Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II
Tác giả: Kỷ yếu khánh thành

DIỄN VĂN CHÀO MỪNG

 

Đại Hội Thường Niên năm thứ 2, nhiệm kỳ II

 

GHPGVNTNHN – HK, Văn Phòng II VIện Hóa Đạo

 

Của Thượng tọa Viện chủ THÍCH TÍN NGHĨA

 

Phật lịch 2542,

 

Ngày 10 tháng 10 năm 1998.

 

Nam Mổ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

              Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni,

 

              Kính thưa liệt quý vị quan khách,

 

              Kính thưa toàn thế Đồng bào Phật tử,

 

      Trước tiên, chúng tôi xin hân hoan chào mừng chư tôn Hòa thượng,   Thượng tọa, Đại đức Tăng ni, quý Quan khách, quý Đại biểu và toàn thể   Đồng bào Phật tử đã quang lâm tham dự lễ khai mạc, Đại hội Thường niên   lần thứ 2, nhiệm kỳ II của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải   Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, hôm nay.

 

              Được giao phó trách nhiệm tổ chức Đại hội của Giáo hội, tuy có   những khó khăn và nhân sự và tài chánh, nhưng toàn thể Tăng Ni và Phật tử   địa phương chúng tôi đều vui mừng, vì đây là một phước duyên được cung   nghinh chư Tôn đức, được tiếp đón quý vị Đại biểu và được đóng góp phần   nào cho sự thành công của Đại hội.

 

              Kính thưa quý vị,

 

              Đại hội Thường niên của Giáo hội lần nầy được khai diễn trong một thời điểm khá đặc biệt. Đó là, trong tháng 9 vừa qua, chính quyền Cọng sãn Việt nam đã phải trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, các Thượng tọa Trí Siêu và Tuệ Sỹ cùng một số các vị tranh đấu cho tự do và nhân quyền. Tuy những yêu sách chính đáng của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất chưa được giải quyết, những quyền căn bản của con người tại Việt nam vẫn còn bị khước từ, những diễn biến nầy là những kết quả mà cuộc vận động giải trừ Pháp nạn của Giáo hội và sự tranh đầu bền bỉ, liên tục đều khắp của Cộng đồng Việt nam Hải ngoại đã là một yếu tố quan trọng bên cạnh những khó khăn nội bộ của Cọng sãn Việt nam và những áp lực nặng nề của quốc tế. Kết quả nầy đã khẳng định vị trí và vai trò quan yếu của các tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ, Văn phòng II viện Hóa đạo trong công cuộc vận động giải trừ Pháp nạn nói riêng, và nhân quyền cho Việt nam nói chung trong những ngày tháng sắp đến. Chính với vị trí và vai trò quan yếu như thế mà Giáo hội luôn luôn quan tâm đến vấn đề cũng cố nội bộ, kiện toàn chức năng cũng như thường xuyên cảnh giác trước những hiện tượng có thể làm giảm sút năng lực chu toàn trách nhiệm của mình như nội dung Đại hội kỳ nầy đã nhắm đến.

 

              Kính thưa quý vị,

 

              Là một tôn giáo có truyền thống gắn liền với vận mệnh dân tộc, Phật giáo Việt nam, xưa cũng như nay, luôn luôn hòa mình vào những công cuộc vận động lịch sử vì lợi ích chung của đất nước. Truyền thống nầy đã mang lại cho Phật giáo Việt nam nhiều cay đắng. Một mặt, Phật giáo Việt nam luôn luôn là đối tượng triệt hạ của những thế lực Phản dân tộc. Mặt khác, nhiều khi lực bất tùng tâm, nên trong quá trình hoạt động của Giáo hội, có những lúc những thành tựu không bù lại được cho những đỗ vỡ. Ý thức rõ rệt thế nầy, Phật giáo Việt nam trong quá khứ, đã có những đợt chuyển mình quan trọng để củng cố và tăng cường nội lực cũng như xây dựng và phát triển khả năng ứng cơ nhằm đối phó với những khó khăn và thích nghi với thời đại. Điển hình là phong trào Chấn hưng Phật giáo khởi đi từ thập niên 1930, quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất năm 1964 và gần đây hơn, quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ cũng như tại các nước khác từ năm 1992. Nếu không có những bước đi lịch sử nầy, chắc hẳn Phật giáo Việt nam không có một tầm vóc và những khả năng như ngày nay dù rằng chúng ta thấy vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Do đó, càng ý thức được công lao của các bậc tiền bối cũng như chư tôn giáo phẩm trong Hội đồng Lưỡng viện ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phục hưng Phật giáo Việt nam, chúng ta càng thấy trách nhiệm phải bồi dưỡng nội lực để kiện toàn tổ chức và phát triển sinh hoạt của Giáo hội.

 

              Là một tôn giáo mà đặc biệt là Phật giáo, nội lực trước tiên phát xuất từ giới hạnh, đức độ của Tăng Ni và đời sống tâm linh vững mạnh của Phật tử.

 

              Phát huy nội lực chính là phát huy bản thể Tăng già, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp, lấy đoàn kết hòa hiệp làm phương châm, lấy giới đức thanh tịnh làm hướng tiến, như nội dung bức thư của Đức cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu Chánh thư ký Xử lý viện Tăng thống đã ân cần nhắc nhở Tăng Ni hải ngoại cách đây bảy năm. Đây là một thứ nội lực mà trên đường dài không có một bạo lực thế gian nào có thể khuất phục được. Đây là một thứ nội lực mà nếu không có, chúng ta dễ dàng biến chất và lạc hướng trên con đường thực hành Bồ tát hạnh để cứu đời.

 

              Phát huy nội lực của Giáo hội cũng là phát huy đời sống tâm linh vững mạnh của Phật tử. Mỗi một tự viện, mỗi một niệm Phật đường, mỗi một cơ sở Giáo hội là một nơi trưởng dưỡng tín tâm và là đạo tràng tu học tinh chuyên, thanh tịnh cho Phật tử ; là nơi gieo hạt giống Phật pháp cho tuổi trẻ Việt nam ; là nơi duy trì, bồi dưỡng truyền thống Văn hóa Dân tộc và Phật giáo ; và cũng là nơi mọi người, không phân biệt quá khứ, không phân biệt chính kiến tìm được lẽ sống và sự an lạc cho tâm hồn sau những năm tháng nổi trôi trong cuộc đời thị phi, nghiệp chướng ; nói cách khác, đây là nơi người đồ tể có thể buông dao để thành Phật. Phát huy đời sống tâm linh vững mạnh của quần chúng Phật tử chính là phát huy sức mạnh tiềm ẩn của Phật giáo. Trong những thời đen tối, lu mờ nhất của lịch sử Phật giáo Việt nam, trong lúc những kiến trúc thượng tầng của Phật giáo bị hủy diệt, thì hình ảnh ngôi chùa làng, ngay cả những lúc không còn ai chăm sóc hương khói, vẫn là chỗ nương tựa tinh thần, vẫn là biểu tượng của lẽ phải và đạo đức. Đó chính là sức sống của Phật giáo Việt nam, tuy âm thầm lặng lẽ, nhưng bất diệt.

 

              Sứ mệnh của Giáo hội trong những ngày tháng tới là tiếp tục công cuộc vận động giải trư Pháp nạn. Nhưng công cuộc vận động nầy sẽ không được thành tựu hoàn toàn nếu không được gắn liền với công cuộc vận động khôi phục trền thống Văn hóa Dân tộc mà chiến tranh, chủ nghĩa Cọng sãn và nếp sống sa đọa vật chất của tây phương đã làm sụp đổ. Khi nói Phật giáo và Dân tộc là một, chính là muốn nhấn mạnh đến tinh thần Phật giáo và Văn hóa Dân tộc không thể tách rời. Khi nói Phật giáo thăng trầm theo vận nước, chính là muốn nhắc nhở đến những kinh nghiệm lịch sử cho thấy những lúc đất nước loạn ly, văn hóa đồi trụy thì đó cũng là lúc Phật giáo Việt nam bị suy yếu. Do đó, khôi phục truyền thống Văn hóa Dân tộc chính là khôi phục sức mạnh của Dân tộc cùng lúc khôi phục tiềm lực của Phật giáo Việt Nam.

 

              Do hậu quả của nền Văn hóa Dân tộc bị suy đồi mà những khó khăn lớn của Việt nam trong thế kỷ tới sẽ phát xuất từ hận thù, phân hóa, mâu thuẩn và nếp sống hưởng thụ vật chất. Những khó khăn nầy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi cộng đồng dân tộc, trong đó có Phật giáo Việt nam. Đối phó và giải quyết những khó khăn nầy không phải là bạo lực. Đây chính là sứ mệnh của các tổ chức văn hóa và tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam.

 

              Ngưỡng bạch chư Tôn đức,

 

             Kính thưa liệt quý vị,

 

              Là một thành viên của Giáo hội, nhân dịp chào mừng Quý Ngài và Quý Vị quang lâm tham dự lễ khai mạc Đại hội ngày hôm nay, chúng tôi xin bày tỏ một số những thao thức và suy nghĩ thô thiển như trên, kính mong chư tôn đức Tăng Ni chứng minh và toàn thể quý vị hoan hỷ.

 

              Nguyện cầu Tam bảo gia hộ Đại hội thành công viên mãn.

 

              Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3895924
Có 0 Khách Đang Online