Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
70 Bài Nghiên cứu cùng tác giả : Điều Ngự Tử Tín Nghĩa
    Bia Ký Tổ (phần II)

Ngự chế Diệu Ðế tự Trú trì, Lâm tế tứ thập nhị thế, Khai sơn Trúc Lâm Ðại thánh tự Giác Tiên Hòa thượng chi tháp.
Khai sơn Trúc Lâm Ðại thánh tự, sáng lập An Nam Phật Học hội, chứng minh Ðại đạo sư Trừng Thành Chí Thông Giác Tiên Hòa thượng chi minh.
Giác Tiên Hòa thượng, Lâm tế chánh tông tứ thập nhị thế chi đại sư giả. Sư bản tánh nguyên tịch, Thừa Thiên phủ, Hương Thủy huyện, Dã Lê Thượng xã, dĩ Tự Ðức thập tam Canh thìn lạc trần.
Thành Thái lục niên Giáp ngọ (*), thị khô tử tán sư, cảm thế sự vô thường, nhân đô Báo Quốc tự giới đàn, phiêu nhiên hữu xuất trần chi chí.
Toại chiêu Từ Hiếu tự, lễ Tâm Tịnh Hòa thượng, viện tức thế nhiễm. Căn tánh thông lợi, kinh luật am tường, lũ dục Dương Xuân sơn kết am vị tự tu chi vị cánh.

Xem chi tiết...
    Bia Ký Tổ (phần I)
開 山 竹 林 大 聖 寺, 創 立 安 南 佛 學 會 , 證 明 導 師, 澄 誠 至 通 覺 先 和 尚 知 銘 .

       覺 先 和 尚 臨 濟 正 宗 四 十 二 世 之 大 師 也 . 師 本 姓 阮, 原 籍 承 天 府 香 水 縣 野 黎 上 社, 以 嗣 德 三 十 三 庚 辰 落 塵 . 成 泰 六 年 甲 午 枯 特 雙 喪, 師 感 世 事 無 常, 因 暏 報 國 寺 戒 壇 飄 然, 有 出 塵 之 志, 遂 招 慈 孝 寺 禮 心 淨 和 尚 奚 即 雜 薙 染, 根 性 通 利, 經 律 諳 詳. 屢 欲 楊 春 山 結 菴 專 修 而 未 竟.

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Bác Sĩ Tâm Minh Lên Đình Thám

Sanh năm Đinh Dậu (1897) tại Quảng Nam.
         Chánh quán làng Đông Mỹ (Phù Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là thứ nam của cụ Đông các Đại học sĩ sung chức bộ Thượng thơ Lê Đỉnh (triều Tự Đức) và cụ kế mẫu Phan Thị Hiếu.
          Lúc nhỏ theo Nho học, thụ huấn trực tiếp với cụ Thượng thơ thân sinh ở nhà cùng với bào huynh Lê Đình Dương.
(Lê Đình Dương là nhà Cách mạng, tham gia Việt Nam Quang Phục hội cùng với cụ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài. Phụ trách lãnh đạo phong trào Duy Tân khởi nghĩa tại Nam Ngãi. Bị bắt tại Ban Mê Thuộc năm 1926. Không chịu để bị tra tấn, không chịu tủi nhục trước công sứ thực dân Sabatier, nên đã dùng độc dược Cyanure de Mercure để tự vẫn năm 1919, thọ 26 tuổi .  Ông đã tốt nghiệp Á khôi Đông Dương Y sĩ khóa đầu tiên năm 1915, tại trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương – Hà Nội).

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Không

          TiỂU SỬ SƯ BÀ
THÍCH NỮ DiỆU KHÔNG

          1.     Bước Chân Trần Thế :

          Thế danh :    Hồ Thị Hạnh,

          Pháp danh :  Trừng Hảo, (*)

         Pháp tự :      Thích Nữ Diệu Không ,

         Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42

         Sanh ngày 24 tháng 12 năm 1905 (theo Âm lịch tức là ngày Đinh Dậu 28 tháng 11 năm Ất Tỵ).

          Chánh quán làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
 
          Thân phụ là Đại thần Hồ Đắc Trung,Thân mẫu là cụ bà Châu Thị Ngọc Lương, người làng An Lai. Sư bà là em ruột của sư bà Diệu Huệ.

         

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Huệ

1.-     Những Ngày Ở Nhà :

Thế danh :   Hồ Thị Huyên,

Pháp danh : Trừng Diên, (1)

Pháp tự :     Diệu Huệ.

Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42

Sanh năm Ất Mùi (1895). Con thứ hai của cụ Khánh Mỹ Quận công Hồ Đắc Trung.

Chánh quán làng An Tuyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quyền quý, nền nếp nho phong. Bà được theo đòi nghiên bút rất sớm, nên tinh thông Nho học. 

Năm Quý Sửu (1913), được 18 tuổi, vâng lời song thân lập gia đình với cụ Lễ bộ Thượng thơ Ưng Úy. Sanh hạ một trai là Nguyễn Phước Bửu Hội, sau nầy được gọi là nhà bác học Bửu Hội. 

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diên Trường

Sư cụ thế danh là : Hồ Thị Nhàn,

Pháp danh :            Thanh Linh,

Pháp tự :                 Diên Trường.

Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42

   Sanh năm 1863, thuộc dòng họ Hồ Đắc, làng An Tuyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Là con gái thứ ba của cụ Hồ Đắc Tuấn, Tri phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Thân mẫu là cụ bà Công Tôn Nữ Huấn, là con thứ ba của Hoàng tử Tùng Thiện Vương.

   Vốn được thọ sanh trong một gia đình vọng tộc, thuần cẩn, đạo đức.

   Năm lên tám thì phụ thân qua đời. Ở với thân mẫu và phụ giúp gia đình để các anh có đủ thì giờ theo đòi nghiên bút.

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Thiền Sư Thích Mật Thể

          1.-  Thân thế :

Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi.  Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa.

Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.

          2.-  Sự Nghiệp Tu Học :

            Năm Bính Thìn (1916), lên 5 tuổi, theo Nho học.

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Thiền Sử Thích Mật Nguyện
1.- Thân thế :

  Ngài thế danh Trần Quốc Lộc.

  Thọ sanh vào lúc giờ Thìn, ngày 25 tháng 06 nhuận năm Tân Hợi (tức ngày 19 tháng 08 năm 1911), tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên .

  Là con trưởng trong gia đình năm anh em .

  Thân phụ là cụ Trần Quốc Lễ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hoàng . Thiếu thời theo Tây học . Bẩm tính hiền hòa .

  2.- Sự Nghiệp Tu Học :

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Thiền Sử Thích Mật Hiển

          Phần Tiểu sử và Hành trạng đặc biệt nầy, người viết đã in thành sách một lần, được gởi về tận tay để Ngài đọc trước và đã được Ngài phê chuẩn rồi - Sau đó, Ngài Viên tịch, người viết y theo lời dạy của Ngài mà in lại một lần nữa thành sách và cũng đã được độc giả bốn phương đọc ở trên trang nhà :

 http://www.todinhtudamhaingoai.net/ 

          chỉ có thêm một vài nét được rút gọn trong phần Tang lễ của Ngài. Do vậy mà, người Chủ trương cho in lên phần đầu của Kỷ Yếu này ;  còn có thêm một bài Tiểu sử từ quê nhà gởi ra, nếu được in, thì cũng chỉ được in thêm vào sau cuốn Kỷ Yếu nầy như là một phần bổ khuyết mà thôi.

Xem chi tiết...
    Tiểu Sư Thiền Sử Thích Mật Khế

Ngài họ Lê, quý danh là Chánh.  Quê quán làng Thần Phù, xã Thủy Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

  Ngài thọ sanh năm Giáp Thìn (1904). Năm Quý Sửu (1913), lên chín tuổi, xuất gia đầu Phật với tổ Giác Tiên, chùa Trúc Lâm, cố đô Huế.

   Ngài tỏ ra thông minh xuất chúng trước tuổi.

   Năm Giáp Tý (1924), được đăng đàn thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Từ Hiếu.  Tổ Tâm Tịnh làm Đàn đầu Hòa thượng.  Ngài đổ thủ khoa vào năm 21 tuổi tròn.

   Pháp danh :       Tâm Địa,

   Pháp tự :           Mật Khế,

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Tổ GIÁC TIÊN Khai Sơn Tổ Đình Trúc Lâm Huế

1.- Thân thế :

Pháp danh :  Trừng Thành

Pháp tự :       Chí Thông,

Pháp hiệu :   Thích Giác Tiên.

Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42

Thế danh :  Ngài họ Nguyễn Duy húy là Quyển.

Thọ sanh năm Canh thìn, niên hiệu Tự Ðức đời thứ 33 (1879).

Xem chi tiết...
    Vài Nét Về Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh tại Huế

Sơ Lược :

Tổ Đình Trúc Lâm được hình thành năm Duy Tân thứ ba (1902). Đầu tiên do bà Tỳ kheo Ni Hồ Thị Nhàn, Pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường đứng ra thành lập. Trúc Lâm khi còn trong tình trạng chỉ là mái tranh vách đất đơn sơ, thì Sư bà Diên Trường đã cung thỉnh Hòa thượng Giác Tiên làm Tổ Khai sơn.

Cảnh chùa được tạo dựng trên một ngọn đồi rất thanh lịch và hữu tình. Đồi có tên là Dương Xuân Thượng, thuộc làng Thuận Hòa, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy - Cố đô Huế.

Ngọn đồi tuy không cao lớn, quang cảnh tuy không hùng vĩ ;  nhưng, ngọn đồi ấy đã thể hiện được sự hiền dịu, cân đối và thích hợp cho những tâm hồn yêu thiên nhiên, thích thoát tục hơn.

Xem chi tiết...
    Tiểu Sử Tổ Liễu Quán

Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của Thiền sư Mật Thể trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, thì dưới triều chúa Nguyễn ở đàng Trong, phong trào phát triển Phật giáo nói chung và Thiền phái Lâm Tế nói riêng bành trướng rất mạnh mẽ ; đồng thời, đã lưu lại cho nền văn học Phật giáo nhiều kiến trúc mỹ thuật, hội họa rất nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, kéo quân từ Nam ra diệt Nguyễn thì đoàn quân lính nầy đã hủy diệt đi những công trình quý báu đó. Bi ký, chứng liệu bị thất tung. Và, Phật giáo đã mất đi nhiều vốn liếng quý giá của mình. Và cũng từ đó, nền sử liệu có vài phần phiến diện.

Xem chi tiết...
    Đạt Ma Huyền Trang
Khi trình bàt tiểu sử, tư tưởng hoạt động cho sự phát triển Phật Giáo của hai ngài Đạt Ma và Huyền Trang, sự thống nhất trong liên hệ đó, cho ta thấy những điểm then chốt như sau :

            1.-  Về Phương Diện Truyền Giáo :  Hai ngài Đạt Ma và Huyền Trang chính là những nhăn vật tiên phong trong việc phát triển, chuyển hóa Phật Giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa.

            *.-  Một Vị, từ Trung Hoa theo con đường lụa, sang Ấn Độ để nghiên cứu về Duy Thức Học.

            *.-  Một Vị, đưa Thiền tông từ Ấn Độ sang phát triển ở Trung Hoa.

Xem chi tiết...
    Đạt Ma Huyền Trang

Khi trình bày tiểu sử, tư tưởng hoạt động cho sự phát triển Phật Giáo của hai ngài Đạt Ma Huyền Trang, sự thống nhất trong liên hệ đó, cho ta thấy những điểm then chốt như sau: 

1.- Về Phương Diện Truyền Giáo: Hai ngài Đạt MaHuyền Trang chính là những nhăn vật tiên phong trong việc phát triển, chuyển hóa Phật Giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa. 

*.- Một Vị, từ Trung Hoa theo con đường lụa, sang Ấn Độ để nghiên cứu về Duy Thức Học. 

*.- Một Vị, đưa Thiền tông từ Ấn Độ sang phát triển ở Trung Hoa. 

Xem chi tiết...
1 2 3 4 5
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3905561
Có 0 Khách Đang Online