Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Niềm Vui Chưa Trọn
Tác giả: Kỷ yếu khánh thành

NIỀM VUI CHƯA TRỌN

 

Bác sĩ Minh Phước TRẦN NGUƠN PHIÊU (*)

 

 

 

      Đường đi từ Amarillo đến Dallas lái xe thông thường mất khoảng sáu tiếng. Hôm nay khởi hành từ sáng sớm nhưng gần đến Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại chỉ mất độ năm giờ

 

             Chợt nghĩ lại là mình không có lái ẩu, cũng vẫn còn ngán các ông cảnh sát lưu thông trên xa lộ nhưng, hôm nay đến nhanh hơn các bận trước có lẽ vừa đi vừa miên man nghĩ đến niềm vui của Thầy trong ngày Khánh thành Chánh điện mới của chùa và cũng là ngày Đại hội Thường niên Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ, năm thứ hai nhiệm kỳ hai, nên lần nầy đi đường xa mà không thấy mệt và không ghé các trạm nghĩ.

 

             Gần hơn hai năm sau ngày làm lễ đặt viên đá đầu tiên, nay chùa Từ Đàm đã được xây cất viên mãn. Kỳ vừa rồi, khi ghé thăm chùa việc xây cất hầu như đã hoàn tất. Một Đại hồng chung có lẽ là to nhất được Thầy thỉnh đúc từ Cố đô Huế, đã được đặt lên giá bên phải tiền đường. Còn trống Bát nhã thì Thầy nhờ vẽ giống Trống đồng Ngọc lũ cả hai mặt rất đẹp với cái dăm gỗ bằng một khúc gỗ tốt được mua từ rừng U Minh cũng đã được đặt trên một cái giá gỗ quý và chạm trỗ hẳn hoi, đối chiếu với Đại hồng chung. Và, trống Bát nhã nầy cũng là cái trống đầu tiên, duy nhất tại hải ngoại được vẽ hai mặt theo Trống đồng kể từ năm 1975 cho đến nay. Chánh điện được xây trên từng cao, phải bước lên 20 cấp bậc, hai bên có hai con rồng chầu rực rỡ dài trên 25 feet mới tới cửa chính. Chùa trong hai năm qua càng ngày càng cao đẹp, ngược lại thấy Thầy càng ngày càng ốm. Hôm nay chùa đã viên mãn, ước sao cho Thầy sẽ không còn sụt ký nữa. Chỉ lo là không biết các bận rộn cho Tổ chức Đại hội lại có thể ảnh hưởng thêm đến sức khỏe của Thầy hay sao ?

 

             Hồi tưởng lại ngày Đại hội đầu tiên thành lập Giáo hội Hải ngoại ở San José, vào tháng 09 năm 1992, thấm thoát một thời gian không dài mà nay Phật giáo Hải ngoại càng ngày lại càng phát triển các cơ sở trên khắp nước Mỹ, lòng lâng lâng thấy một niềm hãnh diện vô biên vì các cơ sở, các tổ chức đã được thành tựu vì sự tự nguyện đóng góp của cộng đồng di tản Việt Nam. Với tấm lòng và với sự góp công, góp của, đồng hương Phật tử đã tự mình gầy dựng và phát triển Văn hóa Phật giáo hầu như trên khắp thế giới, nơi nào có người tỵ nạn Việt Nam. Cả ngay trên miền Bắc Ấn là cái nôi Phật giáo từ ngàn xưa, khi nhiều chánh phủ ngoại quốc đã phụ giúp xây cất và bảo tồn các chùa lớn với những kiến trúc đặc thù của mỗi sắc dân ở Bồ đề Đạo tràng, thì Việt Nam cũng được hãnh diện thấy chùa Việt Nam sừng sững được xây cất trên đất Phật với sự tự nguyện của Phật tử. Chính phủ Việt Nam hiện tại có lẽ cũng chưa biết có sự hiện hữu của chùa Việt Nam ở Ấn Độ hoặc một chùa đang xây ở Lâm Tỳ Ni ở Népal, chứ đừng nói chi đến sự yễm trợ.

 

             Khi vào bãi đậu xe sau chùa thì đã thấy các xe đậu gần hết chỗ trên sân. Chưa đến ngày hội lớn mà không khí đã thấy tưng bừng trong sự chuẩn bị. Ni sư Nguyên Thanh đã đưa một phái bộ yễm trợ từ San José xa xôi đến từ các ngày trước. Mình thì vẫn thích cách ăn nói của Ni sư, người miền Trung nhưng thẳng thắng như người miền Nam với một ít tí ti dí dỏm pha trò. Còn nhớ một lần ở San José có việc không hay vì một chùa từ chối treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nhưng đến chùa . . . của Ni sư thì thấy quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bay phất phới bên cờ Phật giáo, mình có bẩm Ni sư sao thượng cờ cao ở cổng thì Ni sư trả lời tỉnh bơ :

 

             -. Ni sư treo cao, để ai muốn gỡ cũng khó.

 

             Bước vào trong chánh điện cũng như ở sân trước, đâu đâu cũng thấy thanh thiếu niên Phật tử bận rộng chuẩn bị cho ngày Đại hội. Nhớ lại ngày hội ở San José vào năm 1992, các anh chị em đổ dồn về miền Bắc California để phải lo chuẩn bị trang trí cho các phòng hội ở những địa điểm khác nhau xa trong thành phố trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn còn thấy phục tài tính toán và tháo vác của các bàn tay trẻ. Đây là các mầm non cần phải được chú trọng và hướng dẫn để bảo đảm cho Phật giáo Hải ngoại trong tương lai. Trong quá khứ, khi Hoa Kỳ dựng nước, nhân công Trung Hoa đã được đưa đến xử dụng rất đông đảo. Lịch sử có ghi rằng vào thời buổi đó, rất nhiều chùa chiền đã được thiết lập nhưng sau đó lại bị phế bỏ rất nhiều vì không được các thế hệ trẻ tiếp nối duy trì. Ước mong rằng các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ không để tái diễn tình trạng ấy.

 

             Bên trong chùa, người tuy ngồi một chỗ, gần Telephone nhưng bận rộn như “điên đầu” là sư cô Quản sự Thích Nữ Hạnh Thanh. Sư cô mệt trông thấy rõ vì bất cứ việc gì ai cũng đều hỏi Sư cô. Khi được hỏi cớ sao không tìm Thầy xin ý kiến thì ai cũng đồng ý phát biểu một câu :

 

             -. Vừa mới thấy Thầy đây mà, nhưng nay không tìm thấy.

 

             Quả thật Tổ Đình Từ Đàm thật quy mô với ba tầng phòng ốc, mà Thầy thì phải quán xuyến mọi việc nên khi hiện nơi nầy, khi biến nơi khác, chỉ có Sư cô là dễ tìm để xin ý kiến.

 

             Khách lúc nào cũng thấy từ các phương trời xa nườm nượp đến. Mỹ châu đất rộng như một lục địa, người cùng một tiểu bang cũng đã ít khi được gặp, nói chi đến các vị ở khác tiểu bang xa. Gặp lại nhau nhân các ngày đại hội là một dịp quý để hàn huyên nối lại thâm tình. Từ Úc Châu, Âu Châu, Gia Nã Đại, Trung Hoa, Nhật Bản . . . Quý thầy đã không quản ngại đường xa vân tập về Dallas nhân ngày hội lớn. Từ Paris, ông Võ Văn Ái và chị Ỷ Lan đã hân hoan đem tin mừng là sau bao nhiêu năm vận động gay go với bao nhiêu hội đoàn và các chính phủ quốc tế gây áp lực, nay nhà cầm quyền Việt Nam đã chịu trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, các Thượng tọa Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ, và các nhân sĩ đã tranh dấu cho nhân quyền như giaó sư Đoàn Viết Hoạt và bác sĩ Nguyễn Đan Quế . . .

 

             Rất nhiều nhân vật mà trong quá khứ tên tuổi đã gắn liền với các hoạt động có liên quan đến Phật giáo như Trung tướng Tôn Thất Đính, Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, v. . v. . . đều thấy có mặt trong ngày hội lớn hôm nay. Ông Đính thì đã có thấy chút đổi thay vì tuổi tác. Tướng Thi thì vẫn phong độ như ngày nào, ăn nói bộc trực thẳng thắng, thấy sao nói vậy ; lính vẫn thương ông vì phong cách đó.

 

             Ngày Đại hội Khánh thành Tân chánh điện Từ Đàm diễn ra trong không khí náo nhiệt, tưng bừng. Hòa thượng Thích Minh Tâm đã vui mừng nói :

 

             -. Cách đây mấy năm, Thầy có dịp ghé qua, ngày ấy nơi đây chỉ là vài đống đá. Không ngờ ngày nay nơi đây lại một ngôi chánh điện nguy nga.

 

             Các nghi lễ Khánh thành đã tiếp diễn rất ngoạn mục. Nhiều Phật tử tham dự đã cho biết là họ có chứng kiến nhiều lễ Khánh thành chùa nhưng chưa có khi nào uy nghi như hôm nay. Một thanh thiếu niên Phật tử hãnh diện nói :

 

             -. Bổn sư chúng con là Vụ trưởng Nghi lễ của Giáo hội nên phải khác chứ !

 

             Giây phút cảm động nhất là khi Thầy dâng cúng ngôi Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại lên Giáo hội để trở thành giáo sản của tổ chức Phật giaó Hải ngoại.

 

             Giây phút cảm động khác trong Đại hội khi Hòa thượng Thích Hộ Giác, Chủ tịch Hội đồng Điều hành đã không nén được xúc động cho biết tin mừng là Hòa thượng Thích Quảng Độ và các vị Thượng tọa Trí Siêu, Tuệ Sỹ . . . đã được nhà nước Cọng sản Việt nam trả tự do. Sự xúc động đã làm nhiều vị trong hội trường rướm lệ.

 

             Thật là một bất hạnh trong lịch sử Việt Nam. Sau gần ba chục năm chiến tranh mà đáng lý ra phải được chấm dứt sau ngày hiệp định Genève vì chế độ thực dân Pháp đã không còn nữa, người Cọng sản Việt nam vẫn chủ trương phải tiếp tục cuộc chiến để áp đặt một chế độ mà họ cho là lý tưởng cho xứ sở. Cuộc nội chiến đã kéo dài với bao nhiêu tàn phá bởi khí giới ngoại lai Nga, Tàu, Mỹ. . . Cũng giống như cuộc nội chiến Tây Ban Nha 1938 – 1939, nước Việt Nam đã là nơi thí nghiệm và thực nghiệm các vũ khí mới của cả hai phía.

 

             Sau ngày 30 tháng Tư đen 1975, miền Nam đã bị chiếm. Dân chúng đã từng ngao ngán chiến tranh mặc dù trong lòng còn những lo âu nhưng cũng thấy hy vọng vì chiến tranh đã chấm dứt, những tàn phá và tang tóc sẽ không còn. Nhưng thực tế lại rất phủ phàng : Những người Cọng sản từng chủ trương phải lấy hận thù giai cấp làm động lực xây dựng tổ quốc, thay vì phải liên kết dân tộc trong tinh thần hòa giải, hòa hợp để cùng nhau xây dựng tổ quốc, trái lại coi miền Nam như một miền thù địch đã được chinh phục.

 

             Họ đã tẩu tán tài sản miền Nam về Bắc, với chủ trương làm kiệt quê miền Nam để nơi nầy không thể vượt hơn miền Bắc. Quân nhân, công chức, trí thức, văn nghệ sĩ miền Nam . . . đã bị đưa vào trại tù và được đối xử tàn bạo bằng một chế độ nhà tù ác ôn, mất nhân phẩm chưa từng được thấy trong quá khứ. Ngay cả thời Việt Nam còn đô hộ bởi thực dân Pháp, chế độ nhà tù dẫu có tàn ác nhưng chế độ nhà tù Cọng sản còn hơn gấp bội trăm phần. Bao nhiêu sách vở viết bởi các nhân chúng miền Nam bị đi tù là một vết nhơ mà chế độ tự xưng là “xã hội chủ nghĩa” phải gánh chịu trước lịch sử.

 

             Thay vì khiêm tốn, biết nhìn kỷ về khả năng xây dựng của đất nước sau bao nhiêu năm bị tàn phá so với các nước láng giềng Đông Nam Á, để củng cố sao cho dân chúng được no cơm ấm áo trong một xã hội tự do, thanh bình, trái lại những người lãnh đạo Cọng sản lại say men chiến thắng, định biến cả vùng rập đầu theo chế độ của họ ! May mà họ bị sa lầy ở Cam Bốt, nếu không họ còn có lần đề nghị xin sang giúp I-rắc để đánh Mỹ.

 

             Một chế độ Đảng cao hơn Nhà nước đã làm tiêu hao các giá trị nhân bản Việt Nam. Luân thường, đạo lý đã bị đảo lộn. Tham nhũng đã lan tràn. Một lớp Maffia đỏ mới đã làm giàu trên xương máu dân lành.

 

             Giờ đây, muốn xây dựng lại đất nước, nhất định phải từ bỏ chủ trương giai cấp đấu tranh, độc tài vô sản, độc tài đảng trị. Muốn thoát ra khỏi tình trạng bế tắc hiện tại, phải đem lại sự tin tưởng của dân chúng vào một tể chế đặt căn cứ trên tinh thần dân chủ, tự do, bác ái.

 

             Phật Giáo Việt nam, từ bao thế hệ đã là động lực kết hợp lòng dân trong tương thân tương ái, dạy phải lầy tình thương xóa bỏ hận thù, giúp mọi người sống một cuộc đời thân tâm an lạc.

 

             Người Cọng sản nhìn đâu đâu cũng thấy hận thù, lúc nào cũng thấy kẻ địch ở chung quanh mình. Ước mong rằng họ cũng còn chút ít trí tuệ để xét rằng tín đồ Phật giáo là những người luôn luôn chủ trương chung sống hòa bình trong tình thương, bình đẳng và hạnh phúc. Quần chúng Việt Nam, vì thế vẫn tin tưởng vào sự hướng dẫn của các giới xuất gia.

 

             Sự tự do tín ngưỡng sẽ giúp quần chúng có nơi nương tựa trong tình yêu và lẽ phải. Văn hóa Phật giáo đã ngàn đời thấm nhập vào tâm hồn người Việt. Chế độ hiện tại không thể nhốt được tinh thần Phật giáo trong một tổ chức quần chúng để dễ bề kiểm soát như sách lược Cọng sản vẫn chủ trương.

 

             Quý vị lãnh đạo Đảng hãy bình tâm suy gẫm. Hãy trả lại tự do tín ngưỡng để các Thầy được tự do hành đạo và hướng dẫn giáo hóa Phật tử. Một xã hội nhân bản có kỷ cương sẽ sớm thành hình, đất nước sẽ sớm thoát khỏi cõi u minh, hỗn loạn hiện tai.

 

             Ngày nào còn những vị lãnh đạo tinh thần còn trong vòng lao lý, quần chúng Phật tử chưa thể trọn niềm tin.

 

 

 

             (*) Bác sĩ Trần Nguơn Phiêu hiện là đương kim Chủ tich Cộng Đồng Phật Giáo miền Bắc Texas và chùa Giác Hoa tại Amarillo.

 

             -. Cựu Chủ tịch Hội Đồng Y Khoa Việt Nam trên Thế giới,

 

             -. Cựu Chủ tịch Y Khoa Hoa Kỳ và Tiểu bang Texas,

 

             -. Cựu Tổng trưởng Bộ Xã hội Việt Nam Cộng Hòa,

 

 

 

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3895991
Có 0 Khách Đang Online