Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<October 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
293012345
6789101112
13141516171819
20212223242526
272829303112
3456789
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Tại sao gọi là Ba Tàu ?
Tác giả: Nguyễn Thị Mắt Nâu

Tại sao gọi là Ba Tàu ?

Nguyễn Thị Mắt Nâu

          Đất Chợ Lớn hôm xưa đối với người Saigon trước bảy mươi lăm, là thế giới khá rộn ràng phức tạp với nhiều sinh hoạt.

          Từ làm ăn mua bán sỉ và lẻ, cho đến cao lâu tửu quán hưởng thụ ăn chơi, hay muốn xài tiền, muốn ăn cơm Tàu . . . rủ nhau vô Chợ Lớn.

          Nước Tàu là nước Trung Hoa,

          Nằm sát ngay cạnh nước Ta rõ ràng.

          Nước họ đất rộng thênh thang,

          Nước Ta nhỏ bé lại mênh mang nghèo.

          Đã nghèo lại mắc cái eo,

          Lại thích hưởng thụ, lại treo giá mình.

          Ai cũng biết nước Trung Hoa nằm sát cạnh nước Việt Nam về phía Bắc.

          Một đất nước có diện tích gấp nhiều lần so với diện tích nước Việt Nam và là một nước có dân số rất đông.

          Chính vì cái dân số đông chi chít do sinh đẻ quá nhiều đó, họ thường áp dụng chiến thuật lấy thịt đè người để uy hiếp và giành sự sống.

          Dân nước họ phải tản mạn đi khắp năm châu trên trên thế giới để làm ăn sinh sống. Đó là bản năng sinh tồn của họ.

          Nơi nào có họ, nơi đó có buôn bán, kinh doanh, có tính toán và bon chen.

          Để tránh nạn nhân mãn, họ đã ra bộ luật hạn chế sinh đẻ hoàn toàn mất tính người,dựa trên quan điểm muôn dời của dân Tàu là "trọng nam khinh nữ" - Đẻ con gái bóp mũi cho chết .. vv.

          Thuở xa xưa, nếu chẳng may làm ăn bị người Việt thất tín là người Việt vội vàng khen người Hoa làm ăn tín nhiệm,

          Thât ra lúc đầu người Việt cũng cần cù chịu khó và giữ uy tín để lấy khách, nhưng khi khấm khá một chút là thay đổi, làm phách và kênh kiệu không chiều khách nữa.

          Nói thì nói thế chứ cũng có người nọ người kia. Mà người nào thì cũng tùy người.

          Mà đó cũng là người Tàu của thuở xa xưa khi họ chân ướt chân ráo sang Việt Nam tha phương cầu thực. Cái tín nhiệm trong mua bán ấy của họ đã mất dần chữ tín . . . mà ngày nay trở nên cực kỳ gian manh tàn tệ và tàn ác khiến cả thế giới lên án những hành vi mất lương tâm của người Hoa trên trường quôc tế với chính sách đầu độc toàn cầu, đưa chất độc hại vào thực phẩm, vào hàng hóa, vào đồ chi trẻ em, sát hại cả trẻ em, thật ghê tởm.

          Tín nhiệm khi xưa đã chẳng còn,

          Xa rồi cái thuở lott luồn làm ăn.

          Ngày nay điên đảo lương tâm,

          Người Hoa tàn ác hàng trăm lật lường.

          Gây ra những chuyện tai ương,

          Thế giới lên án gian thương hại người.

          Khi nhắc đến ngôn ngữ, có thể nói bất kỳ ngôn ngữ nào trên trái đất cũng phải qua hình thức vay mượn của một hay nhiều ngôn ngữ khác với những nguyên do của nó, Huống hồ nước Việt bị Tàu đô hộ ngàn năm, nước Pháp trăm năm. Sau này vay mượn cả tiếng Anh. Ngoài vay mượn ngôn ngữ, còn vay mượn cả văn hóa, phong tục nữa.

          Ví dụ :  Người miền nam gọi là Muỗng, người bắc gọi Thìa (la cuiliere, mượn tiếng Pháp) mà 1 số vùng quê người bắc phiêm âm gọi là cái cù-dìa (xưa lắm rồi). Hay nhà để xe (garage) cũng từ tiếng Pháp, Mỹ và còn nhiều chữ khác nữa ...

          Hôm nay ôn lại chút ngôn ngữ tiếng Hoa của người Saigon xưa với những tên quen dùng để gọi họ - Người An-Nam đã gọi người Hoa bằng nhiều danh từ: Các Chú, Khách trú, Chiệc hay Chệt. người Tàu, Ba Tàu, Tiều . . .

          1/ Tại sao gọi là Ba Tàu ?

          Đơn giản, ngày đó họ qua đây bằng tàu, và dùng tàu bè để chuyên chở, đóng hàng hóa giao thương buôn bán. Người mình còn gọi ngắn gọn như người tàu, hàng tàu, dồ tàu, chè tàu. Còn chữ Ba,là do 3 vùng đất đất mà chúa Nguyễn cho phép ngườ Hoa sinh sống là : Vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai) - Vùng SaiGon Chợ Lớn - Vùng Hà Tiên. đó là 3 vùng đông người Tàu sinh sống.

          Như vậy, danh từ tàu lúc đầu chỉ là phương tiện đi lại và chuyên chở của người Hoa.

          Còn chữ Ba, là 3 vùng đất người Hoa sinh sống nhờ trên đất Việt - Dần dần chữ Ba Tầu ghép chung lại, nó trở thành mang tính cách miệt thị, mang âm hưởng không tốt, thường dùng trong dân gian.

          2/ Tại sao kêu là Các Chú ?

          Là do bởi người Minh Hương mà ra : Mẹ An-nam, cha Khách- trú, nên người xưa thường nhìn người Tàu là anh em, còn không cũng là người đó châu với cha mình, nên gọi thân tình người khách là các chú (chú là em của cha). Và cứ thế bắt chước nhau gọi theo thói quen , không quan tâm đến nghĩa LÝ của nó nữa.

          3/ Tại sao kêu là Chệt hay Chiệc ?

          Trong tiếng Triều Châu, Chệt hay Chiệc có nghĩa là chú - Người bên Tàu cũng như bên Ta, Thấy ai đáng tuổi ngang cha mình thì kêu là chú là cậu, là bác.. Thế rồi cứ vin theo tâng bốc các anh tàu là Chệt (chệt nghĩa là chú) rồi thành quen.

          Người bình dân gọi Chiệc hay Chệt để chỉ chung người Hoa.

          Cách giải thích này là thuật ngữ dựa theo tờ Gia Định báo từ thế kỷ 19 (đã được thông qua).

          Người Quảng Đông cho rằng gọi rằng gọi Chệt hay Chiệc là miệt thị.

          Người Triều Châu ngược lại, họ chấp nhận vì được tôn lên hàng chú.

          Tại miền Nam Các chú Quảng làm ăn buôn bán khá hơn các chú chệt, nên có câu :

          Quảng Đông ăn cá bỏ đầu/ Triều Châu lượm lấy đem về kho tương - Đồng thời người Tiều chê người Quảng Đông không biết ăn cá.

          Cháo cá của người Tiều Châu có nguyên vị đậm đà, vì họ chỉ rửa sạch bên ngoài, để nguyên vảy, đầu và ruột cá.

          Dân Tiều ở miền Nam Trung Hoa là dân chuyên trị món cá chim hấp, bò viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua, nhất là món hũ tiếu Triều Châu.

          Trẻ con trước 1975 hay hùa nhau hát đồng ca vui đùa ầm ĩ "Các Chú Ba Tàu, người nào cũng như người nấy/ Thằng nào không giấy tống ổ nó đi về tàu" - Câu hát vè mang tính diễu cợt và khinh mạn - Cũng do từ người lớn mà trẻ con mới như vậy.

          Rõ ràng người mình không ưa người Tàu, nhưng vẫn cúi đầu cam tâm chịu ảnh hưởng Tàu khá năng nề, có lẽ do ngàn năm đô hộ như là quan niệm :  Ăn nhà hàng Tàu, uống trà Tầu, mặc quần áo Tầu ..vv.

          Ngày đó, đàn bà An Nam lấy chồng Tàu đỡ bị kỳ thị hơn lấy chồng Tây.

          Không biết có phải vì nguời mình cùng màu da, màu mắt, còn người tây thì mũi lõ mắt xanh không ? ?  Chứ đã kỳ thị thì chồng nào cũng là khác chủng tộc.

          Ngày nay các gia đình trong nước, nhờ dịch vụ để giúp con gái lấy chồng Tầu, chồng Hàn quốc, Nhật . . . mong qua đó tìm đường sinh kế, phụ giúp kinh tế gia đình, gửi tiền về mong được đổi đời - Ôi cuộc đời -

          4/ Tại sao gọi là Tiều ?

          Theo Lê Ngọc Trụ Trong Tầm Nguyên Tự điển Việt Nam - tiếng Tiều có nghĩa là thúc ( chú - em trai của cha).

          Người Saigon xưa còn dùng những chữ gọi người Tàu như : Khựa, Tàu Khựa, Xẩm, A Múi, chú Ba . . . mang tính miệt thị, xách mé, nói chung là xem nhẹ, coi thường, không tôn trọng. Xẩm, thím xẩm, A múi dùng gọi phái nữ.

          Năm 1956 : Chính phủ Ngô Đình Diệm đệ nhất cộng hòa (1955 -1963) có quyết định khá táo bạo. Buộc tất cả Hoa kiều phải nhập quốc tịch Việt Nam nếu không sẽ bị trục xuất. Trẻ em người Hoa học trường Việt Nam, chương trình giống như trẻ em Việt và nói tiếng Việt.

          Lúc ấy những người Hoa lớn tuổi sống ở vùng Chợ Lớn vẫn dùng tiếng Hoa, không biết nói tiếng Việt.

          Người trung niên thì bập bẹ, ra đường thì lơ lớ, về nhà vẫn nói tiếng Hoa.

          Trẻ con thì quên dần tiếng Hoa và nói tiếng Việt thông thạo rành rẽ -

          Cũng y chang như trẻ Việt Nam bên Mỹ bây giờ, quên dần tiếng Việt và phát âm lơ lớ tiếng Việt - Và những người già Việt Nam sống ở khu Tiểu Saigon , cũng hoàn toàn nói tiếng Việt, không cần nói tiếng Mỹ.

          Ngày xưa vào Chợ Lớn để nghe xì xồ tiếng Hoa. Để nhìn các căn nhà nguời Hoa lô nhô chen chúc sống đại gia đình. Để nhìn thấy Các Chú khạc nhổ lung tung, vén áo thung gãi sồn sột trên cái bụng bự thùng nước lèo không đẹp mắt tí nào, Còn các thím Xẩm lôi thôi luộm thuộm, tóc thắt bím đuôi sam vội vàng tất tả.

          Và để nhìn các bảng thương hiệu chữ Tàu treo cao chi chít chữ tàu, tràn lan các khu vực trong Chợ Lớn. Để nghe lao xao không gian Tàu vương vãi chín tầng không khí.

          Ngày nay ra phố Bolsa (nam California), phố Tully (Bắc California) và các khu Việt Nan tại các tiểu bang đông người Việt khác ở Mỹ, cũng tràn lan các bảng hiệu hàng quán ăn . . . chữ Việt quen thuộc không thua chợ Bến Thành, chợ Đồng Xuân tại Việt Nam

          Chợ Lớn nơi cư dân người Hoa một thời cư trú tha phương lập nghiệp nhiều đời.

          Họ lưu lại nơi đấy nhiều thứ, trong đó có cả vui lẫn cả buồn của môt thời Việt Nam Cộng Hòa yêu thương không biết bao giờ thấy lại Lịch sử về ngôn ngữ tái diễn và muôn đời là như thế.-

          Ngôn ngữ là sinh ngữ (là tiếng nói dùng để sinh sống) cho một kiếp người.

          Bắc thang lên hỏi ông trời,

          Bây giờ ngồi nhớ một thời hôm xưa.

          Saigon không nắng thì mưa,

          Ngôn ngữ ngày cũ đong đưa điệu buồn.

          Cái màu dĩ vãng còn vương,

          Hôm nay nhắc lại đoạn đường đi qua.

          Người Hoa trong cõi ta bà,

          Cái đất Chợ Lớm xa hoa một thời.

          Việt Nam ơi Việt Nam ơi,

          Cung thuơng ngày cũ một đời khó quên.

           Nguyễn Thị Mắt Nâu

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Kamala Harris Sẽ Là Một Thảm Họa Cho Hoa Kỳ
Đối Chiếu Kế Hoạch Kinh Tế giữa Donald Trump và Kamala Harris
Những Yếu Tố Nào Giúp Cựu Tổng Thống Trump . . . .
Cuộc Chiến Khó Khăn Của Trump
Sến ơi là sến !
Con Rối Biden và Chủ Trương Xã Nghĩa Hóa
Nói có chứng có mách và FBI đã nhận tội giàn dựng có thật
Joe Biden : Đồng Minh Không Đáng Tin cậy
Cựu Tổng Thống Trump Có Cơ Hội Đắc Cử Trở Lại ?
Hý Kịch Biden Hạ Màn ?
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3637160
Có 0 Khách Đang Online