Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
29 Bài Nghiên cứu cùng tác giả : Thích Tín Nghĩa
    Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

          Tổ Ðình Từ-Ðàm Hải Ngoại, tại thành phố Irving, thuộc quận Dallas, tiểu bang Texas, được tạo dựng và tổ chức cùng vấn đề truyền bá chánh pháp dựa trên nhiều ý nghĩa, mang một sắc thái đặc biệt.
          Những ý nghĩa đó là: Tính chất dân tộc, tông phái truyền thừa, sự phát sinh, phát triển và đóng góp trong công việc xây dựng tín ngưỡng, phát huy văn hoá, tinh thần dân tộc trong cộng đồng người Việt tại Hoa-Kỳ.
          Trước hết, sự phát sinh và phát triển của ngôi tổ đình Từ Ðàm Hải Ngoại này là đáp ứng với nhu cầu tín đồ ngày một trở nên đông đúc, sắc thái ngày một trở nên đa dạng.

Xem chi tiết...
    Hình Ảnh về Tổ Đình Trúc Lâm và các Tháp Tổ

Ban Biên Tập chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh về Tổ đìng Trúc Lâm Đại thánh mà chúng tôi thu thập được trong thời gian vừa qua . Những hình ảnh về ngôi chùa cổ kính cùng những bia tháp của chư vị kế tục sự truyền thừa theo dòng kệ .Đây cũng chỉ là những bức ảnh chưa được đầy đủ để nói lên toàn bộ những sự truyền bá và kế thừa của chư vị tại Tổ đình Trúc Lậm Hy vọng một thời gian sau chúng tôi sẽ bổ túc thêm khi có điều kiên.

Xem chi tiết...
    Nhơn Quả

 Đứng về tinh thần Phật giáo mà giải thích sự tương quan tương duyên giữa nhơn và quả thật vô cùng mầu nhiệm. Nhơn là cái cớ để sinh ra quả, quả là cái vật do nhơn phát sinh. Sự liên lạc hay tương phản giữa nhơn và quả nhiều khi trở nên phức tạp và dễ dàng lẫn lộn làm cho chúng ta có khi khó nhìn rõ ra được, khó phân biệt, khó nhận thức. Vì trong nhơn đã có quả và trong quả đã có nhơn. Chính vì quá khó, nên những người tâm trí bình thường, hoặc dùng trí thức của thế gian mà không học Phật, sinh ra nông nỗi; hoặc những vị có học Phật nhưng học không đến nơi đến chốn, không chịu khó nghiên tầm thấu đáo chơn lý của nó; hoặc chỉ học suông mà không thực hành thì rất khó mà hiểu cho được lý Nhơn quả của Phật giáo. Thật ra thì nhơn nào quả nấy, không bao giờ sai khác, không bao giờ tương phản; chỉ vì nó đến với chúng ta nhanh hay chậm (nhơn quả một thời và nhơn quả nhiều đời). Đã có nhơn thì phải có quả, có quả ắt phải do nhơn gây ra, đó là lẻ của hơn quả. Nhơn tốt thì quả tốt lành, nhơn xấu thì quả phải xấu, quả dữ. Đó là một định luật bất di dịch, đương nhiên. Nhờ lý nhơn quả, chúng ta nhận thức được rõ ràng là: Thuyết vũ trụ vạn hữu do một đấng Thượng đế an bài, sáng tạo, có quyền uy về sự thưởng phạt, … thì không thể đúng với khoa học và không phù hợp với chúng ta. Từ đó, chúng ta thấy được lý nhơn quả đã xóa tan đi vấn đề mê tín dị đoan, không nương theo một đấng quyền uy tối thượng, một vị thần linh tối cao. Và cũng từ đó, con người mới không ỷ lại hay giao phó số phận của chính mình vào một thần quyền nào khác. Tất cả đều do con người. Đã có nhơn có quả. Không có thuyết thuyết tự nhiên hay tự hữu, hằng có đời đời, … Như vậy, không có một sự thưởng phạt bất bình do một đấng quyền uy nào đó đưa tới, mà chỉ là do gieo nhơn để gặt lấy quả mà thôi.

Xem chi tiết...
    Ba Ngày Rằm

Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.

Trong ba ngày rằm nầy, người ta c̣n gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên.

Ca dao, tục ngữ Việt nam thường truyền khẩu:

Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,

Rằm tháng Bảy, người quảy kẻ không,

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy.

Xem chi tiết...
    Pháp Khí và Pháp Phục
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ, v.v... Pháp phục là những y phục dành cho trong nhà chùa, cũng có thể cho hàng Phật tử tại gia nhưng có thọ giới pháp của Phật. Một số đã có từ khi đức Phật còn tại thế như Y, Bát, ... có một số sau nầy chư Tổ mới tùy duyên sáng chế ra tùy theo quốc độ, tùy theo phương tiện như: Tích trượng, chuông mõ, khánh, bảng, đại hồng chung, ... Pháp khí có những cái liên quan đến cổ nhạc Phật giáo, nhưng có những cái dùng thường ngày.
Xem chi tiết...
    Hai Thời Công Phu

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

ÐÔI LỜI THƯA THỈNH 

          Kính bạch chư Tôn đức, 

            Kính thưa liệt quý vị cao minh, thức giả, 

            Kính thưa liệt quý vị, 

Thật tình mà nói :  Cuốn Nghi Thức Tụng Niệm, do Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại in ấn và được thêm bớt là dựa theo Nghi thức của cả ba miền ;  nó đã được xuất hiện từ lâu. (trước 1992). 

            Tuy nhiên, vì chúng tôi sinh ra, lớn lên và tu học tại Cố đô Huế nên hai thời Công Phu – Sáng và Chiều cho hàng Xuất gia, hoàn toàn như Hai Thời Công Phu mà chúng tôi đưa lên trang nhà của Từ Ðàm Hải Ngoại. 

Xem chi tiết...
    Cốt Tủy Nghi Lễ Phật Giáo (Phần Chư Tăng)
 

CỐT TỦY NGHI LỄ PHẬT GIÁO 

NGHI THỨC TANG LỄ 

LỜI TỰA           

  Đức Phật là một biểu tượng của nhân cách tuyệt đối. Nhân cách đó đă mở ra hai cánh cửa lớn của Phật giáo :  Đại Trí và Đại Bi. 

            Đại trí biểu hiện chỗ sở chứng của chư Phật, 

            Đại bi biểu hiện thế giới phương tiện độ sanh của chư Phật. 

Xem chi tiết...
    Nghi cúng Tổ Sư Liễu Quán Hằng Năm

Kinh sư : 

Môn đồ Pháp phái bài ban,  

Kinh sư : 

Hồ quỳ,  

Kinh sư : 

          Tại Tổ đường, đại diện Pháp phái phần hương cúng dường,  

Kinh sư : 

          Thượng hương, 

 Đồng hòa : 

          Môn đồ Pháp phái khởi thân đảnh lễ Tổ sư  tam bái.  

Kinh sư : 

          Hồ quỳ,  

Xem chi tiết...
    Tổ Liễu Quán : Tín Nghĩa sưu lục

          Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của Thiền sư Mật Thể trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, thì dưới triều chúa Nguyễn ở đàng Trong, phong trào phát triển Phật giáo nói chung và Thiền phái Lâm Tế nói riêng bành trướng rất mạnh mẽ ; đồng thời, đã lưu lại cho nền văn học Phật giáo nhiều kiến trúc mỹ thuật, hội họa rất nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, kéo quân từ Nam ra diệt Nguyễn thì đoàn quân lính nầy đã hủy diệt đi những công trình quý báu đó. Bi ký, chứng liệu bị thất tung. Và, Phật giáo đã mất đi nhiều vốn liếng quý giá của mình. Và cũng từ đó, nền sử liệu có vài phần phiến diện.

Xem chi tiết...
    Ba Ngày Rằm

Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.

Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên.

Ca dao, tục ngữ Việt nam thường truyền khẩu:

Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,

Rằm tháng Bảy, người quảy kẻ không,

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy.

Xem chi tiết...
    Tách Trà Còn Nóng

Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để làm lễ tưởng niệm Hòa thượng Thích Thiện Minh lần thứ 12; trước ngày 17-10 là ngày mà Ngài đã đem cái thân xác vô thường để đổi lấy cái Tự do, Công bằng, An lạc cho Dân tộc và Đạo pháp trong ngục tù Cộng sản Việt nam.

 

Ngày giỗ của Ngài năm nào tôi cũng nhớ và cũng chưng dọn bàn thờ để được đảnh lễ trước di ảnh của Ngài. Có năm thì làm đông đảo có Phật tử, tín đồ đến tham dự, có năm thì tôi làm khiêm tốn nhưng không kém phần trang nghiêm. Tuy thế, chưa năm nào bỏ quên. Những lúc đi chứng minh, chủ tọa Đại hội cho tổ chức Gia đình Phật tử, tôi đều khuyến khích anh chị em trong tổ chức nên thiết lễ tưởng niệm ngài Thiện Minh và hiệp kỵ cho hầu hết anh chị em Huynh trưởng và đoàn sinh trong Gia đình Phật tử quá cố.

 

Xem chi tiết...
    Những Bước Chân Đi Qua

Năm năm sống dưới chế độ Cộng Sãn Việt Nam. Năm năm trời đã được nếm  mùi do Cộng Sãn rót thẳng vào con người tôi. 

 

Kháng chiến Một trước 1954, tôi còn nhỏ. Những điều mắt thấy, tai nghe, nhận thức về chủ thuyết Cộng Sãn theo trình độ ấu niên, cũng không hơn gì như con em của chúng ta hiện tại. Tuổi trẻ, chỉ có bầu máu nóng, nhiệt tâm phục vụ theo sự  hướng dẫn của người lớn ;  tâm hồn như một tờ giấy trắng, chỉ chờ người thợ nhuộm màu đem đến mà thôi. Nếu người thợ nhuộm biết chọn màu hợp thời trang, hợp với nhãn quan của mọi người, thì kết quả đem lại rất khả quan. Giá như người thợ nhuộm vụng về trong lúc chọn màu, thì kết quả vô cùng đen tối. Hiện tại Cộng Sãn Việt Nam làm nghề thợ nhuộm vụng về đó. Vì vậy mà dân tộc Việt Nam, quê hương Việt Nam của chúng ta đã đi vào con đường lầm than đau khổ. Người dân sống cảnh đói cơm rách áo, học đường thiếu cán bộ có kiến thức cao để dạy dỗ con em, bệnh xá thiếu thuốc men, y cụ và nhân viên giỏi…Xứ sở sống lại thời cổ xưa

Xem chi tiết...
    Vu Lan Nghĩ Về Đấng Sinh Thành

Trong nếp sống Tình cảm đầy Đạo đức của con người Đông phướng, đặc biệt là Việt Nam và Trung Hoa; nếu nhắc nhở đến một thứ Ân sâu, Nghĩa nặng, cao cả, bao la, thì đó là Ân Nghĩa Sanh Thành. Ca dao, tục ngữ thường nhắc nhở:

 

      Đã làm người ở trong trới đất,

 

      Ai là không Cha Mẹ sanh thành.

 

      Có Cha Mẹ mới có mình,

 

      Ở sao trọn Hiếu, trọn Tình làm con.

 

Xem chi tiết...
    Tình Pháp Lữ Giữa tôi và cố Hòa Thượng Thiện Trì

(Ghi chú : Bài nầy tác giả viết trong lúc Ban Biên tập, Đặc san kỷ niệm Tang lễ Pháp huynh cố Hòa thượng Thích Thiện Trì yêu cầu kip lễ Tiểu tường của Hòa thượng. Chúng tôi là một trong những Pháp hữu cùng học, cùng làm việc từ quê nhà ra đến hải ngoại. Trong bài viết nầy là như vậy, nhưng Ban Biên tập đã lược tĩnh đi một ít. ? - Chúng tôi đưa vào đây để quý độc giả xa gần đọc cho vui, và tri ân sự dấn thân tu tập và hành đạo của Hòa thượng.)

 

   Tôi được sanh ra, tu học và lớn lên tại Cố đô Huế -  Thầy Thiện Trì được sanh ra, lớn lên và tu học tại đất anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, đại đế Quang Trung. Một vị vua chưa đầy bốn mươi tuổi, dẫn đại binh đi bộ ra tận Bắc Hà đánh đuổi hai mươi vạn quân Thanh một cách thần sầu, quỹ khốc để thống nhất đất nước.

Xem chi tiết...
    Những Kỷ Niệm với Hòa Thượng Thích Đức Niệm

 

NHỮNG KỶ NiỆM VỚI

HÒA THƯỢNG THÍCH ÐỨC NiỆM

 

 Tỳ kheo Thích Tín Nghĩa

 

---o0o---

 

 

          Riêng tặng quý thầy đệ tử của cố Hòa thượng như thầy Minh Chí (đương kim Giám viện PHVQT), thầy Minh Quang (hiện đang theo học chương trình Tiến sĩ tại Ðại học đường FL.), thầy Quảng Ngộ, thầy Quảng Thiện, thầy Quảng Ðịnh và Ni sư Thích nữ Diệu Tánh, . . . * Quý đệ tử :  Diệu Hải, Diệu Hậu, Quảng Huệ, Chơn Quang, Minh Kiến, Thanh Chánh, Phước Hảo, và một số đạo hữu đã tùng học với Hòa thượng trên hai chục năm.          

 

 

Xem chi tiết...
1 2
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3897396
Có 0 Khách Đang Online