PHẦN III:
NHỮNG SỰ VIỆC SAU ĐÂY
XẢY RA VÀO THỜI-ĐIỂM NÀO ?
I/ Phong-Trào Văn-Thân Yểm-Trợ Thành-Công Cho Nguyễn-Huệ Lên Ngôi Vua ?
A) TÀI-LIỆU:
Báo “L'Osservatore Romano”, cơ-quan truyền-thông chính-thức của Tòa Thánh Vatican ở La Mã, số ra ngày 12/19-8-98, có đăng bài “Ky-Tô-Hữu Việt-Nam Sùng Kính Đức-Mẹ La-Vang: Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Đến Với Giáo-Dân Trong Rừng La-Vang Ở Việt-Nam”, trong đó có đoạn :
Vào cuối thế-kỷ 18, lãnh-thổ Việt Nam bị chia thành 2 vương-quốc : Đàng Ngoài thuộc quyền chúa Trịnh đóng đô ở Hà Nội ; và Đàng Trong thuộc quyền chúa Nguyễn đóng đô ở Huế. Các chúa trong Nam muốn đánh ra Bắc nên nhờ người Pháp giúp đỡ. Nhưng có một nhóm trí-thức, gọi là Văn Thân, chống lại sự can-thiệp của người Pháp và đã thành-công trong việc giúp vua Quang Trung lên ngôi. Ông này chiếm được miền Bắc, nhưng từ-trần sớm, để lại ngai vàng cho con là vua Cảnh-Thịnh, tuổi mới lên mười...
B) NHẬN XÉT :
Theo “Việt Nam Sử-Lược” của Trần Trọng Kim, Tập II, Chương X (Tình-Thế Nước Nam Từ Năm Giáp-Tuất Về Sau), thì:
Đoạn I. Văn-Thân nổi loạn ở Nghệ An. Tháng giêng năm giáp-tuất (1874), là năm Tự Đức thứ 27, đất Nghệ An có hai người tú-tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai hội-tập cả các văn-thân trong hạt rồi làm một bài hịch gọi là “Bình Tây, Sát Tả”, đại-lược nói rằng : “Triều-đình dẫu hòa với Tây mặc lòng, sĩ-phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước nhất xin giết hết giáo-dân, rồi sau đánh đuổi người Tây cho hết...” Bọn Văn-Thân cả thảy độ non ba nghìn người, kéo nhau đi đốt phá những làng có đạo...
Và, trong cùng sách, cùng Tập, Chương XV (Việc Đánh Dẹp Ở Trung-Kỳ Và Bắc-Kỳ) :
Đoạn 8. Ông Phan-Đình-Phùng mở đồn-điền ở Vũ Quang, Hà Tĩnh, rồi cho người đi sang Tàu, sang Tiêm, học đúc súng đúc đạn, để đợi ngày khởi-sự. Sau ông ấy đứng đầu đảng văn thân để chống-cự với quân Pháp... (1893-1895)
Thiển-nghĩ vì tin vào các tài-liệu của các Ky-Tô-Hữu Việt-Nam cung-cấp mà báo “L'Osservatore Romano”, tiếng nói có thẩm-quyền cao nhất của Ky Tô Giáo, đã để độc-giả thấy rõ là không biết đúng về lịch-sử Việt Nam, nhất là về những sự việc liên-hệ mà họ kể lại. Chỉ vì vua Cảnh Thịnh ngược-đãi tín-đồ Ky Tô Giáo, mà hội Văn Thân thì cũng hành-động như thế, cho nên bài báo ấy đã kết-hợp cả hai phía lại thành cùng một nhóm, mặc dù hai lực-lượng nói trên hiện-hữu vào hai thế-kỷ khác nhau. Thật ra, dưới thời các vua Quang Trung và Cảnh Thịnh, vào cuối thế-kỷ 18, không có Văn Thân. Nhóm kháng-Pháp này chỉ mới bắt đầu thành-hình sau khi quân Pháp đã chiếm lấy nhiều phần đất của Việt Nam, dưới thời vua Tự Đức, và sau khi nước Pháp đã đặt nền đô-hộ trên nước Việt Nam dưới thời vua Thành Thái, vào cuối thế-kỷ 19.
Sự-kiện lịch-sử mà bị viết sai như thế thì làm thế nào mà đúng sự thật trong những chuyện khác, như chuyện Đức Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang ?
II/ Các Cuộc Bách-Hại Ky-Tô-Giáo Tại Việt-Nam Thật-Sự Bắt Đầu Xảy Ra Vào Thời-Điểm Nào?
A) TÀI-LIỆU :
1- Theo báo “L'Osservatore Romano” thì : “Vào tháng 8-1798, triều-thần của vua Cảnh-Thịnh ra lệnh đàn-áp Thiên Chúa Giáo. Giáo-dân cùng với gia-đình chạy trốn vào vùng La Vang. Một hôm, Đức Mẹ hiện ra với họ lần đầu, có bồng Đức Chúa Hài-Đồng trong tay, có hai thiên-thần vây quanh, hứa sẽ che-chở và cứu-vớt họ. Sau đó còn có những lần hiện ra tiếp theo...”
2- Vào ngày 19-6-1998, giáo-hoàng John Paul II có nói : “Kể từ 1533, nghĩa là từ khi Thiên Chúa Giáo bắt đầu truyền sang Đông Nam Á-Châu, trừ vài thời-kỳ yên-ổn, Giáo-Hội Việt Nam đã bị ngược-đãi suốt 3 thế-kỷ...” Nhưng trước đó, linh-mục Pierro Gheddo, tác-giả “Cây Thập-Tự và Cây Bồ-Đề”, đã viết trong cuốn sách ấy : “Thí-dụ, tại Bắc-Kỳ, các cuộc trấn-áp dữ-dội đã bắt đầu vào các năm 1696, 1713, 1721, 1778, v.v...”
B) NHẬN XÉT :
1- Lm Pierro Gheddo thì viết rằng các sự kỳ-thị trở nên khắc-nghiệt vào năm 1696 ; báo “L'Osservatore Romano” của Vatican thì viết rằng tàn-ác nhất là vào năm 1798 nên Đức Mẹ phải hiện đến để “che chở” các tín-đồ Ky Tô Giáo tỵ-nạn tại La Vang ; và giáo-hoàng John Paul II thì nói rằng các sự ngược-đãi ấy (dù có một số thời-kỳ lắng yên) đã bắt đầu từ năm 1533.
Nhưng, để tìm hiểu các cuộc đàn-áp ấy thật-sự xảy ra vào thời-gian nào (từ 1533 đến 1696), ta hãy tra-cứu các sách lịch-sử và các tài-liệu khác nữa đã được phổ-biến công-khai.
2- Tác-giả Ky Tô Giáo Nguyễn-Văn-Thông đã viết chi-tiết cụ-thể về các cuộc giết hại giáo-dân, nhưng chỉ kể năm 1630 là năm giết đạo gay-gắt đầu tiên. Sử-gia không-Công-Giáo Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử-Lược, trái lại, đã kể những vụ cấm đạo xảy ra sớm hơn trước đó rất nhiều :
Năm bính-thân (1596) đời ông Nguyễn Hoàng có người giáo-sĩ Tây Ban Nha tên là Diego Adverte vào giảng đạo ở trong Nam trước hết cả. Nhưng lúc bấy giờ lại có mấy chiếc tàu Tây Ban Nha cùng đến, chúa Nguyễn sợ có ý quấy-nhiễu gì chăng, bèn đuổi đi... Năm bính-dần (1626) đời vua Lê Thần Tông, giáo-sĩ là Baldinoti vào giảng đạo ở ngoài Bắc, bị chúa Trịnh không cho, phải bỏ đi... Năm tân-vị (1631) ở trong Nam, chúa Thượng là Nguyễn Phúc Lan cấm không cho người Tây vào giảng đạo ở trong nước... Năm giáp-thìn (1644) chúa Hiền ở Miền Nam bắt giết những người đi giảng đạo ở Đà Nẵng... Năm quí-mão ở ngoài Bắc chúa Trịnh là Trịnh Tạc bắt đuổi các giáo-sĩ và cấm không cho người mình theo đạo Gia-Tô... Năm bính-tí (1696) đời vua Lê Hi Tông, Trịnh Cán bắt đốt phá hết cả những sách đạo và nhà đạo ở các nơi và đuổi những người giảng đạo ra ngoài nước...
3- Rốt cuộc, ta không tìm thấy tài-liệu về việc ngược-đãi (dù không gay-gắt) Ky Tô Giáo vào 60 năm đầu tiên, từ lúc khởi đầu giảng đạo vào năm 1533 cho đến năm 1596 (là năm chúa Nguyễn Hoàng đuổi giáo-sĩ và tàu chiến Tây Ban Nha, mặc dù không bắt và không gây thiệt-hại gì cho họ cả), chưa kể các thời-kỳ yên-ổn khác về sau. Thế thì việc giảng đạo Ky Tô tại Việt Nam quả đã không bị trở-ngại suốt sáu thập-niên đầu tiên. Ai nấy đều biết tại sao sau đó nó đã trở nên cay đắng. Cho nên, đáng lẽ Vatican không nên tảng lờ về 60 năm êm-thắm đầu tiên, mà lại mập-mờ gán cho Việt Nam là vốn kỳ-thị tôn-giáo từ đầu.
III/ La-Vang Được Chọn Làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc Từ Bao Giờ ?
A) TÀI-LIỆU :
1- Báo “Mẹ Việt-Nam”, số đặc-biệt 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang” của Nguyễn Lý Tưởng, với đoạn kết-luận như sau : “Hội-Đồng Giám-Mục (Việt Nam) họp ngày 01-05-1980 đã chấp-thuận chọn La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc”.
2- Trong bài báo của Vatican đăng trên “L'Osservatore Romano” kể trên, có đoạn : “Qua Bức Thư Chung (của Hội-Đồng Giám-Mục Nam Việt-Nam) đề ngày 8-8-61, La Vang đã được công-nhận là Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc. Sau ngày 30-4-75, tất cả giám-mục của Việt Nam, họp tại Hà Nội ngày 1-5-80, đã long-trọng chấp-thuận việc tiếp-tục chọn La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc...”
B) NHẬN-XÉT :
“L'Osservatore Romano” viết đúng hơn Nguyễn Lý Tưởng, vì khắp Việt Nam chỉ có một La Vang, và La Vang đã được chọn làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc vào ngày 8-8-61, cho nên các giám-mục trước kia ở Miền Bắc mà nay họp chung với các ông lâu nay ở Miền Nam thì chỉ làm có một việc hình-thức là đồng-thuận với một việc đã rồi, mà trong thâm-tâm họ đã đồng-thuận từ 8-8-61.
Bài viết của Nguyễn Lý Tưởng rất dài, gồm nhiều chi-tiết, nhiều mặt, nhưng thiếu chính-xác về điểm nói trên : Hội-Đồng Giám-Mục họp tại Hà Nội ngày 1-05-80 không phải chấp-thuận chọn La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc (như thể đây mới là lần đầu tiên) mà là chấp-thuận việc tiếp-tục chọn La Vang (là một việc đã được chấp-thuận và có giá-trị thi-hành từ năm 1961 rồi). Có chăng, đây là việc được (CSVN) chấp-thuận cho chấp-thuận.
IV/ Nhà-Thờ La-Vang Đã Được Nâng Lên Hàng Vương-Cung Thánh-Đường?
A) TÀI-LIỆU :
Trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ”, số 832 ra ngày 28-3-98, tác-giả Trần Văn Trí viết : “Đền thờ Đức-Mẹ La Vang là Vương-Cung Thánh-Đường đã được xức dầu Thánh ngày 22-8-61 theo sắc-chỉ Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo-Hoàng Gioan...”
B) NHẬN-XÉT :
Trong bài “Ky-Tô-Hữu Việt Nam Sùng Kính Đức-Mẹ La Vang” đăng trên báo “L'Osservatore Romano” nói trên, có đoạn : “Vào ngày 22-8-61, nhà thờ La Vang đã được giáo-hoàng John XXIII nâng lên hàng Tiểu-Vương-Cung Thánh-Đường.”
La Vang chưa phải là một Vương-Cung Thánh-Đường như Trần Văn Trí viết. Hệ-thống tổ-chức của Giáo-Hội Ky-Tô-Giáo không cho phép lẫn-lộn giữa giám-mục và tổng-giám-mục, v.v..., do đó, không thể lẫn-lộn giữa Tiểu Vương-Cung với Vương-Cung. Sự sai lầm của Trần Văn Trí, cũng như của các người khác, quả đã góp phần gia-tăng mối nghi-ngờ về sự chính-xác của vấn-đề La Vang.
V/ Người tử-đạo đầu tiên tại Việt Nam là ai, vào thời-điểm nào ?
A) TÀI-LIỆU :
1- Báo “L'Osservatore Romano” ra ngày 27-6-98 có đăng lời của giáo-hoàng John Paul II : “... Linh-mục Vincent Liem, thuộc dòng Đa-Minh, đã tử-đạo vào năm 1773 ; ông là người tử-đạo đầu tiên trong số 96 người tử-đạo có quốc-tịch Việt Nam...”
2- Báo “Thằng Mõ”, số 852 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Sự-Kiện La Vang : Trang Sử Tử-Đạo” của Nguyễn Văn Thông, trong đó có đoạn :
“Năm 1630, thời-gian giáo-sĩ Đắc Lộ truyền đạo ở Đàng Ngoài, có Phan Sinh... không chịu bỏ đạo... bị đao-phủ bổ đầu làm đôi. Phan Sinh là vị tử-đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài và trên toàn cõi Đại Việt”.
B) NHẬN-XÉT :
Trong bài viết (đầy những sai lầm) nói trên, trước khi kể đến trường-hợp tử-đạo của Phan Sinh, Nguyễn Văn Thông đã viết : “Về các sử-liệu liên-hệ, chúng ta có khá nhiều để đối-chiếu một số cách trình-bày thiên-vị ... với các sử-liệu như thư viết tay, sổ-sách ghi tên giáo-hữu ..., những bản phúc-trình của từng khu-vực truyền-giáo gởi về Bộ Truyền-Giáo ở Roma, ở Paris, ở các nhà dòng Tên, dòng Đa Minh ... có chi-nhánh ở Macao, Penang, Nhật, Phi Luật Tân, Thái Lan ... đã bổ-túc cho ta biết những sự-kiện khách-quan và xác-thực hơn. Dưới đây chỉ là đôi ba nét lấy ra từ trang sử tử-đạo của Giáo-Hội Công-Giáo Việt Nam ...”
Thế mà, trong lúc báo “L'Osservatore Romano” của Tòa Thánh Vatican đăng lời của giáo-hoàng John Paul II nói rằng “Lm Vincent Liem là người Việt Nam đầu tiên tử-đạo vào năm 1773”, thì Nguyễn Văn Thông lại xác-quyết trên báo “Thằng Mõ” rằng “Phan Sinh là người đầu tiên trên toàn cõi Việt Nam tử-đạo vào năm 1630”.
Cũng thế, người nào tử-đạo đầu tiên, vào ngày tháng nào, không phải là vấn-đề chính ; mà vấn-đề chính là : “tài-liệu” nào, tác-giả nào, là “thật-sự” chính-xác ; và khi mà đã có nhiều trái nghịch với nhau như thế, thì liệu những điều nói ra, viết ra, như đã trích trên, có đáng được sự tin-cậy của mọi người hay không ?
01 Lời Nói Đầu
02 Diễn Văn Khai Mạc
03 Đạo Từ Của Hòa Thượng Chủ Tịch
04 Người Cư Sĩ Tại Gia (H.T. Trí Quang:)
05 Thư Gởi Chúc Mừng Đại Hội (T.T. Tuệ Sỹ)
06 Học Phật và Nuôi Dưỡng Tín Tâm (T.T. Tịnh Từ)
07 Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia (H.T. Thắng Hoan)
08 Lối Nhìn Phấn Toái (G.S. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)
09 Hộ Trì Tam Bảo (T.T. Minh Đạt)
10 Tham Luận - Một Vài Nét Biểu Trưng Của Người Cư Sĩ Nơi Hải Ngoại (T.T. Nguyên Siêu )
11 Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật (G.S. Tâm Tràng Ngô Trọng Anh)
12 Người Cư Sĩ Hải Ngoại (Đ.H. Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả)
13 Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân (Trung Tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính)
14 Tham Luận Vai Trò Tác Nhân Của Người Cư Sĩ Thời Đại (T.T. Viên Lý)
15 Bổn Phận Của Người Phật Tử Đối Với Giáo Hội (T.T. Như Điển)
16 Xin Hãy Nghĩ Đến Người PT Bình Dân (BS. Minh Phước Trần Nguơn Phiêu)
17 Một Số Ý Kiến Về Hiện Tình ... (BS. Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng)
18 Tham Luận – Vai trò Giáo Hội (Đ.H. Đức Hạnh)
19 Cư Sĩ Phật Giáo (Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên)
20 Sự Đóng Góp Của Hàng Cư Sĩ Tại Gia (G.S. Trần Quang Thuận)
21 Cư Sĩ và Các Thầy Ngoài Giáo Hội (Đ.H. Nguyễn Xuân Đấu)
22 Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người (G.S. Tâm Huy và Nhà văn Tâm Quang)
23 Đọc Sách Tuệ Sỹ của Nguyên Siêu (Đ.H. Trần Văn Kha)
24 Tham Luận – Vai Trò Hộ Đạo (G.S. Trần Kiêm Đoàn)
25 Tín Tâm Đối Với Giới Cư Sĩ (G.S. Bùi Ngọc Đường)
26 Tương Lai Phật Giáo Việt Nam (Nhà Văn Thiền Quán Trần Nghi Hoàng)
27 Sinh Khi Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam (Nhà báo Hoàng Bích Ti)
Sự Thật Về Vùng Đất La Vang
1 Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
2 Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
3 Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
4 Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
5 Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
6 Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
7 Tản Mạn Ngoài Lề