Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHẬT GIÁO
Tác giả: TT. Thích Mật Thể

       Qua những phần ở trên, ta thấy Phật giáo, có một tính chất đặc biệt khác với tôn giáo, triết học, triết học, đến đây là bắt đầu nghiên cứu vào Phật giáo.
          Đi vào Phật giáo ta tìm thấy có hai nguyên lý căn bản:
          1.-  Tất thảy hiện tượng đều chuyển biến vô thường
          2.-  Bản thể bất sinh bất diệt
          a.-  Hiện tượng chuyển biến vô thường :
          Tất thảy sự vật trong thế gian, không có cái gì là thường còn và đứng yên mãi, bể cát hóa thành ruộng dâu, bông hoa sớm nở tối tàn, người ta cũng phải già phải chết!  Phàm cái gì có sinh tất phải có diệt, người vật đều thế, dù chậm dù mau, không một cái gì thường còn mãi mãi.
          Kìa cây thông đứng ở trước mắt nhà ta, ta tưởng nó cứ đứng yên mãi như thế chăng ?   Không, từ khi trồng đến khi lớn, khi già, nó phải thay đổi luôn luôn.
          Thay đổi có hai :
          1.-  Từng sát-na
          2.-  Từng giai đoạn
          Sát-na là giây phút, tức là thời gian rất ngắn, trong kinh Phật từng chia mỗi sát-na còn có 900 lần sinh diệt, muôn vật thường thay đổi vô thường trong từng nháy mắt rất nhanh chóng, hằng biến chuyển cùng khắp trong vạn vật.  Kìa! Ta thấy màu xanh của lá, hay màu đỏ của hoa, tưởng là nó chỉ đứng yên, chớ lúc sắp vàng hay khi gần héo nó mới biến hiện trạng thái thay đổi của nó.  Sự thực ở chớp mắt này nó xanh nó đỏ thế, nhưng có chớp mắt sau nó không thắm đi một tí, thì cũng phải lạt đi một phần, có bao giờ đứng dừng đâu.  Như cái đồng hồ cứ tích tắc này đến tích tắc khác, phải chuyển động và thay đổi luôn luôn, trái lại, nếu tích tắc trước mà dừng nghỉ, thì làm gì có tích tắc sau, cho đến phút này và giờ khác.
          Sự lớn bé già trẻ của người ta cũng vậy.  Nếu ta chỉ nhìn ta tới ngày nay, ngày qua, hay ngày mai, thì tin tưởng nó giống như thật.  Song, nếu đem so sánh với ngày mới sinh, với lúc trưởng thành, hay ngày già yếu thì thấy nó khác nhau hẳn.  Cái khác ấy, có phải nó đi từng gia đoạn đâu, mà phải từng ngày từng phút, từng chớp mắt, từng sát-na.
          Trong sự thay đổi vô thường của vạn vật theo Phật giáo, có chia ra làm 4 thời kỳ:  Sinh, trụ, dị, diệt, như người ta khi mới sinh ra là sinh, khi thân lớn là trụ, khi già nua là dị, khi chết là diệt.  Trong bốn kỳ ấy, lại có 4 thời kỳ sinh, trụ, dị, diệt nhỏ.  Như thời kỳ sinh ra ta, tất phải có thời kỳ thụ thai, thời kỳ tượng hình, thời kỳ sanh đẻ, rồi mới đến thời kỳ khôn lớn.  Lại như trái cây, cũng phải trải qua thời kỳ nẩy nụ nẩy hoa, thời kỳ hoa tàn mới kết quả thành trái.  Trong mỗi thời kỳ nhỏ như vậy, lại có bốn thời kỳ sinh, trụ, dị, diệt nhỏ nữa, và cứ thế lấy số thành chia làm bốn thời kỳ mãi cho đến khi thời gian còn bằng chớp mắtg, cái sát-na sự sinh diệt dù vi tế, vẫn còn 4 thời kỳ sanh, trụ, dị, diệt của cái chớp mắt, cái sát-na.
          b.-  Bản thể bất sinh bất diệt
          Muôn vàn hiện tượng chuyển biến vô thường hiện ra giữa vũ trụ bao la, rộng lớn như những làn song dào dạt, nổi sôi hoạt động trên bờ bể cả.  Tất cả những sự vật biến đổi đó đều hiện hữu, tính cách hiện hữu như vậy, mặc nhiên đã nói lên đặc tính của bản thể vũ trụ.  Bản thể ấy, Phật giáo gọi là “Tâm,”  ở đây ta chớ hiểu lầm chữ Tâm theo định nghĩa chật hẹp của triết học.  Tinh thần chủ quan sinh ra vũ trụ khách quan, lại không nên hiểu lầm tâm là ý tưởng thuần của triết học. Tinh thần chủ quan sinh ra vũ trụ khách quan, lại không nên hiểu lầm tâm là ý tưởng thuần túy của nhà triết học Duy tâm Hégel là ý niệm của cộng đồng khách quan.
          Tâm theo nghĩa Phật giáo là “bản thể chung của vũ trụ.”  Bản thể ấy, gồm có các công năng hoạt động làm yếu tố, hay chất thiện sinh ra hiện tượng thế giới.
          Các công năng :
          1.-  Chất cứng rắn (đất)
          2.-  Chất mịn ướt (nước)
          3.-  Chất rung động (gió)
          4.-  Chất ấm nóng (lửa)
          5.-  Hư không (không khí)
          6.-  Linh thức (giác tính hay linh tri)
          Sáu công năng này bao biến tràn đầy vũ trụ, nên gọi là “lục đại” (sáu công năng lớn) lại tự nó làm nguyên nhân (nguyên nhân chủ yếu) làm duyên (nguyên nhân phụ thuộc) cho nhau mà sinh ra vạn hữu, nên gọi là lục đại duyên khởi.  Tính chất công năng của 6 đại ấy rất tinh tế không phải là hình thức thô sơ, hay như những nguyên tố điện tử của nhà khoa học.
          Theo Phật giáo đứng về quan niệm sai biệt chia ra 6 cái khác nhau như vậy.  Đứng về phương diện tuyệt đối thì chỉ có một Bản thể bình đẳng như nhất, nogài danh tiếng nói do tâm phân biệt.  Nên trong Phật giáo thường gọi bản thể này là “không tướng” hoặc “Chân không,” như trong Bát-nhã tâm kinh nói :   “Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt,” nghĩa là tướng Chân không của các pháp (tức các hiện tượng) không sinh không diệt; lại trong thất đại trong kinh Lăng Nghiêm tả về bản thể đoạn kết nói :   “Tính sắc chân không tính không chân sắc, thanh tịnh bản nhiên, chu biến pháp giới,”  nghĩa là thể tính của cái sắc bản nhiên trong sạch trùm khắp pháp giới (xin hiểu nghĩa như chữ vũ trụ) cho đến khi trở về tính nước hay tính lửa cũng đều nói thế.  Vậy biết bản thể của vũ trụ là gồm đủ các công năng nguyên liệu ấy, mà cái công năng ấy là siêu hình, là không nhưng không phải là cái không trống rỗng, không có gì hết, nên mới gọi là “Chân không,” và chân không ấy mới thực là “chân sắc.”  Có thể, công năng ấy, công năng nào cũng tràn đầy cùng khắp dung hóa với nhau, làm thành bản thể vũ trụ, mà không công năng nào lấn đoạt công năng nào, chất cứng rắn kết lại thành đất, chất mềm ướt kết lại thành nước, cũng như tính linh thức để làm nguồn sống linh giác cho muôn loài vật, không có cá nào làm như cái nào.
          Sự biến hóa ra vạn hữu vũ trụ là một hoạt động dĩ nhiên do các công năng ấy tự nó làm nhân duyên nhân quả lẫn cho nhau mà sinh hóa, chứ không đấng nào làm chủ cả.  Nên đối với vấn đề vũ trụ quan, Phật giáo bao giờ cũng chủ trương thuyết duyên khởi, muôn vật đều do “nhân duyên” mà có.  Ở trong hiện tượng giới, ta thấy muôn vật có sinh có diệt, có thủy có chung, chuyển biến vô thường.  Nhưng nếu xét toàn thể vũ trụ đứng về bản thể thực tại thì lại vượt ra ngoài sinh, diệt, thủy, chung mà vạn hữu là thường trụ, trong cuốn nhân quả nối tiếp không ngừng, nhân của cái này, là quả của cái nọ, quả cái nọ là nhân của cái kia, triển diễn cùng khắp, từ quá khứ đưa đến hiện tại, từ hiện tại đưa đến tương lai, ngược về trước tìm đâu thấy có thủy, ngó lại về sau chẳng thấy có chu, sự biến chuyển vô thường chẳng qua là sự thay đổi về trạng thái mà thôi.  Hoặc lại làm cái nhân cho tái sinh, mất rồi lại có, nhân quả tuần hoàn (vòng quanh) nhân duyên trùng điệp, ấy là nhân quả tương quan của vũ trụ vạn hữu, mà đức Phật đã thấy rõ chứng rõ, thuyết minh ra, chứ không phải suy luận hay ức đoán.  Xin lấy một tỷ dụ cụ thể cho dễ hiểu:  như cái áo ta mặc đây thông thường người ta chỉ nghĩ hễ có tiền ra nhà hàng mua vải rồi đem thợ cắt may là có áo mặc ngay, nhưng bây giờ ta thử xét xem, vải ấy từ đâu mà có, người sản xuất ra nó lấy nguyên liệu gì và ở đâu?  Và bác thợ may trong khi cắt may, đã dung đến cái gì để cắt xén, rõ ràng là thấy sự liên hệ quan thiết với nhau vô hạn, thứ vải ta dùng ấy, nếu không phải tự nhiên mà có thì nó đã phải chở từ bên Anh, Mỹ qua, thì nó đã liên quan đến thợ thuyền các xưởng dệt bên ấy, nguyên liệu để dệt ra vải họ lại hoặc mua ở Trung Hoa, Nhật Bản, hay Miến Điện, Nam Dương v.v… thế lại liên quan đến các nước ấy; cho đến cái kéo của bác thợ may cũng đã liên quan đến anh thợ rèn, hay người dệt vải ở nước nhà hay nước ngoài chẳng hạn …  Và trong khi làm bác thợ rèn hay người dệt vải, đều nuôi sức sống bằng cơm hay các thức ăn khác, thế là bác thợ rèn cùng người thợ dệt đã liên quan đến kẻ nông phu.  Cứ như thế xét rộng ra trên đời không có nước nào, không một cái gì tự nhiên cô lập, dù cho cái kim nhỏ, sợi chỉ tơ, cũng có ảnh hưởng liên quan xa rộng.  Tục ngữ có câu :   “Rút cây thì chuyển động rừng.”  Ấy là một nhận thực về luật liên quan của vũ trụ.
          Vạn hữu vũ trụ đã do nhân duyên nhân quả mà có, thì giữa cái hiện tượng là một giây quan hệ, mật thiết chằng chịt lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, nên Phật giáo bao giờ cũng xem vũ trụ là một khối duy nhất, nhịp nhàng, chứ không phải từng cá thể phân biệt; người ta hay muôn vật là những phần tử của cái “toàn thể” nhưng phần tử ấy có một xã hội tính triệt để, tức là tính duyên khởi.  Muôn vàn cảnh tượng biến hiện trên thế gian, như những làn song trùng trùng điệp điệp trên biển cả.  Sóng tức nước, hiện tượng tức bản thể, to như vầng thái dương, nhỏ như vi trần, đều là hiện thân của chân lý.  Đức Phật là đấng sáng suốt từ bi rộng lớn, các đệ tử Phật luôn luôn sống bên người, gần vật, để san sẻ lòng thương, chia vui bớt khổ, đặng cùng sống nhịp nhàng theo bản thể vô biên và tuyệt đích.  Như trên đã nói, đạo Phật đâu có phải chủ trương tinh thần sinh ra vật chất.  Song cũng không như duy vật, chủ trương vật chất làm căn nguyên sinh ra vạn hữu vũ trụ - Nếu về vật chất của vũ trụ đã do vật chất làm căn nguyên, thì nguồn sống vô hạn, về giác tính và cảm tình của người ta cùng muôn vật sao lại không có cái … làm căn nguyên để chi phối ?   Quang niệm đối với bản thể vũ trụ, thuyết duy vật còn hạn chế lắm!
          Đến đây chắc các ngài nghĩ rằng:  Nếu đạo Phật không chủ trương duy tâm, sao trong kinh Phật nhiều chỗ nói về “Tâm” như những câu :   “Nhất thiết duy tâm tạo - tất thảy sự vật đều do tâm làm ra.”  Ta nên nhờ rằng, chữ Tâm dùng trong đạo Phật là để chỉ cho bản thể gồm đủ các công năng như đã nói trên chứ không phải chỉ riêng về tinh thần, và dù nhiều chỗ nói về Tâm, cũng chỉ nói cái tâm bản thể ấy.  Và nhận thức đã thấu đáo về bản thể như trên thì dù rằng nói duy tâm hay duy vật hay duy gì cũng được, vì tâm không cũng không ra ngoài vật, vật cũng chỉ là vật của tâm mà thôi.
          Sau khi giõi bước về địa hạt Phật giáo ta đã thấy cái gì ?   Phật giáo đã đem lại cho ta những hiểu biết gì ?   người tìm chân lý không thể thờ ơ lãnh đạm
          Hỡi nhân loại thân mến !   Hãy trở về bản thể vô biên và tuyệt đích là hạnh phúc muôn đời của chúng ta, và chỉ có Phật giáo mới là con đường sáng cho chúng ta đi.  Vì Phật giáo có một nguồn giáo lý rất cao thâm rộng rãi, căn cứ vào đây ta có thể giải quyết được mọi vấn đền thắc mắc về vũ trụ, có thể đưa nhân loại đến chỗ hạnh phúc an vui chân thật vĩnh viễn thực sự, không phải như những cái gì quá mơ mộng và chỉ có ở trong trí não người ta.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3896770
Có 0 Khách Đang Online