<January 2025>
SunMonTueWedThuFriSat
2930311234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
TÌM HIỂU
Tác giả: TT.Thích Mật Thể

    Nếu người ta không đến nỗi hiểu lầm để đánh giá hai chữ hạnh phúc bằng sự cơm ăn, áo mặc, chơi bời cho sung sướng, thì mục đích của loài người là phải tìm thấy con đường sáng để đi, và nhân sinh sở dĩ có một giá trị đặc cách hơn cả cũng ở chỗ đó.  Đem cả long nhiệt thành thiết tha để phụng sự lý tưởng cao cả, rộng rãi, nhập tâm hồn cùng bản thể vô biên, đây không phải là hạnh phúc chân thực vĩnh viễn của đời người hay sao ?
         Tìm ở khoa học :  Đi vào khoa học ta nhận thấy :  Khoa học chỉ căn cứ vào hiện tượng để tìm chân lý, nói cách khác, khoa học chỉ nương vào hiện tượng của sự vật bên ngoài để phân tích, nghiên cứu, tím hiểu muôn sự muôn vật ấy, đặng giúp thêm vào một phát minh nào đó – Cái gì ngoài cảm giác ngũ quan của người ta khoa học đều phủ nhận không thực có.
          Nhưng  “thử hỏi giác quan của con người, bao giờ cũng như bao giờ, hay nó còn thay đổi theo nhiều chiều hướng, theo từng nhận thức của mọi người, và người ta có thể tin chắc giác quan của con người bất kỳ quan sát cái gì, cũng hoàn toàn đúng cả không ?”  Ai dám quả quyết trả lời rằng :  “Đúng cả” theo câu hỏi đó.
          Trong thực tại ta nhận thấy có nhiều vấn đề ma khoa học không thể giải quyết được, nếu cứ đứng trong phạm vi khoa học () – như vấn đề giá trị của người thức giả chẳng hạn – vì khoa học bao giờ cũng có tính chất chuyển biến, chính một vài nhà thong thái đã chú ý nói rõ tính cách chuyển biến thích hợp, ứng theo nhu cầu của nhân loại, trong một thời đại, chứ chưa phải là chân lý tuyệt đối.  Huống nữa giữa vũ trụ mênh mông, muôn vật phô bày, đã khi nào khoa học dám vén bức màn bí mật của vũ trụ bao la chưa?  Trên đường suy tầm chân lý khoa học còn phải dõi bước, chẳng biết đến bao giờ là ngày chung kết.
          Đành rằng những phát minh của khoa học, có phần giúp ích cho đời sống nhân loại rất nhiều, nhưng một phương diện khác, khoa học đã đi nhầm, đã quá lợi dụng vật chất, phát minh ra bao nhiêu, cơ khí giết người, gây nên họa chiến tranh tàn khốc cho nhân loại, và khoa học dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể gạt khỏi được hạt lệ thương tâm ở long người thiếu phụ …
          Nhiều nhà bác học ở Âu Tây đã kết tội khoa học:  Văn minh vật chất chỉ đưa người đến chỗ chết, đưa người ta vào con đường khủng hoảng, trụy lạc.  Bác sĩ Alexis Carrel đã từng than thở:  Nếu các nhà khoa học của thế kỷ trước chịu khó nghiên cứu tâm hồn con người thì văn minh không bị khủng hoảng như ngày nay.
         Tìm ở triết học :  Triết học, bởi nó sản sinh nhiều môn phái quá, nên mỗi nhà chủ trương mỗi khác, mỗi phái thuyết minh mỗi khác, lý luận không duy nhất, sự trái ngược giữa các triết gia đã đem lại cho ta những điều hoang mang vơ vẩn khác nào người lạc lối vào rừng, cây cối um tùm, bao bọc bốn phía, khó tìm được lối ra.  Đi vào rừng triết học ta cũng nhận thấy, chẳng hạn như Âu tây Socrate, Platon hay Hégel, H. Bergson đều không giống nhau; ở Á đông Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Trang cũng lắm trái ngược, hoặc bên thì quá chú trọng về lý trí, bên thì thiên tình cảm, bên thì quá chú trọng về lý trí, bên thì phóng khoáng viễn vông.  Bởi độc đoán sinh ra hoài nghi, từ suy lý đến thực nghiệm, thành ra lý thuyết này chống với lý thuyết nọ, các nhà chủ trương đều đem hết tài hùng biện để tranh luận cho lý thuyết mình được đứng vững.  Những lời tranh biện cũng như bài thuyết pháp được chiếu ra bởi tinh thần trầm tư suy tưởng của các triết gia đã thành sách vở chồng chất, nhiều không kể xiết.
          Song ta cố tìm một kết luận về bản thể chân lý vô biên và tuyệt đích, không khỏi ôm long băn khoăn và thất vọng.
          Huống nữa, triết học chư từng vạch rõ một con đường thực tế, nghĩa là phương pháp thực tế, để có thể mọi người noi theo đó mà đi, hầu đạt được mục đích tối hậu.  Nên có thể nói triết học chỉ là món quà hạng thượng lưu trí thức, hay cho những người có trình độ học thức cao đẳng, chớ không phải món ăn bổ ích phổ cập cho cả đại chúng; thế nên, triết học dù có lý thuyết cao xa đến đâu cũng còn mang lấy khuyết điểm ấy.
         Tìm ở tôn giáo :   Bây giờ ta thử đi sâu vào tôn giáo:  Trên thế giới tôn giáo rất nhiều, như tóm lại chỉ là hai tôn phái, Nhất thần giáo và Đa thần giáo.  Nhất thần giáo chủ trương vạn hữu (chỉ cho người cùng hết thảy sự vật) trong vũ trụ là do một đấng thiêng liêng toàn trí toàn năng làm ra, đấng thiêng liêng ấy đủ quyền thưởng phạt về mọi điều tội, phúc đối với người và có thể đưa người về hạnh phúc (thiên giới) nếu người t chịu theo Ngài.
          Giả như có người hỏi:  Đấng thiêng liêng ấy có hình thể không ?  Nếu bảo là có hình thể, thì trên đời này cái gì có hình thể đều phải hủy hoại.  Mà đã bị hủy hoại, tất đấng thiêng liêng kia mất hẳn tính chất vĩnh viễn, và cõi thiên quốc kia không còn đâu cho loài người đến hưởng nữa, và phàm đã có hình thể đều phải hủy hoại, nếu đấng thiêng liêng cũng có hình thể, có giới hạn, thì làm gì có sức gọi là toàn trí toàn năng để sinh ra vũ trụ rộng lớn này được.  Còn như nói rằng không hình thể, thì trên đời có cái gì không mà lại sinh ra có được.  Nói tóm lại, đứng về phương diện luân lý thì, tôn giáo dựa theo thần thoại, dùng thuyết thưởng phạt để khuyên người dạy người về con đường lành, đối với xã hội có phần ảnh hưởng tốt.
          Song đối với bản thể, thuyết thần tạo (thần sinh ra muôn vật) còn đương mơ màng và huyền bí quá! Không thể đứng vững trong thời đại khoa học này được.  Hơi giống với thuyết thần tạo trên, ở Ấn Độ, đạo Bà-la-môn cũng chủ trương Phạm Thiên (Brahma) sinh ra tất cả muôn vật trong vũ trụ.  Phạm là vị thần bản thể, đồng thời cũng là vị thần nhân cách (có hình dáng như người).  Khi người biết chăm lo học hỏi thông thái giữ gìn đức hạnh, diệt trừ long tham dục, si ám, thì bản ngã (cái ta) trở về với Phạm thiên, được giải thoát.  Đến như Đa thần giáo (tôn giáo thờ nhiều vị thần) thì rất là phôi thai không có gì cao siêu lắm, thuyết này do tín ngưỡng tập tục bởi nhiều người nhiều đời mà ra, hoặc theo từng dân tộc mà có sự sai khác.  Với chủ trương hết sức là lan man, vị thần này sang chế ra cái này, vị thần nọ sang chế ra cái nọ v.v…  Nếu người ta còn tin tưởng về lối thờ phụng này thì chỉ là lối cầu cạnh, ỷ lại, tránh họa cầu phúc, chứ không thể căn cứ vào đấy để tìm con đường hạnh phúc chân chính được.
          Tìm ở chính trị.  Tìm hạnh phúc cho nhân loại xây dựng hòa bình cho thế giới, có nhiều người đã đặt hết tin tưởng vào chính trị vậy.  Ở đây ta cũng cần phải xét qua.  Tôn Văn nói :   “Chính trị là công việc của mọi người, trị là quản trị.  Làm chính trị tức là quản lý công việc của mọi người.”  Theo quan niệm của các nhà Duy vật thì “chính trị là những mưu mô của một dân tộc bị xâm lược chống với dân tộc xâm lược, của giai cấp bị trị chống với giai cấp thống trị và ngược lại.”  Theo định nghĩa của Tôn Văn hơi rộng quá nên không có giải quyết rõ rệt; theo định nghĩa thứ hai có phần đúng, song lại có tính cách thiên về chủ nghĩa máy móc phi nhân.  Đành rằng Quốc gia bị xâm lăng thì chính trị là những mưu mô để chống bọn xâm lược, song sau khi đã đuổi quân thù ra khỏi đất nước, thì chính trị không thể  không là cơ quan quản lý để đem lại sự hòa vui, ấm no cho nhân dân, và không thể không là những chính sách khéo léo, hòa hảo trên đường ngoại giao đối với Quốc tế ?   Ngày nay nhân sự giao thong tiện lợi, tình hình kinh tế các nước ngày càng mở mang nên sự quan hệ giữa các Quốc gia rất là phiền phức.  Nhiều khi chỉ một biến chuyển nhỏ ở một nước này, rất có ảnh hưởng lien quan đến các nước khác.  Vì thế, chính trị có khi là một phương sách ngoại giao rất khéo léo, song có khi cũng là mưu mô xảo quyệt để ganh đua nhau, đối chọi nhau trên trường Quốc tế.  Ta có thể nói tình hình kinh tế, quân sự ở trong mỗi nước phức tạp chừng nào thì chính trị cũng lắt léo chừng ấy.
          Song dù răng làm chính trị và chính nghĩa gì, bao giờ người ta cũng đặt Quốc gia lên trên.  Quốc gia là gì ?  Theo Pháp viện tối cao Hoa Kỳ đã từng định nghĩa :  “Quốc gia là một đoàn thể tự do, theo đuổi mục đích, mưu cầu một mục đích, mưu cầu hạnh phúc cộng đồng.”  Vậy làm chính trị tức là thực hiện sứ mạng của Quốc gia, mưu cầu hạnh phúc cộng đồng, như thế chính trị đâu phải là những thủ đoạn khôn khéo xảo quyệt, đưa đẩy dân chúng theo ý muốn của một người hay một nhóm người, chính trị đâu phải là những thủ đoạn khôn khéo, đâu có phải là lợi dụng của công để làm việc tư riêng, xây dựng hạnh phúc của cá nhân hay đảng phái trên sự đau khổ của toàn thể đồng bào.  Làm chính trị như thế tức là đưa quốc gia đến chỗ diệt vong, tức là phản bội lòng tin tưởng của toàn dân, và nếu ta chỉ nhận định chính trị là những “mưu mô,” trách nào bây giờ người ta không hiểu chữ chính trị theo một nghĩa rất xấu, với một thủ đoạn bất lương hay quỷ quyệt.
          Mặc dù ta cho nó là một xảo quyệt, xuyên tạc, song sự thật ta có thể tin tưởng chắc chắn bất cứ nhà chính trị nào, cũng là tượng trưng của đức hy sinh, của tài năng lỗi lạc, và nhất là của long vị tha cao quý không ?
          Từ Quốc gia nhìn chung ra ngoài thế giới, chính trị hiện nay trong thế giới, ta có thể chi ra làm hai phe Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội. Những phe này hiện đương cọ xát lẫn nhau, tuy ra vẻ âm thầm, song không kép kịch liệt.  Ở giữa hai thế lực của hai phe ấy, các nước phần nhiều không bị lôi cuốn vào phe này, thì cũng lợi dụng vào phe bên kia, nhân thế chính trị ở các nước trên thế giới hiện nay luôn luôn biến chuyển, đồng thời quân sự cũng phải rục rịch chuẩn bị ráo riết, tuy đệ nhị thế chiến mới trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt tàn khốc.
          Các chính sách, các nhà ngoại giao luôn luôn chuốt miệng cho khéo, thỉnh thoảng đọc những bài diễn văn lời lẽ rất văn hoa chải chuốt, tuyên bố những lời có vẻ trịnh trọng hòa bình; hoặc khi cùng bắt tay nhau, ký hiệp ước này, hiệp định khác, song cũng không hiểu vì sao – Hay nó là tính tò mò của người ta - Họ vẫn lo ngại cho cuộc biến chuyển của tương lai, một cuộc chiến tranh khác, có lẽ khốc liệt hơn có thể xảy ra nếu loài người không sớm thức tỉnh.
          Xét ra các lý thuyết này rất hay, nếu thực hiện được thì nhân loại cũng hết khổ và hưởng được nhiều điều an vui thật.  Song nó cũng khó thực hiện.  Đi sâu vào tâm lý loài người, xét tận nguồn gốc gây ra thống khổ của nhân loại, nguyên nhân chỉ vì lòng Tham, Sân, Si chứa chất nhiều quá rồi, được hoạt động do một bản ngã (cái ta) sai lầm thấp kém.  (Mà chính cái đó đã gây ra mầm mống mâu thuẩn).
          Để tìm một con đường sáng, tức là một giải quyết thỏa đáng về vấn đề vũ trụ nhân sinh ở các thuyết, các tôn giáo, để có thể làm phương châm xây nền tảng hạnh phúc chung cho nhân loại.  Sau khi đọc qua các thuyết như trên, con đuờng sang vẫn còn đâu đâu, người đi đường còn phải cố gắng bước kiếm tìm.
          Nay ta thử đi vào địa hạt Phật giáo.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
4732481
Có 0 Khách Đang Online