Vu Lan Thắng Hội tại Từ Đàm

01 giờ30 chiều Chủ nhật, ngày 18 tháng 08 - 2024,

Xem tiếp...
<November 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
28 Bài Nghiên cứu cùng tác giả : Thiền Sư Mật Thể
    Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Cuốn sách này tổ chúc rất khác, tác giả khéo dùng ngòi bút nghệ thuật, đem toàn bộ Phật giáo rộng lớn mênh mông kia, dồn vào trong những câu văn giản dị, lời lẽ vắn tắt, mà vẫn trùm đủ lý nghĩa cao xa mầu nhiệm, khiến người đọc không tốn bao nhiêu thì giờ, mà được chứng thức cái khí vị của một nền giáo lý đã có lịch sử trên hai ngàn năm để lại, thật đáng quí hóa!

 

            Trong này cả thảy có 10 tôn, tôn nào đều có nghĩa lý tinh vi của tôn nấy; mà nhất là vấn đề ‘có’ ‘không’ của pháp tướng, tam luận, và lối phán giáo của các nhà lập tôn có nhiều chỗ không đồng nhau, người học nên khéo dung hội mà không nên thiên chấp.

 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)

Tôn này dạy người tin chịu làm theo pháp môn niệm Phật, phát nguyện sanh về thế giới Cực lạc, cõi Phật thanh tịnh, cho nên gọi là Tịnh Độ tôn.

 

            Pháp môn Tịnh Độ, các kinh điển về Đại thừa thảy đều tán dương.  Những kinh chuyên nói về Cực Lạc Tịnh Độ, làm chỗ y cứ cho tôn này, là kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ Phật, và kinh A-di-đà, gọi là ba kinh về Tịnh Độ.

 

            Kinh Vô lượng thọ nói về khi đức A-di-đà còn làm Pháp tạng Tỳ-kheo, phát 48 lời thệ nguyện, cứu độ chúng sinh, và sau khi ngài thành Phật, thời quốc độ trang nghiêm, để nhiếp hóa chúng sinh niệm Phật ở mười phương thế giới, đều vãng sanh về nước ngài v.v...  Kinh A-di-đà lược nói cõi Tây phương Cực lạc Tịnh độ trang nghiêm, khiến người sanh lòng tin, phát nguyện trì niệm danh hiệu của Phật, một lòng không tán loạn liền đặng vãng sanh v.v...  Kinh Quán vô lượng thọ Phật nói rõ 16 phép quán, 9 phẩm Vãng sanh và chỉ tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật v.v... 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)

Khi Phật ở hội Linh Sơn cầm nhánh hoa khai thị cho trong chúng, cả chúng đều im lặng, chỉ có ngài Ca Diếp tôn giả nở nụ cười bí mật.  Phật liền dạy rằng : “Ta có chánh pháp nhẫn tạng, Niết-bàn, diệu tâm phú chúc cho người Ma-ha Ca Diếp”.  Chuyện này thấy ở trong kinh Phạm thiên vấn Phật quyết nghi.  Ấy là nguồn gốc phát khởi của Thiền tôn.  Trong truyện Phú Pháp tạng nhơn duyên nói rằng : Ngài Ca Diếp truyều lại cho ngài A-nan làm vị tổ thứ hai, rồi lần hồi truyền đến ngài Mã Minh là vị tổ thứ 12, ngài Long Thọ là vị tổ thứ 14, ngài Đạt-ma là vị tổ thứ 28 - Về triều vua Võ Đế đời Lương, ngài Đạt-ma từ Tây Trúc qua Trung Hoa truyền pháp, ấy là vị tổ đầu tiên về Thiền tôn ở Trung Hoa.  Ngài Huệ Khả kế thừa làm vị Tổ thứ hai, ngài Tăng Xán là vị tổ thứ ba, ngài Đạo Tín là vị tổ thứ tư, ngài Hoằng Nhẫn là vị tổ thứ năm, ngài Huệ Năng là vị tổ thứ sáu.

 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)

Tôn này y theo kinh Hoa Nghiêm mà lập ra, cho nên gọi là Hoa Nghiêm tôn.  Đời Đường ngài Đồ Thuận Hòa thượng làm bộ ‘Pháp giới quá’, dùng hơn hai ngàn lời nói, tổng quát cả ý chỉ mầu nhiệm của kinh Hoa Nghiêm, làm bậc sơ tổ tôn này.  Người đắc truyền thứ nhất là ngài Trí Nghiêm, (Ngài này ở chùa Chí Tướng, nên cũng gọi là Chí Tướng tôn giả), làm bộ u huyền ký’ để giải kinh Hoa Nghiêm, và làm ra ‘thập huyền môn’, ‘ngũ thập yếu vấn đáp’ và chương ‘khổng mục’ để giải bày nghĩa lý.  Ngài lại truyền cho ngài Pháp Tạng (Hiền Thủ quốc ), ngài này cũng làm bộ ‘Thám huyền ký’ và nhiều chương sớ khác, để xiển dương lý nghĩa mầu nhiệm về nhất thừa, pháp môn Hoa Nghiêm nhơn đó mà phát triển và thạnh hành; cho nên tôn này cũng gọi là Hiền Thủ tôn.  Kế đến đời ngài Trừng Quán (Thanh Lương quốc ) làm bộ ‘Hoa Nghiêm sớ sao’, để giải thích kinh Hoa Nghiêm mới dịch, lý thí toàn y theo khuôn phép của ngài Hiền Thủ, rõ bày lý nghĩa rất rộng và mầu nhiệm sâu xa, được người đời trân trọng.

 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Mật Tôn)

Tôn này nương theo chơn ngôn mầu nhiệm làm tôn chỉ, cho nên gọi là Mật tôn, cũng gọi là Chơn ngôn tôn; lấy đức Đại Nhật Như lai (Tỳ-lô-giá-na) làm giáo chủ bí mật, ngài Kim Cang Bồ-tát thân chịu cái chức vị quán đãnh, kế thừa pháp mầu nhiệm, của đức Đại Nhật Nhu Lai, rồi truyền lại cho ngài Long Mãnh Bồ-tát (tức ngài Long Thọ), ngài Long Mãnh truyền cho ngài Long Trí Bồ-tát, ngài Long Trí truyền cho ngài Thiện Vô Úy tam tạng và ngài Kim Cang trí tam tạng.  Đến niên hiệu khai nguyên đời Đường, ngài Thiện Vô Úy và ngài Kim Cang trí trước sau qua Trung Hoa, rộng truyền bí pháp.  Học trò của ngài Thiện vô úy là ngài Nhất Hạnh thiều , sớ thích kinh Đại Nhật, từ đó giáo nghĩa chơn ngôn mới rõ rệt.  Còn ngài Kim Cang trí thời truyền cho ngài Bất Không tam tạng, ngài Bất Không truyền lại cho ngài Huệ Quả hòa thượng, ngài Huệ Quả truyền cho nhà người Nhật la ngài Không Hải (tức Hoằng Pháp đại ) làm vị tổ Mật tôn bên nước Nhật.  Giáo Lạt-ma ở Tây tạng cũng thuộc về Mật tôn, do nước Ấn Độ trực tiếp truyền vào. 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)

Đời Bắc Tề ngài Huệ Văn thiền nương theo Trí độ luận, lập ra “Nhất tâm tam quán” rồi truyền cho ngài Nam nhạc Huệ Tư thiền , ngài Huệ Tư truyền lại cho ngài Trí giả đại .  Ngài Trí giả ở núi Thiên Thai, y theo kinh Pháp Hoa hoằng dương giáo quán, mới thành ra một tôn, gọi là tôn Thiên Thai.  Ngài trước thuật rất nhiều, phần nhiều do học trò là ngài Chương An đại ghi chép mà thành, như là bộ Pháp Hoa huyền nghĩa, Pháp Hoa văn cú, Ma-ha chỉ quán, người ta thường gọi là ba bộ sách lớn của tôn Thiên Thai.  Còn như bộ Quan Âm huyền nghĩa, Quan Ân nghĩa sớ, Kim Quang minh huyền nghĩa, Kim Quang minh văn cú và bộ Quán kinh sớ, gọi là năm bộ nhỏ.  Ngài chương An truyền cho ngài Trí Oai, ngài Trí Oai truyền cho ngài Huệ Oai, ngài Huệ Oai truyền cho ngài Huyền Minh, ngai Huyền Minh truyền lại cho ngài Trạm Nhiêm, ngài Trạm Nhiên làm lời thích triêm giải bộ Pháp Hoa huyền nghĩa, làm lời kỳ giải bộ Pháp Hoa văn cú, và cón chú giải bộ Ma-ha chỉ quán, phụ hạnh truyền hoằng quyết v.v..., rộng truyền chỉ thú của tôn này.

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Tôn này căn cứ vào các bộ Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận mà thành lập, cho nên gọi là Tam luận tôn. 

Tam luận : 

1.- Bộ luận Trung quán 4 cuốn, do ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra, chánh thức là phá chấp của Tiểu thừa, một phần kiêm phá về ngoại đạo, để chỉ rõ nghĩa Đại thừa.

2.- Bộ Bách luận 2 cuốn, do ngài Đề-bà Bồ-tát làm ra, chánh thức là phá chấp ngoại đạo, một phần kiêm phá về Tiểu thừa, cùng là cốt chỉ rõ Đại thừa.

3.- Bộ luận Thập nhị tôn 1 cuốn, cũng do ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra, gồm phá cả Tiểu thừa và ngoại đạo, để tỏ bày nghĩa sâu xa mầu nhiệm của Đại thừa. 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)

Tôn này phân biệt tánh, tướng các pháp trong vũ trụ, nên gọi là Pháp tướng tôn, gọi vắn tắt là Tướng tôn; vì tôn này chủ trương muôn pháp đều do thức biến, nên cũng gọi là Duy thức tôn.  Đưc Di Lặc Bồ-tát ứng theo lời thỉnh cầu của ngài Vô Trước, nói luận “Du-đà--địa”, ngài Vô Trước lại làm ra luận : “Hiển dương Thánh giáo” và luận “Nhiếp đại thừa”.  “Duy thức Tam thập tụng”, “Duy thức Nhị thập tụng” v.v... ấy là nguồn gốc phát khởi ra tôn này.  Tôn này ở Ấn Độ gọi là Du-già tôn; đờI Đường ngài Huyền Trang du học nước Ấn Độ, học luận Du-già với ngài Giới Hiền luận , khi về ở đất Tràng An, truyền lại cho đệ tử là ngài Quy Cơ; ngài Quy Cơ làm Bộ “Thành duy thức luận thuật ký” và mấy bộ trọng yếu khác, để giải rõ lý nghĩa về Tướng tôn, và thạnh hành truyền bá.

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Tôn này dùng luật làm chỗ căn cứ, cho nên gọi là Luật tôn.  Khi Phật còn ở đời, nhơn gặp các việc mà chế ra các giới luật, tùy thời cơ mà thuyết pháp không nhất định.  Sau khi Phật Niết-bàn, ngài Ưu-ba-ly kiết tập, lên pháp tọa đọc tụng đến 80 lần, nên gọi là “Bát thập tụng luật” ; ấy là kỷ nguyên đầu tiên về Luật tạng.  Sau đó hơn 100 năm, nhơn sự chia rẽ về các bộ phái của Tiểu thừa, nên luật cũng lần lượt chia ra làm hai bộ phái, cho đến hai mươi bộ phái.  Hai bộ phái là: Bộ Thượng tọa và bộ Đại chúng.  Năm bộ phái là :

1.-  Bộ Tát-bà-đa, tức là bộ luật “Thập tụng” ; 

2.-  Bộ Đàm-vô-đức, tức là bộ luật “Tứ phần” ; 

3.-  Bộ Đại chúng tức la bộ luật “Tăng kỳ” ;

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)

Lý nghĩa tôn này hoàn toàn y cứ vào bộ Thành thậ luận, nên gọi là Thành thật tôn.

 

            Sauk hi Phật Niết-bàn chừng 900 năm, ngài Cưu-ma-la-đà (Kumàralabdha) về phái Tát-bà-đa Tiểu thừa, có người học trò rất giỏi tên là Ha-la-bạt-ma (Harivarman - Trung Hoa dịch là tử khả), ngài này dùng nghĩa lý tinh túy trong các bộ về phái Tiểu thừa, làm ra bộ Thành thật luận, chủ yếu là giải rõ lý nhơn không và pháp không.  Sở dĩ gọi là Thành thật luận, ý tứ là giải thành lý nghĩa chơn thật trong ba tạng kinh điển của Phật.  Đời Dao Tần ngài Cưu-ma-la-thập Pháp dịch ra văn Trung Hoa, tất cả 16 cuốn, chia làm 202 phẩm; về thời Nam Bắc triều có người chuyên hoằng về luận này mới thành một tôn.

 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)

Ngài Thế Thân Bồ-tát làm luận Cu-xá; ngài Trần Chơn Đế dịch thành văn Trung Hoa và chú giải thêm, sau đều thất truyền.  Đến đời Đường ngài Huyền Trang pháp mới dịch lại, học trò là ngài Phổ Quang làm bộ “Cau-xá thật ký”, ngài Pháp Bảo làm “Câu-xá luận sớ”, thạnh hành trong đời mới thành lập một tôn.  Đến cuối đời Ngũ Đại, tôn này lại suy lần.

 

Cu-xá là từ gọi vắn tắt của mấy chữ “A-tỳ-đạt-ma Cu-xá luận”.  A-tỳ Trung Hoa dịch là đối, Đạt ma dịch là pháp, Cu-xá dịch là tạng; vì vậy, nên có chỗ gọi luận Cu-xá là luận “Đối pháp tạng”.  Đối có hai nghĩa : 1.-  Đối hướng[1] quả Niết-bàn ;  2.-  Đối quán[2] pháp Tứ đế.  Pháp cũng có hai nghĩa:  1.  Lý pháp, tức là Niết-bàn.  2.  Pháp tướng, tức là Tứ đế.  Đối pháp nghĩa là dùng tâm linh sáng suốt, trí huệ vô lậu[3], đối quán pháp Tứ đế, mà xu hướng về Niết-bàn - chứng quả Niết-bàn.

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)

Phật :  Nói cho đủ theo tiếng Phạn là Phật-đà (Bouddha).  Trung Hoa dịch là Giác giả, nghĩa là bậc đã giác ngộ.  Phật đã trải qua nhiều đời nhiều kiếp tu hành, tự mình đã giác ngộ hoàn toàn, lại đem phương pháp giác ngộ ấy, dạy người tu hành để được giác ngộ như mình.  Phật có vô lượng phước huệ, vô lượng công đức, vô lượng giác hạnh đã đầy đủ.  Phật không như người phàm phu tâm còn mê muội, luân hồi trong cõi trần lao; cũng không như bậc Tiểu thừa, chỉ có thể giải thoát cho mình, chứ không thể giải thoát được tất cả chúng sinh đương chìm đắm; lại cũng khác với Bồ-tát, vì Bồ-tát tuy vẫn tự giác ngộ phần mình, và cũng giác ngộ cho người, nhưng chưa được viên mãn.  Chỉ có Phật là Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh, viên mãn, nên gọi là Phật.

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận

Thiền tên thật là Nguyễn Hữu Thể có người nói là Nguyễn Hữu Kế, sanh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế.

            Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, dòng Thích Lý của cụ Nguyễn Hữu Bộ.

            Lúc nhỏ theo học Nho giáo và Quốc ngữ chương trình Pháp.  Thiền đã đỗ Primaire.  Người thông minh, lanh lợi.

            Gia đình đều qui hướng theo Phật.  Cụ thân sinh và người anh ruột cũng đều xuất gia làm đệ tử chốn Thiền lâm.

            Lên 12 tuổi, Thiền được thân sanh đem về chùa Diệu Hỷ Huế cho tu học.  Hằng ngày cần mẫn học tập.  Bản chất thông minh nên chả mấy chốc tiếp thu mộg cách mau chóng Kinh Luật căn bản của Phật giáo.

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)

Đáp lại câu hỏi ấy, tôi xin giới thiệu những lời ông Guénen mà tôi đã được nghe.  Ông Guénen nói; Càng dịch cẩn thận đúng nghĩa đến chừng nào, thời càng có thể sai với sự thật chừng nấy và có lúc vì thế mà dịch lầm tư tưởng đi; vì không có sự đồng nghĩa hẳn hoi ở trong chữ của hai thứ tiếng khác nhau, nhất là khi hai thứ tiếng đã khác nhau hẳn chẳng những nói khác nhau về ngôn ngữ học, mà nhất là nói về sự khác nhau bởi hai quan niệm khác nhau, bởi hai dân tộc dùng hai thứ tiếng đó, mà cái điều sau này thì không phải vì học rộng mà thấu hiểu được đâu.

Xem chi tiết...
    Kinh Vô Lượng Nghĩa & Xuân Đạo Lý

Phật dùng ba chữ  “VÔ LƯỢNG NGHĨA”  để mệnh danh cho cuốn kinh này, là vì có nghĩa không lường ở trong từng câu từng chữ vậy.  Đã có không lường nghĩa, tất nhiên nói không kịp, nghĩ thì sai, chỉ Phật mới hoàn toàn thấu suốt được.
     Tuy phàm trí chúng ta không thấu được Thánh trí, nhưng chúng ta cũng có thể căn cứ vào hai chữ Vô-lượng mà hiểu.  Pháp của Phật nói ra có nhiều Vô lượng bởi vì căn cơ chúng sinh có nhiều vô lượng, nên phải dùng vô lượng nghĩa mầu để chỉ cho chúng sinh vô lượng tâm niệm mê lầm, vô lượng nhân quả, vô lượng chủng loại, vô lượng thế giới...  Cho đến vô lượng công đức từ, bi, hỷ, xả, vô lượng thần thông diệu dụng v.v.  Pháp nào cũng vô lượng, vì pháp nào cũng không ra ngoài thật tướng viên dung vô lượng.

Xem chi tiết...
1 2
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3907318
Có 0 Khách Đang Online