Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<December 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
7 Bài Nghiên cứu cùng tác giả : TT. Thích Mật Thể
    Vài nét về Thiền Sư Thích Mật Thể

 Thiền sư tên thật là Nguyễn Hữu Kế, sanh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế.
          Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, dòng Thích Lý của cụ Nguyễn Hữu Bộ.
          Lúc nhỏ theo học Nho giáo và Quốc ngữ chương trình Pháp Việt.  Thiền sư đã đỗ Primaire.  Người thông minh, lanh lợi.
          Gia đình đều quy hướng theo Phật.  Cụ thân sinh và người anh ruột cũng đều xuất gia làm đệ tử chốn Thiền Lâm.
          Lên 12 tuổi, Thiền sư được thân sanh đem về chùa Diệu Hỷ (Huế) cho tu học.  Hằng ngày cần mẫn học tập.  Bản chất thông minh nên chả mấy chốc tiếp thu một cách mau chóng Kinh Luật căn bản của Phật giáo.
          Lên 16 tuổi, Thiền sư nhập chúng ở chùa Tư Quang với Hòa thượng Giác Bổn.  Nhận thấy Thiền sư là người xuất sắc, đảm đang, nên cho vào tu học ở chùa Trúc Lâm với Hòa thượng Giác Tiên.  Khi vào đây như cá gặp nước, rồng gặp mây, Thiền sư lại được gần Thầy gần bạn, học hỏi chuyên cần nên trí huệ mau chóng phát triển.
          Năm lên 18 tuổi, Thiền sư được Hòa thượng Giác Tiên thế độ và cho thọ Sa-di giới với Pháp danh Tâm Nhứt, Pháp tự  là Mật Thể.
          Năm 1932, Hòa thượng Giác Tiên thỉnh đại lão Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra khai giảng Phật học đường ở chùa Trúc Lâm và Tây Thiên, Thiền sư được đặc cách cho theo học lớp này.

Xem chi tiết...
    HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHẬT GIÁO

Qua những phần ở trên, ta thấy Phật giáo, có một tính chất đặc biệt khác với tôn giáo, triết học, triết học, đến đây là bắt đầu nghiên cứu vào Phật giáo.
          Đi vào Phật giáo ta tìm thấy có hai nguyên lý căn bản:
          1.-  Tất thảy hiện tượng đều chuyển biến vô thường
          2.-  Bản thể bất sinh bất diệt
          a.-  Hiện tượng chuyển biến vô thường :
          Tất thảy sự vật trong thế gian, không có cái gì là thường còn và đứng yên mãi, bể cát hóa thành ruộng dâu, bông hoa sớm nở tối tàn, người ta cũng phải già phải chết!  Phàm cái gì có sinh tất phải có diệt, người vật đều thế, dù chậm dù mau, không một cái gì thường còn mãi mãi.
          Kìa cây thông đứng ở trước mắt nhà ta, ta tưởng nó cứ đứng yên mãi như thế chăng ?   Không, từ khi trồng đến khi lớn, khi già, nó phải thay đổi luôn luôn.

Xem chi tiết...
    PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ NHÂN SINH

Từ thuở nào đến bây giờ khi trí thức của con người đã được nảy nở, đứng trước vũ trụ bao la, người ta bắt đầu băn khoăn đánh dấu hỏi :
          1.-  Vũ trụ là gì ?
          2.-  Nhân sinh do đâu mà có ?
          3.-  Có để làm gì ?  Và chung kết của nhân sinh như thế nào ?   Đó là những vấn đề đã làm các tôn giáo, các thánh nhân hiền triết từ xưa đến nay, phải dung hết tâm tư để tìm tòi nghiên cứu.
          Tùy theo chỗ nhận thức của mỗi người, sẽ có sự giải đáp khác nhau, và vấn đề nhân sinh bao giờ cũng được giải thích nhịp nhàng theo thuyết vũ trụ.
          Quan sát về vấn đề nhân sinh, đại khái ta có thể chia ra làm ba phần :
          a.-  Nhân sinh do đâu mà có ?
          b.-  Cuộc sống còn của nhân sinh ?
          c.-  Sự chung kết của nhân sinh ?
          Về phần nhân sinh do đâu mà có theo các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều thuyết khác nhau như:

Xem chi tiết...
    PHẬT THÍCH CA LÀ HIỆN THÂN CỨU KHỔ CỦA NHÂN LOẠI

Hỡi nhân loại !   đây là vị Giác ngộ hoàn toàn từng đem chân lý chiếu sang cho đời, là bậc Đại từ, Đại bi coi muôn loài chúng sinh như con một.  Là đóa Hoa đàm tươi thắm tỏa ra hương vị khắp cõi trần gian.
          Ngài là Phật Thích Ca, người nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapila vastu) trung Ấn Độ, là một thái tử con vua Tịnh Phạn về giòng Thích Ca
          Ngài thông minh từ thuở nhỏ.  Năm 15 tuổi thì đã thông suốt các khoa học, văn chương, triết học, học thuật v.v… cho đến võ nghệ cũng rất cao cường, thành bậc văn võ toàn tài, ai cũng kính phục.
          Đương thời xã hội Ấn Độ chia làm  nhiều giai cấp :
1.-  Bà-la-môn (Brahamanah), gồm các đạo sĩ tu hành thông thái, giới hạnh nghiêm chỉnh, bao nhiêu lễ nghi, văn hóa, học thuật trong nước đều do phái này mà ra.
2.-  Giòng Sát-đế-lỵ (Ksatriyah) :  vua chúa quý tộc cai trị xã hội.
3.-  Phệ-xá (Vaisyah), là hạng thường dân nhưng thuộc về dòng dõi trong sạch
4.-  Thủ-đà-la (Sùdrah), gồm những người làm thuê làm mướn, giết heo giết bò, hạng người này, chỉ làm nô lệ cho ba phái trên, mà thường bị khinh bỉ, nên không được học hành làm lễ tương kính.

Xem chi tiết...
    NHẬN THỨC LUẬN

 Làm sao ta biết vũ trụ thực có chứa đọng một bản thể bất sinh bất diệt, bất di bất dịch, và trí thức con người ta có thể hiểu cùng tột được bản thể ấy không ?  Nghiên cứu đến vấn đề ấy tức là nghiên cứu đến vấn đề nhận thức.  Nói theo triết học là nghiên cứu tính chất và bản nguyên của trí thức của ta do đâu mà có, nó đáng giá bao nhiêu, và ta có thể dung lý trí ấy, để đạt đến mục đích trên còn đường đi tìm chân lý không ?
          Xét về nhận thức luận, ta có thể xét các vấn đề:  bản chất của trí thức - nguồn gốc giúp trí thức phát triển - hiệu lực của trí thức.
A.-   Bản chất của trí thức
          Về vấn đề này, các triết học Âu Tây, một phái cho rằng trí thức bởi tiên thiên (apriorisme).  Một phái khác quá thiên về khoa học, chủ trương trí thức do kinh nghiệm (empirisme) đem lại.
          Về Phật giáo, tuy có phái Tiểu thừa cũng chủ trưởng trí thức do ảnh hưởng ngoại cảnh, nhưng đồng thời cũng chủ trương nghiệp cảm duyên khởi, nghiệp lực của ta trong đời này, sẽ mang lại cho ta một đời sống khác về trong tương lai.

Xem chi tiết...
    PHẬT THÂN LUẬN

Do những chương trên, ta đã nhận thấy vũ trụ có một bản thể rộng lớn và trí tuệ của ta có thể thực chứng được bản thể ấy.
          Song trạng thái sau khi ngộ nhập bản thể như thế nào là cái không không, không gì cả, hay là một cảnh giới quang minh vô hạn trong đó ta sẽ hưởng được cảnh giới vô biên.
          Nghiên cứu vấn đề này, tức là bàn tới Phật thân và Phật độ (cõi Phật).
          Muốn hiểu Phật thân như thế nào, ta phải hiểu nghĩa chữ thân.
          Chữ thân có hai nghĩa :
1.-  Bản thể
2.-  Tập hợp
          Bản thể là nương tựa để cho cái khác nương tựa vào đó mà có.  Ví dụ:  như thân cây là bản thể cho những hoa lá nương vào đấy mà được nảy nở; thân người là bản thể cho tóc răng, móng tay … nương vào đấy mà sinh trưởng.

Xem chi tiết...
    KẾT LUẬN

 Dù sao chúng tôi cũng không lấy làm thỏa mãn, với những giòng chữ trong sách này đã được đi ngang qua dưới đôi mắt của các ngài, dầu không được tán thành, song nó cũng đã làm tròn nhiệm vụ một phần nào, ít ra nó cũng gợi them hoặc nhắc nhở ở lý trí các ngài về vấn đề suy tầm chân lý.
          Vì nó là cái cần thiết hơn tất thảy sự cần thiết trong đời sống của chúng ta.  Vì nếu chúng ta tìm hiểu được rõ rang thấu đáo về vấn đề vũ trụ nhân sinh, tức là chúng ta đã tìm thấy đường đi nước bước của mình.  Nếu vũ trụ là một vấn đề ta không thể hiểu biết được, không quan hệ gì đến ta, và nhân sinh chỉ có giá trị trong khoảng thời gian 5, 70 năm, thì ta cũng không cần phát triển năng lực làm gì cho khó nhọc, không cần kềm lòng ta bất cứ về một luân lý, đạo đức, hay một kỷ luật của một xã hội nào làm gì.  Trái lại, nếu vũ trụ với ta có sự liên quan, lý trí ta có thể hiểu biết được và nhân sinh có thể tiến hóa hơn nữa, để đạt đến mục đích vĩ đại cao thượng thì ta phải cần đem bao nhiêu ý chí để phụng sự lý tưởng.  Hiện nay nhân loại đã tiến hóa đến bực nào ?  Những tư tưởng đại đồng cùng vấn đề tìm hạnh phúc chung cho nhân loại đã được những bậc ưu thời mẫn thế nhắc nhở tìm phương bổ cứu.

Xem chi tiết...
1
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
4017479
Có 0 Khách Đang Online