Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Nghiệp Đời Còn Ở Đâu Đây . . . ? !
Tác giả: Nguyễn Gia Việt

 

Nghiệp Đời Còn Ở Đâu Đây . . . ? !

Nguyễn Gia Việt

Lật Chồng Sách Cũ :

*.- Nghiệp Đời Còn Ở Đâu Đây . . . ? !

          Một người vừa mất, bà con đầu tiên là hơi chất ngất vì lẽ sanh lão bịnh tử, kế nữa là hay hỏi một câu Xét công nghiệp, vị đó đã làm lợi gì cho dân tộc ?.

          Khi Thiền sư Nhất Hạnh vừa qua đời, hỏi rằng ông đã làm gì lợi cho dân tộc mình ?

          Tôi có quen một vị sư trù trì một ngôi chùa cổ, khi nói về sự uyên bác của Thiền Sư Thích Nhất Hanh thì cái gì ông cũng ok, duy nhứt có một cái ông ngập ngừng và lắc đầu.

          Nhiều nguồn tin nói Thiền sư Nhất Hạnh xuất gia tu học từ năm 16 tuổi nhưng đã từng có vợ con, bà vợ tên Cao Ngọc Phượng !

          Cao Ngọc Phượng Là ai ?  là bà ni sư đi Chân Kh trong Làng Mai đó . Albert Einstein từng nói “Không có gì trên đời là tuyệt đối. Cái duy nhất tuyệt đối là cái tương đối”.

          Viết cái này không phải kể xấu thiền sư Thích Nhất Hạnh mà chỉ nói lên một sự thực.

          Nói vầy sẽ nhớ tới vụ Thầy ông nội.

          Ðúng theo Ðạo Phật thì người xuất gia (mà chúng ta quen gọi là Sư Tăng) không được lập gia đình.

          Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi gần như bị Việt Nam Cộng Hòa trục xuất ra khỏi Việt Nam đã ở tư thế lưu vong, ông có công lớn trong việc phổ biến dòng thiền Làng Mai ra toàn thế giới, song ông bị dính hai vấn đề, thứ nhứt là dính chánh trị , thứ nhì là dính, . . .

          Nhiều tài liệu khẳng định thiền sư ở với bà Cao Ngọc Phượng có hai đứa con gái.

          Ngày nay sư cô Chân Không cũng là một nhân vật quan trọng trong Làng Mai, phát ngôn rổn rảng.

          Cuốn “Đi vào cõi thơ” ấn hành năm 1969 tại SG của Bùi Giáng, ông Bùi Giáng chê ông Thích Nhất Hạnh bằng một câu :

          “Nhất Hạnh có nguồn thơ chứa chan. Chúng ta không hiểu vì lẽ gì nguồn thơ đó lại không đủ sức ngăn cản ông, khiến ông hì hục hiện đại hóa Phật Giáo Uyên Nguyên. Trường hợp Nhất Hạnh là trường hợp một thi sỹ thiên tài bị vướng phải cạm bẫy của triết học Tây Phương”.

          Vào ngày 5/2/ 1966 ông Thích Nhất Hạnh sáng lập tại Việt Nam dòng tu “Tiếp Hiện”, tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L’ordre de l’interêtre.

          Dòng tu này dành cho người xuất gia cũng như người thế tục, nam cũng như nữ.

          Quan trọng là dòng này cho phép người tu lập gia đình.

          Thiền sư Thích Nhất Hạnh có công giới thiệu đạo Phật theo giáo phái Làng Mai của ông ấy cho giới thị dân Âu Mỹ trong thế giới lậm khoa học làm nhiều người bị stress và mất phương hướng.

          Tạm gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tạo ra “Đạo Bụt” gồm thiền và lời nói dạng diễn xướng phần nhiều.

          Thiền mà đụng nhau tay chân quơ quào,ôm ấp yêu thương có gì đó nó trần tục quá.

          Cái vụ bông hồng cài áo trắng hay đỏ là của ông Hạnh làm trong mùa Vu Lan năm 1962.

          Thực ra màu mè, mẹ là thuật ngữ linh thiêng, không cớ gì phân màu ra trắng hay đỏ, không cớ gì một bên hể hả vui sướng vì còn mẹ, một bên phải đau đớn ràn rụa nước mắt vì mất mẹ.

          Đức Phật chủ trương chúng sanh bình đẳng. Vậy sao lại phân loại tâm lý giữa hồng trắng và đỏ ?

          Rồi những thuật ngữ như phải ôm mẹ, phải nói rằng :  Mẹ ơi, con thương mẹ lắm” cũng có gì đó đầu môi chót lưỡi.

          Thiền môn là tự tâm, tự lòng, từ con tim. Kính mẹ là từ hành động, yêu mẹ là từ thực tế, không có chỉ là chót lưỡi.

          Rồi Đạo Phật thành Đạo Bụt có gì đó liêu trai chí dị.

          Làng Mai của ông Nhất Hạnh không niệm A Di Đà Phật hay Mô Phật thì đổi lại thành A Di Đà Bụt hay Mô Bụt.

          Họ niệm Phật cũng khác Nam Mô Bụt Thích Ca Mâu Ni thay vì Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

          Nghe trái trái lổ tai.

          Đạo Phật thành Đạo Bụt có gì đó hơi cải lương.

          Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh trả lời :  Sở dĩ chúng tôi dùng chữ đạo Bụt mà không dùng chữ đạo Phật, vì chúng tôi nghĩ rằng chữ Bụt có tính dân tộc hơn chữ Phật.

          Nhưng ông quên rằng người Việt từ lâu đã phân định Bụt là một ông Tiên râu tóc bạc phơ, cầm phất trần của Lão giáo.

          Còn Phật thì khác.

          Dù trong lịch sử Việt Nam thời Bắc Kỳ xưa có kêu chữ Buddha là Bụt.

          Chữ Phạn Buddha (बुद्ध) có nghĩa là người đánh thức,thức tỉnh hay giác ngộ.

          Bud là giác, dha là người..Buddha không phải là tên họ ai hết, nó là cái danh hiệu ca tụng công đức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

          Tên khai sanh của Ngài là Siddhārtha (Sĩ Đạt Ta hoặc Tất Ðạt Ta), họ là Gautama (Cồ-đàm). Cha là vua Tịnh Phạn (śuddhodana) và mẹ là Hoàng hậu Tịnh Diệu (Māyādevī).

          Bắc Kỳ đọc Buddha thành Bụt-đà hay Bụt-đà-da, sau dài quá mỏi mồm,.đọc thành Bụt.

          Nhưng sau này Bụt thiên về Lão giáo rồi, Phật tách biệt rõ ràng.

          Chữ Bụt là chữ của Miền Bắc, bằng chứng là trong Tấm Cám có ông Bụt ban phép, nhưng râu tóc bạc phơ, tức là văn hóa Miền Bắc lái chữ Bụt qua Tiên Ông của Đạo giáo.

          Thành ra Đạo Bụt của thiền sư Thích Nhất Hạnh làm mưa làm gió ở trời Tây vì Tây nó không hiểu văn hóa Việt Nam, nhưng đem về Việt Nam và Á Châu thì bị dội ngược không ai nghe theo vì hai nơi này có lịch sử Phật lâu đời.

          Ông Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, một triết gia, một nhà văn hay là một nhà hoạt động chánh trị vẫn là câu hỏi khó trả lời.

          Riêng cá nhân tôi không thích cũng không ghét ông.

          Tôi chưa bao giờ đọc và không có ý định đọc những cuốn sách thiền của ông.

          Cuốn ”Hoa Sen Trong Biển Lửa” xuất bản 1967 của ông mang hơi hám đậm màu chánh trị phe phái quá.

          Thích Nhất Hạnh tất nhiên gọi vụ Hòa Thượng Thích Quảng Đức là “tự thiêu”.

          Nhưng ông cũng luồn lách, lòng vòng câu chữ dữ lắm về vụ này, thí dụ :

          “Hôm rời Nữu Ước về Stockholm, tôi gặp một nữ bác sĩ người Hoa Kỳ cùng đi một chuyến bay. Bà hỏi tôi rất nhiều chuyện về Việt Nam. Bà rất tán thành quan điểm của những cuộc vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam nhưng bà cực lực phản đối việc tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức.

          Theo bà, chỉ có những người tâm trí không bình thường mới đi làm cái công việc tự thiêu ấy.

          Bà cho sự tự thiêu là dã man, là bạo động, là cuồng tín, là mờ ám, là mất thăng bằng. Dù tôi đã nói hết lời cho bà biết rằng Hoà Thượng Quảng Đức là một vị tăng sĩ trên bảy mươi tuổi, rằng tôi có sống chung với Ngài ở chùa Long Vĩnh gần suốt một năm trời, rằng tôi nhận thấy rằng Ngài là một người đầy nhân ái và rất sáng suốt, rằng lúc tự thiêu Ngài đã tỏ ra rất trầm tĩnh và đầy chủ lực tinh thần, bà cũng không tin. Tôi đành im lăng vì biết rằng bà không thể hiểu hoặc không có khả năng để hiểu. Bà không thể hiểu vì bà chỉ có thể đứng ở một quan điểm khác để nhìn, thế thôi

          Thế giới đặt nhiều nghi ngờ, nhiều giả thiết về những người Phật Giáo ở Việt Nam. Có nhiều người suốt đời không có một quan niệm rõ rệt nào về đạo Phật. Phật Giáo, họ nghĩ, là một thứ tín ngưỡng tạp nhạp. Những ông thầy tu là những người thiếu học, mê tín, tin ngây thơ vào luân hồi. Họ cạo đầu, ăn chay và đọc kinh để mong thoát khỏi luân hồi.

          Họ gây rối loạn ở Việt Nam, cản ngăn công việc chống Cộng.

          Hoặc họ có tham vọng quyền hành, hoặc họ bị Cộng sản lợi dụng, hoặc họ ngây thơ tin rằng họ có thể đối địch với Cộng sản, cái ngây thơ của một con cừu tin tưởng vào một con chó sói. Rồi người ta đặt vấn đề Phật tử chiếm mấy mươi phần trăm dân số. Người ta phân biệt Phật tử thực hành và Phật tử chỉ có tên là Phật tử

          Người ta phân biệt Phật tử quá khích (militant) và Phật tử ôn hòa. Nhưng rốt cuộc, người ta vẫn không hiểu được Phật giáo Việt Nam là gì và do đó, không thể hiểu được vấn đề Việt Nam. Vấn đề khá phức tạp, nếu người ta chỉ bằng lòng với dăm ba điều hỏi thăm lặt vặt đây đó rồi dựa vào đấy để tìm hiểu và nhảy ào tới kết luận, thì người ta chỉ có thể quan niệm vấn đề một cách sai lạc”.

          Dài dòng, biện chứng tư duy như vậy để rốt cuộc ông chốt Hoà Thượng Quảng Đức “tự thiêu” là chân lý, phải như vậy mới đúng Phật Giáo kiểu Việt Nam.

          Chúng ta sau 1975 thấy rằng có một số người tự thiêu, cái này là tự đổ xăng, tự châm lửa nha, nhưng hình như chẳng ai biết, mà có biết thì thế giới cũng im re. Ông Nhất Hạnh không đá động tới. Té ra tinh thần Phật giáo cũng còn chữ tùy.

          Sau 1963 thầy Thích Nhất Hạnh thuộc phe Ấn Quang ở nước ngoài .Ông không xưng Hòa thượng, ông xưng ông là Thiền sư.

          Danh xưng thiền sư 禪師 (Zen Master). Thiền sư là Người đã Kiến Tánh.

          Kiến tánh là nhận rõ cái tánh chơn thật của chính mình trong thiền tông tu tập.

          Tại sao ông Thích Nhất Hạnh không xưng là 和尚 hoà thượng như những vị sư của thiền phái khác ?

          Và trong cuốn sách “Hoa sen . . .” kể trên lượm ra vô số những thuật ngữ quen quen.

          Ông viết vầy :

          Trong tâm trí người Việt Nam hồi đó nhất là người dân quê, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ anh hùng ái quốc chống Pháp và dành độc lập cho Việt Nam.

          Thích Nhất Hạnh viết Cách Mạng Tháng Tám năm 1945", "ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

          Thiền sư gọi Hồ Chí Minh là “cụ” -cụ Hồ Chí Minh, nhưng khi viết về hai nhân vật lịch sử khác thì gọi trống không là Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.

          Ông viết quần chúng, chiến khu, phong trào yêu nước hướng về Cộng Sản.

          Xài từ “người Công Giáo yêu nước”.

          Lưu ý là chữ Cộng Sản thì ông Nhất Hạnh viết hoa và chữ "quốc gia" ông viết thường, cho vô ngoặc kép.

          Cụ thể :

          “Quần chúng không ai ủng hộ Bảo Đại, cũng như không ai ủng hộ sự trở lại của người Pháp.

          Quần chúng hướng về phía chiến khu, về lực lượng kháng chiến.

          Quần chúng trong thời gian đó, vẫn chỉ nghĩ đến công cuộc kháng chiến như là một phong trào yêu nước dành độc lập và ít để ý đến sự bành trướng của thế lực Cộng Sản trong đó.

          Các chính phủ quốc gia dưới thời của Quốc Trưởng Bảo Đại cũng tuyên truyền chống Cộng, nhưng sự tuyên truyền không có hiệu lực, bởi vì quần chúng không thể tin một điều gì do người Pháp và chính quyền bù nhìn của họ nói ra. Tất cả những gì họ làm, họ nói, trong ý niệm của quần chúng, đều là trái chống quyền lợi dân tộc Việt Nam”

          Ông ghét Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi viết ông này có một mớ uy tín. Uy tín mà Thiền sư tính mớ như tôm cá, rau hành, tỏi ớt vậy.

          Ông gọi Cộng Sản là lực lượng kháng chiến.

          “Quần chúng tiếp tục nghe lời tuyên truyền của lực lượng kháng chiến, trong đó có những phần tử Cộng sản và bắt đầu tin rằng chính sách Mỹ, vốn đang ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm, như một chính sách theo đuổi quyền lợi của Tây phương, và Hoa Kỳ đang theo đuổi một chính sách thực dân mới.

          Ông đổ thừa cho Miền Nam vì không chịu tổng tuyển cử nên Bắc Việt đánh xuống Miền Nam.

          Thích Nhất Hạnh quảng cáo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” :

          “Điều không ai không thấy là trong Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam có vô số phần tử yêu nước, quốc gia và không Cộng sản. Họ gia nhập Mặt Trận không phải vì họ ưa thích chủ nghĩa Cộng Sản mà họ đồng ý với Mặt Trận là phải chống đối lại với chính quyền Ngô Đình Diệm và chính sách của người Hoa Kỳ”.

          Những hành động cố gắng làm Việt Nam Cộng Hòa nổi sóng từ bên trong của ông Nhất Hạnh cũng là cách rút củi đáy nồi Miền Nam sờ sờ trong lịch sử.

          Đọc xong cuốn hoa sen, tự thấy đây là thiền sư chánh trị và có thiên kiến khá rõ.

          Ông viết rằng :  Ở Việt Nam ngay nay chống Cộng đã thành chuyện thương mãi.

          Mỗi người có một ý thức trong “cái tôi” tôn giáo của mình, chúng ta tôn trọng những gì Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã làm cho Làng Mai, xiển dương thiền Việt ra thế giới.

          Tuy nhiên như đã nói ở trên là không thích đọc sách của ông.

          Bùi Giáng nói trúng, thầy Thích Nhất Hạnh làm nhà thơ, nhà văn hay hơn nhà tu hành.

          Thế nào thì có lịch sử sau này hạ hồi phân giải.

          Lịch sử công bằng lắm . . .!

          Nguyễn Gia Việt

 

 

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Sàigòn kỳ lắm . . .
Antenna Vũ Thành An – Tên Tội Đồ Dân Tộc
Thư ngỏ gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ”
Thưa Người Công Giáo Việt Nam Cộng Hòa Hèn Hạ,
Vấn Đề Trách Nhiệm của Hội Đồng Giám Mục
Thư ngỏ gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam
Chuyện Thật Tựa Chuyện Đùa !
1000 Năm Tàn Sát & Man Rợ - Nhân Danh Chúa
Đây là “Lời Thề Dòng Tên” -
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3895992
Có 0 Khách Đang Online