫu nhiên, hay tự phát, mà có đến hơn hai trăm người dân (ở không, rảnh quá sao ?), được gọi là fans, đội mưa hàng giờ để đón nhạc sĩ thần tượng, tại phi trường, theo tin báo chí quốc nội –một vinh dự hãn hữu mà từ trước đến nay, không có Việt Kiều nào được nhận lãnh . . . Việt Cộng là một lũ lưu manh, xảo quyệt, biết tận dụng mọi thủ đoạn. Khi cần đàn áp biểu tình, hay đập phá nhà thờ, tu viện, chúng điều động hàng trăm côn đồ, thay vì công an, và tuyên bố đó là “hành động tự phát” của nhân dân. Làm sao có một “hành động tự phát” nào dưới chế độ độc tài, đảng trị hiện nay, mà không được bọn lãnh đạo cho phép, sắp xếp, cổ võ, hoặc ngược lại, mà không bị ngăn chận, trừng phạt, đàn áp dã man ?

         Vai trò của anh này rất cần thiết cho Việt Cộng trong giai đoạn và bối cảnh hiện tại bởi anh ta là một phó tế Công giáo và một nhạc sĩ nổi danh. Nhất cử lưỡng tiện. Như sau :

         a. Về mặt nổi, anh ta trở về trong tư cách nghệ sĩ trình diễn, được nhiều người hâm mộ tiếp đón –theo dàn dựng của Việt Cộng, là chuyện thường tình đối với công luận. Ngoài ra, Việt Cộng ngu gì mà không biết anh là cựu sĩ quan bị tù cải tạo nổi tiếng, nhưng vẫn cho phép về trình diễn, mà không qua thủ tục kiểm duyệt khắt khe, cấm cản gì ráo, không bắt “cởi quần áo khám nghiệm” như những ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại khác (nghĩa bóng) về nước trình diễn, hay những cô gái quê (nghĩa đen) muốn lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, kể cả những thằng ngưòi nửa điên nửa khùng, đui què sứt mẻ. Qua việc dành mọi ưu đãi cho anh nhạc sĩ này, phải chăng chúng muốn tuyên truyền, một lần nữa, chính sách “hòa hợp hòa giải”, “xóa bỏ hận thù” bịp bợm, mà chúng đã khổ công khua chiêng gõ mõ ầm ỉ, nhưng vẫn thất bại, suốt bao năm qua ?

         b. Về mặt chìm, là phó tế, anh bị dùng như một đối trọng (contrepoids) với những vị linh mục và giáo dân dũng cảm trong nước, từ mấy tháng nay, đã và đang ngày đêm xuống đường biểu tình chống tập đoàn Formosa và bọn lãnh đạo tham nhũng bán nước cầu vinh, cũng như, ở hải ngoại, chúng đang sử dụng những linh mục trẻ, quốc doanh, bố lếu bố láo, hay giả mạo, tại Texas, Florida hay Connecticut –đã lợi dụng bục giảng để công khai tuyên bố những lời mất dạy về Việt Nam Cộng Hòa và Ngày Quốc Hận 30/4. Cho phép một nhà tu hành Công giáo, dù chỉ là phó tế, chức nhỏ nhất trong hàng giáo phẩm, về nước ca hát, Việt Cộng muốn chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng chúng không kỳ thị tôn giáo, và qua đó, và cùng với sự im lặng của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng có thêm đồng minh và phương tiện để tiêu diệt một cách tinh vi và mạnh mẽ hơn những linh mục và giáo dân đang biểu tình phản kháng chúng. Đã không ủng hộ họ thì chớ, mà vô tình (hay nhận lệnh) anh thầy tu tắt này cũng không nhiều thì ít đã đồng lõa, tiếp tay triệt tiêu sự chiến đấu đầy chính nghĩa của họ, trước công luận ?

         2) Ngoài ra, khi về Việt Nam trình diễn nhạc đời, mà là nhạc tình sa đọa, đương nhiên anh ta đã tự lột bỏ chức thánh cao quý và chiếc áo tu hành mà anh, một Xuân Tóc Đỏ mới, đã may mắn vớ được –đã tạm thời che chở anh trước cơn thịnh nộ của những đồng hương tỵ nạn và các sĩ quan tù nhân cải tạo, một thời là nạn nhân trực tiếp, hay gián tiếp, của anh.

         Thêm nữa, phải chăng vì chóa mắt trước danh và lợi, và lòng trần chưa dứt bỏ được tham sân si, anh ta đã vi phạm trầm trọng lời thề hứa, với Chúa, mà trong vai trò Tartuffe, anh thường lớn tiếng rêu rao, khi có dịp, là từ bỏ những bài trữ tình, dù có tên hay không tên, của anh ?

         Nhân tiện, NLGO tôi, trong tư cách một khách thưởng ngoạn, xin có lời bàn nhỏ về những bài không tên: nhạc thì ủy mị, rên siết, sướt mướt, nghĩa là tầm thường, và nội dung bài nào, nhất là bài không tên cuối cùng, cũng xúi giục người đàn bà có chồng ngoại tình, trong tư tưởng, với thằng bồ cũ rất bựa, rất nham nhở, rất cà chớn và rất độc ác đã công khai khoe khoang thành tích chơi gái, không biết giữ gìn thanh danh, bảo vệ hạnh phúc gia đình cho người đã (lỡ dại) trao thân cho nó. Tôi thực tình không hiểu nổi, về mặt nghệ thuật, và nhất là đạo đức, não trạng nào đã khiến người ta, ở hải ngoại hay trong nước, có thể mê mẩn những bài hát có nội dung vô luân đến thế, đến nỗi phải tiến cử anh ta học làm thầy sáu, hoặc phải đứng hàng giờ dưới mưa, chờ đón anh ta trở về nước, hoặc phải tranh nhau để được hát chung trong cuộc lưu diễn này. Trước 1975, chẳng hạn, một con bé hàng xóm của tôi, mới mười tuổi, thường nghêu ngao hát những câu, “mưa bên chồng có làm em khóc . . . có làm em nhớ những khi mình mặn nồng . . .”.  Đúng là bệnh hoạn !

         Tôi nghĩ rằng Tòa Tổng Giám Mục Portland và cha xứ họ đạo Mỹ chưa biết mục đích thật sự về Việt Nam lần này của anh. Nhưng tôi tin rồi họ cũng sẽ biết, kể cả việc làm “ăng-ten”, bức hại đồng đội trong tù, và việc rửa tội chui, còn là một nghi vấn đối với nhiều người. Vì tôi tin vào công lý tuyệt đối của Thiên Chúa, hay luật nhân quả (karma) trong đời thường. Còn anh dại gì mà khai thật. Họ cứ tưởng anh về Việt Nam lần này, cũng như mọi lần trước (và chắc chắn đã được nêu lên trong đơn xin phép của anh), là để làm từ thiện.

         III. Thay cho lời kết

         Có lẽ sau bài viết này, tôi sẽ phải đi lễ tại một nhà thờ khác trong khu vực. Lý do duy nhất là để tránh nhìn thấy bộ mặt tởm lợm của một kẻ mà từ nay sẽ tiếp tục là chỗ trú ẩn an toàn cho sự lừa bịp và gian dối hóa thân. Một Tartuffe thời đại, mà những hành vi vừa qua tại Việt Nam có hậu quả rất khốc hại và lâu dài trên cả nước –còn tồi tệ hơn chính nhân vật đạo đức giả trong vở kịch của Molière.

         Người lính già Oregon

         More :

         * Vũ thành An Làm ăng ten trong tù ?

         * Vũ Thành An - Trần Trung Chính

         * Về Vụ Án Vũ Thành An- March 9, 2018

         * "ANTEN" Đại Úy Bùi Đình Thi (Trần Yên Hòa)

         Comment :

         * Anh Giai - Tội ác Vũ Thành An ?

         Ông Đại Tá Sơn Thương người hùng Biệt Động Quân đã tự tử chết trong trại cải tạo, vì tên Anten này đã báo cáo lên cán bộ Trại.

         Nguyên nhân nào khiến Đại tá Sơn Thương tự vẫn ?

         Bài báo Antenna và Con Người của tác giả Trần Trung Chính viết về Vũ Thành An làm ăng ten ỏ trại tù Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái (Lạng Sơn) có liên quan tới cái chết của cố Đại Tá Sơn Thượng đã đăng trên các báo SàiGòn Nhỏ của Bà Hoàng Dược Thảo cũng như báo Dân Việt của Bà Đoan Trang năm 1995 và 1996, sau đó đã được sao chép lại và phát tán khắp nơi gây xôn xao dư luận một thời trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Người ta không ngờ một nhạc sĩ tên tuổi có tước vị phó tế như Vũ Thành An hôm nay lại đốn mạt hèn hạ đến thế !

         Dù đúng hay sai, Vũ Thành An vẫn là bị cáo trên dư luận và bị mang tiếng trong vụ tự vẫn của cố Đại Tá Sơn Thương.

         Ông Sơn Thương được xem là người hùng sát Cộng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1953, ông đã mang lon Thiếu Úy và có huy chương cao quý nhất từ Quân Đội Pháp.

         Chuyển sang Quân Đội Việt Nam ông được ưu tiên gửi vào Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt học bổ túc sĩ quan năm 1954. Ông là người Miên quê quán Trà Vinh.

         Khoảng đầu thập niên 1960, ông chỉ huy đại đội Biệt Động Quân vẫy vùng ở Khu Chiến Thuật Tiền Giang, đánh đâu thắng đó. Lúc nào ông cũng đeo cái nanh heo rừng và lá bùa hộ mệnh trên cổ theo phong tục của người Miên. Sau chiến thắng Ấp Bắc1 năm 1961, ông được thăng cấp đại úy và làm Tiểu Đoàn Truỏng Biệt Động Quân biệt phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tiểu Đoàn Sơn Thương được trang bị súng AR14 - AR15 cùng lúc với Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy thiết đội xe tăng lội nuóc M113 và với đội trực thăng H21 của không quân thực hiện nhũng cuộc hành quân Lùng và Diệt thống thuộc SĐ7BB để trác nghiệm khả năng tác chiến. Năm 1964, ông Sơn Thượng nổi tiếng với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia - Thạch Trụ. Danh hiệu tiểu đoàn Sơn Thương đã một thời đối phương run sợ. Sau đó ông được đổi về làm Tiểu Khu Phó Tiêủ Khu Vĩnh Bình và chức vụ sau cùng là Giám Đốc Nha Miên Vụ thuộc Bộ Phát Triển Sắc Tộc. Dù ở cương vị nào, ông cũng khiêm nhường, sống hài hoà vói tất cả mọi người.

         Một cái may đến với Vũ Thành An, ông Vũ Thành An phải cám ơn Linh Mục Nguyễn Hũu Lễ đã vô tình cứu ông trong thời gian này vì đem sự kiện Bùi Đình Thi ra toà tước quyền tỵ nạn và trục xuất về Việt Nam vì y làm ăng ten tay sai cho Việt cộng, y đã sát hại Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn trong trại tù Thanh Cẩm.

         * Trang Y Ha

         Tôi cũng là nạn nhân của anten mà bị biệt giam - cùm U sắt suốt đêm ngày trong 5 tháng ở Khu Chuồng Bò. Vì ngồi trên sàn gỗ quá lâu nên khi được thả ra - chân chạm mặt đất bị giật té sấp mặt cũng may chỉ trầy trụa. Anh chị em tù "cải tạo" chúng tôi rất căm giận bọn anten. Tụi nó chỉ vì miếng ăn, vì lời hứa hão huyền mà bán đứng tất cả.

         Trong trại tôi ở cũng có 2 vị đại úy làm antenna. Vì bắt buộc phải làm, nhưng chỉ là hình thức chứ không tự nguyện làm tay sai như Vũ Thành An.

         Thằng khốn antennas giết người.

         * Tuyet Ha

         Trang Y Ha Một Dân biểu cũng bỏ đời trong tù vì hắn đấy anh,,

         * Le Tu

         Trang Y Ha có người phaỉ cưa chân đó bạn chúng dùng cây gổ xẽ đôi đục một lổ nếu người chân nhỏ thì OK còn chân lớn kể như thối thịt hận Cộng Sản thì ít hận bọn dân chũ Mỹ thì nhiều phản bội đồng minh không thương tiếc các bạn ở Mỹ hảy nhớ mối thù nầy

         * Tuyet Ha

         Nhà tôi, Bùi Kim Đính (bút danh Trần Thúc Vũ, anh đã mất năm 2005) rất rành về tên Vũ Thành An này, bỡi qua bao nhiêu trại tù khắp núi rừng ngoài Bắc, anh em đồng tù chính là nạn nhân của hắn . . . Hắn đã suýt chết trong một đêm tối trời bỡi một chiếc đũa sẽ xuyên tai nhẹ nhàng dành cho hắn, nếu không có lời năn nỉ từ một vài anh em khác bỡi họ không nỡ . . . Hắn chẳng quên chuyện này đâu, nếu ai đó gặp hắn và nhắc lại . . .,

         * Duc Ly

         Sau năm 1975, hầu hết các bản nhạc của Vũ Thành An như các Bài Không Tên đều không còn được khán thính giả, ca nhạc sĩ ưa thích, ái mộ. Người ta thường nói “Cháy nhà mới lòi ra măt chuột”. Sau 30/4/1975 trong những trại tù cải tạo của Cộng Sản dành cho Quân, Cán, Chính bên thua cuộc xuất hiện rất nhiều loại chuột :  chuột nhắt, chuột nhà, chuột đồng, chuột cống . . . trong đó có Bùi Đình Thi là con chuột khốn nạn nhất. Xin các bạn tìm đọc những tác phẩm hồi ký của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ như Tôi Phải Sống sẽ thấy những hành động phản thầy phản bạn của tên antena Bùi Đình Thi này thì biết.

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Sàigòn kỳ lắm . . .
Nghiệp Đời Còn Ở Đâu Đây . . . ? !
Thư ngỏ gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ”
Thưa Người Công Giáo Việt Nam Cộng Hòa Hèn Hạ,
Vấn Đề Trách Nhiệm của Hội Đồng Giám Mục
Thư ngỏ gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam
Chuyện Thật Tựa Chuyện Đùa !
1000 Năm Tàn Sát & Man Rợ - Nhân Danh Chúa
Đây là “Lời Thề Dòng Tên” -
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3895769
Có 0 Khách Đang Online