Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
PHẬT THÂN LUẬN
Tác giả: TT. Thích Mật Thể

    Do những chương trên, ta đã nhận thấy vũ trụ có một bản thể rộng lớn và trí tuệ của ta có thể thực chứng được bản thể ấy.
          Song trạng thái sau khi ngộ nhập bản thể như thế nào là cái không không, không gì cả, hay là một cảnh giới quang minh vô hạn trong đó ta sẽ hưởng được cảnh giới vô biên.
          Nghiên cứu vấn đề này, tức là bàn tới Phật thân và Phật độ (cõi Phật).
          Muốn hiểu Phật thân như thế nào, ta phải hiểu nghĩa chữ thân.
          Chữ thân có hai nghĩa :
1.-  Bản thể
2.-  Tập hợp
          Bản thể là nương tựa để cho cái khác nương tựa vào đó mà có.  Ví dụ:  như thân cây là bản thể cho những hoa lá nương vào đấy mà được nảy nở; thân người là bản thể cho tóc răng, móng tay … nương vào đấy mà sinh trưởng.
          Nghĩa thứ hai là tập hợp tức chứa nhóm, hoặc kết tụ.  Như thân cây do nhiều nguyên tử tế bào hợp lại mà thành (theo nghĩa khoa học) cho đến thân người cũng thế, phải do nhân duyên hòa hợp chứa nhóm mà sinh.
          Phật thân có 3 :
1.-  Pháp thân,
2.-  Báo thân,
3.-  Hóa thân
          Thế nào gọi là pháp thân?  Pháp thân tức là bản thể rộng lớn vô biên của vũ trụ, bản thế ấy là nương tựa, hay là căn nguyên sinh ra các pháp (tức vạn hữu theo nghĩa phổ thong của Phật gọi là pháp) nên gọi Pháp thân.  Lại theo ý nghĩa từng nơi trong Phật giáo còn dung những danh từ:  Pháp giới, Chân như, Thật tế, Phật tính, Tự tính, Thanh tịnh tâm, Vô lượng quang, Như thị v.v… để chỉ rõ về bản thể ấy.
          Bản thể pháp thân tất cả chúng sinh đều có.  Như trong kinh Phật dạy :   “Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính.”
          Lại trong kinh Pháp Hoa :  “Pháp ấy bình đẳng không có cao thấp.”  Pháp ấy là gì ? - Tức là bản thể, là Pháp thân, chẳng qua tri thức ta đã bị nhiều lớp vô minh che phủ khiến không có trí tuệ thấu triệt rộng khắp để ngộ nhập bản thể, mê và ngộ khác nhau ở chỗ đó, mà cũng vì thế phải lưu chuyển sinh tử.
          Thế nào gọi là báo thân ?  – Báo nghĩa là đáp lại, hễ cái gì đã có nhân thì tất có quả; nhân lành thì quả tốt, nhân dữ thì quả xấu.  Quả tức là sự đáp lại của nhân, nhân là cái để sinh ra quả.  Các đức Phật nguyên trước cũng là chúng sinh, song các ngài biết mình có bản thể pháp thân, ấy là cái nhân chân chính để thành Phật, nên căn cứ vào đấy mà tu tập, trải qua vô số kiếp tiêu sạch những mê vọng ám chướng, phúc tuệ đầy đủ, chứng được bản thể chân như, cảm được báo thân tốt đẹp trang nghiêm, như trong kinh nói :  “Thân của Phật là từ trong pháp giới trong sạch thanh tịnh tâm mà sinh ra, từ vô lượng công đức trí tuệ mà sinh ra, từ sáu phép ba-la-mật mà sinh ra, từ từ bi, hỷ xả mà sinh ra.”
          Vậy cho biết thân của Phật bởi kết tụ bao nhiêu trí tuệ, đức tính lành tốt trong vô lượng kiếp, mà Ngài đã xả thân vì đạo, hy sinh vì sự lợi ích cho chúng sinh, ấy là phúc quả đáp lại của cái nhân tu hành chân chính.  Nhân đã căn cứ vào bản thể rộng lớn vô biên thì quả cũng sẽ cùng thời gian vô cùng tận!  Mà đã có thân tất có độ, nên cõi Phật là cõi thanh tịnh trang nghiêm, là cảnh giới siêu phàm đầy sự an lành giải thoát.
          Thế nào gọi là hóa thân ? – Hóa là ứng hóa hoặc biến hiện.  Các đức Phật sau khi đã tu hành chứng ngộ được chân lý, trở về bản thể pháp thân, tức là trí tuệ và vật chất đã chung hòa lẫn nhau, nên bấy giờ diệu dụng vô cùng, muốn hóa ra thân này thân khác, cùng ngàn muôn ức thân, tùy theo nhu cầu của chúng sinh, căn cơ như thế nào mà thuyết pháp hóa độ, như trong kinh nói :   Đức Phật Thích Ca hiện thuyết pháp ở cõi này, đồng thời ở thế giới khác cũng có hóa thân của Ngài, hoặc đương ngồi ở bên gốc cây Bồ-đề tọa thiền nhập định, hoặc đương ở pháp tòa thuyết pháp giáo hóa v.v…  Ta chớ lấy làm là khi nói hóa thân của Phật hay Bồ-tát, mà cho là chuyện huyễn hoặc gì đâu, đó chỉ là các Ngài đã đi đến một trình độ tinh vi vủa vật chất và tư tưởng.  Vì tư tưởng và trí tuệ đã sáng suốt giác ngộ hoàn toàn không còn những ám chướng mê lầm phiền não.  Về vật chất thì đã dung hòa với bản thể không còn có cái hình xác ù lì đầy cặn bã đúc nặng như thân thể của chúng ta bây giờ.  Nên mọi sự tác động của các ngài đã diễn kịp theo sức tư duy không còn có cái gì ngăn ngại nữa.  Ví dụ như tôi muốn đi ra Hà Nội để thăm người bà con chẳng hạn.  Nếu như thân xác tôi là vật chất ù lì, sự hành động không được mau như ý muốn nên đã mất một ngày rưỡi ngồi lì trên chiếc tàu hỏa, hay một tháng trường kéo từ Huế ra Hà Nội, nếu đi bộ.  Trái lại, nếu vật chất tôi đã được tinh vi, tác động theo kịp sức tư duy, thì chỉ trong nháy mắt tôi đã tới Hà Nội ngay.
          Chúng ta cũng đã từng thấy những nhà huyễn thuật đứng trước công chúng làm những trò huyễn hóa.  Đối với người thông thường không hiểu gì, thì mỗi mỗi trò của nhà huyễn thuật làm ra đều cho là quái dị và huyễn hoặc lắm.  Song nếu ta có thực hành tập trung tư tưởng, hay sự luyện tập nhờ nhà huyễn thuật kia, thì những trò huyễn thuật ấy có lạ gì, có khó gì.  Vậy hóa thân chỉ là tác động hay diệu dụng của những bậc tu hành, sau khi đã chứng ngộ chân lý.
          Chúng ta có pháp thân và có báo thân, có vị Bồ-tát có đủ ba thân, song chưa được viên mãn, chỉ có Phật mới đầy đủ cả ba thân.
          Tóm lại, tuy chia ra ba thân là để cho chúng ta dễ hiểu, dễ cảm nhận, chứ thực ba thân vốn là một thể; hóa thân hay báo thân, đều là diệu dụng của Chân như, vốn từ trong thể pháp giới trong sạch thanh tịnh mà phát hiện ra, cũng như song tức là nước, nước là song, hai cái không thể rời nhau được.
          Như thế tu theo đạo Phật đâu có phải thành cái không không, như người đời thường hiểu lầm Niết-bàn là cảnh tiêu vong không gì hết, và người ta sao cứ sợ vẫn sợ vơ nếu mà tu theo đạo Phật hết, thì cái thế giới này sẽ chơ vơ không có người nữa.  Quan niệm ấy thực sai lầm, không có ta ở thế giới này, chớ đâu không có giống khác và lớp người khác.  Trong vũ trụ rộng lớn vô biên, có hằng hà sa số thế giới, ta ở thế giới nào lại không được, miễn là an lành giải thoát, sao lại cứ bo bo chấp giữ lấy cái thế giới đầy nhơ bẩn ô trược khổ não này mới thật của ta ?
          Còn chúng sinh đương bị nghiệp chướng kéo lôi, quay cuồng theo song dục vọng đê hèn, theo từng nghiệp nặng nhẹ hiện ra từng cảnh giới khác nhau, đắm chìm trong bể khổ …  Tất thảy hiện tượng đều là phản ảnh trung thành của tự tâm.  Tâm nhiễm thì cảnh giới đầy chông gai khổ sở; tâm thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
          Vậy ta chỉ lo tâm không tiến hóa, không thanh tịnh, và chớ lo lắng tu hành rồi thế giới này sẽ bỏ không và sợ Niết-bàn chỉ là không tưởng.

 

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3895805
Có 0 Khách Đang Online