Qua những ngày nóng nực, cát bụi của mùa hè, mùa thu âu sầu ủ rũ, lá rụng đầy sân, mùa đông rét mướt và khắp chỗ bùn lầy nước đọng. Đến đây người ta mơ ước, mong đợi những ngày vui tươi, ấm dịu của tiết trời xuân.
Người ta nô nức tìm cái xuân bên ngoài, cái xuân ở nơi màn sương nhẹ thoáng, nơi những cành hoa rực rỡ xinh tươi - Lúc này hay lúc khác, vô tình, người ta đã quên hẳn cái xuân bên trong...
Một nhà họa sĩ, giữa ngày nắng mới, một mình với một khung vải và vài cây bút, ở cảm giác nhận thấy biết bao là màu sắc...
Người ta có những phút tâm hồn trong trẻo, sáng lạn, tưng bừng ... hoa lòng nảy nở, hương vị nồng nàn và lòng đầy những sinh khí vô biên.
Xuân có riêng gì cảnh tượng nô nức bên ngoài đâu. Người ta ai cũng có xuân riêng bên trong - Mỗi khi lòng đã thoát khỏi những ám ảnh của danh lợi phù hoa, cám dỗ của vật dục đê hèn, rời khỏi ngã nhỏ nhen đê tiện; thế mà có người trọn đời không biết xuân là gì, dù họ luôn luôn ở trong xuân của trời đất, của cõi lòng. Có người đến lúc gần hơi thở cuối cùng mới thoáng biết ý vị của xuân, họ thấy thèm thuồng và mến tiếc. Nhưng cái chết có chừa ai đâu !
Người ta đã có một tâm hồn biết rung động, ai lại có thể hững hờ với xuân. Nhưng... mai, lan, cúc, thược dược, thủy tiên đâu phải là phiền não, cũng như không thể tìm xuân trong tiếng nổ đì đùng của bánh pháo, hay... nơi áo lượt quần tà...
Hãy mở rộng lòng ra, cho hồn bay thẳng lên tận cung mây, hít lấy không khí trong trẻo, hưởng lấy hương vị tuyệt diệu thiếu thốn của trần gian.
Hãy đốt thêm lửa và chế thêm dầu, để cho hừng hẩy tưng bừng, cho lòng thêm hăng hái.
Hãy lên giây và nắn tiếng đi, để cho tiếng của lòng hòa nhịp với tiếng đàn thiêng liêng của vũ trụ.
Trong không khí chúng ta thở hàng ngày, đẩy bao nhiên sự bài tiết hỗn tạp.
Trong xuân chúng ta thưởng thức mỗi năm, biết bao là cuộc vui cầu hợp; trận cười rơi nước mắt... Tập tục có cho người ta được tự do biểu diễn đâu.
Ngày xưa, nhà triết học tây phương Diogène, mùa đông lạnh buốt xương cũng như mùa hè nắng chảy mỡ, vẫn một bộ áo quần sơ sài, với cái thùng toneau. Và nhà vua anh hùng Á Đông Quang Trung, vượt qua bao nỗi gian nan hiểm trở của núi sông, đêm mùng ba tết thắng được sáu vạn quân Tàu ở Đống Đa... Thế họ không biết thưởng xuân đấy sao, và có muộn màng gì đâu.
Nếu vua Quang Trung cũng nghĩ đến xuân, và thướng thức xuân, cái xuân tầm thường của mọi người, thì ôi thôi! còn đâu là giang sơn Nam Việt.
Phật Tổ đã dạy : “Tâm bình tức thế giới bình”, ta cũng có thể phỏng theo mà nói : “tâm xuân vũ trụ xuân”
Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)
Thế Giới Quan Phật Giáo
Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận
Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý
Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân