PHẦN IV:
ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA-VANG NHƯ THẾ NÀO ?
A/ TÀI-LIỆU :
1) Báo “L'Osservatore Romano” của Vatican, ra ngày 12-8-98, có đăng bài “Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Ra Tại Rừng La-Vang Ở Việt-Nam” trong đó có đoạn :
“... Cùng với gia-đình, các Ky Tô Hữu vào trốn trong rừng La Vang, cách xa nhà họ chừng 60 cây số. Họ họp hằng ngày dưới một cây lớn và đọc kinh lần chuỗi vinh-danh Đức Mẹ. Một hôm, Đức Mẹ với hai thiên-thần vây quanh và bồng Chúa Hài-Đồng trong tay, hiện ra với họ lần đầu tiên, hứa sẽ bảo-vệ và an-ủi họ. Sau đó, còn có những lần hiện ra tiếp theo ...”
2) Báo “Églises d'Asie” (EDA), số 270 ra ngày 1-9-98, có đăng bài “Ky Tô Hữu Hành-Hương Tại La-Vang”, trong đó có đoạn :
... Việc hành-hương tại La Vang bắt nguồn từ cuối thế-kỷ 18. Năm 1798, dưới triều Tây Sơn, vua Cảnh Thịnh đã ban-hành một cuộc đàn-áp rất khắc-nghiệt khiến cho giáo-dân phải chạy trốn vào trong một thung-lũng, tập-trung cầu-nguyện ở một khoảng đất trống lẻ-loi giữa rừng dày đặc nằm về hướng Tây của Tỉnh Quảng-Trị. Họ họp nhau quanh một bức tượng Đức Mẹ đặt trên cành của một cây đa lớn, xin đước đấng mà họ gọi là “Mẹ” an-ủi và ban cho sức mạnh. Vào cuối thế-kỷ 19, một nhà thờ được dựng lên chỗ đó ...
3) Báo “Thằng Mõ”, số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh-Thần La Vang” của Trần Văn Trí, trong đó có đoạn :
... Lm Ng. V. Ngọc kể : “Trong lúc lánh nạn tại đây, ban đêm họ họp nhau cầu-nguyện và lần chuỗi. Bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp-đẽ mặc áo choàng hiện ra gần một cây đa đại-thụ, mà họ nhận biết ngay là Đức Mẹ, có bồng Chúa Hài-Đồng, hai bên có hai thiên-thần cầm đèn chầu ...
4) Báo “Mẹ Việt-Nam” số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang” của Nguyễn Lý Tưởng, trong đó có đoạn :
... Tương-truyền Đức Mẹ đã hiện ra tại gốc cây đa cổ-thụ. Dân làm rừng thường đến đó van-vái, về sau họ nghe nói có một Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ đã đắp một cái nền dưới gốc cây đa, gọi là nền vọng, và rào chung quanh.
5) Báo “Saigon USA”, số 97 ra ngày 14-9-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang” trong đó có đoạn :
... Cây đa đại-thụ : Theo cổ-truyền ngày xưa Đức Mẹ đã hiện ra gần gốc nó, nay không còn tăm dạng gì ...
... LM Giuse Nguyễn Xuân Cảnh (Kim Long) đã ở Phó tại Cổ Vưu dưới thời hai Cha Sở : Bonin (Ninh) và Cadière (Cả) ...
... Đến sau Cha Cadière (Cả) đã sắm một bàn kiệu ...
B/ NHẬN XÉT :
1) Báo “L'Osservatore Romano” là cơ-quan chính-thức của Vatican, có uy-tín và khả-tín nhất, trên tất cả, đã đơn-giản kể lại việc “Đức Mẹ” hiện ra lần đầu như thế nào trước giáo-dân tại La Vang : bài báo không nói cụ-thể xuất-hiện ở vị-trí nào so với cây đa đại-thu, và cũng không đề-cập đến áo choàng cùng với đèn chầu.
2) Thư tin song-ngữ “Églises d'Asie” của các Hội Truyền-Giáo Ngoại-Quốc tại Paris, chuyên về Á Châu, cũng có tầm-vóc quốc-tế, đã không đề-cập đến việc “Đức Mẹ xuất-hiện” mà chỉ mô-tả cảnh tín-đồ Ky Tô Giáo hội họp để cầu-nguyện ở đó, với “bức tượng” của Đức Mẹ, và nói rõ là tượng ấy được đặt trên cành cây -- những chi-tiết không thấy có trong các “tài-liệu” khác. Không có Chúa Hải-Đồng và hai thiên-thần, là những chi-tiết được xem là quan-trọng nhất trong lần hiện ra đầu tiên.
3) Trần Văn Trí trên báo “Thằng Mõ”, căn-cứ vào Lm Nguyễn Văn Ngọc, thì xác-nhận rằng Đức Mẹ hiện ra lần đầu (“bỗng nhiên họ thấy”) không phải trên cành, mà là gần (bên cạnh) cây đa.
4) Nguyễn Lý Tưởng trên báo “Mẹ Việt-Nam” thì khẳng-định rằng dân La Vang đã tụ họp ở đó để cầu nguyện trước khi họ nghe nói rằng xưa kia có một Bà Linh-Thiêng xuất-hiện ở đó, và do nghe nói như thế họ mới đắp cái “nền vọng” dưới gốc cây đa. Ngoài ra, bài viết không đề-cập đến Chúa Hài-Đồng và hai thiên-thần, là những chi-tiết tiêu-biểu hầu-như-không-thể-thiếu cho sự-tích này.
5) Báo “Saigon USA” thì đề-quyết rằng Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa. Bài viết rất dài, tỷ-mỷ, nhưng lại không đả-động gì đến Chúa Hài-Đồng và hai thiên-thần, mà đáng lẽ phải được kể ra, nếu có, vì đó là những điểm chính quan-trọng hơn mọi nét tả linh-tinh khác.
C/ Ý-KIẾN :
1) Theo báo “Églises d'Asie” thì (kể từ đời Cảnh Thịnh) mãi cho đến cuối thế-kỷ 19 mới có một nhà thờ được dựng lên. Nhưng theo Nguyễn Lý Tưởng trong “Linh-Địa La Vang” trên báo “Mẹ Việt-Nam” số 102 thì ngay từ “khoảng đầu đời Minh Mạng (1820-1840= đầu thế-kỷ 19) ba làng đồng-thuận nhường chỗ đó lại cho bên Công Giáo... và cha xứ đã cho sửa-sang nơi đó thành một nhà thờ bằng tranh. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang.”
2) Các tác-giả viết về “sự xuất-hiện của Đức-Mẹ tại La Vang”, vì muốn tô vẽ thêm cho sự-tích tăng phần khả-tín mà lại chỉ căn-cứ vào cổ-truyền, lời đồn (nghe nói), đồng-thời dựa vào ấn-tượng và tưởng-tượng cá-nhân, một chiều, cho nên thiếu cơ-sở trung-thực, khiến mâu-thuẫn nhau, làm cho người đọc thấy sự bịa-đặt rõ-ràng.
3) Khi mà chính sự hiểu biết của giám-mục tên tuổi Hồ Ngọc Cẩn còn bị linh-mục Lê Thiện Bá (cả hai đều có gốc-gác Quảng Trị) bác bỏ, và cứ như thế, thì làm sao mà người đọc có thể tin được các tác-giả khác trong cùng đề-tài, khi mà chính họ không hề đích-thân trực-tiếp tiếp-cận với các sự-việc hoặc bằng-chứng chính-xác về sự-việc lúc đang xảy ra của sự-tích “lịch-sử” này ?
4) Tóm lại, ngay chính báo “L'Osservatore Romano” cũng đã đưa ra kết-luận, liền sau đoạn viết về sự xuất-hiện của Đức Mẹ tại La Vang : “Tiếc thay, hiện nay không có một tài-liệu viết nào viết về những lần Đức Mẹ hiện ra: những tài-liệu ấy có lẽ được lưu-trữ ở Huế và đã bị tiêu-hủy trong hai cuộc chiến địa-phương, năm 1833 dưới thời Minh Mạng, và năm 1861 dưới thời Tự Đức”* (hơn một thế-kỷ trước khi có lễ “kỷ-niệm 200 năm” này, là dịp để các tác-giả kể trên tha-hồ đặt điều, phịa chuyện).
* CHÚ-THÍCH 1:
Nguyễn Lý Tưởng trong bài “Linh-Địa La Vang” trên báo “Mẹ Việt-Nam” đã viết: “Lm Stanilas Nguyễn Văn Ngọc đã trích dẫn một đoạn trong bức thư của Lm Lôrensô Lâu, ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị) đề ngày 17-2-1691 gởi về Roma”: Như thế rõ-ràng là các báo-cáo từ vùng Dinh Cát (gồm có La Vang) đã được gởi về thấu tận Roma từ hơn một thế-kỷ (1691-1798) trước khi có vụ gọi là “Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La Vang; và Trần Văn Trí trong bài “Tinh-Thần La Vang” trên báo “Thằng Mõ” cũng đã viết : “Vài Nét Lịch-Sử Về La-Vang: 1717-1739 : xảy ra một số xáo trộn mà Tòa Thánh phải trực-tiếp can-thiệp ...” Đây cũng là một bằng-chứng nữa rằng Roma đã theo dõi sít-sao tình-hình cộng-đồng Ky Tô Giáo tại La Vang hơn năm thập-niên (1739-1798) trước vụ gọi là Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang. Tất-nhiên, ai nấy đều thấy : sở-dĩ hiện nay không có tài-liệu viết về vụ này lưu-trữ tại Vatican, chỉ vì một lý-do quá đơn-giản : Đức Mẹ Không Hề Hiện Ra Tại La Vang.
* CHÚ-THÍCH 2 :
Nguyễn Lý Tưởng còn viết: “Năm 1886 Đức Giám-Mục Caspar ở Huế mới quyết-định xây nhà thờ bằng gạch ... phải mất 15 năm mới hoàn-thành. Đại-Hội Đức-Mẹ La Vang lần thứ I và khánh-thành nhà thờ vào các ngày 6, 7 và 8 tháng 8 năm 1901.” Vậy thì trong suốt thời-kỳ 15 năm này (từ 1886 đến 1901, hơn 88 năm sau vụ gọi là “Hiện Ra” vào năm 1798, và ít nhất là 25 năm sau lần “tài-liệu bị tiêu-hủy dưới thời Tự Đức” vào năm 1861) tại sao không có người nào tìm ra được một tài-liệu nào khả-tín, nếu có, về sự xuất-hiện của Đức Mẹ tại La Vang ?
Vấn-đề bây giờ là : những chi-tiết mới được thêm-thắt trong các bài viết dẫn trên, nếu không được làm sáng tỏ, thì hẳn là sẽ bị sử-dụng như là “tài-liệu căn-bản”, “bằng-chứng lịch-sử” để tiếp-tục lưu-truyền Sự Giả (nghịch với Sự Thật) cho các thế-hệ con cháu của chúng ta trong tương-lai.
01 Lời Nói Đầu
02 Diễn Văn Khai Mạc
03 Đạo Từ Của Hòa Thượng Chủ Tịch
04 Người Cư Sĩ Tại Gia (H.T. Trí Quang:)
05 Thư Gởi Chúc Mừng Đại Hội (T.T. Tuệ Sỹ)
06 Học Phật và Nuôi Dưỡng Tín Tâm (T.T. Tịnh Từ)
07 Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia (H.T. Thắng Hoan)
08 Lối Nhìn Phấn Toái (G.S. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)
09 Hộ Trì Tam Bảo (T.T. Minh Đạt)
10 Tham Luận - Một Vài Nét Biểu Trưng Của Người Cư Sĩ Nơi Hải Ngoại (T.T. Nguyên Siêu )
11 Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật (G.S. Tâm Tràng Ngô Trọng Anh)
12 Người Cư Sĩ Hải Ngoại (Đ.H. Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả)
13 Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân (Trung Tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính)
14 Tham Luận Vai Trò Tác Nhân Của Người Cư Sĩ Thời Đại (T.T. Viên Lý)
15 Bổn Phận Của Người Phật Tử Đối Với Giáo Hội (T.T. Như Điển)
16 Xin Hãy Nghĩ Đến Người PT Bình Dân (BS. Minh Phước Trần Nguơn Phiêu)
17 Một Số Ý Kiến Về Hiện Tình ... (BS. Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng)
18 Tham Luận – Vai trò Giáo Hội (Đ.H. Đức Hạnh)
19 Cư Sĩ Phật Giáo (Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên)
20 Sự Đóng Góp Của Hàng Cư Sĩ Tại Gia (G.S. Trần Quang Thuận)
21 Cư Sĩ và Các Thầy Ngoài Giáo Hội (Đ.H. Nguyễn Xuân Đấu)
22 Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người (G.S. Tâm Huy và Nhà văn Tâm Quang)
23 Đọc Sách Tuệ Sỹ của Nguyên Siêu (Đ.H. Trần Văn Kha)
24 Tham Luận – Vai Trò Hộ Đạo (G.S. Trần Kiêm Đoàn)
25 Tín Tâm Đối Với Giới Cư Sĩ (G.S. Bùi Ngọc Đường)
26 Tương Lai Phật Giáo Việt Nam (Nhà Văn Thiền Quán Trần Nghi Hoàng)
27 Sinh Khi Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam (Nhà báo Hoàng Bích Ti)
Sự Thật Về Vùng Đất La Vang
1 Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
2 Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
3 Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
4 Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
5 Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
6 Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
7 Tản Mạn Ngoài Lề