Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
AN CƯ Là MỘT TUYỆT TÁC Của TĂNG GIÀ HÒA HỢP Và THANH TỊNH
Tác giả: Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

*

*      *

AN CƯ LÀ MỘT TUYỆT TÁC Của

TĂNG GIÀ HÒA HỢP Và THANH TỊNH

          An cư là thời kỳ ở yên, là thời kỳ kết hạ vậy. An nghĩa là êm đềm, yên ổn, nên thường gọi là an thân, an tâm ; Cư tức là ở, (cư trú), nhưng phải giữ cả ba nghiệp thân, khẩu và ý được thanh tịnh.
          Ngày xưa Tăng đoàn ở Ấn Độ y theo Thánh giáo của Phật, ở yên một chỗ nhằm mùa mưa, thường là ba tháng ;  từ ngày 15 tháng Tư đến ngày 15 tháng Bảy, mỗi năm trọn ba tháng. Hoặc nói là Hạ tọa
(nghĩa là ngồi trong mùa hạ), hoặc nói là Tọa lạp, (ngồi trong tháng Chạp tức tháng 12, vì Lạp tức là Chạp),
được kể là một năm tu. Được một tuổi Hạ. Thông thường từ xưa đến nay đều gọi là An cư Kiết hạ. Nhưng đúng của nó là Kết hạ, vì Kết tức là xâu lại, nghĩa là gom góp lại từng hạ một. Cũng như bài tán hương cúng Phật, xưa nay hay đọc tụng là : Tùy xứ kiết tường vân, nhưng đúng chữ là Tùy xứ kết tường vân, nghĩa là nơi nơi đều nhóm mây lành.

           Lệ An cư khởi sự từ thời đức Phật còn tại thế. Mỗi năm, trong tám tháng tốt trời đức Phật cùng Thánh giả thường đến nước nầy, nước nọ để bố giáo. Còn suốt trong bốn tháng mưa, không thể đi du hóa được ;  vả lại, bốn tháng nầy là mùa của cây cỏ, côn trùng sinh hóa, không muốn hại mạng chúng, đức Phật và hàng Thánh giả ở yên một chỗ nơi một nhà thí chủ hay một ngôi tinh xá ;  đức Phật giảng Kinh Luật trong thời gian nầy.

          An cư là nơi Tăng đoàn hòa hợp, thanh tịnh câu hội lại để tịnh tu, nghiên tầm Giáo pháp của Phật mà đặc biệt là về mặt Giới luật. Giới luật có tinh nghiêm thì tự nhiên thanh tịnh và hòa hợp. Điều này được xác định từ Đức Phật.. Ngoài thập Đại Đệ tử ra, chưa có một vị Tổ hay những đệ tử nào của Phật, sau khi đức Phật niết bàn có thể tương đương hoặc ngang tầm cở với Tôn giả Mục Kiền Liên. Thế nhưng, đức Phật vẫn dạy cho Tôn giả Mục Kiền Liên vẫn phải đi cung thỉnh Tăng đoàn sau ba tháng tịnh tu, theo kinh Vu Lan Bồn như sau :
          “. . . Phải nhờ thần lực của thập phương Tăng, mới được giải thoát. Nay ta dạy ông cách thức cứu vớt, để cho hết thảy những kẻ tai nạn đều thoát thống khổ.” . . .
         
Đức Phật còn tại thế mà còn dạy rõ ràng là thần lực của Tăng đoàn cao tột và vi diệu đến thế, huống là chúng ta cách Phật đã 25 thế kỷ hơn. Đã làm đệ tử Phật, một Tăng sĩ mang sứ mạng vào đời thay Phật tuyên dương Chánh pháp, làm việc của Phật không một ngày ôm bình bát, không một bữa hướng dẫn cho cho hàng hậu học là lớp Tăng Ni trẻ, mà cứ như hàng Bà la môn tụ hội vô thù ;  thử hỏi làm sao mà :  Kiến pháp tràng ư xứ xứ, phá nghi võng ư trùng trùng, hàng phục chúng ma, thiệu long Tam bảo cho được ?

          Ý thức được điều quan trọng đó, dù hoàn cảnh có khó khăn cách mấy, có bị vật đổi sao dời ra sao chăng nữa, chúng tôi gồm quý Tỳ kheo lớn nhỏ như là : Thắng Hoan, Chơn Thành, Hạnh Đạo, Trí Chơn, Phước Thuận, Tín Nghĩa, Nguyên An, Nguyên Trí, Nguyên Siêu, Minh Dung, Quảng Thanh, Nhật Trí, Thiện Long, Minh Chí, Quảng Định, v. v...  cố gắng hết sức mình để hội tụ quý Tăng Ni về một trụ xứ, tạo lập cho được một Đạo tràng An cư Kết hạ hằng năm. Nhờ sự tận tâm hộ đạo của cả hai giới, nhờ sự học hành Giới luật tương đối có quy củ nên những Đạo tràng Phật Đà, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, Đạo tràng Phật Tổ, . . . đã thay phiên nhau để dung chứa một số lượng Tăng Ni trên dưới 200 vị., mặc dầu cơ sở khiếm tốn. Như trong Kỷ Yếu An cư Kết hạ tại Đạo tràng Phật Đà bài nói về Mấy Mùa An Cư có nêu rõ như sau :
          *.-  Mùa An cư Ất dậu  - 2005, Đạo tràng Phật Đà, có đến 55 vị,
          *.Mùa An cư Bính tuất - 2006, Đạo tràng Phật Tổ, có đến  150 vi,
          *.-  Mùa An cư Đinh hợi - 2007, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, có đến 155 vị,
          *.-  Mùa An cư Mậu tý - 2008, Đạo tràng  Phật Đà, có đến 200 vị,
          *.-  Mùa An cư Kỷ sửu - 2009, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế,
có 68 Tỳ kheo, 64 Tỳ kheo ni, 4 Sa di, 6 Thức xoa và 12 Sa di ni. Tổng cọng là  158 vị tham dự.
         
Tuy nhiên, nếu cơ sở tương đối thích nghi về sự dung chứa thì con số lại càng nhiều hơn nữa.
          Điều mà chúng ta thấy hoan hỷ và lưu ý là : Sinh tiền, Cố Hòa thượng Thích Đức Niệm, Chánh Văn Phòng kiêm Khai sáng Phật Học Viện Quốc Tế, thường thân giáo, khẩu giáo cho hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, nên vào giảng đường đã thấy ngay hai câu :
          *.Các con hãy lấy Giới luật làm Thầy.
          *.-  Tỳ Ni tạng trụ Phật pháp diệc trụ.

          Nghĩa là Ngài luôn luôn thượng tôn Giới luật. Ý thức được lời Bổn sư dạy dỗ, nên quý đệ tử của Ngài, noi theo hạnh nguyện của Sư phụ, đã đồng thanh quỳ trước Tăng đoàn trong mùa An cư năm nay (Kỷ sửu - 2009), phát nguyện : Nếu hằng năm, không có Đạo tràng nào phát nguyện, thì chúng con (Phật Học Viện Quốc Tế) xin phát nguyện đón nhận.
          Sau lời phát nguyện dõng mãnh ấy, Thượng tọa Thích Quảng Thanh, đương kim Viện chủ chùa Bảo Quang tại Orang County đã đứng ra phát nguyện cúng dường bảo trợ mùa An cư cho năm Canh dần
(2010).

          Những Điểm Nổi Bật Trường Hạ Kỷ sửu – 2009, tại Phật Học Viện Qúốc Tế :

          A.- Danh Sách chư Tăng :
          1.- Hòa Thượng (11 vị) :  HT. Thích Thắng Hoan, HT. Thích Trí Chơn, HT. Thích Phước Thuận, HT. Thích Tín Nghĩa, HT. Thích Đổng Tuyên, HT. Thích Nguyên An, HT. Thích Nguyên Trí, HT. Thích Trí Đức, HT. Thích Nguyên Như, HT. Thích Minh Tuyên và HT. Thích Giác Sĩ.

          2.- Thượng Tọa (16 vị) :  TT. Thích Nguyên Siêu, TT. Thích Phước Minh, TT. Thích Bổn Điền (Úc Đại Lợi), TT. Thích Quảng Thanh, TT. Thích Đồng Trí, TT. Thích Thông Hải, TT. Thích Đức Niệm, TT. Thích Nhật Huệ, TT. Thích Nhật Trí, TT. Thích Tuệ Uy, TT. Thích Kim Đài, TT. Thích Minh Hậu, TT. Thích Nguyên Thông, TT. Thích Tâm Thành, TT. Thích Từ Hạnh và TT. Thích Trí Thiện.

          3.- Đại Đức (41 vị) :  ĐĐ. Thích Trí Viên, ĐĐ. Thích Thiện Lợi, ĐĐ. Thích Trí Thọ, ĐĐ. Thích Minh Hạnh, ĐĐ. Thích Phước Niệm, ĐĐ. Thích Thông Lý, ĐĐ. Thích Minh Chí, ĐĐ. Thích Hoằng Đạo, ĐĐ. Thích Minh Diệu, ĐĐ. Thích Minh Đạt, ĐĐ. Thích Nhuận Vương, ĐĐ. Thích Nhuận Thư, ĐĐ. Thích Chúc Tánh, ĐĐ. Thích Minh Phước, ĐĐ. Thích Huệ Trụ, ĐĐ. Thích Thiện Đạo, ĐĐ. Thích Quảng Thiện, ĐĐ. Thích Hạnh Hiếu, ĐĐ. Thích Minh Chánh, ĐĐ. Thích Chúc Hiền, ĐĐ. Thích Quảng Nghiêm, ĐĐ. Thích Vĩnh Nguyên, ĐĐ. Thích Quảng Thọ, ĐĐ. Thích Nguyên Huệ, ĐĐ. Thích Liễu Nguyên, ĐĐ Thích Đồng Trực, ĐĐ. Thích Quảng Trí, ĐĐ. Thích Chúc Độ, ĐĐ. Thích Quảng Thuận, ĐĐ. Thích Quảng Định, ĐĐ. Thích Thường Tịnh, ĐĐ. Thích Minh Tâm, ĐĐ. Thích Đồng Hoàng, ĐĐ. Thích Đồng Thanh (Úc Đại Lợi) ĐĐ. Thích Hạnh Thông, ĐĐ. Thích Minh Dật, ĐĐ. Thích An Đạt, ĐĐ. Thích Quảng Văn, ĐĐ. Thích Mãn Từ, ĐĐ. Thích Đồng Luận và  ĐĐ. Thích Nhuận Thủ,

          4.- Sa Di (4 vị) :  Sa di Thích Quán Từ, Sa di Thích Quảng Hỷ, Sa di Thích An Định và Sa di Thích Minh Tánh.

          B-. Danh sách chư Ni :
          1.-  Ni sư (7 vị) :  Ni sư Thích nữ Như Nhẫn, Ni sư Thích nữ Minh Huệ, Ni sư Thích nữ Nguyên Bổn, Ni sư Thích nữ Tiến Liên, Ni sư Thích nữ Nhật Nhan, Ni sư Thích nữ Nhật Hiếu và Ni sư Thích nữ Như Quang.

          2.- Sư cô (57 vị) :  SC. Thích nữ Huệ Như, SC. Thích nữ Huệ Chiếu, SC. Thích nữ Diệu Tánh, SC. Thích nữ Đức Thường, SC. Thích nữ Tuệ Từ, SC. Thích nữ Quảng Tịnh, SC. Thích nữ Lệ Nguyên, SC. Thích nữ Tuệ Đức, SC. Thích nữ Tánh Không, SC. Thích nữ Thiền Tuệ, SC. Thích nữ Tịnh Phước, SC. Thích nữ Tịnh Minh, SC. Thích nữ Thanh Châu, SC. Thích nữ Tịnh Nhơn, SC. Thích nữ Quảng Thành, SC. Thích nữ Như Hạnh, SC. Thích nữ Tâm Từ, SC. Thích nữ Liên Thi, SC. Thích nữ Như Thành, SC. Thích nữ Lệ Ý, SC. Thích nữ Nguyên Diệu, SC. Thích nữ Như Tín, SC. Thích nữ Như Nguyệt, SC. Thích nữ Như Niệm, SC. Thích nữ Như Ngọc, SC. Thích nữ Nguyên Từ, SC. Thích nữ Giới Toàn, SC. Thích nữ Từ Phương, SC. Thích nữ Thông Thành, SC. Thích nữ Hạnh Thiện, SC. Thích nữ Hạnh Thiện, SC. Thích nữ Thuần Minh, SC. Thích nữ Phước Quang, SC. Thích nữ Chơn Mẫn, SC. Thích nữ Không Tiến, SC. Thích nữ Huệ Chơn, SC. Thích nữ Thanh Liên, SC. Thích nữ Huệ Hằng, SC. Thích nữ Thanh Thiện, SC. Thích nữ Chân Giác, SC. Thích nữ Tâm Hòa, SC. Thích nữ Hoa Tâm, SC. Thích nữ Tịnh Nguyện, SC. Thích nữ Hoa Đạo, SC. Thích nữ Như Minh, SC. Thích nữ Phước Chánh, SC. Thích nữ Quảng Tịnh, SC. Thích nữ Chân Phụng, SC. Thích nữ Như Trí, SC. Thích nữ Đàm Văn, SC. Thích nữ Như Hiền, SC. Thích nữ Huệ Hương, SC. Thích nữ Như Phước, SC. Thích nữ Phổ Nguyện, SC. Thích nữ Tánh Hải, SC. Thích nữ Hỷ An, SC. Thích nữ Chủng Hạnh và  SC. Thích nữ Huệ Hương.

          3.- Thức Xoa Ma Na (6 vị) : TX. Thích nữ Liên Nhẫn, TX.. Thích nữ Tuệ Trí, TX. Thích nữ Từ Đạo, TX. Thích nữ Quảng Nhã, TX. Thích nữ Quảng Ngộ, TX. Thích nữ Huệ Tín.

          4.- Sa Di Ni (12 vị) :  Sa di ni Thích nữ Tuệ Chơn, Sa di ni Thích nữ Huệ Thành, SDN. Thích nữ Như Hiền, Sa di ni Thích nữ Tuệ Trân, Sa di ni Thích nữ Tuệ Đăng, Sa di ni Thích nữ Viên Hiếu, Sa di ni Thích nữ Viên Như, Sa di ni Thích nữ Huệ Khiết, Sa di ni Thích nữ Đại Nhẫn, Sa di ni Thích nữ Huệ Chơn, Sa di ni Nhuận Phương và Sa di ni Thích Nữ Quảng Phục.

          C.-  Chương TrìnhThực Hiện :
          1.-  Cho hàng Tăng Ni :
          *.- Hòa thượng Thích Minh Tâm (Pháp quốc)  với chủ đề :  Hiện Tình Phât Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại.
          *.- Hòa thượng Thích Hạnh Đạo với chủ đề :  Kinh Nghiệm Hành Đạo I và II
          *.- Hòa thượng Thích Thắng Hoan với chủ đề :  Duy Thức Học và Ý nghĩa Vị pháp thiêu thân của Bồ tát Quảng Đức năm 1963.
          *.-  Hòa thượng Thích Tín Nghĩa với chủ đề :  Nội Lực của Tăng Già.
          *.-  Thượng tọa Thích Nguyên Siêu với chủ đề :  Văn Hóa Phật Giáo với Dân Tộc I và II
          *.- Thượng tọa Thích Thông Hải với chủ đề :  Thao Thức của người Tu Sĩ nơi Xã Hội Mới.
          *.-  Hòa thượng Thích Minh Tuyên với chủ đề :  Làm Sao tập Nội Lực để Hướng Dẫn Quần Chúng.
          *.-  Hòa thượng Thích Đổng Tuyên với chủ đề :   So Sánh Luật Tạng Truyền Thống Nam Bắc Phật Giáo và Yết Ma Giáo Chỉ.
          *.-  Thượng tọa Thích Đồng Trí với chủ đề :  Khổ Đau Trong Chơn Đạo.
          *.-  Đại đức Thích Minh Hạnh với chủ đề :  Chuyển Ý Niệm Từ Bi sang Hành Động..
          *.-  Hòa thượng Thích Chơn Thành với chủ đề :  Hai Thế Hệ Tăng Ni.
          *.-  Hòa thượng Thích Phước Thuận với chủ đề :  Phát triển Nội Lực bằng Cách Nào ?  Kính trọng trong Giới phẩm và Hạ Lạp.

          2.-  Cho hàng Cư Sĩ :
          *.-  Hòa thượng Thích Tín Nghĩa với chủ đề :  Công Đức Hộ Giới trong Trường Hạ.
          *.-  Hòa thượng Thích Trí Đức với chủ đề :  Giáo Lý và Thực Hành môn Tịnh Độ.
          *.-  Hòa thượng Thích Nguyên Như với chủ đề :  Phật Pháp Ứng Dụng trong Đời Sống.:
          *.-  Ni sư Thích nữ Như Nhẫn với chủ đề :  Người Phật Tử Tại Gia đối với Phật Pháp.
          *.- Thượng tọa Thích Quảng Thanh với chủ đề :  Niệm Phật Công Đức Thù Thắng.
          *.-  Thượng tọa Thích Đồng Trí với chủ đề :  An Lạc từng Bước Chân.
          *.-  Thượng tọa Thích Bổn Điền với chủ đề :  Con Đường dẫn đến An Lạc.
          *.-  Hòa thượng Thích Đổng Tuyên vói chủ đề :  Nhi Đế Dung Thông.

          3.- Bái Sám :  Trì tụng và Sám hối.
          *.-  Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật.
          *.-  Lương Hoàng Sám Pháp
.

          4.- Trực nhật, Hành đường :
         
Tất cả chư Tăng Ni từ mười lăm hạ trở xuống đều được phân chia đồng đều từ ngày nhập hạ cho đến ngày Tự tứ.

          5.-  Nghi lễ :
         
Được phân chia Duy na, Duyệt chúng, Hô canh đều thực hành theo nghi lễ của từng miền, gồm miền Trung từ Nha Trang trở ra Huế, Bình Định và miền Nam.

          Trên đây là những phần chính được thực hiện trong suốt cả thời gian An cư Kết hạ tại Trường hạ Phật Học Viện Quốc Tế. Tuy Viện đứng ra nhận trọng trách, từ vật chất đến tinh thần ;  tuy nhiên, một ban ngoại hộ rất hùng hậu do Thượng tọa Thích Thiện Long, Viện chủ chùa Phật Tổ, Long Beach đưa về ủng hộ năm ngày rất đắc lực. Phải thừa nhận tâm nguyện cung kính Tăng đoàn và tâm hạnh bao dung của Thượng tọa Thiện Long vô cùng cao quý, đáng kính phục. Thượng tọa vì phát nguyện hành trì bái sám ba tháng liền tại bổn tự nên không thể tự thân tham dự an cư. Thầy đã cho hai chúng xuất gia và tại tại gia tham dự và phục vụ hết mình. Đặc biệt có một vị đệ tử xuất gia đạo hiệu là Thường Tịnh, đã đóng vai một vị Giám trai Sứ giả đúng mức. Thầy Thường Tịnh không lúc nào xao lãng việc nấu nướng, không những thế, thầy còn khuyên ban hộ giới nên thay đổi thức ăn từng bữa để cúng dường Đại chúng trong trường hạ kể cả những thức uống và món tráng miệng.

          6.- Cử hành Lễ Tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức, vị Pháp thiêu thân :
         
Từ khi Tăng đoàn chúng tôi hướng dẫn An cư, không năm nào mà không Tổ chức lễ Tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức, vị Pháp thiêu thân một cách trang trọng, để nhắc lại hạnh nguyện của Ngài đối với Đạo pháp và Dân tộc. Đồng thời, ôn lại cuộc đời hành đạo và tâm nguyện của Ngài cho hàng hậu học xuất gia cũng như tại gia biết rõ, để noi theo trong muôn một tâm nguyện của Ngài.

          7.-  Điều khiển Chương trình cho ngày An cư :
         
Phải thành thật mà nói, mùa An cư năm nay thật trang nghiêm và thanh tịnh. Ba vị Thượng tọa :  Nguyên Siêu, Nhật Trí và Nhật Huệ điều khiển chương trình rất tài tình, nào thay đổi chương trình, nào thay đổi diễn giả, thế nhưng không làm cho sự sinh hoạt của khóa An cư xáo trộn hoặc không đúng với thời khóa. Tội cho Thượng tọa Nhật Huệ có nhiều đêm chỉ ngủ chưa tới ba tiếng đồng hồ. Thượng tọa Nhật Trí hết lo chương trình phần giảng của Chư Tăng phải trở lại Chánh điện để lo phần giảng cho giới Cư sĩ. Thượng tọa Nguyên Siêu bao quát chương trình nên cũng phải nằm dài thở hổn hển, vì vừa lo phân bố chương trình lại vừa cáng đáng tài liệu cho chính mình khi phải nói chuyện trước Đại Tăng. Có lời tán dương công đức đến ba vị và xin hồi hướng lên Tam bảo chứng minh cho ba Thượng tọa chân cứng đá mềm để phụng sự Phật pháp và phổ độ chúng sanh trong thời kỳ nghiệt ngã này, nhất là đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

          8.-  Ban hộ trì cho Trường hạ :
         
Trong những Trường hạ mà chúng tôi trực tiếp hướng dẫn, dù ở chốn Già lam nào cũng đều được tươm tất, chu đáo về cả vật chất lẫn tinh thần. Nếu Trường hạ ở Phật Học Viện Quốc tế thì các ngôi tự viện như Bảo Tịnh, Phật Đà, Bát Nhã, Thiền Tịnh Đạo Tràng, Phật Tổ đều có cúng dường Trai Tăng, đều chung lo chấp lao phục dịch giống như chính ở chốn Già lam của chính minh. Hình ảnh này nói lên tinh thần hỗ tương với tâm vô phân biệt.

          9.-  Thiền trà :
         
Kết thúc khóa tu, lúc nào chúng tôi cũng có một buổi họp mặt Đại chúng cả hai giới Xuất gia và Tại gia, gọi là Thiền trà. Trong buổi thiền trà, chúng tôi cũng để quý Tăng Ni trẻ thi thố khả năng qua những lời thơ tiếng nhạc, nghệ thuật trình bày những bài nhạc đạo để thư thái tâm thần. Suốt khóa An cư, thực hành đúng múc trú dạ lục thời, nên không có một chút thời gian dù ngắn để trò chuyện tình đạo, vì có vị ở xa tận Úc Đại Lợi, có vị ở ngoài tiểu bang California. Buổi thiền trà là dịp để cho chư Tăng ni và Phật tử có cơ hội thăm hỏi nhau hoặc trao đổi cho nhau kinh nghiệm hành đạo nơi xứ người.

          Để kết thúc bài tường thuật ngắn này của trường hạ an cư tại Già lam Phật Học Viện Quốc Tế, chúng tôi có lời thơ ngắn như sau :

Mỗi năm đều có an cư,
Tăng Ni hội tụ nhất như tu hành,
Mỗi năm kết hạ một lần,
Thời gian tuy ngắn, nhưng tình đạo thâm.
Nghiêm huân giới luật vào tâm,
Nhiếp niệm không lầm lời Phật truyền trao.
Tăng ni Phật tử ước ao,        
Mỗi năm thực hiện cho nhau tu hành.
Đường đời đã lắm ba sinh,
Chỉ có hòa hợp đạo tình Tăng Ni.

1Hiện Tình Phật Giáo Việt Nam. Thích Tín Nghĩa
1Chú Đại Bi Lược Giải . Thích Tín Nghĩa
1Cốt Tủy Nghi Lễ Phật Giáo . Thích Tín Nghĩa
1Từ Đàm Quốc Nội Quốc Ngoại . Thích Tín Nghĩa
1Những Bườc Chân Đi Qua. Tín Nghĩa
1Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế . Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Chẩn Tế Cô Hồn . Thích Tín Nghĩa
1Hiền Lương Chí Lược Tân Biên . Thích Tín Nghĩa
1Thiền Môn Văn Điệp (Hán Văn) . Thích Tín Nghĩa
1Kỷ Yếu Khánh Thành và Đại Hội. Tín Nghĩa
1Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ. Tín Nghĩa
1Tưởng Niệm Ôn Mật Hiển. Tín Nghĩa
1Nghi Thức Tụng Niệm Đặc Biệt . Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Phổ Thông. Tín Nghĩa
1Nhơn quả. Thích Tín Nghĩa
1Tổ Liễu Quán. Thích Tín Nghĩa
1Ba ngày rằm. Thích Tín Nghĩa
1Tách trà còn nóng. Thích Tín Nghĩa
1Đạt Ma Huyền Trang. Thích Tín Nghĩa
1Pháp khí và Pháp phục. Thích Tín Nghĩa
1Những Bước Chân Đi Qua. Thích Tín Nghĩa
1Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập. Thích Tín Nghĩa
1Vulan nghĩ về Đấng Sinh Thành Thích Tín Nghĩa
1Tình pháp lữ giữa tôi và HT Thiện Trì. Thích Tín Nghĩa
1Những kỷ niệm với HT Thích Đức Niệm. Thích Tín Nghĩa
145 Ngày Du Hóa Âu Châu. Thích Tín Nghĩa
1Ảnh Hưởng Thiền với Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam. Thích Tín Nghĩa
1Những Dấu Mốc Trong Hơn Nửa Thế Kỷ Qua. Thích Tín Nghĩa
1Mấy Mùa An cư . Thích Tín Nghĩa
1Một Kỷ Niệm Khó Quên Với, Ôn Huyền Quang . Hậu học, Thích Tín Nghĩa
1 Ôn Già Lam . Điều Ngự Tử, Thích Tín Nghĩa
1Hình ảnh, Thích Tín Nghĩa
1An Cư là Một Tuyệt Tác của Tăng Già Hòa Hợp và Thanh Tịnh Điều Ngự Tử, Thích Tín Nghĩa
1 Chiếc Xe Đạp - Điều ngự tử Tín Nghĩa
1TU - Điều ngự tử Tín Nghĩa
1 Kỷ Yếu Cư Sĩ và Sự Thật Vùng Đất La Vang Điều ngự tử Thích Tín Nghĩa
1 Những Vần Thơ Xuân Điều ngự tử Thích Tín Nghĩa
1Những Tác Phẩm Đã In Thành sách Điều ngự tử Thích Tín Nghĩa
1Nguồn Gốc Về Nguồn Thích Tín Nghĩa

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Hai Câu Chuyện Rất “Thương Tâm”
Phật Đản Miền Đông Bắc Hoa Kỳ
Một Đạo Tràng Bố Tát Đặc Biệt
Đi Quanh Một Vòng Với Các Đạo Tràng An Cư – 2021
Mùa Xuân Tân Sửu – 2021
Thông Báo Mới Của CDC Chỉ Có 6% Số Người Tử Vong COVID -19 . . . .
Vu Lan 2564-2020 Nhớ Ơn Nhị Vị Hòa Thượng “Đức Niệm và Mãn Giác”
Luận về : Cái Chết Nguyên Con
Có Những Cái Chết
Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3902668
Có 0 Khách Đang Online