Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Lời Mở Đầu
Tác giả:

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời công phu sáng mỗi ngày, chúng Tăng luôn luôn trì tụng để huân tập đại nguyện của ngài A -Nan và từ đó trưởng dưỡng sơ tâm xuất gia của mình trong hạnh nguyện hoằng Pháp độ sanh :

 “…Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
Thị tắc danh vi báo Phật ân.
Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh:
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập,
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ Nê-hoàn, ...”

Lập nguyện là như thế. Nhưng muốn hoàn thành hạnh nguyện ấy, cần phải có sự trợ lực của những thuận duyên quan trọng bên ngoài.
Như lời đức Phật dạy qua ý đạo từ của Hòa thượng Thích Hộ Giác, Chủ tịch Hội đồng Điều hành trong lễ khai mạc Đại Hội Cư Sĩ, đã nhắn nhủ về hình ảnh của con chim Đại Bàng. Chim Đại Bàng thiếu đi một cánh, dù cánh trái hay cánh phải cũng không thể bay được. Giáo pháp của Phật cũng vậy, thiếu một trong hai đại bộ phận xuất gia hay tại gia thì cũng không thể nào xiển dương, hoằng truyền. Tổng vụ Cư sĩ là một thực thể nồng cốt, quan trọng của Giáo hội trong cũng như ngoài nước. Hàng Cư sĩ Phật tử đóng vai thiết yếu cho vấn đề hộ đạo.
Trong công án Ngưỡng Sơn hỏi Tam Thánh, khi Tuyết Đậu tụng bài kệ:

Vừa thu vừa buông tông chỉ đâu ?
Cỡi cọp cần phải có tuyệt kỹ,
Cỡi rồi chẳng biết đi về đâu,
Chỉ là thiên cổ động bi phong.

Dường như chỉ một câu đầu thôi đã vạch ra rõ ràng cái ý hỗ tương của Tăng sĩ và Cư sĩ để hoàn tất Tông chỉ của Đức Thế tôn. Phải có người thu, người buông. Một người không thể vừa thu vừa buông. Và nếu tất cả mọi người đều cùng thu hoặc cùng buông thì còn đâu là Tông chỉ của Đức Phật !  Cỡi cọp cần phải có tuyệt kỹ là vậy !  Và cỡi rồi phải biết đi về đâu cũng là vậy !
Suốt gần mười năm thành lập Giáo hội nơi hải ngoại, đây là lần đầu tiên Tổng vụ Cư sĩ mới có cơ duyên để cho hàng Cư sĩ Phật tử khắp Hoa Kỳ ngồi lại với nhau qua khóa Hội thảo trong những ngày 25, 26 và 27 tháng 04 năm 2003, tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại, dưới sự chứng minh của chư Tôn đức Giáo phẩm. Trong những ngày hội thảo, quý vị cư sĩ Phật tử đã nhiệt tình đóng góp những suy nghĩ, thao thức và kinh nghiệm của mình để phát triễn sự tu học và sinh hoạt của giới cư sĩ. Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tổng Thư ký kiêm Đệ nhất Phó viện trưởng Viện Hóa Đạo từ trong nước cũng gởi ra một bài viết để chào mừng và đóng góp những ý kiến quý báu với Đại hội.
Để ghi lại những suy tư, thao thức, kinh nghiệm, sinh hoạt và hình ảnh trong những ngày hội thảo của một cánh của “con chim Đại Bàng”, Tổng vụ Cư sĩ thực hiện tập Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ, mong là những viên gạch  lót đường đầu tiên dẫn đến những sinh hoạt tu học, hộ pháp đa dạng và phong phú của giới cư sĩ.
Ngưỡng mong chư Tôn đức Giáo phẩm, quý Thiện tri Thức Phật tử gần xa, không phân biệt tông phái, hệ phái, giáo phái, hoan hỷ đón nhận và tùy duyên.

Trân trọng,
Phật lịch  2547 – 2003
Hoa Kỳ, ngày cuối đông,
Tỳ kheo THÍCH TÍN NGHĨA

01 Lời Nói Đầu
02 Diễn Văn Khai Mạc
03 Đạo Từ Của Hòa Thượng Chủ Tịch
04 Người Cư Sĩ Tại Gia (H.T. Trí Quang:)
05 Thư Gởi Chúc Mừng Đại Hội (T.T. Tuệ Sỹ)
06 Học Phật và Nuôi Dưỡng Tín Tâm (T.T. Tịnh Từ)
07 Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia (H.T. Thắng Hoan)
08 Lối Nhìn Phấn Toái (G.S. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)
09 Hộ Trì Tam Bảo (T.T. Minh Đạt)
10 Tham Luận - Một Vài Nét Biểu Trưng Của Người Cư Sĩ Nơi Hải Ngoại (T.T. Nguyên Siêu )
11 Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật (G.S. Tâm Tràng Ngô Trọng Anh)
12 Người Cư Sĩ Hải Ngoại (Đ.H. Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả)
13 Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân (Trung Tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính)
14 Tham Luận Vai Trò Tác Nhân Của Người Cư Sĩ Thời Đại (T.T. Viên Lý)
15 Bổn Phận Của Người Phật Tử Đối Với Giáo Hội (T.T. Như Điển)
16 Xin Hãy Nghĩ Đến Người PT Bình Dân (BS. Minh Phước Trần Nguơn Phiêu)
17 Một Số Ý Kiến Về Hiện Tình ... (BS. Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng)
18 Tham Luận – Vai trò Giáo Hội (Đ.H. Đức Hạnh)
19 Cư Sĩ Phật Giáo (Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên)
20 Sự Đóng Góp Của Hàng Cư Sĩ Tại Gia (G.S. Trần Quang Thuận)
21 Cư Sĩ và Các Thầy Ngoài Giáo Hội (Đ.H. Nguyễn Xuân Đấu)
22 Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người (G.S. Tâm Huy và Nhà văn Tâm Quang)
23 Đọc Sách Tuệ Sỹ của Nguyên Siêu (Đ.H. Trần Văn Kha)
24 Tham Luận – Vai Trò Hộ Đạo (G.S. Trần Kiêm Đoàn)
25 Tín Tâm Đối Với Giới Cư Sĩ (G.S. Bùi Ngọc Đường)
26 Tương Lai Phật Giáo Việt Nam (Nhà Văn Thiền Quán Trần Nghi Hoàng)
27 Sinh Khi Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam (Nhà báo Hoàng Bích Ti)

Sự Thật Về Vùng Đất La Vang

1 Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
2 Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
3 Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
4 Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
5 Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
6 Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
7 Tản Mạn Ngoài Lề

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Mục Lục Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ
Tản Mạn Ngoài Lề
Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian
Sự Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3896554
Có 0 Khách Đang Online