Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
Tác giả:

Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
SỰ THẬT VỀ VÙNG ĐẤT LA-VANG

LỜI MỞ ĐẦU và LỜI GIỚI THIỆU
SỰ THẬT VỀ ĐỨC MẸ LA-VANG

 Nhân dịp "Lễ Kỷ-Niệm 200 Năm Đức Mẹ Hiện Ra tại La-Vang" được tổ-chức vào năm 1998, các nhân-vật tên-tuổi của Ky-Tô-Giáo La-Mã, trong hàng giáo-sĩ lãnh-đạo lẫn trong hàng giáo-dân trí-thức, đã viết và trích-dẫn các bài viết đã có xưa nay về sự-tích La Vang, tạo thành một tập tài-liệu tóm-lược về biến-cố có tính-cách lịch-sử này.
 Và chính nhờ có dịp này tôi mới phát-hiện ra Sự Thật về huyền-thoại Đức Mẹ La-Vang, và cuối-cùng tìm đến tận gốc của Giáo-Hội là Tòa Thánh Vatican, mà ở đó chính Đức Giáo-Hoàng đương-thời Giăng Phao-Lồ Đệ Nhị (John Paul II) đã xác-nhận là trong văn-khố của giáo-hội Ky Tô Giáo hoàn-vũ không có tài-liệu nào được lưu-trữ về vụ này.
 Trước hết, tôi thấy cần phải nói rõ :   Tôi chống lại mọi sự đàn-áp tôn-giáo, vì việc đó là dã-man, phi-nhân, không chấp-nhận được.  Và tôi cũng kính-trọng Bà Maria, thân-mẫu của Đức Jesus.
 Nhưng Đức Mẹ Maria có quyền hiện ra bất-cứ nơi đâu, miễn là Ngài có thật-sự hiện ra.
Vậy loạt bài này chỉ đề-cập vụ hiện ra tại La-Vang (Việt-Nam) mà thôi (và do chính các tác-giả Ky Tô Giáo tên tuổi nói trên viết ra ;  tôi chỉ sưu tập mà thôi).
 Xin Quý Vị hãy bình-tĩnh, khách-quan, và chờ đến khi đọc xong tất cả (tám Chương, đặc-biệt là Chương cuối-cùng) rồi hãy phát-biểu ý-kiến của mình.
 Chân-thành cám ơn Quý Vị.
 Ðức Cố LÊ

PHẦN I
NGUỒN GỐC HAI TIẾNG “LA VANG”
A/  TÀI-LIỆU :
Báo “Thằng Mõ” (918 S First St, San Jose, CA 95110, USA), số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh Thần La Vang” của Trần Văn Trí.  Một trong các tiểu-mục của bài này là “Tên La Vang”:
Trong hạt Dinh Cát có một họ đạo tên là Cổ Vưu được thành-lập từ thế-kỷ 17, nay còn gọi là xứ Trí Bưu.  Người dân sống bằng nghề “làm củi” (chính-yếu là chặt những cây nhỏ dùng để nấu bếp).  Theo linh-mục Stanislaô Nguyễn Văn Ngọc, đặc-điểm trong vùng là đồng-bào Công Giáo và không-Công-Giáo đoàn-kết mật-thiết với nhau.  Từ thế-kỷ 16, dân đi làm rú, còn gọi là “đi củi”.  Họ phá một sở rẫy giữa rú xanh cách Cổ Vưu độ 7 cây số để trồng khoai sắn và cấy lúa.  Người dân đặt tên vùng đó là La Vang.
Đức giám-mục Hồ Ngọc Cẩn cho biế t:  “Ban đêm, phường La Vang không có sự thinh lặng.  Đêm nào người ta cũng la lối om sòm.  Họ đánh mõ, đánh thùng rộn ràng, để đuổi các thú dữ như heo rừng, voi, cọp từ rú xanh ra phá khoai, sắn, lúa, nên người ta gọi là phường La Vang.” (Lm Lê Văn Thành: Đức Mẹ La Vang, 1955, tr. 15-16).
Nhưng giải-thích sau đây của linh-mục Philipphê Lê Thiện Bá, gốc Cổ Vưu, có cơ-sở hơn :  “Trong sổ bộ lập từ đời nhà Lê, nơi đó, tức sở rẫy của dân Trí Bưu, gọi là phường Lá Vằng, vì có nhiều cây lá vằng, một thứ cây có hột đen ăn được và lá là vị thuốc mà phụ-nữ xứ Dinh Cát dùng để uống sau khi sinh đẻ.  Về sau người dân đọc Lá Vằng ra La Vang, và nơi Đức Mẹ hiện ra được gọi là linh-địa La Vang.” (Lm Stanislaô Nguyễn Văn Ngọc: Linh-Địa La Vang, tr. 32-34 và Lm Hồng Phúc :  Đức Mẹ La Vang, tr. 30-31).
B/  NHẬN-XÉT :
La Vang đã trở thành một “linh-địa”, và các nhà viết sử, chủ-yếu là các tu-sĩ Ky-Tô-Giáo, không thể không tìm hiểu và viết về nó, kể cả nguồn gốc của địa-danh này.  Nhưng ở đây lại có hai lời giải-thích khác nhau của các tu-sĩ :   một bên là giám-mục Hồ Ngọc Cẩn do linh-muc Lê Văn Thành kể lại (“La Vang”) ;  một bên là các linh-mục Lê Thiện Bá, Nguyễn Văn Ngọc và Hồng Phúc (“Lá Vằng”).
a)  Bản-thân các tài-liệu :
1- Tài-liệu của Lm Lê Văn Thành được xuất-bản năm 1955 (vào đầu thời-kỳ chấp-chính của tổng-thống Ky-Tô-Giáo Ngô Đình Diệm, và căn-cứ vào lời của Gm Hồ Ngọc Cẩn (“La Vang”).
2- Tài-liệu của Lm Nguyễn Văn Ngọc được xuất-bản năm 1978 (ba năm sau khi CSVN đã chiếm Miền Nam) và căn-cứ vào lời của Lm Lê Thiện Bá, người được xem là gốc Cổ Vưu (“Lá Vằng”).
3- Tài-liệu của Lm Hồng Phúc được xuất-bản năm 1997 (sau khi CSVN đã “đổi mới” và Giáo Hội Ky-Tô-Giáo trong nước (được CSVN chấp-thuận) đã chuẩn-bị cho đại-hội La Vang sẽ diễn ra vào năm 1998) (“Lá Vằng”).
b)  Thắc-mắc :
1-  Báo “Saigon USA” (345 E Santa Clara St, #108, San Jose, CA 95113, USA), số 97 ra ngày 14-9-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang”, trong đó có đoạn : “... dưới thời hai Cha Sở : Bonin (Ninh) và Cadière (Cả). Cha này đã công-tác rất nhiều trong việc kiến-thiết Linh-Địa La Vang lúc ban đầu” (năm 1903).  Đó là vào đầu thế-kỷ 20, gần với sự-tích Đức Mẹ La-Vang hơn các tác-giả kể trên.  Lm Cadière là một học-giả người Pháp thông-thạo về Việt-Nam (hiểu biết và có thể giải-thích nhiều điều, kể cả các điển-tích lịch-sử Trung-Hoa và các ẩn-dụ văn-học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), là một nhân-vật nổi bật trong Hội Ái-Hữu Cố-Đô Huế (AAVH=Association des Amis du Vieux Hué) cũng như Trường Viễn-Đông Bác-Cổ của Pháp.  Hơn nữa, ông đã từng là Cha Xứ Cổ-Vưu (Trí-Bưu) coi cả La Vang.  Tại sao Lm Cadière (cha Cả) không hề nói gì về nguồn gốc hay ý-nghĩa của hai tiếng La Vang ?
2-  Giám-mục Hồ Ngọc Cẩn (theo Nguyễn Lý Tưởng trong “Linh-Địa La Vang”, là một nhà thông-thái, gốc Quảng-Trị là Tỉnh của La Vang) đã được đồng-bào cả trong lẫn ngoài Ky-Tô-Giáo biết đến.  Sau khi ông Ngô Đình Diệm chấp-chính (1954-1963), chính-quyền họ Ngô nói chung và giáo-hội Ky-Tô-Giáo Việt-Nam nói riêng đã nhắm ít nhất là hai chủ-đích: giúp cho tổng-giám-mục Ngô Đình Thục (anh của ông Diệm) được phong hồng-y bằng cách gia-tăng tín-đồ ; và phát-triển tầm quan-trọng của La Vang, vì một cảnh-trí Đức Mẹ hiện ra chắc hẳn sẽ làm cho quốc-gia sở-tại nổi tiếng khắp thế-giới và lôi-cuốn đông-đảo tín-hữu cũng như du-khách từ xa đến hành-hương.  Do đó, lời giải-thích của Gm Hồ Ngọc Cẩn (La Vang là la-lối om-sòm), hồi đó hẳn là đáng tin-cậy nhất nên Lm Lê Văn Thành đã trích dẫn và xuất-bản vào năm 1955 (là năm ông Diệm lên làm tổng-thống sau khi mới làm thủ-tướng có hơn một năm).  Hơn nữa, tại sao suốt nhiều năm trời, kể cả sau khi họ Ngô không còn, không hề có ai, nhất là trong giới tu-sĩ Ky-Tô-Giáo (thí-dụ giám-mục Lê Hữu Từ) đưa ra một lời giải-thích nào khác hơn?
3-  Thế thì Lm Lê Thiện Bá, được xem là gốc Cổ Vưu, làm gì, ở đâu, trong lúc lời giải-thích của Gm Hồ Ngọc Cẩn đã được công-bố từ năm 1955, mà mãi đến năm 1978 (23 năm sau, và 3 năm sau khi CSVN đã chiếm Miền Nam), mới lên tiếng cãi lại rằng La Vang là Lá Vằng ?
4-  La Vang hay Lá Vằng thật ra không thành vấn-đề, mà vấn-đề chính là:  Một “tài-liệu” của một giáo-phẩm cao-cấp Ky-Tô-Giáo (giám-mục Hồ Ngọc Cẩn) xuất-bản năm 1955 (giữa thế-kỷ 20 tiến-bộ này) mà đã bị một số tu-sĩ cấp dưới (thí-dụ linh-mục Hồng-Phúc), thuộc cùng giáo-hội,  phản-bác, cho là không đúng với sự thật ;  vậy thì làm sao tin được các “tài-liệu” khác của những người cùng giáo-hội ấy viết ra, từ một thế-kỷ chậm tiến trước đó, lui về cho đến thế-kỷ 16 xa xưa ?

01 Lời Nói Đầu
02 Diễn Văn Khai Mạc
03 Đạo Từ Của Hòa Thượng Chủ Tịch
04 Người Cư Sĩ Tại Gia (H.T. Trí Quang:)
05 Thư Gởi Chúc Mừng Đại Hội (T.T. Tuệ Sỹ)
06 Học Phật và Nuôi Dưỡng Tín Tâm (T.T. Tịnh Từ)
07 Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia (H.T. Thắng Hoan)
08 Lối Nhìn Phấn Toái (G.S. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)
09 Hộ Trì Tam Bảo (T.T. Minh Đạt)
10 Tham Luận - Một Vài Nét Biểu Trưng Của Người Cư Sĩ Nơi Hải Ngoại (T.T. Nguyên Siêu )
11 Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật (G.S. Tâm Tràng Ngô Trọng Anh)
12 Người Cư Sĩ Hải Ngoại (Đ.H. Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả)
13 Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân (Trung Tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính)
14 Tham Luận Vai Trò Tác Nhân Của Người Cư Sĩ Thời Đại (T.T. Viên Lý)
15 Bổn Phận Của Người Phật Tử Đối Với Giáo Hội (T.T. Như Điển)
16 Xin Hãy Nghĩ Đến Người PT Bình Dân (BS. Minh Phước Trần Nguơn Phiêu)
17 Một Số Ý Kiến Về Hiện Tình ... (BS. Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng)
18 Tham Luận – Vai trò Giáo Hội (Đ.H. Đức Hạnh)
19 Cư Sĩ Phật Giáo (Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên)
20 Sự Đóng Góp Của Hàng Cư Sĩ Tại Gia (G.S. Trần Quang Thuận)
21 Cư Sĩ và Các Thầy Ngoài Giáo Hội (Đ.H. Nguyễn Xuân Đấu)
22 Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người (G.S. Tâm Huy và Nhà văn Tâm Quang)
23 Đọc Sách Tuệ Sỹ của Nguyên Siêu (Đ.H. Trần Văn Kha)
24 Tham Luận – Vai Trò Hộ Đạo (G.S. Trần Kiêm Đoàn)
25 Tín Tâm Đối Với Giới Cư Sĩ (G.S. Bùi Ngọc Đường)
26 Tương Lai Phật Giáo Việt Nam (Nhà Văn Thiền Quán Trần Nghi Hoàng)
27 Sinh Khi Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam (Nhà báo Hoàng Bích Ti)

Sự Thật Về Vùng Đất La Vang

1 Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
2 Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
3 Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
4 Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
5 Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
6 Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
7 Tản Mạn Ngoài Lề

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Mục Lục Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ
Lời Mở Đầu
Tản Mạn Ngoài Lề
Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian
Sự Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3896756
Có 0 Khách Đang Online