Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
8 Bài Nghiên cứu cùng tác giả : HT.Thích Trí Chơn
    Diễn Văn Khai Mạc của Chủ Tịch Hội Liên Hữu Thế Giới

Dưới đây là bài diễn văn khai mạc của ông U. Chan Htoon, ChủTịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellovship of Buddhists) đọc trước đại hội Phật Giáo Thế Giới kỳ 06, tổ chức tại Nam Vang (Phnom Penh) thủ đô Campuchia vào tháng 11 năm 1961. Bài này đã được chúng tôi dịch đăng vào Liên Hoa Nguyệt Sang số Kỷ Niệm Phật Đản P.L 2506 năm Nhăm Dần (1962) ấn hành tại Huế Việt Nam. Mặc dù đã hơn 40 năm qua, nhưng nội dung bài diễn văn vẫn còn có giá trị, thích hợp với thời đại ngày hôm nay.
Nó vạch ra cho toàn thể Phật Giáo đồ trên thế giới một đường lối tu tập và phục vụ Chánh Pháp rất thiết thực, đồng thời cho chúng ta thấy rõ vai trò của Phật Giáo vô cùng quan trọng trong việc “kiến tạo nền hòa bình thế giới”, nhất là giữa lúc con người khắp nơi đang sống trong tình trạng bất an, lo sợ vì quân khủng bố và đe dọa bởi một cuộc chiến tranh nguyên tử không biết xảy ra lúc nào có thể tận diệt toàn thể nhân loại trên quả đất này.

Xem chi tiết...
    Phật Pháp Vấn Đáp

Phật Pháp được trường tồn và phát triển không ngừng, phần lớn đều do sự hy sinh hoằng pháp của các bậc chân tu thạc học từ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác. Mạng mạch của đạo pháp hưng thạnh hay suy vi đều tùy thuộc vào sự nghiệp hoằng pháp. Chúng ta hãy nhìn sâu vào đời sống của đức Phật, Ngài đã hiến đâng trọn đời mình cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, đó là bằng chứng hùng hồn và chắc thật nhất.

Xem chi tiết...
    Con Đường Sống Theo Phật Giáo
Văn hóa được xem như sự phát triển của tinh ba nhân loại và trong vấn đề này văn hóa thực đã có sự liên hệ mật thiết đối với tôn giáo và luân lý. Bất cứ nơi nào nền văn hóa được nẩy nỡ dồi dào, chúng đều phát triển trên nền tảng của tôn giáo, những thói quen tốt đẹp, nhũng tập tục xã hội, nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa và mọi công trình vĩ đại khác của quốc gia và dân chúng. Những điều đó đã phản ảnh sâu rộng sự cao quý tinh thần hay văn hóa của mỗi quốc gia và dân tộc. 

Xem chi tiết...
    ANAGARIKA DHARMAPALA A DỤC VƯƠNG CỦA TÍCH LAN

Ðại đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêu và nhân loại. Chẳng khác gì A Dục Vương, đời sống của đại đức cũng được hướng dẫn bởi tinh thần nhân đạo. Vào thế kỷ thứ 03 trước tây lịch vua A Dục đã bành trướng Phật Giáo khắp Ấn Ðộ, Tích Lan và thế giới do những đoàn truyền giáo của ngài, trong thời đại chúng ta. Ðại Đức Dharmapala cũng làm một công việc vĩ đại lợi ích cho nhân loại là phục hưng Phật Giáo và văn hóa đạo Phật ở Ấn Ðộ, Tích Lan, nhiều quốc gia Á Châu Phật Giáo suy đồi, cùng các nước Tây Phương thịnh hành Thiên chúa. 

Xem chi tiết...
    Thông Điệp Tình Thương Của Đức Phật
DR.Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng. Tiến sĩ Prasad đã tham gia rất sớm phong trào tranh đấu chống thực dân Anh để giành độc lập tự do cho xứ sở. Sau ngày Anh quốc trao trả độc lập cho Ấn Ðộ vào năm 1947, hai lần ông được bầu làm chủ tịch Quốc Hội. Năm 1947-1949, ông giữ chức Chủ Tịch Hội Ðồng Lập Hiến, và được bầu làm Tổng Thống Ấn Ðộ đầu tiên từ năm 1952-1962. Ông mất năm 1963 . (Chú thích của người dịch)
Xem chi tiết...
    PHẬT GIÁO TRUYỀN BÁ TỪ ĐÔNG QUA TÂY PHƯƠNG

Kính thưa quý vị, 

Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống. Vài hôm trước nhiều lần tôi đã nói rằng cùng với những tiến bộ vật chất, sự phát triển đời sống tinh thần và nội tâm của con người cũng rất cần thiết và hữu ích. Ngay các bạn cũng nhận thấy rằng một người có ý chí vững mạnh, khi gặp khó khăn họ dể dàng khắc phục vượt qua. Trong trường hợp của đất nước Tây Tạng và kinh nghiệm chính bản thân, tôi biết rằng điều ấy là đúng sự thật.

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Tây Phương
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản). Chẳng bao lâu, Phật Giáo du nhập các nuớc Ba Tư (Persia), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkestan) và miền bắc xứ Aryan thuộc Trung Á. Ðến thời vua A Dục, Phật Giáo đã được phát triển xa rộng, bằng chứng là trên những trụ đá của Ngài dựng nên thời đó có ghi chép về việc nhà vua đã từng phái nhiều đoàn truyền giáo đến thuyết pháp ở các miền xa như Ba Tư, Syria, Ai Cập, Hy Lạp
Xem chi tiết...
    GIÁ TRỊ CỦA PHẬT GIÁO TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN HIỆN ÐẠI
Trong thời đại tân tiến ngày nay, hình như chúng ta có thể thụ hưởng tất cả mọi điều chúng ta muốn nếu chúng ta siêng năng làm việc và có  tiền. Tiền bạc chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiện nghi văn minh, có thể giúp chúng ta thâu ngắn giờ làm việc và tìm thấy nhiều thú vui trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên đồng thời, chúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến đó không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi. Người  hôm qua chúng ta gặp có thể bị tai nạn và chết hôm nay. Và ngày mai, một trận thế chiến khác biết đâu lại chẳng xảy ra để tận diệt toàn thể chúng ta.
Xem chi tiết...
1
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3940054
Có 0 Khách Đang Online